Đề tài Địa lí địa phương - Thành phố biển Vũng Tàu

Vị trí và lãnh thổ:

a) Phạm vi lãnh thổ:

Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển Đông.

Thành phố Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh 125km và cách thành phố Biên Hoà 90 km. Vũng Tàu giống như một hòn đảo bởi nó được bao bọc ba mặt là biển và sông án ngữ mặt thứ tư

b) Diện tích:

Tổng diện tích tự nhiên: 2006,7 km2.

Diện tích đất tự nhiên: 195,659 ha.

Trong đó

• Đất nông nghiệp: 76.590 ha - 39%.

• Đất lâm nghiệp: 65.000 ha - 33%.

• Đất chuyên dùng: 4.153 ha - 2,1%.

• Thổ cư¬: 8.949 ha - 4,6%.

Chưa khai thác: 38.900 - 21,1%.

 

doc45 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 24/06/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Địa lí địa phương - Thành phố biển Vũng Tàu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa Lí Địa Phương VŨNG TÀU THÀNH PHỐ BIỂN I.VỊ TRÍ ĐỊA LÍ , PH ẠM VI L ÃNH THỔ, S Ự PHÂN CHIA HÀNH CHÍNHVÀ ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU 1) Vị trí và lãnh thổ: a) Phạm vi lãnh thổ: Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển Đông. Thành phố Vũng Tàu cách thành phố Hồ Chí Minh 125km và cách thành phố Biên Hoà 90 km. Vũng Tàu giống như một hòn đảo bởi nó được bao bọc ba mặt là biển và sông án ngữ mặt thứ tư b) Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên: 2006,7 km2. Diện tích đất tự nhiên: 195,659 ha. Trong đó Đất nông nghiệp: 76.590 ha - 39%.            Đất lâm nghiệp: 65.000 ha - 33%. Đất chuyên dùng: 4.153 ha - 2,1%. Thổ cư: 8.949 ha - 4,6%. Chưa khai thác: 38.900 - 21,1%. 2) Khí hậu: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc... Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27 độ C, tháng thấp nhất khoảng 24,8 độ C, tháng cao nhất khoảng 28,6 độ C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500 ẩm. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão. Thời tiết - Khí tượng Bán đảo Vũng Tàu có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các tỉnh phía nam bởi ba mặt giáp biển Đông, quanh năm lộng gió, nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C, lượng mưa trung bình 1.500mm/năm. Vũng Tàu có hai mùa rõ rệt tuỳ thuộc vào gió, gió thổi theo hai chiều gần như ngược nhau, trừ những ngày chuyển tiếp. Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4). Gió thổi mạnh, tốc độ khoảng 35km/giờ. Tháng 4 và tháng 10 là những tháng chuyển mùa, gió thổi nhẹ, ngoài khơi sóng nhỏ. Biển Vũng Tàu ít bão tố hoặc ảnh hưởng của bão không đáng kể vì thế trở thành nơi trú ngụ tốt cho thuyền bè. Thuỷ triều thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày đều có hai lần thuỷ triều lên xuống. Biên độ triều lớn nhất là 4 - 5 m. Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 24 - 29 độ C, nhiệt độ tầng đáy khoảng 26,5 - 27 độ C. 3)Các đơn vị hành chính Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện: Thành phố Vũng Tàu Thị xã Bà Rịa Huyện Châu Đức Huyện Đất Đỏ Huyện Long Điền Huyện Tân Thành Huyện Xuyên Mộc Huyện Côn Đảo Trước ngày 9 tháng 12 năm 2003, 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ thuộc huyện Long Đất II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN: 1)Địa hình: Bờ biển Thành phố có bờ biển trải dài 20km, hầu hết là ghềnh đá nhấp nhô từ chân Núi Lớn và Núi Nhỏ chạy ra biển.Từ rặng Bồng Đào đến mũi Nghinh Phong, bờ biển được tạo bởi những vách đá dựng đứng. có một cửa sông và bờ vịnh kín gió thuận lợi cho tàu bè thả neo. Đất và đồi cát Ngoài hai ngọn núi đá Núi Lớn và Núi Nhỏ, phần đất còn lại vủa Vũng Tàu được cấu tạo bởi những lớp đất cát. Loại đất này thích hợp với các loại cây: xoài, mãng cầu, nhãn được trồng nhiều trong thành phố. Thành phố Vũng Tàu có dãy đồi cát nằm song song với bãi biển chạy từ chân Núi Nhỏ đến Cửa Lấp dài khoảng 10km, cao từ 4m đến 12m. Nhờ dãy đồi cát này mà các luồng gió mạnh từ biển thổi vào theo hướng Đông Nam không làm thiệt hại hao màu, cây cối. Núi non Thành phố Vũng Tàu có hai trái núi nằm ở phía Tây Nam thành phố: Núi Lớn (còn gọi là tương kỳ) diện tích khoảng 400ha gồm các đỉnh Núi Lớn (245m), Vũng Mây (220m), Hòn Sụp (215m). Núi Nhỏ (còn gọi là Tao Phùng) cao 138m, diện tích khoảng 180ha. Các mũi đá Nơi có nhiều gió mà du khách thích đến là mũi Nghinh Phong, ở đây gió thổi quanh năm. Ngoài ra còn có mũi Đá trước toà Bạch Dinh, mũi đá Cao Trang ở đầu đường vòng Núi Lớn, cũng là những nơi buổi chiều du khách thường đến dạo chơi.Trên đường vòng quanh Núi Nhỏ sau khi qua khỏi bãi Vọng Nguyệt, nếu để ý du khách sẽthấy một hòn đảo nhỏ như mộtría núi nhô lên mặt nước. Khinước ròng hạ thấp người ta cóthể đi bộ ra đây, qua một bãi đálởm chởm làm cầu, đó là hòn Bà. 3)Thuỷ văn: Ao hồ Sau dãy đồi cát chạy song song với bãi biển là một hồ sen trải dài từ chân Núi Nhỏ đến khu Thắng Nhất, sau hồ sen là cánh rừng chạy đến rạch Cây Khế hết địa phận thành phố Vũng Tàu. Hồ sen rộng 400ha là một thắng cảnh và là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào. Người ta đánh bắt cá cua, lươn, ếch... và thu hoạch hột sen, ngó sen trong hồ để chế biến các đặc sản cho du khách. Sông rạch Thành phố Vũng Tàu chỉ có một con sông lớn nhất là sông Dinh. Sông bắt nguồn từ núi Dinh, chảy qua Phước Lễ, xuôi theo hướng Tây Bắc Vũng Tàu dài 11 km, chỗ rộng nhất 1000m chỗ hẹp nhất 300m, hơi sâu nhất 25m. Phía Đông Bắc thành phố có rạch Cây Khế dài 6 km. Rạch Bà dài 7,9km nằm chắn ngang, làm ranh giới giữa khu Thắng Nhất và Thắng Nhì. Tại khu Thắng Nhì, phía sau cù lao Bến Đình có rạch Bến Đình dài 5,5km, phía Đông Phước Thắng nơi Cửa Lấp có 3 rạch dẫn nước biển vào thành phố là rạch Ông Nam, rạch Suối Nước và rạch Sông Cái. Sông rạch ở Vũng Tàu cũng là những cảnh quan đẹp. Tiềm năng phát triển: 1. Trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông ... Trữ lượng công nghiệp của các mỏ này cho phép khai thác 20 triệu tấn dầu mỗi năm. Khí đồng hành và khí thiên nhiên cũng có trữ lượng lớn (khoảng 300 tỉ m3) cho phép mỗi năm khai thác 6 tỉ m3. Riêng khu vực lòng chảo Côn Sơn đã phát hiện hai mỏ khí thiên nhiên Lan Tây - Lan Đỏ trữ lượng 58 tỉ m3, mỗi năm có thể khai thác 1-3 tỉ m3. 2. Tiềm năng về khai thác và chế biến hải sản là rất lớn. Theo số liệu của ngành Thủy sản, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn lợi rất đa dạng gồm 660 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực, cho phép mỗi năm khai thác 200.000 tấn. Sản lượng đánh bất năm 2002 là 160.465 tấn hải sản các loại, trong đó hàng chục nghìn tấn có giá trị chế biến để xuất khẩu. Vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu cường độ gió không cao, ít bão, có nhiều cửa lạch cho tàu thuyền neo đậu nên hoạt động khai thác hải sản gặp rất nhiều thuận lợi. Tỉnh còn có 5.700 ha mặt nước có thể phát triển việc nuôi trồng các loài thủy hải sản, trong đó đặc biệt là nuôi tôm - một mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Nghề khai thác kéo theo nghề chế biến hải sản phát triển. Đó là nghề truyền thống với nhiều thành phần kinh tế tham gia ở nhiều qui mô khác nhau. Năm 2002, riêng về hàng hải sản xuất khẩu, tổng khối lượng chế biến là 46.848 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 85 triệu USD. Ngoài ra là một khối lượng rất lớn khoảng 9 triệu lít nước mắm, 20.000 tấn bột cá, 6.000 tấn cá khô phục vụ thị trường nội địa. 3. Tiềm năng về cảng biển là lợi thế vô cùng to lớn của Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự trữ công suất cảng biển của Bà Rịa - Vũng Tàu có thể đạt tới 80 triệu tấn hàng hoá luân chuyển mỗi năm. Sông Thị Vải chảy qua tỉnh với chiều dài 25 km, chiều rộng trung bình 600 - 800 mét, sâu từ 10 - 20 mét cho phép xây dựng một hệ thống cảng công suất từ 18 - 21 triệu tấn hàng hóa/năm và tàu trọng tải lớn từ 40-60 nghìn tấn ra vào dễ dàng. Tại đây hiện đã có Cảng Baria - Serese dài 132 mét, công suất 1,2 triệu tấn/năm đang hoạt động. Khu vực Sao Mai - Bến Đình thuộc Thành phố Vũng Tàu có khả năng xây dựng cảng nước sâu cho tàu trọng tải trên 100.000 tấn ra vào được với tổng công suất 50 triệu tấn hàng hóa luân chuyển hàng năm. Côn Đảo có vịnh Bến Đầm rộng trung bình 1,6 km, dài 4 km, sâu từ 6 - 18 mét, kín gió; tại đây đã xây dựng và đưa vào sử dụng Cảng Bến Đầm có chiều dài cầu cảng 336 mét, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 2.000 tấn. Tại Vũng Tàu trên sông Dinh phần chảy qua thành phố dài 10 km hiện đã đầu tư và khai thác một loạt cảng đang khai thác, tàu 10 nghìn tấn ra vào được như Cảng Dịch vụ dầu khí, Cảng cá, Cảng dầu, Cảng thương mại... 4. Bà Rịa - Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tỉnh có khoảng 150 km bờ biển có bãi tấm đẹp, bãi cát dài thoai thoải, nước trong và sạch quanh năm như :Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa (Vũng Tàu), Long Hải (Long Đất), Hồ Cốc, Hồ Tràm (Xuyên Mộc), và dải bờ biển Côn Đảo. Gắn liền với các bãi tắm biển là các khu rừng nguyên sinh nh Bình Châu - Phước Bửu diện tích 11.293 ha với suối nước khoáng nóng Bình Châu,Vườn Quốc gia Côn Đảo 6.043 ha với hệ động thực vật phong phú. Đặc biệt ở đây có di tích hệ thống nhà tù Côn Đảo. Điều kiện thiên nhiên lý tưởng và hệ thống phong phú các di tích lịch sử cách mạng và văn hóa, các danh lam thắng cảnh là những nguồn tài nguyên du lịch mà Bà Rịa - Vũng Tàu đang khai thác. 5. Do có tiềm năng lớn về dầu khí, cảng biển, có trung tâm điện năng lớn nhất cả nước là Phú Mỹ và nhiều điều kiện thuận lợi khác nên Bà Rịa - Vũng Tàu có khả năng thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp. Tỉnh đã và đang huy động các nguồn vốn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật 7 khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch và cho phép thành lập, bao gồm: KCN Đông Xuyên 160,8 ha, KCN Phú Mỹ (I) 954,4 ha, KCN Mỹ Xuân (A) 122,6 ha, KCN Mỹ Xuân A (mở rộng) 146,6 ha, KCN Mỹ Xuân (Bi) 222,8 ha, KCN Mỹ Xuân (A2) 312,8 ha, KCN Cái Mép 670 ha. Đến nay, tại các KCN này đã có 89 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 3 tỉ USD. 6. Về tài nguyên đất đai, tỉnh có 9 trong tổng số 12 nhóm đất của cả nước, trong đó nhóm đất đỏ bazan có diện tích lớn gần 64.000 ha, bằng 34,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và chiếm 9,8% quỹ đất đỏ bazan của toàn vùng miền Đông Nam Bộ. Đất đỏ bazan rất thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, tiêu, điều, và cáy ăn trái Toàn tỉnh có khoảng 19.150 ha cao su, 12.000 ha cà phê, 12.360 ha điều, 2.400 ha tiêu, 7.800 ha cây ăn trái.... III.DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG: 1)Gia tăng dân số ; Dân số: 1991 (số liệu Tổng cục Thống kê): 1.967 km², 587.499 người 1992: 637.000 người 1993: 657.100 người 1994 (TĐBKVN) 1.965 km², 670.800 người 1995 (Tổng cục Thống kê): 708.900 người 1996 (Tổng cục Thống kê): 1.965 km², 706.200 người 1998: 1.965,2 km², 744.300 người 1999 (Tổng điều tra dân số 1-4): 1.975 km², 800.568 người; (Tổng cục Thống kê): 805.100 người (trung bình năm) 2000 (Tổng cục Thống kê): 822.000 người 2001: 839.000 người (Tổng cục Thống kê), 841.519 người 2002 (Tổng cục Thống kê): 856.100 người 2003 (TĐBKQSVN): 1.975,15 km², 884.900 người 2004 (Tổng cục Thống kê): 1.982,2 km², 897.600 người (trung bình năm) 2005 (Tổng cục thống kê): 1.982,2 Km², 913.100 người, 461Người/km² (Mật độ dân số ) 4) Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục , y t ế: a) Các loại hình văn hoá dân gian: Lễ hội Dinh Cô Dinh Cô là một công trình kiến trúc uy nghi, được xây dựng trên một diện tích rộng lớn vào cuối thế kỷ XVIII, nằm bên sườn đồi nhỏ, trước mặt là bãi biển Long Hải. Theo truyền thuyết kể rằng: cách đây 200 năm có một cô gái trẻ tên Lê Thị Hồng (tục danh là Thị Cách) quê ở Phan Rang trên đường đi qua đây thuyền gặp giông bão, cô bị rớt xuống biển tử nạn, xác trôi dạt vào Hòn Hang. Nhân dân vùng này đã chôn cất cô trên đồi Cô Sơn và lập đền thờ gần biển.    Từ đó cô luôn hiển linh, mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh nên vào năm 1930 ngư dân trong vùng đã lập đền thờ và tôn xưng cô là "Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần", đền thờ được dời đến chân núi Kỳ Vân chính là Dinh Cô ngày nay. Tại đây vào các ngày 10, 11, 12 tháng 2 âm lịch hàng năm đều có lễ hội lớn. Hàng ngàn du khách từ khắp nơi xa gần đổ về Long Hải để tham dự lễ hội và dâng hương tưởng niệm vong hồn vị Thần Nữ linh thiêng. Các ngư dân lớn tuổi trong trang phục cổ truyền điều khiển buổi lễ theo đúng nghi thức truyền thống. Họ cầu nguyện cho năm mới tốt lành, đánh bắt được nhiều cá tôm và cuộc sống an bình.      Lễ hội Nam Hải Lễ hội "Nam Hải Đại tướng Quân"  Danh hiệu Cá Ông do vua Thiệu Trị ban tặng được tổ chức trùng với ngày Vía (ngày mất) của cá. Lễ hội kéo dài trong 3 ngày, từ 16 đến 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Lế hội gồm có lễ cúng Ông, lễ nghinh Ông (đón cá). Nhiều ghe thuyền trang trí lộng lẫy, thắp đèn sáng trưng chạy vòng biểu diễn ngoài biển. Những hình thức tế lễ cá Ông mang đậm màu sắc riêng của cư dân miền biển, nhưng trong lễ hội người ta cũng dành một buổi cúng Tiền Hiền, một buổi tế Thần Linh như việc tổ chức cúng lễ trong đình làng. b) Tình hình phát triển giáo dục: Giáo dục So với những địa phương khác, Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ là 1 tỉnh nhỏ, dân số chưa đông, chưa đầy 12 năm tuổi. Song, sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo trong những năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết TW2 (khóa VIII) đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự lớn manh không ngừng về trí tuệ của người dân trong giai đoạn đổi mới của đất nước... 12 năm chặng đường đổi mới So với những địa phương khác, Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ là 1 tỉnh nhỏ, dân số chưa đông, chưa đầy 12 năm tuổi. Song, sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo trong những năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết TW2 (khóa VIII) đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự lớn manh không ngừng về trí tuệ của người dân trong giai đoạn đổi mới của đất nước... Trước hết, phải kể đến sự phát triển về trường lớp và số lượng học sinh đến trường trong những năm gần đâytheo chủ trương tiếp tục phát triển GD – ĐT trên cơ sở đa dạng hóa và xã hội hóa các loại hình trường lớp để thu hút tối đa số trẻ trong độ tuổi đến trường như nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III đã nêu. Khimới thành lập toàn tỉnhchỉ có 240 trường đến nay đã có 319 trường (Mầm non: 99.trường; Tiểu học (TH):137 trường; Trung học cơ sở (THCS): 56 trường; trung học phổ thông (THPT): 23 trường (trong đó có 1 THPT dân tộc nội trú với 200 học sinh); 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, 1 trường Cao đẳng Cộng đồng có gần 500 sinh viên và 1 trường Cao đẳng Sư phạm hơn 1000 sinh viên các hệ Tính bình quân, mỗi xã phường đã có 2 trường TH, 1 trường THCS và mỗi huyện, thi xã có ít nhất 2 trường THPT. Trước đây, hàng năm, tỉnh đầu tư trên 20 tỷ đồng cho việc sửa chữa nhỏ, nâng cấp trường lớp xuống cấp. Trong 6 năm từ 1997 đến nay do chủ trương đầu tư "trường ra trường, lớp ra lớp", ngân sách định đã chi mỗi năm trên 100 tỷ đồng cho các công trình trường lớp chủ yếu là xây mới các trường khu vực đông dân cư đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh. Năm 2003, tổng kinh phí đầu tư xây, sửa trường lớp lên đến 180 tỷ đồng (trong đó kinh phí vận động là 31 tỷ đồng), không chỉ kiên cố hóa mà còn tiến tới hiện đại hóa cơ sở trường lớp và các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy - học tập trong các nhà trường. Đến nay đã có 7 trường Tiểu học, Mẫu giáo được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Số trẻ đi học ngày càng đạt tỷ lệ cao so với trẻ trong độ tuổi đến trường. Ở lứa tuổi mầm non, số cháu đi nhà trẻ, mẫu giáo tăng 2-5%. Năm học 2002-2003, có 3.251 cháu đến nhà trẻ đạt tỷ lệ 7,8% (tăng 400 cháu so với năm học trước), trong đó có hơn 30% số cháu học các lớp nhóm ngoài quốc lập; 24.515 cháu đi mẫu giáo, chiếm tỷ lệ 46,2% (tăng 1.542 cháu so với năm học trước), trong đó số trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo là 10.169 cháu, đạt tỷ lệ 68,2%. ở bậc Tiểu học, số học sinh ổn định trên dưới 100 000 em trong vài năm gần đây, chiếm hơn 90% số trẻ trong độ tuổi đến trường. Trên cơ sở hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục Tiểu học, xóa mù chữ vào năm 1997, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục triển khai công tác phổ cập Trung học cơ sở, phấn đấu.hoàn thành vào năm 2005. Số học sinh Trung học tăng đều mỗi năm 5-7% đối vớiTrung học cơ sở và 20-22% đối với Trung học phổ thông. Về đội ngũ thầy, cô giáo, năm học 2002-2003, toàn ngành có 10.141 người, trong đó có 8.717 giáo viên trực tiếp giảng dạy. Tỷ lệ giáo viên trên lớp đối với bậcTH đạt 1,10%; THCS đạt 1,45%;THPT đạt l,85%. Hiện số giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên và đạt chuẩn là trên 90%. Đời sống những người thầy đã được cải thiện từng bước qua các chương trình đầu tư xây nhà tập thể, trợ cấp 200.000 đồng/1 tháng cho giáo viên 22 xã vùng sâu, vùng xa và giáo viên tình nguyện đến công tác tại huyện Côn Đảo. Đây là việc làm hết sức thiết.thực, động viên kịp thời, tạo điều kiện cho các thầy cô giáo yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với nghề. Phát triển giáo dục-đào tạo Đặt ra mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở trên toàn tỉnh vào năm 2005. Từ khi thành lập tỉnh đến nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã phát triển mạnh cả về quy mô, chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân. Từ chỗ khi mới thành lập chỉ có 240 trường, đến nay toàn tỉnh đã có 303 trường mầm non và phổ thông, trong đó có 96 trường mầm non, 132 trường tiểu học, 53 trường trung học cơ sở và 22 trường trung học phổ thông; 1 trường Cao đẳng Sư phạm, 2 trường dạy nghề, 1 trung tâm đào tạo nhân lực cho ngành dầu khí... Tính đến năm học 2000 - 2001, bình quân mỗi xã, phường có hai trường tiểu học, một trường trung học cơ sở, mỗi huyện, thị xã và thành phố có ít nhất hai trường phổ thông trung học. Ngành học Giáo dục thường xuyên mới được hình thành nhưng đã có hệ thống trung tâm giáo dục từ xa từ tỉnh đến huyện, đã liên kết với các cơ sở đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp đảm đương nhiệm vụ bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động. Cơ sở vật chất cho các trường học được chú trọng đầu tư, hàng năm ngành được cấp trên 20 tỷ đồng để xây dựng trường mới. Riêng hai năm 1998 - 1999 tỉnh đã đầu tư mỗi năm trên 80 tỷ đồng để xây dựng trường lớp, sửa chữa phòng học, đóng mới bàn ghế. Hầu hết các trường phổ thông trung học và một số trường trung học cơ sở, trường tiểu học đã được xây dựng mới, đúng tiêu chuẩn theo quy mô từ 3 - 4 tầng, khang trang sạch đẹp và được trang bị các phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, phòng học ngoại ngữ... Cuộc thi vẽ tranh “Sắc màu tuổi thơ” dành cho thiếu nhi Tính đến đầu năm học 2001 - 2002, toàn ngành có 10.540 cán bộ, giáo viên. Đến nay có 52,7% giáo viên mầm non, 95% giáo viên tiểu học, 88% giáo viên trung học cơ sở và 95% giáo viên phổ thông trung học đạt chuẩn về trình độ nghiệp vụ. Quy mô học sinh tiếp tục tăng ở các bậc học mầm non và phổ thông, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm như sau: Ngành mầm non tăng 1% - 2%, bậc tiểu học tăng gần 33%, bậc trung học cơ sở tăng 16,6%, bậc trung học phổ thông tăng 21,7%. Tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 90%, số học sinh tốt nghiệp các cấp đạt tỷ lệ từ 85% đến 96%. Năm 1997, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được công nhận đã hoàn thành giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, đang phấn đấu trong thời gian ngắn nhất hoàn thành phổ cập trung học cơ sở ở thành phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa (huyện Côn Đảo đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở) để tiến tới năm 2005 hoàn thành mục tiêu này trên toàn tỉnh. Trường Cao đẳng Sư phạm BR-VT Tuy nhiên, tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật của tỉnh còn thấp, chỉ chiếm 20% - 22% trong tổng số lao động. Do đó, nâng dần tỷ lệ lao động được đào tạo đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề kinh tế trên địa bàn đang là vấn đề khá bức xúc. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh đã đầu tư xây dựng Trường Dạy nghề và Trường Cao đẳng cộng đồng. Trường Dạy nghề khi đủ điều kiện sẽ nâng cấp lên thành trường công nhân kỹ thuật Trường Cao đẳng cộng đồng bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2001 – 2002 với mục tiêu là đào tạo công nhân kỹ thuật bậc 3, kỹ sư thực hành và cán bộ trung cấp kỹ thuật. Bên cạnh việc ngân sách bỏ vốn xây dựng trường lớp theo phương châm: "trường ra trường, lớp ra lớp”, tỉnh đã kêu gọi xã hội hóa mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục. Kết quả đến nay đã có 39 trường mầm non, phổ thông ngoài quốc lập Tỉnh rất mong nhận được sự tài trợ hoặc góp vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển các trường dạy nghề. Tình hình phát triển y tế: Trên địa bàn tỉnh, ngoài 7 trung tâm y tế của các địa phương là Vũng Tàu, Bà Rịa, Xuyên Mộc, Long Đất, Châu Đức, Tân Thành, Côn Đảo và 100% xã , phường đều có trạm y tế còn có các cơ sở y tế của các ngành như Trung tâm y tế XNLD Vietsovpetro, Trung tâm y tế cao su. Sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của nhân dân Từ khi thành lập tỉnh đến nay, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân đã có sự chuyển biến rõ nét và đang không ngừng nâng cao về chất lượng. Tính đến nay, bình quân cứ 10.000 dân ở Bà Rịa - Vũng Tàu có 4,4 bác sĩ.... Trên địa bàn tỉnh, ngoài 7 trung tâm y tế của các địa phương là Vũng Tàu, Bà Rịa, Xuyên Mộc, Long Đất, Châu Đức, Tân Thành, Côn Đảo và 100% xã , phường đều có trạm y tế còn có các cơ sở y tế của các ngành như Trung tâm y tế XNLD Vietsovpetro, Trung tâm y tế cao su. Những năm qua, các chương trình y tế quốc gia đều hoàn thành và đạt kết quả tốt. Công tác phòng chống dịch bệnh được coi trọng. Tính cho đến năm 2002, liên tục trong 5 năm trên địa bàn toàn tỉnh không có dịch bệnh xảy ra. Trong công tác điều trị, chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng lên. Cho đến nay, tại hai bệnh viện tuyến tỉnh là Bà Rịa và Lê lợi, số giường bệnh đã được tăng từ 500 lên 650 giường. Trang thiết bị y tế cho các cơ sở điều trị được tăng cường đầu tư với những thiết bị hiện đại như: sinh hóa tự động, huyết học tự động, CT-scanner, siêu âm màu, siêu âm ba chiều . . . Bên cạnh đó với việc xây dựng thêm 6 chuyên khoa sâu là: Ngoại thần kinh, Hồi sức cấp cứu nhi, Phẫu thuật nội soi, Tim mạch, Chấn thương và Vi phẫu thuật, việc chẩn đoán và chất lượng điều trị tại hai bệnh viện tỉnh đang từng bước được nâng cao. Năm 2002, ngành đã chủ động hoàn toàn trong việc cung cấp máu cho người bệnh. Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo được chú trọng. Xã hội hóa y tế được quan tâm và có nhiều mô hình thích hợp. Mạng lưới y tế cơ sở không ngừng được củng cố. Tính đến nay, tuyến y tế cơ sở bao gồm y tế các phường, xã đều đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu: 100% xã có bác sĩ, 100% phường, xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 100% xã có dược tá, 100% thôn ấp có nhân viên y tế và nhân viên sức khỏe cộng đồng hoạt động. 25/49 xã xây đợc nhà ở cho bác sĩ và Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong số ít địa phương trong cả nước đã thực hiện được việc xây nhà cho bác sĩ tuyến xã. Với những thành tích này, ngành y tế tỉnh đã được Bộ Y tế tuyên dương là lá cờ đầu về xây dựng mạng lưới y tế cơ sở và là một trong ba địa phương có mạng lưới y tế hoàn chỉnh trong cả nước. Trong những năm qua, việc phát triển mạng lưới vi tính va nối mạng phục vụ cho khám chữa bệnh được quan tâm đầu tư. Năm 2002, 100% các trung tâm y tế huyện, 35 trạm y tế xã và 4 phòng khám đa khoa khu vực đã được nối mạng đưa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành một tỉnh trọng điểm của Bộ Y tế về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế. Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra đối với ngành y tế tỉnh hiện nay là: tỷ lệ giường bệnh hiện nay còn quá thấp, mới đạt 2,78 trong khi cả nước là 6,67 – 7,25, việc nâng giường bệnh còn chậm và khó khăn. Chất lượng khám chữa bệnh còn chưa theo kịp yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân; công tác y tế cổ truyền chưa được quan tâm phát triển ngang tầm Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ III, hiện nay ngàn Y tế đang phấn đấu tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu: ra sức xây dựng đội ngũ thầy thuốc có tay nghề vững và y đức cao; từng bước bổ sung trang thiểt bị hiện đại cho việc khám bệnh ; kết hợp tốt y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc; tăng cường quản lý Nhà nước đối với mọi cơ sở y tế trên địa bàn. Mạng lưới Y tế Nghị quyết số 37/CP ngày 20-6-1996 của chính phủ về định hướng công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân đến năm 2000 và 2020 đề ra các chỉ tiêu về nhân lực y tế năm 2000 trong toàn quốc với 3 chỉ số:...  - Có 40% xã có bác sĩ - 100% trạm y tế xã có y sĩ sản nhi (YSSN) hoặc nữ hộ sinh (NHS). - 100% y tế thôn bản có nhân viên y tế hoạt động. Tới 31-12-2000 cả nước đã thực hiện được: 51,91% số xã có bác sĩ; 89,12% xã có NHS) hoặc YSSN; 75, 69 % số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động. Như vậy chỉ tiêu về bác sĩ vượt, 2 chỉ tiêu còn lại không đạt như nghị quyết đề ra. Trong 61 tỉnh thành thì có 9 tỉnh đạt 3 chỉ tiêu nhân lực y tế theo Nghị quyết 37/CP. Đặc biệt có 3 tỉnh trong đó có Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 100% cả 3 chỉ tiêu. Chăm sóc sức khoẻ trẻ em Từ năm 1996 tới năm 2000 Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm lớn tới việc đầu tư phát triển ngành y tế. Không riêng y tế tuyến xã mà các tuyến tỉnh, huyện đều được đầu tư nâng cấp với số tiền hơn 80 tỷ đồng. 2 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh là Bà Rịa và Lê Lợi được đầu tư với nhiều trang thiết bị hiện đại. Năm 2000, bệnh viện Lê Lợi được nâng cấp qui mô 250 giường, cả tạo khu điều trị các khoa nội, ngoại, hồi sức cấp cứu, phòng mổ, mua thêm nhiều trang thiết bị mới như 2 máy X quang hiện đại, máy siêu âm màu với đầu dò đa năng, máy đo điện tim, hệ thống vi tính nối mạng với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng.

File đính kèm:

  • docde_tai_dia_li_dia_phuong_thanh_pho_bien_vung_tau.doc
Giáo án liên quan