I) MỤC TIÊU:
1) Mục tiêu chung:
Trẻ quan sát lịch từ thứ hai đến chủ nhật, được cô hướng dẫn cách nhận biết các ngày từ thứ hai đến chủ nhật.
Chơi trò chơi “Nhà tiên tri”, “Chinh phục thời gian”, tham gia kể chuyện “Sâu và bướm”
Ôn lại các chữ cái đã học.
Tất cả trẻ biết được các ngày từ thứ hai đến chủ nhật, hiểu được hôm qua, hôm nay, ngày mai. Sử dụng từ “hôm qua, hôm nay, ngày mai”, đọc đúng một số chữ cái đã học, thể hiện câu chuyện “Sâu và bướm”.
Qua đó trẻ biết quí trọng thời gian, có thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc. Thực hiện với mức độ chính xác 80 % trong khoảng thời gian 5 phút.
2) Mục tiêu riêng:
Quân và Duy biết cách quan sát lịch các từ thứ hai đến chủ nhật, được cô hướng dẫn cách nhận biết các ngày từ thứ hai đến chủ nhật,
Tham gia chơi trò chơi “nhà tiên tri”, “chinh phục thời gian”, tham gia kể chuyện “sâu và bướm”, lại các chữ cái đã học.
Quân và Duy biết được các ngày từ thứ bảy và chủ nhật, nói rõ các từ : “hôm qua, hôm nay, ngày mai ”, đọc theo cô một số chữ cái đã học, kể chuyện “Sâu và bướm” theo cô và bạn. Qua đó Quân và Duy biết quí trọng thời gian, có thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc. Thực hiện với mức độ chính xác 55 % trong khoảng thời gian 5 phút.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2917 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài: Đố bạn biết thứ mấy?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường : Mầm Non Vàm Láng
Huyện : Gò Công Đông – Tiền Giang
Giáo viên: Nguyễn Thị Thùy Lan
Lớp : Lá
*MÔN (Trọng tâm): LQVT
Đề tài: ĐỐ BẠN BIẾT THỨ MẤY?
*Môn (kết hợp): LQVH
Chuyện: SÂU VÀ BƯỚM
*Môn (kết hợp): Chữ Cái
Ôn các chữ cái đã học
I) MỤC TIÊU:
1) Mục tiêu chung:
Trẻ quan sát lịch từ thứ hai đến chủ nhật, được cô hướng dẫn cách nhận biết các ngày từ thứ hai đến chủ nhật.
Chơi trò chơi “Nhà tiên tri”, “Chinh phục thời gian”, tham gia kể chuyện “Sâu và bướm”
Ôn lại các chữ cái đã học.
Tất cả trẻ biết được các ngày từ thứ hai đến chủ nhật, hiểu được hôm qua, hôm nay, ngày mai. Sử dụng từ “hôm qua, hôm nay, ngày mai”, đọc đúng một số chữ cái đã học, thể hiện câu chuyện “Sâu và bướm”.
Qua đó trẻ biết quí trọng thời gian, có thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc. Thực hiện với mức độ chính xác 80 % trong khoảng thời gian 5 phút.
2) Mục tiêu riêng:
Quân và Duy biết cách quan sát lịch các từ thứ hai đến chủ nhật, được cô hướng dẫn cách nhận biết các ngày từ thứ hai đến chủ nhật,
Tham gia chơi trò chơi “nhà tiên tri”, “chinh phục thời gian”, tham gia kể chuyện “sâu và bướm”, lại các chữ cái đã học.
Quân và Duy biết được các ngày từ thứ bảy và chủ nhật, nói rõ các từ : “hôm qua, hôm nay, ngày mai ”, đọc theo cô một số chữ cái đã học, kể chuyện “Sâu và bướm” theo cô và bạn. Qua đó Quân và Duy biết quí trọng thời gian, có thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc. Thực hiện với mức độ chính xác 55 % trong khoảng thời gian 5 phút.
II) CHUẨN BỊ :
Bảng qui ước.
Lịch thật cho cô và trẻ.
Giấy cho trẻ làm lịch.
Đàn
Mũ sâu và bướm cho mỗi bé.
Các chữ cái đã học làm bằng bittist.
Côn trùng của tiết học trước.
III) PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan
Luyện tập
Trò chơi
Phương pháp đa trình độ
IV) TIẾN HÀNH:
NDHĐ
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
bé Quân và Duy
1/Mở bài:
Hoạt động 1:
Ổn Định
Giới thiệu
2/ Phát triển bài:
Hoạt động 2
Ôn các buổi trong ngày.
Câu chuyện: “sâu và bướm”
Hoạt động 3:
Nhận biết các ngày trong tuần
Hoạt động 4:
Trò chơi 1:
Nhà tiên tri
Trò chơi 2: “Chinh phục thời gian”
Giáo dục
3/ Kết thúc
hoạt động 5
Củng cố
Thực hiện trên vi tính
NXTD
- Tập trung trẻ “Tíc tắc tíc tắc đồng hồ quả lắc, luôn nhắc chúng ta, đi học đúng giờ”
- Gợi ý trẻ chơi trò chơi “cánh cửa thời gian”
Cho trẻ biết thời gian luôn tồn tại nhưng chúng ta không nhìn thấy, chúng ta đang đứng tại đây là ngày hôm nay, phía sau chúng ta có cánh cửa đi về ngày hôm qua, phía trước có cánh cửa đi về ngày mai, bạn nào thích đi tìm ngày nào thì đi về cánh cửa ấy.
+ Có thấy ngày mai không?
+ Bao giờ mới đến ngày mai?
+ Hỏi trẻ một ngày có mấy buổi?
+ Hỏi trẻ về ngày hôm qua thấy gì?
* Cho trẻ biết chúng ta chỉ thấy được những gì đang xảy ra quanh chúng ta, chúng ta thấy được ngày hôm qua là do chúng ta nhớ lại, còn ngày mai là do mình dự đoán
* Chuyển tiếp: Gợi ý trẻ nhớ lại câu chuyện kể hôm qua.
+ Trong câu truyện “Sâu và bướm” hôm qua cô kể, dế mèn ôm đàn ra gảy vào buổi nào?
+ Trong câu truyện khi nào thì chú ve cất tiếng hát ?
+ Làm sao để biết một ngày kết thúc?
(Khi ông mặt trời đi ngủ, khi chim bay về tổ…)
+ Mình đi học vào buổi nào?
+ Mẹ nấu ăn vào lúc nào?
+ Làm sao chúng ta đi học đúng giờ?
+ Để biết được thời gian chúng ta cần có gì?
+ Nếu nhìn vào đồng hồ kim giờ chỉ vào số 6 làm sao biết đó là buổi sáng hay buổi chiều.
- Cho trẻ biết một ngày có 4 buổi: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều và buổi tối.
+ Hỏi Quân và Duy buổi sáng mọi người làm gì?
+ Hỏi trẻ buổi nào thường có nhiều muỗi?
* Chuyển tiếp:
“Đêm khuya con muỗi vo ve cắn tay cắn đùi rồi bay đi khoe, ơ hay! con muỗi đen thui mới bay xuống đùi rồi bay lên vai…úi chà úi chà úi chà.”
Gợi ý trẻ kể lại đoạn truyện sâu và bướm có đội mũ sâu và bướm.
Cô cho trẻ biết là hôm nay bướm bướm rất buồn vì không biết ngày sinh nhật của mình là thứ mấy.
* Chuyển tiếp: Làm bướm bay
- Gợi ý trẻ cùng tìm ra ngày sinh nhật của bướm.
+ Hỏi trẻ hôm nay là ngày thứ mấy?
+ Để biết được ngày thứ mấy thì chúng ta cần có gì?
* Cho trẻ đọc các thứ trong tuần và tìm các chữ cái đã học.
* Cô cho trẻ xem bảng qui ước của cô cho các thứ trong ngày: thứ 2: i, thứ 3: b, a, thứ tư: ư, thứ năm: ă, thứ sáu: u, thứ bảy: b, chủ nhật: â
+ Trong câu truyện sâu mập thấy cô bé hôm trước nên nó định chạy trốn. Vậy hôm trước của thứ tư là ngày nào?
+ Ngày mai là ngày nào?
+ Ngày nào là ngày tiếp theo ngày thứ ba?
+ Ngày nào là ngày trước của ngày thứ sáu?
+ Thường chúng ta được nghỉ ở nhà vào ngày nào?
+ Còn bao nhiều ngày nữa là đến thứ sáu? mỗi tuần chúng ta đi học bao nhiêu ngày?
- Cô giúp Quân và Duy nói những ngày đi học
+ Ngày đi học đầu tiên trong tuần là ngày thứ mấy?
+ Hỏi Quân và Duy ngày nào được nghĩ học
* Chuyển tiếp:
“Thời gian như chiếc thoi đưa nó đi đi mãi không chờ đợi ai”
- Cô gợi ý trẻ cùng chơi làm nhà tiên tri.
- Cho trẻ chơi: “ Nhà tiên tri”
Cách chơi: Cô cho trẻ nhận đồ chơi trong đó có 7 tờ lịch chỉ có thứ không có ngày và dựa theo bảng qui ước của cô và chọn theo yêu cầu.
Lần 1: Hãy chọn một tờ lịch mà con thích
Kiểm tra: Chọn thứ mấy? vì sao con thích?
Lần 2:
Hãy chọn tờ lịch ngày hôm nay?
Kiểm tra: vì sao biết đây là tờ lịch ngày hôm nay?
Thực hành theo lời dẫn chuyện theo nội dung câu chuyện Sâu và bướm
Lần 3: 2 ngày trước bướm đã đẻ trứng vậy bướm đẻ trứng vào thứ mấy.
Kiểm tra tờ lịch.
Lần 4: 4 ngày sau trứng sẽ nở thành sâu non? Vậy sâu non ra đời vào thứ mấy?
Kiểm tra tờ lịch.
Lần 5: Bướm con chui ra từ kén trước chủ nhật 1 ngày? vậy sinh nhật của bướm vào ngày nào?
Kiểm tra: Làm sao phân biệt được thứ ba và thứ bảy vì cả hai ngày đều có chữ a và chữ b?
* Chuyển tiếp : Cất đồ chơi
Giới thiệu trò chơi “ Chinh phục thời gian”
Cô cho trẻ chia thành 4 nhóm sẽ dùng các chữ cái theo bảng qui ước tạo thành các ngày trong tuần và dùng hình ảnh côn trùng của tiết học trước trang trí lên lịch, thời gian là bản nhạc.
* Tổ chức trẻ chơi
+ Cô tìm những bạn ngày hôm nay.
+ Cô tìm những bạn thứ hai.
+ Vậy ai là chủ nhật ?
+ Hỏi Quân và Duy làm lịch ngày nào ?
- Cô giúp Quân và Duy nói đúng ngày lịch đã làm.
* Kiểm tra và gợi ý trẻ treo các tờ lịch
Cô tập trung trẻ và trò chuyện
với trẻ về các ngày trong tuần:
+ 1 tuần có mấy ngày ? Đó là những ngày nào?
+ Hôm nay là thứ mấy? ngày mùng mấy?
Cô cho trẻ biết hôm nay là thứ tư ngày 16.Vậy chúng ta gắn ngày vào cho thứ tư số 1 và 6 đọc là mười sáu, (cho cả lớp cùng đọc)
- Vậy hôm nay là thứ tư ngày 16 tây tháng 1 có gì đặc biệt ?
- Hỏi trẻ: Hôm nay mình đã biết được gì, đã làm được gì?
- Cho trẻ biết thời gian trôi qua không quay trở lại vì vậy chúng ta phải biết quí trọng thời gian, thời gian nào làm việc nấy không nên bỏ phí thời gian.
*Chuyển tiếp: Cho trẻ hát bài “Cả tuần đều ngoan”
- Cho trẻ chơi với lịch đồng hồ trong ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy
- Tuyên dương lớp
- Đứng xung quanh cô và làm theo.
- Chú ý lắng nghe
và tham gia trò chơi
- Trả lời tự do.
- Nói theo hiểu biết.
- Có 4 buổi
- Nói tự do
Lắng nghe
- Buổi tối
- 1 tiếng sau
- Trả lời theo hiểu biết.
Buổi sáng
- Buổi sáng, trưa, chiều…
- Xem đồng hồ,
- Đồng hồ.
- Nói theo kinh nghiệm.
- Lắng nghe
- Lắng nghe bạn
- Quan sát
- Hát cùng cô và lấy mũ
- Cùng kể chuyện
- Hưởng ứng
- Làm bướm bay theo cô
- Thứ tư
- Cần có lịch
- Đọc và tìm chữ cái đã học.
- Quan sát bảng qui ước
- Thứ ba.
- Thứ năm
- Thứ tư
- Thứ năm
- Ngày thứ bảy và chủ nhật.
- 2 ngày nữa, 5 ngày
- Thứ 2
- Đọc cùng cô.
- Tham gia trò chơi
- Nhận đồ chơi
- Lựa chọn theo yêu cầu của cô và giải thích.
- Trả lời theo hiểu biết
- Thứ hai
- Thứ sáu
- Thứ bảy
- Thứ 7 tờ lịch có màu hồng hoặc màu cam, còn thứ ba không có…
Cất đồ chơi
- Chia làm 4 nhóm tạo thành những tờ lịch có trang trí hình ảnh côn trùng.
- Tham gia trò chơi.
- Trẻ cùng kiểm tra và trưng bày các tờ lịch lên dây
- Trẻ tập trung đến gần cô
- 7 ngày, (thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7, chủ nhật.)
- Nói tự do.
- Lắng nghe và đọc theo cô
- Trả lời tự do
- Nói tự do
- Lắng nghe
- Hát cả bài
- Tham gia chơi
- Hưởng ứng.
- Đứng gần cô và làm theo.
- Lắng nghe
- Tham gia phát biểu cùng bạn.
Nói theo bạn
Phát biểu cùng bạn
Nói theo hiểu biết
- Quan sát.
- Hát cùng cô và lấy mũ đội lên.
Kể cùng cô và bạn.
- Hưởng ứng.
-Làm Bướm bay
- Tham gia phát biểu.
- Đọc theo và bạn.
- Quan sát.
- Tham gia phát biểu cùng bạn.
- Nói theo cô
- Nói theo hiểu biết
- Đọc cùng cô.
- Tham gia trò chơi.
- Nhận đồ chơi.
- Làm theo sự gợi ý hướng dẫn của cô.
- Nói tự do.
Cất đồ chơi
- Vào nhóm và làm theo gợi ý của cô.
- Tham gia trò chơi.
- Nói theo hiểu biết
Nói theo cô
- Tham gia phát biểu.
Lắng nghe và đọc theo cô
- Lắng nghe.
- Hát theo bạn.
- Tham gia chơi
- Hưởng ứng.
File đính kèm:
- de tai Do ban biet thu may.doc