Là một Hiệu trưởng khi nhận nhiệm vụ quản lý chung một trường Tiểu học. Trong quá trình quản lý các mặt hoạt động của nhà trường tôi nhận thấy việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ trong cơ quan là điều hết sức cần thiết. Nếu làm tốt công tác này thì mọi hoạt động, mọi phong trào thi đua của nhà trường đều có kết quả khả quan.
Trong mấy năm lại đây nhà trường có phong trào tuy không mạnh nhưng toàn diện tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc là: “ Phải xây dựng đội ngũ vững mạnh, thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế chuyên môn .”
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đôi điều suy nghĩ về việc chỉ đạo cán bộ, giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục & đào tạo Lương Tài
--------------------------------------
Tên đề tài
Đôi điều suy nghĩ về việc chỉ đạo cán bộ, giáo viên
thực hiện quy chế chuyên môn,
Quy chế dân chủ trường học
Lương Tài, tháng 05 năm 2007
Phần thứ nhất: Phần mở đầu
I- Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Là một Hiệu trưởng khi nhận nhiệm vụ quản lý chung một trường Tiểu học. Trong quá trình quản lý các mặt hoạt động của nhà trường tôi nhận thấy việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ trong cơ quan là điều hết sức cần thiết. Nếu làm tốt công tác này thì mọi hoạt động, mọi phong trào thi đua của nhà trường đều có kết quả khả quan.
Trong mấy năm lại đây nhà trường có phong trào tuy không mạnh nhưng toàn diện tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc là: “ Phải xây dựng đội ngũ vững mạnh, thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế chuyên môn .”
Thực tế cho thấy trường Tiểu học là trường gần dân. Mỗi giáo viên phụ trách một lớp độc lập. Chất lượng hạnh kiểm, đại trà, chữ viết của học sinh phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên chủ nhịêm do vậy nếu giáo viên chuẩn mực về phong cách, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ , hết lòng vì học sinh, chăm chút thương yêu học sinh thì nhất định chất lượng lớp đó sẽ Tốt. Ngược lại nếu giáo viên thiếu hụt bất cứ một mặt nào cũng ảnh hưởng trực tếp đến học sinh mà ảnh hưởng theo tính chất lan chuyền ( Lớp trước làm nền móng cho lớp sau ). Từ đó tôi tự rút ra một điều khẳng định: Giáo viên tốt thì chất lượng lớp đó Tốt và chất lượng trường đó sẽ Tốt.
Làm thế nào để ổn định đội ngũ, làm thế nào để thực hiện tốt quy chế chuyên môn, quy chế dân chủ trường học để mọi thành viên trong nhà trường toàn tâm toàn ý xây dựng phong trào, xây dựng nhà trường có chất lượng Dạy - Học ngày một nâng cao ? Đó là câu hỏi lớn mà bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ và đề ra giải pháp hữu hiệu để thực hiện điều nêu trên. Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài trong năm học này.
Phần thứ hai:
Phần nội dung sáng kiến kinh nghiệm .
A - Thực trạng tình hình nhà trường và đội ngũ.
Trường có tổng số 22 cán bộ, giáo viên có gần một nửa giáo viên hoàn cảnh khó khăn do đặc thù riêng.
10 đồng chí vợ chồng làm nông nghiệp và làm nghề; 3 giáo viên chồng công tác và bộ đội; 2 giáo viên có vợ hoặc chồng công tác và dạy học. Kinh tế đại đa số ở mức trung bình.
Về trình độ chuyên môn: Do ban giám hiệu nhận thức đúng vấn đề luôn quan tâm tới chất lượng đội ngũ, đã tạo điều kiện cho giáo viên đi học Cao đẳng, Đại học từ xa. Nhưng số giáo viên hệ cũ vẫn còn chiếm một phần tư . Như vậy cũng rất khó khăn cho việc nâng cao trình độ tay nghề và đổi mới phương pháp giảng dạy.
Thống kê về trình độ chung đối với giáo viên như sau:
+ Đại học : 8/17 giáo viên
+ Cao đẳng : 7/17 giáo viên
+ Trung cấp hệ 7+3, Trung học hoàn chỉnh : 5/17 giáo viên
Về tay nghề:
+ Giáo viên giỏi cấp tỉnh : Không đ/c
+ Giáo viên giỏi cấp huyện : 3 đ/c
+ Giáo viên giỏi cấp trường : 5 đ/c
Không có giáo viên yếu kém
Trong số 21 cán bộ giáo viên thì 100% số các đồng chí chấp hành chế độ chính sách tốt, không có đồng chí nào vi phạm quy chế chuyên môn. Gia đình ổn định, song nhìn vào thống kê hệ đào tạo của đội ngũ có thấy ngay sự chênh lệch: Một bộ phận giáo viên cao tuổi, trình độ hạn chế, bố trí giảng dạy lớp nào cũng khó, bằng cấp thấp, một bộ phận giáo viên trẻ có bằng cấp , năng động nhiệt tình, dễ tiếp thu, chữ đẹp tay nghề khá trở lên. Bố trí và sử dụng đội ngũ như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng để mọi người đều phát huy vai trò trách nhiệm của mình trong công việc giảng dạy, điều đó dặt ra cho người quản lý .
Trong thực tế, ngoài việc nâng cao chất lượng học sinh còn rất nhiều vấn đề phức tạp: Việc thực hiện chế độ chính sách như thế nào cho đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên, thu chi tài chính như thế nào để giáo viên tin tưởng ổn định tình hình nhà trường ... Tất cả những vấn đề đó đều được bản thân chỉ đạo một cách nghiêm túc. Sở dĩ nội bộ nhà trường luôn trở thành một khối đoàn kết nhất trí cao, mọi nề nếp kỷ cương giữ vững, nhà trường phấn đấu đạt danh hiệu “ Tiên tiến” Bản thân đã xây dựng được đội ngũ vững mạnh, thực hiện quy chế dân chủ trường học quy chế chuyên môn . Sau đây là giải pháp tiến hành nhằm thực hiện nội dung trên.
B - giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên
Bản thân tôi tự xác định tập thể là ngôi nhà lớn mà người Hiệu trưởng là người tiên phong. Gia đình cũng như tập thể người đứng đầu là vô cùng quan trọng. Thực tế đã cho tôi thấy điều đó.
I- Trước hết với mình :
Tôi luôn tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức của người thầy giáo cách mạng. Sống giản dị chân thành, hết lòng vì đồng nghiệp. Bản thân luôn dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những công việc được giao. Sống hài hoà thân ái với mọi người. Mặc dù công việc khá nhiều song tôi vẫn miệt mài tìm hiểu đọc sách, tham dự đủ các chuyên đề do Huyện và Tỉnh mở để nắm chắc nội dung phương pháp giảng dạy nhằm trực tiếp bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên. Trong các kì hội giảng bản thân tham gia tích cực và có những tiết dạy chuẩn chỉ để cho đồng nghiệp noi theo và học tập. Bản thân tôi luôn có uy tín trong đội ngũ giáo viên, được anh em trân trọng và quý mến.
II- Đối với giáo viên:
Luôn giáo dục ý thức giác ngộ chính trị, trau đồi phẩm chất đạo đức, chấp hành nghiêm túc pháp lệnh của Nhà nước, quy chế chuyên môn của ngành.
Biện pháp:
Mỗi giáo viên có một sổ ghi chép thông tin thời sự qua báo nhân dân, báo ngành, báo Bắc Ninh để cung cấp tình hình thời sự và thời cuộc cập nhật với tình hình chung.
Một cuốn sổ tư liệu ghi chép những điều bổ ích cho chuyên môn: Các chuyên đề những bài văn hay; những bài toán khó; những điều bổ ích trong cuộc sống nhiều đồng chí làm tốt : Đồng chí Trị ; đồng chí Miến; đồng chí Nga...
1- Quan tâm đời sống tinh thần cho giáo viên.
Mặc dù kinh phí nhà trường có hạn nhưng trong quá trình chi tiêu bản thân luôn cố gắng khơi trong gạn đục để dành ra nguồn kinh phí nhất định cho mỗi năm, tổ chức cho giáo viên đi dự giờ, đi thăm quan nghỉ mát.
Bản thân là Hiệu trưởng kiêm Bí thư chi bộ tôi luôn quan tâm chăm lo đến hoạt động toàn thể. Luôn kết hợp với công đoàn chăm lo đời sống giáo viên trong những ngày lễ tết. Tổ chức các hoạt động tích cực do ngành phát động, chỉ đạo công tác Đoàn, Đội trong công tác nhà trường, hoạt động có chiều sâu. Chăm lo từng gia đình để các đồng chí giáo viên yên tâm giảng dạy, để nhà trường có phong trào khí thế. Bản thân đã động viên thế hệ trẻ có động cơ phấn đấu vào Đảng, bồi dưỡng họ thành những đảng viên của Đảng. Chi bộ mạnh là động lực thúc đẩy nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ , đại đa số Đảng viên đều là giáo viên dạy giỏi, giáo viên giỏi cấp cơ sở và chiến sĩ thi đua. Chi bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh
2- Chăm lo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên.
Đây là điều mấu chốt để giáo viên trụ vững trên vị trí của mình . Để duy trì hoạt động toàn diện của nhà trường đặc biệt nâng cao chất lượng của phong trào thi đua hai tốt . Trường tuy nhỏ nhưng các tổ chuyên môn chỉ đạo sát sao, có kế hoạch bồi dưỡng từng tuần, từng tháng, tổ chức chuyên đề hội thảo mời chuyên viên Phòng Giáo dục về triển khai, giúp đỡ. Nhà trường luôn phân công giáo viên phù hợp với từng khả năng của từng đồng chí giảng dạy từng lớp. Mỗi tổ khối chuyên môn đều xây dựng một con chim đầu đàn để tự bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên, tự rèn chữ cho giáo viên đạt kết quả.
Thực hiện quy chế dân chủ trường học, quy chế chuyên môn bản thân đã xây dựng kế hoạch bàn bạc tìm giải pháp thực hiện công khai hoá kế hoạch tới từng giáo viên , thống nhất chỉ tiêu thi đua cho từng tổ khối, từng cá nhân. Thường xuyên tổ chức giao ban đánh giá thi đua từng tuần, từng tháng , các đợt thi đua do Phòng phát động nhà trường tổ chức triển khai nghiêm chỉnh ; phát động đôn đốc thực hiện, nghiệm thu kết quả, bình bầu xét duyệt thi đua một cách công bằng công khai gây được khí thế thi đua phấn khởi trong giáo viên
3- Chỉ đạo thi đua đánh giá xếp loại thi đua
Bản thân đã đưa bảng điểm, thang điểm đánh giá thi đua để tránh sự mặc cảm thiếu công bằng. Bảng điểm này dựa trên Quyết định số 373 của Sở Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 06/2006 của Bộ Nội vụ. Bảng điểm gồm 16 mục = 160 điểm
Cụ thể:
Mục 1: Chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước : 10 điểm
+ Nếu giáo viên vi phạm chính sách pháp luật không cho điểm.
Mục 2: Thực hiện nghĩa vụ của viên chức nội quy, quy định : 10 điểm
+ Đảm bảo ngày công, giờ công không đi muộn, về sớm: 10 điểm
+ Nghỉ một buổi dạy, 1 buổi họp không có lý do không cho điểm.
+ Nghỉ 31 ngày trở lên có lý do : 4 điểm
+ Nghỉ từ 11-30 ngày có lý do : 6 điểm
+ Nghỉ từ 5-10 ngày có lý do : 8 điểm
+ Nghỉ dưới 5 ngày có lý do : 9 điểm
Mục 3: Giữ gìn phẩm chất, danh dự người thầy giáo, danh dự người học và các quyền lợi khác: 10 điểm
- Làm mất danh dự của bản thân, của đồng nghiệp, của nhà trường : 0 điểm
- Làm tổn hại đến danh dự người học: 0 điểm
- Đối xử thiếu công bằng với người học ( Tuỳ theo mức độ cho từ 1 đến 5 điểm)
Mục 4: Đạo đức lối sống : 10 điểm
- Vi phạm nội quy, quy định nơi cư trú mà địa phương phản ánh ( Tuỳ theo mức độ cho từ 1 đến 5 điểm )
- Có lối sống buông thả, thiếu chuẩn mực ( Tuỳ theo mức độ cho từ 1 đến 5 điểm )
- Thiếu gương mẫu, chuẩn mức khi lên lớp, trước mặt học sinh ( Tuỳ theo mức độ cho từ 1 đến 5 điểm )
Mục 5: Hồ sơ chuyên môn : 10 điểm
Hồ sơ chuyên môn gồm tất cả các loại số sách theo quy định của chuyên môn.
- Đủ, đúng quy định, nội dung cụ thể, trình bày khoa học, chữ viết đẹp : 10 điểm
- Đủ, đúng quy định, nội dung cụ thể, trình bày khoa học, chữ viết khá đẹp: 09 điểm
- Đủ, đúng quy định, nội dung khá cụ thể, trình bày khoa học, chữ viết khá đẹp : 08 điểm
- Đủ, đúng quy định, nội dung khá cụ thể, trình bày rõ ràng, chữ viết khá đẹp : 07 điểm
- Đủ, đúng quy định, nội dung sơ sài, trình bày rõ ràng, chữ viết khá đẹp : 06 điểm
- Đủ, đúng quy định, nội dung sơ sài, chữ viết cẩu thả : 05 điểm
+ Thiếu 1 loại hồ sơ : Trừ 2 điểm ( Trừ đến 0 điểm thì thôi )
+ Sai xót nhỏ 2 lỗi/ lần kiểm tra : Nhắc nhở
+ Sai sót nhỏ 3 lỗi/ lần : Hạ xuống 1 bậc
Bài soạn: Đủ, trước 3 ngày có bổ sung đúng hướng dẫn: 10 điểm
Thiếu ngày, tháng mỗi ngày trừ 0,5 điểm; không bổ sung giảm tải mỗi bài trừ 0,5 điểm, không soạn trước 3 ngày trừ 0,5 điểm .
Sổ điểm : Vào đủ điểm , xếp loại chính xác, nhận xét đúng : 10 điểm
Cộng điểm không chính xác mỗi em trừ 0,5 điểm , thiếu 1 điểm của mỗi học sinh trừ 1 điểm cho đến hết.
Sổ chủ nhiệm : 10 điểm
Điều tra chính xác các cột mục quy định, thông tin cập nhật và chính xác : 10 điểm , thiếu mỗi mục trừ 3 điểm, nội dung sơ sài trừ 5 điểm .
Dự giờ : 10 điểm .
Dự đủ giờ quy định : Giáo viên tuần 1 tiết; Tổ, khối trưởng tuần 2 tiết , lược ghi đầy đủ ( có chữ ký xác nhận của người dạy )
Lược ghi sơ sài, thiếu chữ ký người dạy, mỗi bài trừ 1 điểm cho đến hết
Mục 6 : Thực hiện chương trình - Thời khoá biểu : 10 điểm
- Thực hiện đúng chương trình, TKB, không bỏ tiết, không dạy đảo tiết : 10 điểm
- Thực hiện đúng chương trình, TKB nhưng ra sớm, vào muộn 1 lần : Trừ 1 điểm
( Trừ đến 0 điểm thì thôi )
- Bỏ tiết, bỏ buổi không hoàn thành chương trình : 0 điểm
Thực hiện đúng chương trình thời khoá biểu, không bỏ tiết, không đảo tiết : 10 điểm ( bỏ tiết , đảo một tiết trừ 0,5 điểm cho đến hết )
Mục 7 : Đánh giá kết quả giờ dạy: 10 điểm.
* Loại Giỏi: 9 hoặc 10 điểm.
a - Dạy đúng, đủ kiến thức trong bài.
b - Học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của bài và áp dụng đẻ giải quyết các bài tập cụ thể.
c - Học sinh được rèn các kĩ năng cơ bản.
d - Tiến trình giờ dạy hợp lý, lô gích. Tổng thời gian 1 tiết hợp lý
đ - Hoạt động giao việc của giáo viên và hoạt động thực hiện của học sinh diễn ra nhịp nhàng. Việc kiểm soát việc làm của học sinh được thực hiện có hiệu quả
e - Ngôn ngữ được sử dụng trong hỏi đáp, gợi mở, định hướng dễ hiểu, trong sáng.
g - Việc sử dụng đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập cũng như các thiết bị dạy học thực sự đúng lúc, đúng chỗ, có tác dụng và mang tính mô phạm cao.
* Loại Khá: 7 hoặc 8 điểm
Như loại Giỏi ở điểm: a,b,c,d các yêu cầu khác chưa thực sự chuẩn mực
* Loại Trung bình: 5 hoặc 6 điểm
Như loại Giỏi ở điểm a,b,c các yêu cầu khác tính chuẩn mực còn hạn chế
* Loại yếu: 1 đến 4,5 điểm
Vi phạm 1 trong các điểm: a,b,c hoặc các điểm khác tính hiệu quả sự chuẩn mực rất hạn chế.
Mục 8: Hiệu quả sau giờ dạy: 10 điểm
Hiệu quả sau giờ dạy được tính như sau: Là trung bình cộng chất lượng các bài khảo sát do BGH tiển hành và bài kiểm tra định kì lần 1 và lần 3.
Chất lượng sau giờ dạy gồm: Chất lượng điểm 5 đến 10 và chữ viết loại A
Cách tính chia ra làm 3 mức:
* Mức 1: Vượt kế hoạch ở 3 mảng: 10 điểm
* Mức 2: Đạt kế hoạch ở 3 mảng: 9 điểm
* Mức 3 : Hụt kế hoạch:
Hụt 1 mảng dưới 1% : 8,5 điểm
Hụt 2 mảng dưới 1% : 8 điểm
Hụt 3 mảng dưới 1%: 7,5 điểm
Hụt dưới 3% điểm 5-10 và dưới 5% chữ viết loại A: 7 điểm
Hụt dưới 5% điểm 5-10 và dưới 7% chữ viết loại A: 6 điểm
Hụt dưới 7% điểm 5-10 và dưới 10% chữ viết loại A: 5 điểm
Sau mức này cứ hụt thêm 1% ở điểm 5-10 hoặc chữ viết loại A thừ trừ đi 1 điểm [ Trừ đến 0 điểm thì thôi ]
Mục 9: Xếp loại học sinh các mặt: 10 điểm
- Cho đủ số điểm, nhận xét, đánh giá kịp thời, chính xác, chấm chữa bài chuẩn mực theo công văn 840 ngày 16/10/2006 của Phòng GD - ĐT : 10 điểm
- Điểm trừ:
Cho điểm, đánh giá, nhận xét thiếu, không kịp thời : Trừ 1 điểm/ 1 lỗi
Chấm chữa bài không chuẩn mực : Trừ 1 điểm/ 1 lỗi
Tính điểm, xếp loại sai : Trừ 1 điểm/ 1 lỗi
[ Trừ đến 0 điểm thì thôi ]
Mục 10: Dự giờ : 10 điểm
Tiêu chuẩn số tiết dự: Với giáo viên: 1 tiết/ tuần; Tổ trưởng chuyên môn + Hiệu phó : 2 tiết/ tuần
- Dự đủ số tiết theo quy định : 5 điểm
- Các tiết dự đảm bảo:
Ghi chép đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, sạch đẹp: 2 điểm
Đủ các thủ tục hành chính: 0,5 điểm
Phần đánh giá, rút kinh nghiệm chỉ rõ tiết đó học được cái gì, tư vấn giúp bạn khắc phục hạn chế gì ? và xếp loại giờ dạy chính xác: 2,5 điểm.
Mục 11: Chất lượng toàn diện học sinh : 10 điểm.
Chất lượng cả năm gồm: Chất lượng đại trà điểm từ 5-10 với môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, lịch sử và Đại lý
Chất lượng chữ viết loại A
Chất lượng mũi nhọn: Học sinh giỏi, học sinh viết chữ đẹp, học sinh có bài đăng trên các tạp chí.
Cách tính chia ra làm 3 mức:
* Mức 1: Vượt kế hoạch ở 3 mảng: 10 điểm
* Mức 2: Đạt kế hoạch ở 3 mảng: 9 điểm
* Mức 3 : Hụt kế hoạch:
Hụt 1 mảng dưới 1% : 8,5 điểm
Hụt 2 mảng dưới 1% : 8 điểm
Hụt 3 mảng dưới 1%: 7,5 điểm
Hụt dưới 3% điểm 5-10 và dưới 5% chữ viết loại A: 7 điểm
Hụt dưới 5% điểm 5-10 và dưới 7% chữ viết loại A: 6 điểm
Hụt dưới 7% điểm 5-10 và dưới 10% chữ viết loại A: 5 điểm
Sau mức này cứ hụt thêm 1% ở điểm 5-10 hoặc chữ viết loại A thừ trừ đi 1 điểm [ Trừ đến 0 điểm thì thôi ]
Nếu hụt kế hoạch 1 trong 2 mảng Chất lượng đại trà, chữ viết loại A không trùng phần cụ thể nêu trên thì tính điểm theo mảng có chất lượng hụt KH thấp hơn
Ban thi đua sẽ xem xét những trường hợp học sinh yếu, chữ xấu mà giáo viên đã cố gắng hết mình, áp dụng nhiều biện pháp trong việc bồi dưỡng, rèn chữ mà vẫn chưa đạt yêu cầu cũng như chất lượng mũi nhọn
Mục 12: Công tác bồi dưỡng : 10 điểm
- Hồ sơ xếp loại Tốt, kết quả BDTX đạt 9,10 điểm, mảng bồi dưỡng do Hiệu trưởng giao có chuyển biến rõ nét : 10 điểm
- Hồ sơ xếp loại Tốt, kết quả BDTX đạt 9,10 điểm, mảng bồi dưỡng do Hiệu trưởng giao có chuyển biến : 9 điểm
- Hồ sơ xếp loại Khá, kết quả BDTX đạt 7,8 điểm, mảng bồi dưỡng do Hiệu trưởng giao có chuyển biến nhưng còn chậm: 7 hoặc 8 điểm
- Hồ sơ xếp loại Trung bình, kết quả BDTX đạt 5,6 điểm, mảng bồi dưỡng do Hiệu trưởng giao không chuyển biến : 5,6 điểm
- Các loại khác : Được từ 1 đến 4,5 điểm.
Nếu kết quả BDTX được xếp loại nào thì xếp chung ở loại đó.
Mục 13: Làm sử dụng đồ dạy học : 10 điểm
- Làm đồ dùng: 5 điểm
Đồ dùng xếp loại Tốt [ Đẹp, bền, hiệu quả sử dụng cao ] : 5 điểm
Đồ dùng xếp loại Khá [ Đẹp, bền, có hiệu quả sử dụng ] : 4 điểm
Đồ dùng xếp loại Trung bình [ Có tính mô phạm, chất liệu đơn giản, hiệu quả sử dụng thấp ] : 2 hoặc 3 điểm
Các loại khác được 0,5 đến 1,5 điểm
- Sử dụng đồ dùng: 5 điểm
100% các tiết dạy đều sử dụng đồ dùng, hiệu quả cao : 5 điểm
90% các tiết dạy có sử dụng đồ dùng, việc sử dụng có hiệu quả : 4 điểm
70% các tiết dạy có sử dụng đồ dùng, việc sử dụng bước đầu có tác dụng nhất định : 3 điểm
Các mức còn lại tuỳ theo số tiết sử dụng và việc sử dụng đó có tác dụng ít hay nhiều trong việc tiếp thu kiến thức mới hay việc sử dụng chỉ mang tính hình thức để cho 0,5 điểm đến 2,5 điểm
Mục 14: Công tác chủ nhiệm : 10 điểm
Ngoài việc duy trì sĩ số lớp đạt 100%
Công tác chủ nhiệm lớp được theo dõi, tổng hợp thông qua việc học sinh thực hiện các nội quy, quy định do nhà trường thống nhất ngay từ đầu năm do Đội tự quản, giáo viên trực ban theo dõi, đánh giá và chia làm 4 loại sau:
Loại Tốt : 9-10 điểm
Loại Khá: 7- 8 điểm
Loại Trung bình: 5- 6 điểm
Loại Yếu: 1 đến 4 điểm
Mục 15: Thành tích đặc biệt : 10điểm
Tất cả giáo viên đều được lấy điểm chuẩn là 5 điểm ngoài ra:
Là giáo viên giỏi : 3 điểm
Là giáo viên dạy giỏi: 2 điểm
Có học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh : 2 điểm
Có học sinh đạt từ giải nhì chữ viết cấp huyện trỏ lên: 2 điểm
Tất cả học sinh khuyết tật, học sinh yếu, học sinh viết chữ xấu trong các đợt KTĐK đạt từ 5 -10 điểm: 2 điểm
Đạt được ý nào thì cộng điểm ý đó nhưng tổng số điểm không quá 10 điểm
Mục 15: Trình độ đào tạo : 10 điểm
Trên cơ sở bằng cấp đã học và được tính điểm như sau:
Đại học: 10 điểm
Cao đẳng: 8 điểm
Trung cấp: 7 điểm
phương pháp đánh giá
Đánh giá kì 1 và kì 2: Là tổng điểm của 16 mục nêu trên
Đánh giá cả năm :
Điểm kì I + điểm kì II x 2
3
Cách xếp loại: Theo cách xếp loại ở Quyết định 06/ BNV và Quyết định 373/ Sở GD - ĐT Bắc Ninh . Căn cứ vào điểm trên xếp độ dốc toàn trường , học kì 1 và cả năm.
Qua cách đánh giá này vừa chính xác vừa khách quan nên giữ được mối đoàn kết trong nội bộ giáo viên nhiều năm qua đã động viên được phong trào thi đua của nhà trường .
phần iii
kết quả thu được khi thực hiện giải pháp trên .
Do xây dựng đội ngũ tốt nên đội ngũ giáo viên của nhà trường ổn định nhiều năm. Mọi người được học tập nâng cao nhận thức trao đồi về vốn sống, vững vàng về tư tưởng chính trị, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ giao. Kết quả năm học 2006 - 2007 có 3 giáo viên dạy giỏi; 1 chiến sĩ thi đua; 3 Tổ chuyên môn đều đạt tổ lao động giỏi. Tất cả các tiêu chuẩn của nhà trường Phòng giao đều đạt và vượt kế hoạch. Việc chỉ đạo thay sách đạt kết quả tốt. Cơ sở vật chất cho lớp thay sách nói riêng và nhà trường nói chung ngày được củng cố hoàn thiện. Chất lượng học sinh ngày được nâng cao cụ thể:
Giao lưu học sinh giỏi lớp 5 4/4 học sinh dự giao lưu đạt thủ khoa (Trong đó có 2/4 đạt thủ khoa xuất sắc)
7 học sinh giỏi cấp huyện
10 học sinh đạt giải chữ đẹp của huyện
Tất cả các kì thi do huyện tổ chức đều xếp vào thứ hạng
Công đoàn cơ sở vững mạnh, Liên đội TNTP vững mạnh, Chi bộ đạt chi bộ trong sạch vững mạnh .
Trong việc thực hiện quy chế dân chủ trong nội bộ, quy chế chuyên môn trong trường học được Phòng giáo dục đánh giá là đơn vị thực hiện tốt , nội bộ đoàn kết nhất trí cao không có kiện cáo.
bài học kinh nghiệm
Sở dĩ nội bộ đội ngũ giáo viên của nhà trường ổn định , toàn tâm toàn ý xây dựng phong trào , nhà trường giữ vững kỷ cương nề nếp , bản thân đã rút ra những bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo sau :
1- Trong việc thực hiện dân chủ trong nội bộ nhà trường , học quy chế chuyên môn , Hiệu trưởng đã thực hiện nghiêm chỉnh 10 nhiệm vụ của mình, đã quản lý điều hành hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp kỷ cương.
2- Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến cá nhân, tổ chức các đoàn thể trong trường có biện pháp giải quyết theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước
nội quy, chế độ của nhà trường .
3- Thực hiện chế độ hội họp đúng định kỳ ( họp giao ban , hội đồng tư vấn, hội nghị cán bộ công chức hàng năm ).
4- Mỗi năm công khai tài chính 2 lần ( cuối kì 1 và cuối năm ) . Công khai các quyền lợi và chính sách, đánh giá bảng điểm xếp loại giáo viên công bằng công khai.
5- Chăm lo đời sống giáo viên, tạo cơ hội cho mỗi người vươn lên hoàn thành nhiệm vụ .
6- Phát huy quyền dân chủ và làm chủ giáo viên của các đoàn thể, đóng góp cho bản thân, cho nhà trường để khắc phục nhược điểm cố gắng đi lên. Làm tốt công tác kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, tiếp dân chu đáo .
7- Chỉ đạo hoạt động nhà trường theo kế hoạch một cách chặt chẽ ,đánh giá công bằng công khai
kiến nghị và đề xuất
Để phát huy dân chủ trường học, quy chế chuyên môn đề nghị cấp trên tổ chức học tập những điển hình tiên tiến về chỉ đạo phong trào này để cơ sở có điều kiện học tập củng cố phong trào ngày càng vững chắc hơn.
tài liệu tham khảo
Nhiệm vụ năm học 2006 - 2007 của Bộ GD - ĐT
Điều lệ nhà trường .
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục
& Đào tạo Bắc Ninh.
Sổ tay Hiệu trưởng.
Quy định của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc ban hành quy
chế dân chủ trong lao động nhà trường, Quyết định số 373/ Sở GD & ĐT, Quyết định số 06/2006/ BNV và các văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn do Phòng GD & ĐT , Sở GD & ĐT , Bộ GD & ĐT ban hành.
File đính kèm:
- day doc cho HS lop 2.doc