Đất nước đang trên đường phát triển và ngày càng hội nhập tốt hơn với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực khao học và công nghệ. Để đáp ứng được tốt những yêu cầu lớn lao trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của ngành giáo dục - đào tạo nguồn lực con người cho thời kỳ mới để đất nước vươn tới nền kinh tế trí thức đã và đang được chú trọng hơn bao giờ hết. Đúng như báo cáo chính trị tại Đại hội VIII của Ban chấp hành TW Đảng đã viết “.
11 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp dạy học kỹ thuật 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Phần mở đầu.
I- Lý do chọn đề tài:
Đất nước đang trên đường phát triển và ngày càng hội nhập tốt hơn với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực khao học và công nghệ. Để đáp ứng được tốt những yêu cầu lớn lao trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của ngành giáo dục - đào tạo nguồn lực con người cho thời kỳ mới để đất nước vươn tới nền kinh tế trí thức đã và đang được chú trọng hơn bao giờ hết. Đúng như báo cáo chính trị tại Đại hội VIII của Ban chấp hành TW Đảng đã viết “... Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, coi trọng cả ba mặt; mở rộng quy mô, nâng cao hiệu lực và phát huy hiệu quả. Phương hướng chung của lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong 5 năm tới là phát triển nguồn lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên có việc làm ...”.
Để xứng tầm với vị trí trọng đại của lịch sử trong giai đoạn chuyển mình của đất nước, ngành giáo dục cần thiết phải có sự đổi mới về mọi mặt, nhất là đổi mới về phương pháp.
Đổi mới phương pháp dạy học kỹ thuật 11 là góp phần đổi mới sự nghiệp giáo dục được thể hiện ở những điểm sau:
1- Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam khóa VII về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục-Đào tạo (ngày 14/11/1993) đã chỉ rõ: Xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ...”đó là định hướng của việc dạy và học kỹ thuật 11.
2- Đổi mới dạy và học công nghệ 11 như thế nào?
Điều kiện để đổi mới và dạy học môn công nghệ kết quả cao là thực hiện sự đổi mới đồng bộ về:
- Nội dung yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa.
- Các phương tiện và công cụ học tập của học sinh.
- Đánh giá kết quả của trò, kết quả dạy của thầy theo tinh thần đổi mới, lấy hiệu quả hoạt động và phát triển của học sinh làm thước đo kết quả của thầy.
3- Các cốt lõi trong đổi mới dạy môn công nghệ 11 là gì?
Trong các thành tố cấu thành để đổi mới giáo dục môn công nghệ 11 nên nắm lấy cái cốt lõi, cái không thể không có đó là: “Đổi mới phương pháp dạy môn công nghệ 11 ở trường THPT như nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo Trần Hồng Quân đã nêu: “Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới”.
II- Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Mục tiêu đầu tiên cũng như cuối cùng của người giáo viên dạy công nghệ 11 sau khi nghiên cứu hai nội dung:
- Vị trí, nội dung và yêu cầu công nghệ 11.
- Một số vấn đề thực hiện điều chỉnh đổi mới việc giảng dạy và học công nghệ ở lớp 11 là đổi mới cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy và học của môn công nghệ 11.
- Phương pháp là cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm làm cho trò nắm vững nội dung và đạt được mục đích dạy và học đã định. Do đó mục tiêu của đề tài là thay đổi cách thức: “Thầy giảng bài – trò ghi nhớ” bằng cách thức “Thầy hướng dẫn - trò hoạt động” được vận dụng trong đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ 11 trường THPT”.
III- Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu:
Nhiệm vụ trước mắt của giáo dục - đào tạo là phải tiến hành công cuộc cải cách giáo dục trong đó đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng.
Môn công nghệ nói chung và phần động cơ đốt trong nói riêng là môn khoa học và có vai trò rất quan trọng. Là môn chiếm nhiều thời gian học trong chương trình lớp 11. Đây là tổng hợp đỉnh cao của kiến thức kỹ thuật đã được xây dựng cho trường THPT. Thông qua môn học theo quan điểm giáo dục hiện đại là phải biết vận dụng kiến thức vào lĩnh vực kỹ thuật lao động sản xuất vào việc học tập các bộ môn khác, chính vì thế nó đòi hỏi người thầy một lao động nghệ thuật sáng tạo để đem lại cho giáo dục và đào tạo kết quả cao nhất đó chính là vấn đề phải đổi mới cách dạy của thầy, cách học của trò. Quá trình đổi mới phải được tiến hành đồng bộ cả về mục tiêu, nộidung, phương pháp, thiết bị và cách đánh giá. Hướng đổi mới và thiết thực hóa của học sinh, khơi dậy và phát huy năng lực tự học nhằm hình thành cho các em tư duy tích cực độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
1- Phạm vi nghiên cứu đề tài.
Trong đề tài này tôi chỉ tham vọng nêu một số giải pháp có thể thực hiện được trong điều kiện hiện tại và có những ví dụ minh họa đặc biệt với môn công nghệ 11.
- Tuy vậy do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn ít nên đề tài không tránh khỏi những mặt còn tồn tại, rất mong sự đánh giá góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
2- Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh lớp 11 trường TH Nguyễn Huệ – Tam Điệp – Ninh Bình, các em là học sinh thị xã miền núi, điều kiện học tập còn nhiều khó khăn, tuy nhiên các em rất ham học, chịu khó học hỏi, nhận thức nhanh, có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập.
3- Thời gian thực hiện.
Từ tháng 9/2008 đến tháng 5/2009.
IV- Phương pháp nghiên cứu:
1- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu tài liệu vận dụng vào dạy công nghệ.
2- Phương pháp quan sát:
Cần được tiến hành có mục đích, có nội dung và có tiêu chuẩn đánh giá cụ thể.
3- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Thực hiện giảng dạy.
- Thực hiện kiểm tra.
- Thực hiện điều tra.
B- Phần nội dung
Đề tài: đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ 11 THPT
Chương I: Cơ sở lý luận
I- Về quan điểm:
Tư tưởng và quá trình đổi mới phương pháp dạy học công nghệ là tích cực hóa hoạt động học tập, tích cực ở đây là tích cực trong hoạt động nhận thức, người học – học bằng hành động của chính mình (theo sự hướng dẫn của giáo viên) có niềm tin và niềm vui trong lao động học tập dần dần hình thành phương pháp tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong quá trình học tập.
II- Vận dụng quan điểm trên vào đổi mới phương pháp dạy học công nghệ.
1- Phương hướng chung:
Tổ chức hoạt động công nghệ nhằm phát huy tính tích cực của học sinh vì mỗi quá trình dạy học được xác định bởi 3 thành tố cơ bản của nó là: Mục đích dạy học – Nội dung dạy học – Phương pháp dạy học, 3 thành tố này chịu sự chi phối và ảnh hưởng của điều kiện dạy học, đối tượng dạy học và nhiều yếu tố khác.
2- Định nghĩa phương pháp dạy học.
Là một hệ thống các tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh để học sinh lĩnh hội vững chắc của thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định.
3- Một số phương pháp thường dùng trong dạy học môn công nghệ.
Phương pháp đối thoại: - Học sinh – Học sinh
- Giáo viên – học sinh
Phương pháp trực quan.
Phương pháp thực hành.
Chương 2
Thực trạng về việc dạy học môn công nghệ 11
ở các trường THPT hiện nay
I- Quá trình dạy nội dung đó.
Tùy ở các trường THPT đã có nhiều tiết dạy tốt của các giáo viên giỏi theo hướng tổ chức cho học sinh, khởi dạy và phát triển khả năng tự học cho học sinh những tình trạng phổ biến vẫn là thầy đọc – Trò chép hoặc nặng về thuyết giảng, dạy nhồi nhét – học thụ động, dạy “chay không có đồ dùng, thiết bị dạy học ...”.
Trong nhiều năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo đã liên tục cải tiến về chương trình về phương pháp dạy học, mô hình chung hiện nay được chấp nhận phổ biến là:
a) Đối với bài giảng lý thuyết: Về kiến thức mới thì dạy theo từng mục (theo bố cục trong sách giáo khoa) và tiến trình thường là: Giáo viên dạy vấn đề, dẫn dắt học sinh tiếp thu và lĩnh hội kiến thức mới bằng hệ thống câu hỏi theo mạch kiến thức của nội dung bài giảng qua việc đàm thoại giữa thầy và trò, giáo viên hướng dẫn các em đến mục đích của bài tập và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.
b) Đối với những tiết luyện tập: Công việc của thầy và trò là thường là học sinh được chuẩn bị trước bài tập ở lớp hoặc ở nhà, gọi một vài học sinh lên bảng chữa, giáo viên hướng dẫn cả lớp nhận xét đánh giá và chữa bài của học sinh đã trình bày trên bảng, kiểm tra kết quả trung gian và đi đến thống nhất kết quả cuối cùng. Giáo viên tổng hợp và kết luận ưu khuyết điểm trong lời giảng và nhận xét của học sinh, giáo viên trình bày lại lời giảng coi như là một chuẩn mực để học sinh làm mẫu nhằm qua việc chữa bài tập củng cố lại kiến thức lý thuyết, kỹ năng trình bày lời giải một bài tập vừa ngắn gọn, đầy đủ, lô gích. Bài tập được phát triển đối với học sinh khá, giỏi bằng cách khái quát hóa, đặc biệt hóa và tương tự.
Mô hình dạy học trên có ưu điểm là lớp học tương đối sinh động, học sinh tiếp thu kiến thức thụ động. Tuy nhiên về bản chất thì đó vẫn là lối dạy học theo kiểu truyền đạt, tiếp nhận mà kiến thức được cung cấp theo kiểu “Thức ăn bầy sẵn” mà yêu cầu đổi mới là học sinh phải tự lực tiếp cận kiến thức qua hoạt động đích thực của bản thân học sinh, kiến thức mới không phải do giáo viên chủ động truyền đạt mà học sinh phát hiện ra vấn đề thông qua việc trả lời một số hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập được lựa chọn nhằm gợi ý, dẫn dắt từ cái đã biết sang cái chưa biết. Trong các hoạt động mở đầu của học sinh thườngc ó cả các thao tác vật chất cần thiết cho việc dạy công nghệ như những mô hình tranh vẽ ... Dạy môn công nghê nói chung về phần động cơ đốt trong nói riêng theo yêu cầu đổi mới rất chú trọng hơn là rèn luyện các kỹ năng thành thạo như kỹ năng suy luận, kỹ năng tính tóan, kỹ năng vận dụng kiến thức vào bài tập, kỹ năng liên hệ thực tế ... Có như thế mới giúp học sinh củng cố và vận dụng kiến thức một cách năng động, sáng tạo.
II- Nội dung phần động cơ đốt trong được phân phối trong chương trình như sau:
- Giờ dạy lý thuyết: 20 tiết
- Giờ dạy thực hành: 4 tiết
- Giờ kiểm tra: 2 tiết
Tổng: 26 tiết
III- Sau đây cụ thể nội dung của một số tiết dạy lý thuyết
Chương VI : cấu tạo của động cơ đốt trong
Bài 22 : thân máy và nắp máy
Tiết dạy 29
I- Mục tiêu:
Hiểu được nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy.
Biết được đặc điểm cấu tạo của thân xi lanh và nắp máy động cơ.
II- Chuẩn bị bài dạy:
Chuẩn bị nội dung:
Nghiên cứu nội dung bài 22 - SGK.
Tham khảo thêm các thông tin liên quan.
2- Chuẩn bị phương tiện dạy học.
Mô hình động cơ 2 kỳ và 4 kỳ.
Thân máy và nắp máy của động cơ cỡ nhỏ.
III- Các hoạt động dạy và học.
1: ổn định tổ chức lớp - Kiểm tra sĩ số. (1’)
2: Kiểm tra: (5’)
Câu hỏi: 1, 2 - SGK
3: Nội dung bài mới: (35’)
Nội dung
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I- Giới thiệu chung về thân máy và nắp máy.
5’
HĐ1:Tìm hiểu giới thiệu chung về thân máy và nắp máy.
-Giới thiệu chung
- Giáo viên treo tranh hình 22.1 phóng to lên bảng và đặt câu hỏi.
HS quan sát tranh trên bảng, kết hợp với đọc SGK để trả lời các câu hỏi của GV.
- Thân máy và nắp máy có vai trò như thế nào trong động cơ?
- Tại sao nói thân máy và nắp máy là khung của động cơ?
-Hãy chỉ vị trí lắp đặt, trục khuỷu, trục cam trên thân máy.
- GV nhận xét trả lời của HS và kết luận.
HS nghe và ghi nhớ kết luận.
- GV giới thiệu khái quát toàn bộ cấu tạo của thân máy, nắp máy chỉ các vị trí lắp đặt các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
II- Cấu tạo về thân máy
15’
HĐ 2: Tìm hiểu cấu tạo về thân máy
1- Nhiệm vụ:
- Thân máy có nhiệm vụ gì?
Dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh đọc phần nội dung và đặt các câu hỏi để hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của thân máy của 2 loại động cơ làm mát bằng nước và không khí.
Quan sát tranh và đọc phần nội dung liên quan để trả lời câu hỏi.
2- Cấu tạo:
- Liên hệ thực tế cho biết động cơ xe máy làm mát bằng gì?
- Làm mát bằng nước.
- Làm mát bằng không khí.
- Căn cứ vào đâu để kết luận động cơ xe máy làm mát bằng không khí trên thân máy có đặc điểm gì?
- Giáo viên nhận xét trả lời của HS và kết luận.
- HS ghi kết luận
Quan sát hình 22.2 em có nhận xét gì về thân máy của động cơ làm mát bằng nước?
- áo nước có vị trí như thế nào với XL của động cơ.
- HS quan sát hình trong SGK, đọc các nội dung liên quan trao đổi trong nhóm để tìm hiểu nội dung và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn.
- GV yêu cầu đại diện 1 số nhóm trả lời các câu hỏi trên, GV nhận xét và kết luận.
- HS trả lời câu hỏi, ghi kết luận của GV.
III- Cấu tạo của nắp máy.
15’
HĐ 3: Tìm hiểu cấu tạo của nắp máy.
1- Nhiệm vụ của nắp máy.
GV có thể sử dụng các câu hỏi sau.
- Nắp máy có nhiệm vụ gì trong động cơ. Liên hệ với thực tế em hãy cho biết trên nắp máy có bộ phận nào của cơ cấu hệ thống khác.
- HS quan sát hình 22.3 liên hệ với thực tế để trả lời các câu hỏi của GV.
2- Cấu tạo của nắp máy.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận quan sát hình 22.3 tìm hiểu cấu tạo của nắp máy.
- HS ghi kết luận hình vẽ 22.3 thảo luận nhóm để có nhận xét theo các câu hỏi của GV.
- Vì sao trên nắp máy có bộ phận làm mát.
- Đối với động cơ làm mát bằng không khí bộ phận làm mát là gì?
- Làm thế nào nhận biết được động cơ xăng hay động cơ điêzen.
- Chỉ định các nhóm trả lời các câu hỏi và kết luận.
- Trả lời, ghi kết luận của GV.
HĐ 4: Tổng kết, đánh giá(4’)
- GV cho HS trả lời các câu hỏi theo trọng tâm của bài, củng cố những nội dung trọng tâm để HS ghi nhớ.
- Nhận xét kết quả học tập của HS.
- HS về đọc bài 23 và làm các câu hỏi cuối bài 22.
Rút kinh nghiệmbài dạy
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Chương III
đổi mới phương pháp dạy và học môn công nghệ
ở trường THPT
- Hướng đổi mới phương pháp hiện nay.
Hướng đổi mới phương pháp dạy học môn công nghệ và phần động cơ đốt trong riêng là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi dạy và phát triển khả năng tự ọc nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực độc lập sáng tạo nâng cao năng lực phát triển và giải quyết vấn đề. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin hứng thú học tập cho học sinh. Do đặc trưng của phân môn việc dạy học cần chú trọng các yêu cầu sau:
- Kết hợp mật thiết giữa ôn bài cũ và giảng bài mới.
- Thực hiện vừa giảng, vừa luyện tập, kết hợp với ôn tập hệ thống hóa từng bước kiến thức.
* Lời kết:
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã vận dụng khi dạy học. Đối với bài 22 tôi đã trình bày vắn tắt giáo án với những điểm quan trọng để vận dụng kiến thức. Với phương châm là ưu tiên những kiến thức sẽ học và lựa chọn đặc điểm nổi bật, người giáo viên xác định vấn đề trọng tâm để tránh tình trạng ôm đồm, gây loãng chất giờ học.
Mấu chốt của việc thực hiện quan điểm này chính là giáo viên. Tuy nhiên quan điểm này sẽ không phát huy tối đa hiệu quả nếu không có sự tích cực của học sinh. Làm thế nào để những kiến thức đã được cô giáo tích hợp đọng lại trong đầu các em, ghi nhớ và vận dụng vào giờ học sau? Muốn vậy thì khâu hướng dẫn bài học ở nhà rất quan trọng.
Việc thực hiện bài giảng một cách có hệ thống sẽ kích thích không chỉ có giáo viên mà cả học sinh luôn luôn tìm tòi, sáng tạo để khám phá những chiều sâu liên hệ mạch ngầm. Việc thực hiện quan điểm trên cùng với sự tích cực của học sinh, chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ được cải thiện rõ rệt, đáp ứng yêu cầu của sự đổi mới. Rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của đồng nghiệp.
Kiến nghị - đề xuất:
- Đề nghị Sở giáo dục và đào tạo tổ chức hội thảo hoặc tổ chức các buổi học chuyên đề để phổ biến những sáng kiến kinh nghiệm có tính thực tiễn cao và áp dụng có hiệu quả để toàn bộ giáo viên được học tập, nâng cao năng lực chuyên môn./.
Ngày 01 tháng 05 năm 2009
Người viết sáng kiến
Lê Thị Hương Sơn
File đính kèm:
- sang kien cong nghe dien.doc