Du lịch là ngành có vai trò to lớn về mọi mặt trong đời sống con người. Xã hội càng phát triển thì vai trò du lịch càng mở rộng và nâng cao.
- Thông qua du lịch và nhờ có du lịch, nó đã giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho du khách. Du lịch còn đáp ứng được nhu cầu về vui chơi, giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, xã hội, nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng học hỏi của con người. Nhiều công trình nghiên cứu Y – Sinh học cho thấy: nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh hô hấp giảm 40%, bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh về đường tiêu hoá giảm 20% Đồng thời, du lịch là cơ sở giúp người ta bảo tồn các nền văn hoá, tôn tạo lại các di tích lịch sử, các công trình văn hoá, phục hồi các khu phố cổ, phục chế các di phẩm văn hoá Qua việc tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, du lịch làm tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp, góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội.
- Nhờ nghỉ ngơi và du lịch, một mặt phục hồi được sức khoẻ và khả năng lao động, mặt khác đảm bảo tái tạo sản xuất, mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Thông qua nghỉ ngơi và du lịch, tỷ lệ ốm đau trong khi làm việc giảm đi, tỷ lệ tử vong ở độ tuổi lao động hạ thấp, rút ngắn thời gian chữa bệnh và số lần đi khám bệnh. Vì thế, sức khoẻ và khả năng lao động trở thành nhân tố lao động để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội.
Mặt khác, khi đi du lịch nảy sinh ra các nhu cầu như ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp, học tập, chữa bệnh, làm đẹp, quà lưu niệm Nhờ đó, ngành kinh tế độc đáo “dịch vụ du lịch” ra đời và phát triển rất mạnh, nó ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế. Nhiều quốc gia, khu vực thông qua việc thoả mãn thị trường hàng hoá và dịch vụ du lịch đối với du khách đã có cơ hội làm giàu. Vì vậy, du lịch đã kích thích sự phát triển của sản xuất, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia. Các quốc gia càng phát triển thì vai trò của ngành du lịch càng lớn, chiếm tỷ trọng càng nhiều trong cơ cấu nền kinh tế.
141 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Du lịch Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Trang
Phần I. Mở đầu 3
Phần II. NộI DUNG 4
Chương 1: CƠ Sở Lý LUậN Và NHữNG VấN Đề
LIÊN QUAN ĐếN Tổ cHứC LãNH THổ DU LịCH 4
I. Du lịch và vai trò của du lịch 4
1. Du lịch 4
2. Vai trò của du lịch 5
3. Các loại hình du lịch 8
II. Tổ CHứC LãNH THổ DU LịCH 9
Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch 9
Vai trò và mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịch 9
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch 10
Các hình thức biểu hiện 20
Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch 22
Các chỉ tiêu trong phân vùng du lịch 25
Chương II: khái quát tổ chức lãnh thổ du lịch thế giới
Tổ chức lãnh thổ du lịch việt nam 27
I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ XUẤT HIỆN VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA DU LỊCH THẾ GIỚI 26
1. Sự xuất hiện du lịch 26
2. Sự phát triển của du lịch quốc tế 28
3. Tổ chức du lịch quốc tế cấp chính phủ 28
II. KHáI QUÁT HIệN TRạNG DU LịCH VIệT NAM 39
Chương III: CáC VùNG DU LịCH VIệT NAM 33
A. VùNG DU LịCH BắC Bộ 33
i. TIểU VùNG DU LịCH ĐÔNG BắC Và Đồng bằng sông hồng 33
1. Vài nét về đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc 33
2. Tài nguyên du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc 34
3. Một số tuyến, điểm du lịch chủ yếu 35
II. TIểU VùNG DU LịCH tây BắC 61
1. Tài nguyên du lịch Tây Bắc 61
2. Tổ chức lãnh thổ du lịch Tây Bắc 64
B. VùNG DU LịCH TRUNG Bộ 66
I. TIểU VùNG DU LịCH bắc trung Bộ 66
1. Tài nguyên du lịch Bắc Trung Bộ 66
2. Tổ chức lãnh thổ du lịch 70
II. TIểU VùNG DU LịCH NAM trung Bộ Và Tây Nguyên 71
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 71
2. Tài nguyên du lịch nhân văn 83
C. VùNG DU LịCH NAM Bộ 104
I. Tài nguyên du lịch 104
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 104
2. Tài nguyên du lịch nhân văn 113
II. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
phục vụ du lịch 133
III. đội ngũ tham gia du lịch 136
iv. số lượng khách du lịch 135
Phần III: KếT LUậN 137
Tài liệu tham khảo 138
Phần I: Mở ĐầU
Ngày nay du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội loài người. Hoạt động du lịch đã và đang phát triển mạnh mẽ, nó trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.
Du lịch phát triển đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của các vùng, các lãnh thổ và trên toàn thế giới. Nhờ du lịch phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện (do có thêm việc làm và tăng thu nhập). Du lịch đạt được hiệu quả kinh tế cao, được gọi là ngành “công nghiệp không khói”, “xuất khẩu vô hình”, đem lại ngoại tệ lớn. Du lịch được xem như động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.
Du lịch ngày càng có vai trò to lớn trong đời sống xã hội hiện đại, nó mang tính phổ biến và nhận thức với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người.
Hoạt động du lịch muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, cần có sự tham gia của Địa lý du lịch - một ngành khoa học tương đối non trẻ, nghiên cứu hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch, phát hiện quy luật hình thành, phát triển và phân bố của nó thuộc mọi kiểu, mọi cấp; dự báo và nêu lên các biện pháp để hệ thống ấy hoạt động một cách tối ưu.
Để tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động du lịch, cần phải liên kết về mặt không gian của các đối tượng du lịch, các cơ sở phục vụ có liên quan nhằm khai thác những lợi thế cho hoạt động du lịch đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài này.
Phần II: NộI DUNG
Chương 1: CƠ Sở Lý LUậN Và NHữNG VấN Đề LIÊN QUAN ĐếN Tổ CHứC LãNH THổ DU LịCH
I. Du lịch và vai trò của du lịch
1. Du lịch
Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, thuật ngữ du lịch trở nên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được latinh hoá thành tornus và sau đó thành touriste (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh). Theo Robert Lanquar từ touriste lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm 1800.
Trong tiếng Việt, thuật ngữ touriste được dịch thông qua tiếng Hán. Du nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải.
Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi giải trí, nhằm phục hồi nâng cao sức khoẻ và khả năng lao động của con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết với sự chuyển chỗ của họ.
Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong thời gian ngắn để đến các vùng xung quanh nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay người ta đã thống nhất rằng về cơ bản tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm, xâm lược thì đều mang ý nghĩa du lịch.
Càng về sau số lượng người đi du lịch nhiều hơn, đi xa hơn, kéo dài hơn. Lúc này di lịch mang tính nhận thức và trở thành thường xuyên, phổ biến. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tạo điều kiện nhằm thoả mãn tới mức cao nhất các nhu cầu của người du lịch về giao thông, ăn uống, quần áo, giày dép, đồ lưu niệm, nhiều mặt hàng khác. Du lịch còn kéo theo nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với nó.
Như vậy, du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra.
Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống bình thường của mỗi người dân, du lịch không chỉ dừng lại ở nghỉ ngơi giải trí mà còn nhằm thoả mãn cả những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Ngày nay du lịch mang tính phổ biến và tính nhận thức với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, củng cố hoà bình và hữu nghị với các dân tộc. Hơn nữa, du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội thu hút hàng tỷ người trên thế giới. Bản chất kinh tế của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá phục vụ việc thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của khách.
Vì vậy, khái niệm du lịch có thể được xác định như sau:
Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi, liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá (I.I Pirogionic – 1985).
2. Vai trò của du lịch
Du lịch là ngành có vai trò to lớn về mọi mặt trong đời sống con người. Xã hội càng phát triển thì vai trò du lịch càng mở rộng và nâng cao.
- Thông qua du lịch và nhờ có du lịch, nó đã giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho du khách. Du lịch còn đáp ứng được nhu cầu về vui chơi, giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, xã hội, nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng học hỏi của con người. Nhiều công trình nghiên cứu Y – Sinh học cho thấy: nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh hô hấp giảm 40%, bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh về đường tiêu hoá giảm 20% Đồng thời, du lịch là cơ sở giúp người ta bảo tồn các nền văn hoá, tôn tạo lại các di tích lịch sử, các công trình văn hoá, phục hồi các khu phố cổ, phục chế các di phẩm văn hoá Qua việc tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, du lịch làm tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp, góp phần hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội.
- Nhờ nghỉ ngơi và du lịch, một mặt phục hồi được sức khoẻ và khả năng lao động, mặt khác đảm bảo tái tạo sản xuất, mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Thông qua nghỉ ngơi và du lịch, tỷ lệ ốm đau trong khi làm việc giảm đi, tỷ lệ tử vong ở độ tuổi lao động hạ thấp, rút ngắn thời gian chữa bệnh và số lần đi khám bệnh. Vì thế, sức khoẻ và khả năng lao động trở thành nhân tố lao động để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội.
Mặt khác, khi đi du lịch nảy sinh ra các nhu cầu như ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp, học tập, chữa bệnh, làm đẹp, quà lưu niệm Nhờ đó, ngành kinh tế độc đáo “dịch vụ du lịch” ra đời và phát triển rất mạnh, nó ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế. Nhiều quốc gia, khu vực thông qua việc thoả mãn thị trường hàng hoá và dịch vụ du lịch đối với du khách đã có cơ hội làm giàu. Vì vậy, du lịch đã kích thích sự phát triển của sản xuất, là nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia. Các quốc gia càng phát triển thì vai trò của ngành du lịch càng lớn, chiếm tỷ trọng càng nhiều trong cơ cấu nền kinh tế.
Du lịch không những làm thay đổi cấu trúc chung của nhu cầu mà còn làm thay đổi cấu trúc thời gian của các nhu cầu. Nó tạo ra các mùa, vụ, sự tăng giảm khác nhau của nhu cầu theo thời gian trong năm. Nắm bắt được cấu trúc thời gian của nhu cầu do dịch vụ tạo ra cũng là cơ hội cho các nhà kinh doanh du lịch làm giàu.
Du lịch còn làm thay đổi cấu trúc không gian của nhu cầu, làm cho nhu cầu của địa điểm này gia tăng, địa điểm khác lại giảm xuống. Nghiên cứu và nắm vững sự tăng hoặc giảm cấu trúc không gian của nhu cầu cũng tạo ra cơ hội làm giàu cho các doanh nghiệp, tư nhân phục vụ du lịch.
Việc mua hàng hoá trực tiếp của du khách đã tạo ra khả năng sản xuất hàng tại chỗ của du lịch. Điều này kích thích sự phát triển của nhiều ngành sản xuất trong nước, nhất là đối với các hàng hoá thủ công mỹ nghệ như: đan lát, thêu, ren, mộc, gốm sứ, tranh ảnh, khảm xà cừ Ngoài sự tác động đến phát triển ngành dịch vụ trên, du lịch còn tác động đến sự phát triển ngành công nghiệp và nông nghiệp. Vì vậy, du lịch có khả năng tạo ra nguồn thu nhập lớn, góp phần quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế toàn diện, đa dạng hoá các ngành nghề kinh tế.
- Du lịch còn có vai trò rất quan trọng mà các ngành kinh tế khác không thể có đươc, đó là việc góp phần sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhờ sự phát triển của du lịch mà nhiều giá trị về tự nhiên, nhân văn được tái phát hiện, được tôn tạo, được bảo tồn và phát triển, được biến thành các giá trị kinh tế. Rất nhiều vùng núi, ven biển không thuận lợi cho phát triển và phân bố các ngành công nghiệp hay nông nghệp, nhưng cảnh quan thiên nhiên lại rất độc đáo, môi trường không bị ô nhiễm, đó là những địa điểm lý tưởng cho du lịch.
Nhưng nếu ta chỉ biết khai thác, sử dụng mà không bảo vệ, cải tạo môi trường du lịch thì du lịch sẽ không phát triển và tồn tại lâu dài được. Chính vì vậy, đòi hỏi ngành du lịch phải trích một phần lợi nhuận để bảo vệ và cải tạo tài nguyên. Việc nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ và tối ưu hoá môi trường thiên nhiên bao quanh vì chính nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và các hoạt động khác của con người. Du lịch cũng giúp tạo ra các lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch, các vườn quốc gia và công viên du lịch đẩy mạnh việc bảo vệ môi sinh, môi trường.
Ví dụ: để đáp ứng nhu cầu du lịch, người ta phải dành riêng những khu đất đai, lãnh thổ có môi trường tự nhiên ít thay đổi, xây dựng các công viên rừng quanh thành phố, các vườn quốc gia, thi hành các biện pháp bảo vệ nguồn nước, bầu khí quyển nhằm tạo nên môi trường sống thích hợp, tạo cho con người tiếp xúc tự nhiên và sống giữa thiên nhiên.
Việc làm quen với các danh thắng và môi trường thiên nhiên bao quanh trong quá trình du lịch còn tạo điều kiện cho du khách hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, hình thành quan niệm và thói quen bảo vệ tự nhiên. Như vậy nó đã góp phần giáo dục cho du khách về mặt sinh thái học.
Đồng thời, giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một mặt phải phát triển tối ưu hoạt động du lịch, mặt khác phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của dòng khách du lịch hay của việc xây dựng các công trình cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch, đòi hỏi phải tối ưu hoá quá trình sử dụng tự nhiên vào mục đích du lịch. Vì thế, du lịch và bảo vệ môi trường là hai hoạt động gần gũi và liên quan với nhau.
Trong quan hệ quốc tế, du lịch như là một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia. Thông qua việc giao lưu, tìm hiểu về thiên nhiên, xã hội, các nét đẹp văn hoá của dân cư ở các vùng, miền khác nhau trên thế giới làm cho con người sống ở các quốc gia, các châu lục khác nhau hiểu biết nhau và xích lại gần nhau hơn.
Mỗi năm nhân ngày Du lịch Thế giới 27/9, hoạt động du lịch với các chủ đề khác nhau như “Du lịch là giấy thông hành của hoà bình” (1967), “Du lịch không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của mỗi người” (1983) Những hoạt động chủ đề này đã kêu gọi hàng triệu người biết quý trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch tạo nên sự hiểu biết va tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Tóm lại, vai trò của ngành du lịch ngày càng được mở rộng và nâng cao, có sự kết hợp hài hoà giữ tự nhiên - kinh tế - văn hoá. Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói”, ít gây tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên so với các ngành kinh tế khác nhưng có khả năng mang lại giá trị kinh tế cao và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Vì vậy, để cho ngành du lịch ngày càng phát triển, nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Vấn đề quy hoạch các điểm, các trung tâm, các vùng, các tuyến du lịch, phối hợp với cơ sở hạ tầng, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch là việc không thể thiếu.
3. Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch đa dạng và phong phú, có thể chia thành các loại hình sau:
- Theo nhu cầu của khách: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi, du lịch văn hoá, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch thể thao
- Theo phạm vi lãnh thổ: du lịch trong nước, du lịch quốc tế
- Theo vị trí địa lý của các cơ sở du lịch: du lịch biển, du lịch núi.
- Theo thời gian cuộc hành trình: du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày.
- Theo hình thức tổ chức: du lịch có tổ chức, du lịch cá nhân.
- Theo phương tiện sử dụng: du lịch ô tô, du lịch xe đạp, du lịch máy bay, du lịch tàu thuỷ
II. Tổ CHứC LãNH THổ DU LịCH
1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu một các đơn giản là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất (hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường).
Tổ chức lãnh thổ du lịch là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội nên nó cũng mang tính lịch sử.
Vai trò và mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịch
* Vai trò của tổ chức lãnh thổ du lịch
Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch và xây dựng các hình thức tổ chức theo không gian hợp lí giúp cho hoạt động du lịch có điệu kiện để sử dụng hợp lí và khai thác có hiệu quả các nguồn lực vốn có của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Sự hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch phù hợp chính là chìa khoá để sử dụng hợp lí và hiệu quả hơn các nguồn du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch - điều kiện cần thiết để phát triển du lịch.
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tạo điều kịên đẩy mạnh chuyên môn hoá du lịch. Khi nền sản xuất đã phát triển, nhu cầu du lịch càng cao thì sự chuyên môn hoá du lịch càng sâu sắc, thông thường ngành du lịch có 4 hướng chuyên môn hoá sau:
Chuyên môn hoá theo loại hình dịch vụ.
Chuyên môn hoá theo du lịch.
Chuyên môn hoá theo giai đoạn của quá trình du lịch.
Chuyên môn hoá theo các công đoạn sản xuất dịch vụ du lịch.
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch nói chung và vạch ra các tuyến, điểm du lịch trên một đơn vị lãnh thổ nói riêng, góp phần quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc có khả năng thu hút khách du lịch, nhằm tăng khả năng canh tranh. Tài nguyên du lịch chỉ được khai thác và sử dụng có hiệu quả nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch đáp ứng yêu cầu khi có sự tổ chức lãnh thổ du lịch và việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch hợp lý.
Việc tổ chức lãnh thổ du lịch tốt không những góp phần làm ra lợi ích, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của mỗi vùng và cộng đồng, mà còn thúc đẩy vấn đề kiểm soát môi trường, bảo tồn di sản văn hoá và thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở cả những nơi không phong phú tài nguyên. Tổ chức lãnh thổ du lịch cũng tạo sự thúc đẩy con người và các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau, làm cho du lịch có tính trao đổi xuyên văn hoá.
Tuy nhiên, tổ chức lãnh thổ du lịch không có tính thống nhất và khoa học sẽ gây ra nhiều thiệt hại như làm mất đi những lợi ích kinh tế tiềm năng, suy giảm môi trường, làm mất đi sự thống nhất bản sắc văn hoá.
Vì vậy, để đạt được lợi ích du lịch và hạn chế tối đa những vấn đề nảy sinh, việc tổ chức tốt và quản lý có hiệu quả du lịch là rất cần thiết.
* Mục tiêu của tổ chức lãnh thổ du lịch:
Tổ chức lãnh thổ du lịch có thể cung cấp một sự cải thiện về du lịch nếu như nó hướng trực tiếp đến hàng loạt các mục tiêu chủ yếu. ở đây những mục tiêu được xác định dựa trên sự khác nhau của các đối tượng du lịch. Các đối tượng du lịch đó phải thật sự cụ thể, rõ ràng để công tác tổ chức du lịch được diễn ra một cách thuận lợi và đồng bộ trong một thời gian nhất định. Những mục tiêu này là tiền đề đối với sự hình thành ý tưởng cũng như xác định mục đích và cung cấp một nền tảng thống nhất cho sự xác nhận của các chính sách du lịch. Theo Clare A.Gunn (1993) có 4 mục tiêu cơ bản khi tiến hành công tác tổ chức lãnh thổ du lịch:
+ Đáp ứng sự hài lòng và thoả mãn của khách du lịch.
+ Đạt được những thành quả về kinh doanh và kinh tế.
+ Bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch.
+ Sự thống nhất ở vùng du lịch và cộng đồng.
Các mục tiêu trên phải được xem như là những động cơ thúc đẩy đối với tất cả những nhà nghiên cứu, các cơ quan hữu quan tham gia vào dự án phát triển du lịch có tính chiến lược và đối sách cần thiết nhằm thực hiện được chúng, đối với cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ du lịch:
Tài nguyên du lịch:
3.1.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch:
“Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá, lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hoặc gián tiếp hay tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí lực cũng như khả năng lao động và sức khoẻ của con người”.
Về thực chất, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên và các đối tượng văn hoá, lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch.
3.1.2. Phân loại tài nguyên
Tài nguyên du lịch khá đa dạng, gồm 2 nhóm cơ bản là:
- Nhóm các tài nguyên du lịch tự nhiên (du lịch sinh thái) gồm các tài nguyên du lịch: địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật ...
- Nhóm các tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích lịch sử, văn hoá, các lễ hội, các loại hình nghệ thuật
3.1.3. Vai trò của tài nguyên du lịch
Du lịch là ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Các loại tài nguyên du lịch nói trên có vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch, đến việc hình thành các vùng du lịch với hướng chuyên môn hoá rõ rệt và hiệu quả kinh tế của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, để xây dựng, quy hoạch một vùng du lịch cần đánh giá cơ sở đầu tiên là tài nguyên du lịch. Nó là tiền để mở ra khả năng cho sự phát triển của vùng du lịch.
Các tài nguyên du lịch có tính chất động, nó thay đổi phụ thuộc vào sự tiến bộ của kỹ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý và mức độ nghiên cứu. Vì vậy, khi đánh giá tài nguyên du lịch và xác định hướng khai thác cần phải tính đến những thay đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế- kỹ thuật để khai thác các loại tài nguyên du lịch mới.
Vai trò của mỗi loại tài nguyên du lịch lại có sự khác nhau. Đối với loại hình du lịch tham quan thì đối tượng tài nguyên được quan tâm là các danh lam thắng cảnh, các cơ sở kinh tế độc đáo, các lễ hội và các thành tố của văn hoá dân tộc như: trò chơi dân tộc, cơ sở sản xuất và sản phẩm thủ công mĩ nghệ truyền thống.
3.1.4. Các loại tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta được lôi cuốn vào việc phục vụ cho mục đích du lịch.
Các thành phần tự nhiên với tư cách là tài nguyên du lịch có tác động mạnh nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nước, động - thực vật.
* Địa hình
ảnh hưởng quan trọng của địa hình đến du lịch là các đặc điểm hình thái của địa hình và các dạng địa hình đặc biệt có sức hấp dẫn du khách.
- Về mặt hình thái của địa hình: với các dạng địa hình cơ bản là: đồi, núi, đồng bằng... Địa hình miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với du lịch. Đây là địa bàn thuận lợi để tổ chức thể thao mùa đông, các khu an dưỡng, nghỉ mát vào mùa hè; Trong miền núi thì địa hình, khí hậu, động - thực vật tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp để tổ chức các loại hình du lịch ngắn và dài ngày.
Các dạng địa hình đặc biệt hấp dẫn du khách nhất là địa hình karstơ và địa hình ven biển.
+ Địa hình karstơ là kiểu địa hình được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hoà tan.( đá vôi, đôlômit, thạch cao) ở nước ta chủ yếu là đá vôi. Một trong những dạng địa hình karstơ được quan tâm nhất đối với du lịch là các hang động karstơ. Trên Thế giới có khoảng 650 hang động với 25 hang dài nhất, 25 hang sâu nhất. Điển hình có: hang Sistema de Trave (Tây Ban Nha) sâu 1380m, hang Flint Mammauth Cave System (Hoa kì) dài 530km, hang Optimistices Kaya ( Ucraina)
ở nước ta, hang động karstơ tuy không sâu, không dài, nhưng phong cảnh rất đẹp. Động Phong Nha (Bố Trạch - Quảng Bình) dài gần 8km, cao 10m là hang nước đẹp vào loại bậc nhất thế giới. Ngoài ra phải kể đến Bích động (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Tây), hang Bồ Nâu, hang Luồn (Quảng Ninh), vịnh Hạ Long
+ Địa hình ven biển có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch, có thể khai thác để phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, nghỉ mát, tắm biển, thể thao dưới nước, tham quan hệ sinh thái đảo ven bờĐể đánh giá mức độ thuận lợi cho du lịch của các bãi biển, có nhiều tiêu chí như: dài, rộng, độ mịn của cát, độ dốc, độ mặn, độ trong của nước Du lịch biển là loại hình thường thu hút du khách đông nhất. ở Việt Nam những bãi tắp đẹp nhất kéo dài liên lục từ Đại Lãnh đến Nha Trang. Đây là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch biển có khả năng cạnh tranh với các nước trong du lịch.
* Khí hậu
Khí hậu cũng là một tài nguyên du lịch khá quan trọng. Trong đó các yếu tố của khí hậu như: nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió, áp suất khí quyển, số giờ nắng, sự phân mùa và các hiện tượng thời tiết đặc biệt có tác động đén tổ chức du lịch.
Đặc biệt là sự phân mùa của khí hậu làm cho du lịch có tính mùa rõ rệt. Các vùng khác nhau trên thế giới có mùa du lịch khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu. Phụ thuộc vào điều kiện khí hậu hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc chỉ một số tháng.
- Mùa đông: là mùa du lịch trên núi, đặc biệt là loại hình du lịch thể thao.
- Mùa hè: là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch biển, trên núi, các loại hình du lịch ngoài trời.
- Mùa du lịch cả năm: thích hợp với du lịch núi, nước khoáng chữa bệnh; các vùng khí hậu nhiệt đới và xích đạo mùa du lịch hầu như là cả năm.
- Đối với tổ chức các dịch vụ du lịch, các tuyến du lịch cần chú ý đến các hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở kế hoạch du lịch như bão, gió mùa, gió phơn, lũ lụt, mùa mưa.
- Thông thường du khách thường ưa thích những điểm du lịch không quá nóng, quá lạnh, quá ẩm, quá khô hay nhiều gió.
* Nguồn nước:
Tài nguyên nước phục vụ du lịch gồm có nước trên bề mặt và nước dưới đất (nước khoáng).
- Tài nguyên nước trên bề mặt bao gồm mạng lưới sông ngòi, ao, hồ nước ngọt và nước mặn. Nó có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp nước cho các khu du lịch, phát triển các loại hình du lịch đa dạng như: hồ, sông nước
Trong tài nguyên nước cần phải nói đến nước khoáng với giá trị chủ yếu cho du lịch an dưỡng và chữa bệnh.
Nước khoáng là nước thiên nhiên có một số thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hoá học, các khí, các nguyên tố phóng xạ) hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ, độ pH) có tác dụng đối với sức khoẻ con người, đặc biệt là để chữa bệnh. Các nguồn nước khoáng là cơ sở để phát triển du lịch chữa bệnh, an dưỡng. Ví dụ: nhóm nước khoáng cacbonic để giải khát, chữa cao huyết áp, nhóm nước khoáng silic để chữa các bệnh tiêu hoá, thần kinh, thấp khớp, phụ khoa nhóm nước khoáng brom - iốt chữa bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa
Trên thế giới người ta đã khai thác các nguồn nước khoáng để phát triển du lịch từ rất sớm. ở nước ta cũng có một số nguồn nước khoáng nổi tiếng như: Kim Bôi (Hoà Bình), Hội Vân (Bình Định), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiên Lãng (Hải Phòng)
* Sinh vật:
Tài nguyên sinh vật là loại hình du lịch sinh thái, trong đó các khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò quan trọng. Có những hệ sinh thái, sinh vật phục vụ cho tham
File đính kèm:
- de_tai_du_lich_viet_nam.doc