Đề tài Giải pháp hữu ích sử dụng kênh hình trong dạy học phát huy tính tích cực của học sinh dân tộc khi học phân môn lịch sử, địa lí lớp 5

 Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học ở Tiểu học nói riêng.

 Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh là quá trình dạy học, trong đó giáo viên vận dụng thành thạo các phương pháp dạy học hiện đại vào giảng dạy trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh.

 Đổi mới phương pháp, cách thức học tập của học sinh tất nhiên phải đổi mới phương pháp dạy của giáo viên.

 Khác với cách dạy học trước đây, giáo viên là người cung cấp thông tin, còn học sinh là đối tượng thụ động tiếp nhận thông tin. Dạy học ngày nay là cách dạy học trong đó giáo viên là người tổ chức hướng dẫn để học sinh tự tìm hiểu, phát hiện kiến thức và tự chiếm lĩnh kiến thức đó.

 Để tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc khi học phân môn Lịch sử, Địa lí lớp 5 thì một trong những phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất là giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình, ứng dụng công nghệ thông tin trong bài học ( kênh hình bao gồm: tranh ảnh, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học hiện đại, ) một cách hiệu quả.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp hữu ích sử dụng kênh hình trong dạy học phát huy tính tích cực của học sinh dân tộc khi học phân môn lịch sử, địa lí lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải pháp hữu ích SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH DÂN TỘC KHI HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ LỚP 5 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN : Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học ở Tiểu học nói riêng. Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh là quá trình dạy học, trong đó giáo viên vận dụng thành thạo các phương pháp dạy học hiện đại vào giảng dạy trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh. Đổi mới phương pháp, cách thức học tập của học sinh tất nhiên phải đổi mới phương pháp dạy của giáo viên. Khác với cách dạy học trước đây, giáo viên là người cung cấp thông tin, còn học sinh là đối tượng thụ động tiếp nhận thông tin. Dạy học ngày nay là cách dạy học trong đó giáo viên là người tổ chức hướng dẫn để học sinh tự tìm hiểu, phát hiện kiến thức và tự chiếm lĩnh kiến thức đó. Để tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc khi học phân môn Lịch sử, Địa lí lớp 5 thì một trong những phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất là giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình, ứng dụng công nghệ thông tin trong bài học ( kênh hình bao gồm: tranh ảnh, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học hiện đại,…) một cách hiệu quả. 2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Qua một thời gian dự giờ, tôi nhận thấy đa số giáo viên đã chú ý tới việc khai thác, sử dụng kênh hình trong tiết dạy. Tuy nhiên hiệu quả của việc tổ chức cho học sinh khai thác tốt kênh hình nhằm phát huy tính tích cực của học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc vẫn chưa thực sự hiệu quả. Vậy việc sử dụng kênh hình như thế nào để giúp học sinh tiếp thu bài một cách hiệu quả, đồng thời phát huy được tính tích cực của học sinh là một trong những vấn đề có tính mới, tính cấp bách trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay của ngành giáo dục. Chính vì vậy mà tôi quyết định lựa chọn đề tài này, nhằm đưa ra một vài giải pháp giúp giáo viên và học sinh vận dụng tốt vào việc “Sử dụng kênh hình trong dạy học phát huy tính tích cực của học sinh dân tộc khi học phân môn Lịch sử, Địa lí lớp 5”. B. NỘI DUNG: I. THỰC TRẠNG: 1. GIÁO VIÊN: Trong quá trình dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, là nguồn thông tin mà còn là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh. Nó đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh, khai thác nội dung tranh ảnh vật thật, thiết kế những hoạt động của học sinh trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức, đồng thời thiết kế hệ thống câu hỏi gợi mở. Đặc biệt đối với môn Lịch sử, Địa lí lớp 5 là môn học thông qua hình ảnh trực quan giúp học sinh hình thành biểu tượng địa lí hay tái tạo lại một sự kiện lịch sử. Tuy nhiên trong trong thực tế giảng dạy vẫn còn một số thực trạng sau: Trong tiết dạy một số giáo viên chưa nắm vững nội dung kênh hình dẫn đến việc khai thác, sử dụng đồ dùng trực quan còn lúng túng, chưa khắc sâu kiến thức bài học cho học sinh. Khi tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức bài dạy thông qua kênh hình, giáo viên chưa giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh dẫn đến các em chưa định hướng được nhiệm vụ của mình khi quan sát.. Chưa thực sự chú trọng đến việc thiết kế hệ thống câu hỏi khi tổ chức cho học sinh khai thác, sử dụng đồ dùng trực quan dẫn đến hệ thống câu hỏi rời rạc không khắc sâu được nội dung bài học cho học sinh. Ngôn ngữ diễn đạt của giáo viên còn nhiều hạn chế. Đồ dùng trực quan chưa có tính thẩm mĩ. Chưa kịp thời động viên khuyến khích học sinh khi các em trình bày kết quả làm việc của mình. 2. HỌC SINH: Trong quá trình dạy học nếu như giáo viên đóng một vai trò chủ đạo thì học sinh đóng một vai trò chủ động trong việc lĩnh hội thông tin, học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi, khám phá các khía cạnh khác nhau của thông tin chủ yếu thông qua tranh ảnh, đồ dùng trực quan. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy vẫn còn một số thực trạng sau: Kĩ năng quan sát của học sinh còn yếu, không có chủ định, thiên về màu sắc, không ghi chép những gì quan sát được dẫn đến việc khai thác tranh ảnh đồ dùng trực quan chưa hiệu quả. Học sinh còn thụ động, chưa mạnh dạn, tự tin, chưa chủ động, tích cực trong việc tìm tòi kiến thức mới, chưa mạnh dạn trình bày những hiểu biết của mình. 3. PHỤ HUYNH: Trong quá trình giáo dục phụ huynh luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên do địa bàn của trường chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên nhận thức về việc học tập của con em mình còn nhiều hạn chế như: Phó mặc việc học tập của con em mình cho thầy cô và nhà trường, thiếu sự quan tâm nhắc nhở thường xuyên của phụ huynh, việc chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập của một số học sinh chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Một số em thiếu góc học tập yên tĩnh nên việc học bài cũ của các em bị ảnh hưởng, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức mới gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng tiếng phổ thông trong học tập và giao tiếp của trẻ nên ít sử dụng tiếng phổ thông trong gia đình. II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ: 1. GIÁO VIÊN: Trong giảng dạy để phát huy được tính tích cực của học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc, trước hết giáo viên phải hiểu rõ: Phát huy tính tích cực của học sinh là phương pháp dạy học trong đó giáo viên là người tổ chức, dẫn dắt tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được tham gia thực hành theo năng lực của mình từng bước vươn lên tự chiếm lĩnh kiến thức. Đặc biệt để phát huy tính tích cực của học sinh khi học Lịch sử, Địa Lí lớp 5 thì trong dạy học giáo viên phải chú trọng đến việc sử dụng kênh hình một cách thật hiệu quả. Như chúng ta đã biết, do đặc điểm tri giác của học sinh Tiểu học là trực quan cụ thể, thích màu sắc nên việc sử dụng hệ thống tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ là phương tiện dạy học hữu hiệu không những giúp học sinh nắm vững nội dung bài học mà kênh hình trong dạy học Lịch sử, Địa lí lớp 5 còn có vai trò hết sức quan trọng, giúp minh họa cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, giúp tạo biểu tượng địa lí hay tái hiện lại một giai đoạn lịch sử, nhân vật lịch sử. Đồng thời thông qua việc tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình cũng giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức của bài học, phát huy được tính tích cực của học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc. Kênh hình gồm hệ thống tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ,…có trong sách giáo khoa và tranh ảnh, vật thật do giáo viên và học sinh sưu tầm. Chính vì vậy khi tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình giáo viên cần phải thực hiện tốt một số giải pháp sau đây: a. Để giúp việc sử dụng kênh hình phát huy được tính tích cực của học sinh trước hết giáo viên phải có đủ thông tin cần thiết về kênh hình. Vì bản thân mỗi tranh ảnh, vật thật chỉ sống động khi giáo viên hiểu rõ nội dung và mục đích của kênh hình đối với mỗi bài học. Muốn hiểu rõ, và nắm vững nội dung của kênh hình, giáo viên phải hiểu rõ nội dung và mục tiêu của bài học. Bởi vì cũng là một bức tranh, hay một lược đồ nhưng tùy vào nội dung cụ thể của mỗi bài học mà giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác nội dung tranh ảnh, lược đồ đó ở những khía cạnh khác nhau. Ví dụ: Khi tổ chức cho học sinh quan sát lược đồ châu Á. Ở Bài : Châu Á (Tiết 1). Ở hoạt động 2. Mục tiêu của bài học là giúp học sinh có biểu tượng về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của châu Á. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của châu Á. Mục tiêu: Học sinh nắm vững đặc điểm tự nhiên của châu Á. Giáo viên Y/C học sinh quan sát lược đồ các khu vực châu Á. H: Hãy xác định vị trí của châu Á trên lược đồ? H: Dựa vào lược đồ, em hãy đọc tên một số dãy núi và đồng bằng lớn của châu Á? H: Em có nhận xét gì về địa hình của châu Á? H: Khí hậu châu Á có đặc điểm gì? H: Vì sao châu Á có đủ các đới khí hậu? Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Gắn tranh ” qua trò chơi đó các em sẽ tự tìm được những cảnh thiên nhiên thuộc các khu vực của châu Á. Nhưng ở bài: Châu Á (Tiềt 2). Ở hoạt động 3. Mục tiêu của bài giúp HS nắm được đặc điểm dân cư, kinh tế của châu Á và vị trí địa lí cũng như nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Hoạt động 3: Tìm hiểu về khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu: HS nắm được vị trí địa lí cũng như nền kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Giáo viên Y/C học sinh quan sát lược đồ các khu vực châu Á. H: Em hãy xác định vị trí của khu vực Đông Nam Á? H: Khu vực Đông Nam Á có khí hậu gì? H: Với khí hậu gió mùa nóng ẩm, Đông Nam Á chủ yếu có loại rừng gì? Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày. Y/C các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên phân tích kênh hình, chốt kiến thức. Qua việc tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình sẽ hình thành ở các em biểu tượng địa lí, từ biểu tượng địa lí các em sẽ xác định được vị trí giới hạn của châu lục hay một quốc gia. Khi xác định được vị trí địa lí các em sẽ xác lập được mối quan hệ giữa vị trí địa lí và địa hình, khí hậu, dân cư và nền kinh tế của đất nước hay châu lục đó. Đây là một trong những kiến thức địa lí quan trọng mà các em cần nắm sau khi học xong một bài. Và chỉ khi các em được quan sát kênh hình thì việc nắm kiến thức sẽ vững chắc hơn, đồng thời cũng phát huy được tính tích cực của các em. Hay khi dạy Lịch sử. Như chúng ta đã biết: Phương pháp dạy học lịch sử là phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh dựa vào kênh hình (Sự kiện, nhân vật lịch sử, địa danh,…) nhằm tái hiện lại một sự kiện lịch sử, một thời kì lịch sử của dân tộc, chính vì vậy mà khi tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình giáo viên phải hiểu rõ nội dung của kênh hình giúp tái tạo lại các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách sống động nhất. Ví dụ nhìn vào bức tranh: Khâm Thiên trong đổ nát (12 - 1972.) Bức tranh giúp chúng ta tái hiện được một thời kì lịch sử với tính chất ác liệt của chiến tranh, sự tàn phá có tính hủy diệt, độc ác của đế quốc Mĩ trong thời kì chiến tranh ở Việt Nam. Từ đó, các em hiểu được giá trị của hòa bình độc lập và các em sẽ càng tự hào khi được sống trong cuộc sống hòa bình, độc lập ngày nay. Khâm Thiên trong đổ nát tháng 12 -1972 Hay khi quan sát bức tranh: Nhân dân ta quyên góp chống “giặc đói” Chúng ta dễ dàng hình dung ra một thời kì đầy khó khăn, gian khổ của dân tộc nhưng đồng thời cũng giúp chúng ta thấy được tinh thần tương thân, tương ái, thấy được truyền thống quý báu của dân tộc ta, ý chí nghị lực của nhân dân và cao hơn hết vẫn là sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chính phủ, giúp đất nước thoát khỏi tình thế “Nghìn cân treo sợi tóc” Nhân dân quyên góp chống “giặc đói” Như vậy để tổ chức cho học sinh khai thác tốt kênh hình trong dạy học Lịch sử, Địa lí giúp phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên cần phải nắm chắc nội dung kênh hình, Khi nắm chắc kênh hình và sử dụng thường xuyên thì việc tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình sẽ không còn lúng túng, đồng thời giúp học sinh nắm chắc nội dung bài học. b. Ngoài việc nắm vững nội dung kênh hình, giáo viên cần chú ý đến việc giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh giúp các em định hướng được nhiệm vụ của mình trong việc quan sát. Đồng thời dự kiến thời gian và hình thức tổ chức. Ví dụ: Khi dạy bài “ Bến Tre đồng khởi” Giáo viên Y/C học sinh quan sát tranh SGK / trang 44 và giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh. Nhân dân miền Nam nổi dậy phá thế kìm kẹp H: Quan sát và cho biết nội dung của bức tranh? H: Em có nhận xét gì về khí thế nổi dậy của đồng bào miền Nam? Giáo viên Y/C học sinh trao đổi thảo luận nhóm đôi trong thời gian (2 phút) Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày theo nhóm . Giáo viên nhận xét chốt kiến thức của bài học. Giáo viên có thể phóng to bức tranh hoặc cho các em xem một đoạn băng tư liệu về cuộc nổi dậy của đồng bào miền Nam, của nhân dân tỉnh Bến Tre trong những năm 1959- 1960. Từ những tranh ảnh, tư liệu sẽ giúp các em tái hiện lại được một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc, giúp các em tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân miền Nam. Hay khi dạy bài Địa lí: “Sông ngòi” SGK môn Lịch sử và Địa lí lớp 5/ 74. Giáo viên Y/C học sinh. Quan sát lược đồ sông ngòi . H: Chỉ trên lược đồ và nêu tên 3 con sông lớn ở miền Bắc? H: Em có nhận xét gì về sông ở miền Trung? H: Vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc? Giáo viên Y/C học sinh thảo luận nhóm đôi thời gian (3 phút) Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày. Như vậy để việc quan sát của học sinh có hiệu quả giáo viên cần quan tâm đến việc giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh giúp các em có định hướng đúng đắn khi khai thác kênh hình, từ đó các em sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức của bài học. c. Bên cạnh việc giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh thì việc thiết kế hệ thống câu hỏi khi tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình trong dạy học phân môn Lịch sử, Địa lí cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát huy tính tích cực của học sinh dân tộc, nó giúp cho giáo viên có cơ hội suy nghĩ về học sinh của mình từ đó thiết kế được những câu hỏi phù hợp với trình độ của học sinh. Đồng thời việc thiết kế được hệ thống câu hỏi gợi mở cũng giúp giáo viên chủ động, đỡ đơn điệu khi tiến hành giờ học, tạo mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò, giữa trò với trò. Ví dụ minh họa về việc thiết kế hệ thống câu hỏi gợi ý khi tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình. Bài: Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 Những kiến thức trong bài HS cần khai thác qua kênh hình. Nhận biết được vị trí của đường số 4. Vai trò của tập đoàn cứ điểm Đông Khê. Các mũi tấn công của ta. Nghệ thuật quân sự tài tình của quân ta trong chiến dịch. Giáo viên hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ lược đồ thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở. Y/C quan sát lược đồ hình 2- trang 36. Trả lời câu hỏi: H: Địch âm mưu khóa chặt biên giới nhằm mục đích gì? H: Xác định vị trí của đường số 4 trên lược đồ? H: Đường số 4 có ý nghĩa gì đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta? H: Cứ điểm Đông Khê có vai trò như thế nào đối với đường số 4? H: Chỉ trên lược đồ những vị trí mà quân ta tấn công, và đường rút lui của địch? Như vậy từ việc trả lời các câu hỏi theo gợi ý của giáo viên, học sinh sẽ nắm được diễn biến của chiến dịch, từ đó hiểu được nghệ thuật quân sự tài tình của quân đội ta do Đảng lãnh đạo. Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 Khi thiết kế hệ thống câu hỏi giáo viên cần chú ý câu hỏi phải tường minh, tránh câu hỏi quá dài, quá nhiều câu hỏi làm cho tiết dạy trở nên nặng nề, việc khai thác kênh hình trở nên hình thức mà vẫn không phát huy được tính tích cực của học sinh. d. Trong quá trình dạy học phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên phải luôn quan tâm đến việc trau dồi ngôn ngữ diễn đạt của mình. Bởi vì ngôn ngữ của giáo viên là một trong những đồ dùng trực quan đóng vai trò quyết định cho sự thành công của quá trình dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Đồng thời giáo viên cần chú ý tới tính thẩm mĩ của đồ dùng trực quan, tránh sử dụng những đồ dùng có màu sắc quá lòe loẹt, hoặc quá mờ nhạt, tránh đồ đồ dùng quá to hoặc quá nhỏ làm mất tác dụng của đồ dùng trực quan. e. Muốn sử dụng tốt kênh hình trong dạy học phát huy tính tích cực của học sinh dân tộc khi học phân môn Lịch sử, Địa lí lớp 5. Bản thân mỗi giáo viên phải hiểu rằng: Trong tiết học giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự tham gia thực hành theo nhóm, cá nhân chính vì vậy mà giáo viên cần tạo mọi điều kiện cho học sinh tìm tòi, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực. Giáo viên không ngừng động viên khuyến khích các em mạnh dạn, tự tin trình bày những hiểu biết của mình từ đó hình thành khả năng tự học, phát huy được mối quan hệ hợp tác của học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên. Ví dụ khi dạy bài : “ Vùng biển nước ta”. (Ở hoạt động 3) Hoạt động 3: Vai trò của biển Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày tranh ảnh sưu tầm được theo nhóm 4. Các nhóm sẽ sưu tầm tranh ảnh nói về vai trò của biển, dán vào tờ giấy A0 (Thời gian 3 phút) Đại diện nhóm lên giới thiệu về tranh ảnh của nhóm mình. Các nhóm khác quan sát tranh ảnh của nhóm bạn, nhận xét, bổ sung. Đối với những hoạt đông này, giáo viên hướng cho học sinh tự điều khiển hoạt động . Giáo viên chỉ là người chốt lại kiến thức của bài học. Tranh ảnh về vai trò của biển nước ta. Bãi biển Nha Trang Giao thông trên biển Vịnh Hạ Long Đánh bắt trên biển Thông qua hoạt động này giúp học sinh có ý thức sưu tầm tranh ảnh về vùng biển nước ta từ đó các em có ý hơn trong việc bảo vệ, giữ gìn môi trường biển. Đồng thời giúp các em sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập cũng như trong giao tiếp. Trong quá trình học tập, giáo viên phải là người không ngừng động viên, khuyến khích các em, giúp các em mạnh dạn tự tin, từng bước vươn lên tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Tóm lại: Sử dụng kênh hình trong dạy học phát huy tính tích cực của học sinh dân tộc khi học phân môn Lịch sử, Địa lí là phương pháp dạy học trong đó giáo viên là người tổ chức hướng dẫn cho học sinh được làm việc với tranh ảnh, đồ dùng trực quan thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở giúp học sinh nắm vững nội dung bài học, hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức. Đồng thời giúp học sinh rèn luyện được các kĩ năng quan sát, làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ, giúp các em tự tin hơn trong học tập từng bước vươn lên tự chiếm lĩnh tri thức. Để thực hiện được yêu cầu trên người giáo viên phải cố gắng trao dồi kiến thức của bản thân. Sử dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với nội dung, mục tiêu của bài học. Không ngừng nghiên cứu kĩ bài dạy, nắm vững nội dung kênh hình, lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học một cách hiệu quả. Tạo mọi điều kiện để học sinh được nói, được giao lưu, giao tiếp nhiều. Những gì học sinh làm được thì giáo viên hãy để học sinh tự làm, giáo viên chỉ định hướng, động viên, khuyến khích kịp thời không làm thay. Đồng thời nghiên cứu học hỏi bạn bè đồng nghiệp để có thể thiết kế hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ của học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thực sự bền vững. Khi tổ chức cho học sinh khai thác kênh hình giáo viên phải luôn quan tâm đến tính thẩm mĩ của đồ dùng trực quan, sử dụng đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ tránh lạm dụng đồ dùng trực quan. Giáo viên phải luôn quan tâm, trau dồi ngôn ngữ diễn đạt của mình. Bởi vì ngôn ngữ của giáo viên là một trong những đồ dùng trực quan đóng vai trò quyết định cho sự thành công của quá trình dạy học phát huy tính tích cực của học sinh khi học phân môn Lịch sử, Địa lí. Trong tiết học để phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên phải không ngừng động viên, khuyến khích các em mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia các hoạt động nhóm, cá nhân để tự chiếm lĩnh kiến thức mới. . 2. HỌC SINH: Trong quá trình dạy học phát huy tính tích cực của học sinh một thực trạng mà bản thân tôi cũng như rất nhiều giáo viên trăn trở đó là : Kĩ năng quan sát của học sinh không chủ định, thiên về màu sắc, không ghi chép những quan sát theo một trình tự hợp lí. a. Để giúp học sinh có kĩ năng quan sát một cách có chủ định, trước hết giáo viên phải chú ý đến tính thẩm mĩ của đồ dùng dạy học và hướng dẫn học sinh ghi chép những kết quả quan sát được theo hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên.. Như chúng ta đã biết do đặc điểm tri giác của học sinh Tiểu học là tri giác trực quan cụ thể, thích màu sắc, thích những đồ vật lạ, đẹp mắt chính vì vậy khi sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên nên chú ý sử dụng tranh ảnh đẹp, trình bày khoa học sẽ giúp học sinh tập trung vào việc quan sát, nhận xét. Bên cạnh việc sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, giáo viên tổ chức cho học sinh sưu tầm một số tranh ảnh, tư liệu lịch sử như: những câu chuyện lịch sử, địa danh lịch sử như rừng Sác, Ngã Ba Đồng Lộc, Đường Trường Sơn,…Hay về cảnh đẹp của đất nước, con người Việt Nam và các châu lục, giúp cho các em có thêm kiến thức thực tế về lịch sử, địa lí từ đó các em sẽ hứng thú hơn với nội dung của bài học. Ví dụ khi dạy bài : Một số nước ở châu Âu. Châu Phi,… (Bài tự chọn) Giáo viên tổ chức cho các em quan sát một số tranh ảnh mà giáo viên sưu tầm về một số nước như: Pháp, Ai Cập,…Từ những tranh ảnh, nguồn tư liệu đó các em sẽ hiểu được vì sao Pháp, Ai Cập,… lại thu hút nhiều khách du lịch. Như vậy qua việc quan sát một số cảnh đẹp nổi tiếng của các nước kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa các em sẽ hiểu sâu, nhớ lâu được kiến thức của bài học. Đồng thời được quan sát những bức tranh đẹp cũng giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Ví dụ về tranh ảnh một số nước Pháp và Ai Cập. Sông Nin ở Ai Cập Kim Tự Tháp – Ai Cập Sông Xen ở thủ đô Pa – ri Tháp Eiffel ở thủ đô Pa ri b. Với những học sinh còn thụ động, chưa mạnh dạn, tự tin, chưa chủ động, tích cực trong việc tìm tòi kiến thức mới. Giáo viên cần động viên, khuyến khích các em sưu tầm tranh ảnh theo nhóm, tổ chức cho các em trình bày tranh ảnh sưu tầm theo nhóm dưới nhiều hình thức như: Trưng bày tranh ảnh, Du lịch qua tranh,… Giáo viên không ngừng động viên, khuyến khích các em cho dù là cố gắng rất nhỏ giúp các em mạnh dạn, tự tin vươn lên tự chiếm lĩnh kiến thức. Thông qua hoạt động này giúp các em mạnh dạn, tự tin, hứng thú hơn trong học tập. Đồng thời giáo viên cũng cần định hướng cho học sinh cách quan sát bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở. Song song với việc sử dụng tranh ảnh sinh động giáo viên nên thường xuyên tổ chức cho học sinh học tập ngoại khóa, ứng dụng công nghệ thông tin giúp củng cố kĩ năng quan sát của các em. 3. PHỤ HUYNH: Phụ huynh đóng một vai trò quan trong trong việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Chính vì vậy để đạt được kết quả tốt trong học tập bản thân giáo viên phải thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh, trò chuyện, thăm hỏi động viên phụ huynh quan tâm tới việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của các em. Đặc biệt phần chuẩn bị của học sinh như: Sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật phục vụ cho các tiết học. Giáo viên phối hợp với phụ huynh nhắc nhở các em giờ giấc học tập ở nhà, tạo điều kiện để các em có thời gian và góc học tập yên tĩnh. Bên cạnh đó giáo viên giúp phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc sử dụng tiếng phổ thông trong quá trình học tập. Động viên phụ huynh thường xuyên sử dụng tiếng phổ thông trong gia đình song song với việc sử dụng tiếng dân tộc để các em có điều kiện tiếp xúc với tiếng phổ thông nhiều hơn từ đó nâng cao được chất lượng học tập của các em giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp. III. KẾT QUẢ : Qua một thời gian dự giờ những bạn bè đồng nghiệp và quá trình dài đầu tư, suy nghĩ, nghiên cứu thực hành vận dụng những hiểu biết của bản thân về việc sử dụng kênh hình trong việc phát huy tính tích cực của học sinh. Đến nay chất lượng lớp 5 do tôi phụ trách đã có nhiều tiến bộ. Đầu năm các em tiếp thu bài rất thụ động, kĩ năng quan sát, diễn đạt yếu. Sau một thời gian kiên trì hướng dẫn, tổ chức cho các em nắm vững kiến thức của bài học qua việc sử dụng tranh, ảnh đồ dùng trực quan đến nay, đa số các em đã có sự tiến bộ rõ rệt. Các em tiếp thu bài, làm việc với tranh ảnh, sách giáo khoa một cách chủ động tích cực dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, giúp tiết học sôi nổi. Nhiều em rất tự tin và có thể tự điều khiển một vài hoạt động trong tiết học như : My, Thắm, Mạnh, Phong,…Với sự đầu tư nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, linh hoạt việc sử dụng kênh hình trong dạy học phát huy tính tích cực của học sinh dân tộc khi học phân môn Lịch sử, Địa lí, bản thân tôi luôn tin tưởng rằng chất lượng học tập của các em sẽ đạt kết quả ngày càng tốt hơn. IV. RÚT KINH NGHIỆM Kiên trì tổ chức cho học sinh sử dụng kênh hình trong việc dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong suốt thời gian qua tôi nhận thấy chất lượng học tập của các em có nhiều tiến bộ. Trong quá trình giảng dạy tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm trong việc sử dụng kênh hình trong việc phát huy tính tích cực của học sinh như sau: Để việc sử dụng kênh hình phát huy được tính tích cực của học sinh trước hết giáo viên phải nắm vững toàn bộ nội dung chương trình của lớp dạy cũng như nắm vững chương trình của toàn cấp học. Nghiên cứu kĩ mục tiêu của bài học, của chương trình học. Nắm vững nội dung của kênh hình, đặc biệt nắm vững đối tượng học sinh của lớp học để chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng như thiết kế hệ thống câu hỏi gợi mở nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Ngôn ngữ của giáo viên phải rõ ràng, chính xác. Đồ dùng dạy học phải có tính thẩm mĩ, phù hợp với nội dung của bài học giúp việc khai thác nội dung một cách hiệu quả. Giáo viên phải thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học. Tránh lạm dụng đồ dùng dạy học. Giáo viên phải chú ý vào việc thiết kế các hoạt động học tập của

File đính kèm:

  • docGPHI.doc