Đề tài: Giảng dạy hình học lớp 7 theo kiểu gấp hình

Hướng đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay, cụ thể với học sinh lớp 7 đang thay sách giáo khoa là tích cực hoá hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tư duy của học sinh, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Đối với học sinh lớp 7 bước đầu tiếp cận với bộ môn hình học và kiến thức hình học được trình bày theo con đường kết hợp trực quan và suy diễn. Hình học là môn học đòi hỏi trí tưởng tượng phong phú, có tính trừu tượng cao.Vì vậy để cho học sinh dễ tiếp thu môn học, thì cần phải làm cho bộ môn có tính trực quan sinh động giúp học sinh hứng thú hơn , chủ động tìm tòi, phát hiện các khái niệm, phương pháp chứng minh một định lý, bài tập, dự đoán và kiểm tra các dự đoán một cách tích cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và sự ham thích của học sinh đối với bộ môn hình học và áp dụng vào thực tế .

Trong phương pháp đổi mới , giáo viên phải thể hiện trong bài soạn, bài giảng các mối quan hệ hợp lý giữa dạy kiến thức và kỹ năng với phương pháp suy nghĩ hành động . Giáo viên phải cung cấp cho học sinh những tri thức về phương pháp để học sinh có thể tự mình tìm tòi phát hiện được kiến thức mới và dự đoán được các kết quả xảy ra. Giáo viên phải xác định một kiến thức cơ bản nhất của tiết học, đó là một khái niệm hoặc một tính chất để áp dụng một phương pháp phù hợp giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất

 

doc15 trang | Chia sẻ: liennguyen452 | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài: Giảng dạy hình học lớp 7 theo kiểu gấp hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/ ĐỀ TÀI: GIẢNG DẠY HÌNH HỌC LỚP 7 THEO KIỂU GẤP HÌNH *************** 2/Đặt vấn đề Hướng đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay, cụ thể với học sinh lớp 7 đang thay sách giáo khoa là tích cực hoá hoạt động của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tư duy của học sinh, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đối với học sinh lớp 7 bước đầu tiếp cận với bộ môn hình học và kiến thức hình học được trình bày theo con đường kết hợp trực quan và suy diễn. Hình học là môn học đòi hỏi trí tưởng tượng phong phú, có tính trừu tượng cao.Vì vậy để cho học sinh dễ tiếp thu môn học, thì cần phải làm cho bộ môn có tính trực quan sinh động giúp học sinh hứng thú hơn , chủ động tìm tòi, phát hiện các khái niệm, phương pháp chứng minh một định lý, bài tập, dự đoán và kiểm tra các dự đoán một cách tích cực nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và sự ham thích của học sinh đối với bộ môn hình học và áp dụng vào thực tế . Trong phương pháp đổi mới , giáo viên phải thể hiện trong bài soạn, bài giảng các mối quan hệ hợp lý giữa dạy kiến thức và kỹ năng với phương pháp suy nghĩ hành động . Giáo viên phải cung cấp cho học sinh những tri thức về phương pháp để học sinh có thể tự mình tìm tòi phát hiện được kiến thức mới và dự đoán được các kết quả xảy ra. Giáo viên phải xác định một kiến thức cơ bản nhất của tiết học, đó là một khái niệm hoặc một tính chất để áp dụng một phương pháp phù hợp giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất Kiến thức hình học lớp 7 được trình bày theo con đường kết hợp trực quan và suy diễn. Để giảng dạy tốt và đúng theo trình bày của sách giáo khoa người thầy giáo phải triệt để vận dụng phương pháp trực quan qua vẽ hình, đo đạc, cắt ghép hình, gấp hình... . Qua đó hoc sinh thấy tính thực tế của trực quan trong hình học, nó giúp học sinh dự đoán các sự kiện hình học và tiếp cận các khái niệm , định lý , phương pháp chứng minh định lý, kỹ năng suy luận, kỹ năng vẽ hình, đo đạc, sử dụng dụng cụ, ..... Với những điều mới mẽ của sách giáo khoa lớp 7 và những yêu cầu nêu trên, qua thực tế giảng dạy tôi nêu lên một số kinh nghệm của bản thân trong việc vận dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy hình học lớp 7 qua “ Giảng dạy hình học lớp 7 theo kiểu gấp hình” Trong đề tài này tôi xin đề cập đến vấn đề : “ Giảng dạy hình học lớp 7 theo kiểu gấp hình “ Giảng dạy một khái niệm, phương pháp chứng minh dịnh lý theo kiểu gấp hình tác động mạnh mẽ đến ham muốn học tập môn hình học, ham muốn phát hiện kiến thức và thấy rõ mối liên hệ giữa thực tế với toán học tạo không khí vừa học vừa chơi, vừa chơi tìm ra khái niệm một cách dễ dàng, qua đó giúp học sinh nêu được dự đoán và kiểm tra dự đoán một cách thực tế , giúp học sinh có kỹ năng vẽ hình , suy luận . Với kiểu dạy này giúp người thầy đầu tư kỹ vào bài soạn, nghiên cứu tìm dạng trực quan tối ưu và cơ bản là giúp học sinh đi đến khái niệm một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng nhất, nó nâng cao ý thức trách nhiệm của người thầy. Theo tôi với dạy hình học lớp 7 theo kiểu này cần nắm được các tiêu chí sau: * Dễ gấp hình làm cho học sinh nào cũng có thể gấp được theo hướng dẫn cụ thể của thầy hoặc bằng hình vẽ ( máy chiếu, bảng phụ ). *Dễ dàng rút ra khái niệm với gợi ý của thầy, hinh gấp không quá rườm rà làm mờ trọng tâm. Vận dụng tốt để vẽ hình, nhìn hình vẽ dự đoán , phương pháp chứng minh. *Có tính kế thừa từ cách gấp hình phát hiện kiến thức này vận dụng để gấp phát hiện kiến thức khác. Chẳng hạn khi dạy về tia phân giác của một góc ta hướng dẫn học sinh gấp hình để xuát hiện tia phân giác thì khi đến bài tính chất 3 đường phân giác của tam giác ta chỉ cần yêu cầu học sinh gấp 3 tia phân giác của 3 góc tam giác ,... . Học sinh sẽ vận dụng được cách gấp tia phân giác của một góc vào bài học nầy. 3/Cơ sở lý luận *Dạy học tóan thực chất là dạy hoạt động toán học . HS- chủ thể của hoạt động học - cần phải được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó học sinh tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này trong tiết lên lớp, giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập, củng cố kiến thức cũ tìm tòi phát hiện kiến thức mới. Giáo viên không cung cấp, không áp đặt những kiến thức có sẵn đến với học sinh mà hướng cho học sinh thông qua các hoạt động để phát hiện và chiếm lĩnh tri thức . * Trong hoạt động dạy học theo phương pháp đổi mới , giáo viên giúp học sinh chuyễn từ thói quen học tập thụ động sang tự mình tìm tòi và phát hiện kiến thức giúp rèn luyên khả năng tư duy, nhớ kỹ các kiến thức đã học 4/Cơ sở thực tiển Đề tài được áp dụng với học sinh lớp 7- Trường THCS Hoàng Văn Thụ trong năm học 2002-2003; 2003-2004- Trường THCS Lý tự Trọng trong những năm học 2005- 2006; 2006- 2007; 2007- 2008. Đề tài chủ yếu được áp dụng trong tiết học lý thuyết giúp học sinh thông qua hoạt động gấp hình để phát hiện các khái niệm, một số định lý có thể và tìm tòi được phương pháp chứng minh một định lý đơn giản.Đánh giá hiệu quả của tiết học thông qua khả năng phát hiện kiến thức, khả năng vận dụng vào phân tích tìm ra phương pháp chứng minh , vẽ đường phụ... kết quả của bài kiểm tra. Đối với đề tài này trong những năm qua nhìn chung chưa có ai nghiên cứu kỹ đến mà chỉ qua một vài tiết dạy hay chỉ nói một cách đại khái trong các chuyên đề về giảng dạy môn Toán bằng phương pháp trực quan Hạn chế của việc thực hiện đề tài này trong giảng dạy là ở Hình Học lớp 6 học sinh chưa nắm vững được các bước gấp hình cơ bản chẳng hạn “ gấp hình để tạo trung điểm đoạn thẳng; gấp hình để tạo tia phân giác một góc...Vì vậy khi dạy Hình học lớp 7 theo đề tài này giáo viên cần nhắc lại các bước gáp hình cơ bản tạo ra các khái niệm cơ bản ở lớp 6 phục vụ cho các tiết học sau này ở lớp 7 5/ Nội dung nghiên cứu I/ THỰC TRẠNG BAN ĐẦU: Với học sinh lớp 7 bước đầu làm quen với các khái niệm hình học , tập phân tích một bài toán, tập tìm ra phương pháp chứng minh đối với các em là một điều mới mẽ. Phần lớn học sinh không hứng thú với bộ môn hình học . Khả năng tư duy của học sinh chưa phát triển cao nhưng nhận xét với hình ảnh cụ thể hay với việc làm cụ thể là rât nhạy bén . Về phía thầy cô giáo gặp không ít khó khăn trong việc làm thế nào để học sinh tiếp cận nhanh với các khái niệm, phát hiện các tính chất và tìm được phương pháp để chứng minh một định lý cũng như phát hiện ra cách vẽ đường phụ để chứng minh. II/BIỆN PHÁP CỤ THỂ: II.1/ Vài nét về phương pháp gấp hình trong giảng dạy: Phương pháp gấp hình trong giảng dạy hình học là một phương tiện trực quan một cách cụ thể, sinh động đối với mọi đối tượng học sinh, qua thực hiện học sinh dễ dàng nhận xét và rút ra được các khái niệm cũng như tính chất một cách dễ dàng vì học sinh đã sờ được đã thấy được qua việc làm cụ thể. để phát huy tốt hiệu quả của việc sử dụng phương pháp này người thầy đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn như thế nào, gấp hình như thế nào, hệ thống câu hỏi nhận xét như thế nào, để giúp học sinh đạt tới được điều mà thầy giáo mong muốn. Dạy học hình học lớp 7 theo kiểu gấp hình nó là một bộ phận trong phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề , nó góp phần giúp cho học sinh tích cực chủ động, thông qua đặt vấn đề của giáo viên học sinh tìm cách giải quyết, để giúp học sinh giải quyết vấn đề dặt ra một cách sáng tạo, người thầy phải suy nghĩ đưa ra cách gấp hình tối ưu nhất giúp học sinh thực hành và qua hệ thống câu hỏi đặt vấn đề giúp học sinh dựa và gấp hình rút được vấn đề được giải quyết, vấn đề được đặt ra thông thường ở đây là phát hiện được khái niệm và nắm vững khái niệm, qua thực hành cụ thể giúp các em nhớ kỹ khái niệm. Dạy học Hình học 7 theo kiểu gấp hình nó còn là một bộ phận của phương pháp dạy học “Hợp tác theo nhóm”.Để giúp học sinh giải quyết được một vấn đề đặt ra, chẳng hạn là phát hiện và cách để chứng minh một định lý, một tính chất nào đó mà giáo viên thấy rằng, với một số học sinh trung bình, yếu thì qua cách gấp hình đã xác định trước, thì các em có thể không thực hiện được và nếu thực hiện được cũng không phát hiện được kiến thức một cách độc lập, cần có sự hổ trợ đắc lực của các bạn khác thì việc dạy học “Hợp tác theo nhóm” thực hành gấp hình theo hướng dẫn của giáo viên, phát hiện tính chất và cách chứng minh, đạt hiệu quả cao hơn Qua giảng dạy hiònh học lớp 7 theo kiểu gấp hình giúp học sinh hình thành kỹ năng phát hiện vấn đề , giải quyết vấn đề , biết kết hợp với các hoạt động học tập khác . Giúp hình thành cho học sinh khả năng nắm vững một cách có hệ thống các thao tác nhằm biến đổi và sáng tỏ các thông tin chứa đựng trong thực hành gấp hình đi đến mục đích của việc phát hiện kiến thức. Qua gấp hình rút ra được những khái niêm, định lý nhưng giáo viên phải làm cho học sinh thấy rõ đó là qua trực quan ta rút được những điều ấy nhưng cần phải có cơ sở lý luận để chứng minh những điều mà ta đã rút ra từ thực hành. Giúp học thấy rỏ tầm quan trọng của việc dự đoán được khái niệm, định lý tạo cơ sở cho việc chứng minh.Qua đó giúp học sinh hình thành được thói quen tự học bằng dự đoán tiến đến phát triển tư duy suy luận để chứng minh điều dự đoán. Qua thực hành gấp hình, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống và lao động sản xuất .Thực hiện đề tài này nó có tác dụng gây hứng thú trọng học tập, giúp hoc sinh nắm đươc thực chất vấn đề , tránh việc hiểu các sự kiện toán học một cách hình thức II.2/Cung cấp những kiểu gấp hình đơn giản: Đây là những kiểu gấp hình đơn giản, học sinh bắt buộc phải nắm được. Có nắm được các kiểu gấp hình này học sinh mới dễ dàng vận dụng nó vào các kiểu gấp hình khác, và qua gấp hình để phát hiện ra kiến thức mới. Đó là những kiểu gấp hình: * Gấp để xuất hiện một đường thẳng bất kỳ, một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt, hai nữa mặt phẳng đối nhau.Phải làm cho học sinh biết được cách gấp và thực hiện được qua hướng dẫn của thầy giáo và phải để cho nhận biết được đâu là đường thẳng, là hai nữa mặt phẳng đối nhau qua thực hành. * Gấp hình để xuất hiện đường thẳng qua hai điểm cho trước * Gấp hình để xuất hiện khái niệm trung điểm của đoạn thẳng và phát hiện được tính chất trung điểm đoạn thẳng, đây là yêu cầu quan trọng mà học sinh nào cũng phải biết gấp, người thầy phải hướng dẫn cụ thể: “ Mỗi học sinh một tờ giấy học bình thường , vẽ đoạn thẳng AB, để xác định được trung điểm AB ta gấp tờ giấy như thế nào mà điểm A trùng với điểm B thì lúc này giao điểm của nếp gấp với AB chính là trung điểm AB”.Vấn đề này người thầy cần phải hướng dẫn cụ thể để mọi học sinh đều phải thực hiện được để khi cần thiết học sinh phải biết thực hành ngay. Chẳng hạn trong bài học “Đường trung tuyến của tam giác” để học sinh phát hiện được tính chất ba đường trung tuyến của tam giác cắt nhau tại một điểm, cho học sinh vẽ một tam giác ABC trong một tờ giấy hoặc cắt sẵn một tam giác , hãy gấp hình tạo ra ba trung tuyến của tam giác . Nhận xét . Khi thực hiện thầy giáo chỉ cần cho học sinh xác định trung điểm của từng cạnh , gấp đường thẳng qua đỉnh tam giác và trung điểm cạnh đối diện, qua đó học sinh nêu nhận xét dẫn đến ba đường trung tuyến của tam giác cắt nhau tại một điểm. * Gấp hình để xuất hiện đường thẳng vuông góc với đọan thẳng cho trước.Với đoạn thẳng AB cho trước để qua gấp hình có được một đường thẳng vuông góc với AB, thầy giáo phải hướng dẫn cụ thể là gấp giấy sao cho điểm B(hoặc A) nằm trên AB, nếp gấp là một đường thẳng vuông góc AB.Sau khi nắm được vấn đề này thì vấn đề đường thẳng vuông góc với đường thẳng, có bao nhiêu đường thẳng vuông góc với một đường thẳng cho trước hoặc là qua một điểm cho trước có bao nhiêu đường thẳng vuông góc với đường thẳng đã cho ...dưới sự hướng dẫn của thầy giáo học sinh rút được các khái niệm, tính chất. Chẳng han trong bài “Đường trung trực của đoạn thẳng” để rút được khái niệm đường trung trực + Vẽ trên giâý một đoạn thẳng AB. +Gấp giấy để xuất hiện một đường thẳng d vuông góc với AB nhưng lúc này điểm A trùng với điểm B +Cho học sinh nhận xét đường thẳng d chứa nếp gấp vơi AB d vuông góc với AB d qua trung điểm của AB. Qua đó học sinh dễ dàng rút ra khái niệm đường trung trực của đoạn thẳng . Từ hình vẽ qua thực hành hãy nêu cách vẽ trung trực của đoạn thẳngAB? học sinh nắm được cần xác định trung điểm cuả AB, vẽ đường thẳng qua trung điểm và vuông góc AB . Với phương pháp này học sinh dễ dàng phát hiện được khái niệm, tự bản thân mình tìm được khái niệm qua thực hành dưới sự hướng dẫn của thầy, thông qua việc thực hành học sinh thể hiện được khái niệm bằng hình vẽ. Hay trong bài “ Tam giác cân” để học sinh phát hiện được khái niệm ( Tam giác cân là tam giác có 2 cạnh bằng nhau). Cho học sinh vẽ đoạn thẳng BC trên một tờ giấy, hãy: Gấp tạo thành đường thẳng d là trung trực của BC. Giữ nguyên tờ giấy đã gấp, gấp một đoạn thẳng đi qua 2 mút B,C trùng nhau và cắt d. Đặt tên cho tam giác vừa gấp là ABC ( A thuộc d) Nhận xét AB, AC (Ở đây học sinh có thể vận dụng qua thực hành suy ra AB =AC hoặc vận dụng A thuộc trung trực BC nên AB =AC) Khái niệm tam giác cân *Khi gấp hình mà hai cạnh của góc này trùng với hai cạnh của góc kia thì hai góc đó bằng nhau, sau khi cho học sinh nắm vững điều này hướng dẫn cho học sinh biết gấp hình để tạo đường phân giác của một góc. Cho góc xOy trong giấy hướng dẫn học sinh gấp sao cho tia ox trùng với tia oy, cho học sinh nhận xét rút được kết luận nếp gấplà đường phân giác của góc xOy, nắm được vấn đề này học sinh sẽ vận dụng phát hiện nhanh các kiến thức mới . Chẳng hạn trong bài học “ Hai góc đối đỉnh” để phát hiẹn khái niệm hai góc đối đỉnh giáo viên hướng dẫn học sinh dùng một tờ giấy gấp hai đường thẳng xx, và yy, cắt nhau tại O. Cho học sinh nhận xét có bao nhiêu góc được tạo thành? Qua hướng dẫn của thầy giáo cho học sinh nhận xét cạnh của hai góc mà ta sẽ đưa đến khái niệm.sau khi học sinh đã nắm được khái niệm, để phát hiện tính chất “ Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”.Cho học sinh sử dụng lại tờ giấy đã gấp, hướng dẫn học sinh gấp sao cho tia Ox trùng với tia Oy, , nhận xét tia Oy và tia Ox,. Rút ra kết luận Hay trong bài “ Tính chất 3 đường phân giác của tam giác”, để học sinh phát hiện được tính chất ba đường phân giác của tam giác cắt nhau tại một điểm. Hướng dẫn học sinh thực hiện: Cắt một tấm bìa hình tam giác ABC, hãy : Gấp xuất hiện các đường phân giác của các góc A, B, C. Nhận xét Kết luận Để phát hiện tính chất của tam giác cân “ Trong tam giác cân thì hai góc đáy bằng nhau” Cho học sinh cắt một tấm bìa hình tam giác cân ABC ( AB=AC). Hãy gấp sao cho: Cạnh AB trùng với cạnh AC. Nhận xét điểm B và C Kết luận. Qua cách thực hành này ta còn hướng dẫn để học sinh rút được cách vẽ đường phụ để c/m tính chất. Nếu gọi nếp gấp sao cho AB trùng AC là đường thẳng d cắt BC tai H, nhận xét ta đã tạo được hai góc nào bằng nhau.Đặt vấn đề để c/m tính chất “ Trong tam giác cân thì hai góc đáy bằng nhau” cần vẽ thêm đường phụ nào thì lúc này học sinh sẽ biết vẽ thêm đường phân giác của góc BAC. * Khi gấp hình mà hai mút của đoạn thẳng này trùng với hai mút của đoạn thẳng kia thì hai đoạn thẳng đó bằng nhau. Chẳng hạn trong bài “ Hai tam giác bằng nhau” để học sinh phát hiện được khái niệm chỉ cần hướng dẫn: Mỗi học sinh một tờ giấy hình chữ nhật Cho học sinh gấp giấy như hình vẽ , trải phẳng, nhận xét : +Có bao nhiêu tam giác được tạo thành .Đặt tên ABC , A’ B’C’ Hãy nhận xét các cạnh của tam giác ABC với các cạnh của tam giác A’B’C’ ; các góc của tam giác ABC với các góc của tam giác A’B’C,. B’ C’ A B C +Đặt vấn đề dẫn đến khái niệm hai tam giác bằng nhau. B C A *Học sinh nắm được hình ảnh của hai đường thẳng song song là các rìa của một tờ giấy hình chử nhật, hoặc khi gấp để cho hai rìa của tờ giấy hình chử nhật trùng nhau thì nếp gấp cho ta một đường thẳng song song với hai rìa trùng nhau khi gầp. Cung cấp cho học sinh cách gấp để xuât hiện đường thẳng song song với đường thẳng đã cho. Vận dụng vấn đề này trong nhiều bài học chẳng hạn trong bài “ Tổng các góc trong một tam giác” để học sinh phát hiện được tính chất “ Tổng các góc của một tam giác bằng 1800 “ +Dùng một tờ giấy vở học sinh nhận xét 2 mép giấy là hình ảnh của 2 đường thẳng song song +Hướng dẫn cho học sinh gấp như hình vẽ +Đặt tên cho tam giác tạo thành và các góc có trong tam giác sau khi gấp + Nhận xét các cặp góc bằng nhau + Dự đoán chính xác tổng 3 góc của tam giác. +Đặt vấn đề , dùng lý luận để chứng minh. Với tam giácABC đã vẽ làm thế nào để c/m góc A + góc B +góc C =1800 Học sinh dễ dàng tìm được cách vẽ đường phụ : Qua A vẽ đường thẳng xy//Bc và biết được phương pháp chứng minh . X A Y B C * Phối hợp các kiểu gấp trong một bài giảng. Để làm được điều này người thầy cần phải biết vận dụng các kiểu gấp hình đơn giản, kết hợp chúng một cách nhẹ nhàng , dể nhìn thấy vấn đề đang đặt ra và hướng giải quyết .Không nên lạm dụng gấp hình trong nhưngx đơn vị kiến thức quá rườm rà làm cho cả thầy giáo lẫn học sinh lúng túng không tìm được hướng giải quyết cụ thể. Chẳng hạn trong bài giảng “ Góc đối diện với cạnh lớn hơn trong một tam giác”, các hướng dẫn cần thiết như sau: * Cho học sinh cắt một tam giác ABC (AC > AB ) - Giới thiệu góc đôï diện của cạnh AB , AC .- Gấp tam giác ABC từ đỉnh A sao cho cạnh AB chồng lên cạnh AC-Đặt tên cho nếp gấp là AM ; đánh dấu điểm B’ trùng với điểm B trên cạnh AC. - Kẻ đoạn thẳng B’M - Nhận xét góc AB’ M quan hệ như thế nào với - Dựa vào tính chất góc ngoài của tam giác học sinh dễ dàng suy được góc AB’M > góc C *Nhận xét - Theo cách gấp hình thì góc AB’M = ? - Lúc này học sinh sẽ rút được góc B > C dẫn đến tính chất . *Để vẽ được đường phụ và chứng minh được tính chất . đặt vấn đề theo gấp hình học sinh nhận thấy cần phải có : - Điểm B’ , M -Góc AB’M = góc B Trong hình vẽ : Hướng dẫn theo gáp hình thì điểm B’ thuộc cạnh nào và phải thoả mãn điều kiện gì ? ( B’ AC , AB’ = AB), học sinh sẽ xác định được điểm B’. A Tia AM là gì của góc BAC. Qua gấp hình học sinh sẽ xác định được tia AM là phân giác của góc BAC do khi gấp hình các cạnh của hai góc BAM và CAM là trùng nhau . Từ đó học sinh sẽ vẽ được đường phụ tia AM là phân giác góc BAC và điểm B’ thuộc AC sao cho AB’ = AB , theo gấp hình học sinh sẽ tìm được hướng chứng minh A A B, B , ,,, C M B C B C M * Hệ thống câu hỏi phải phù hợp với kiểu gấp hình, phải làm rỏ vấn đề mà ta đang hướng đến, giúp học sinh phát hiện các khái niêm, tính chất một cách nhanh nhất và hiểu rõ, sâu bản chất của vấn đề đặt ra. Trong bài “ Khái niệm góc ngoài của tam giác” để học sinh phát hiện thế nào là góc ngoài của tam giác, nắm vững bản chất của khái niệm vận dụng vẽ hình và phát hiện cùng với chứng minh tính chất “ Số đo mỗi góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề nó”. Hướng dẫn học sinh thực hành gấp hình và hệ thống câu hỏi như sau: A B C +Cho học sinh gấp giấy như hình vẽ . + Đặt tên cho tam giác tạo thành ABC + Cho học sinh nhận xét : - Những góc < 1800 được tạo thành mà không phải là góc của tam giác ABC - Mỗi góc này tại mỗi đỉnh quan hệ như thế nào với góc của tam giác tại đỉnh đó *Qua đó học sinh dễ dàng : + Rút được khái niệm góc ngoài của tam giác: + Số góc ngoài của tam giác +Cách vẽ góc ngoài của tam giác ( Nhận xét theo gấp hình dẫn đến cách vẽ góc ngoài của tam giác tại mỗi đỉnh). + Để phát hiện và c/m được số đo mỗi góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề nó: Dựa vào khái niệm góc ngoài của tam giác và tổng 3 góc của tam giác . 6/Kết quả thực hiện Khi chưa áp dụng giảng dạy như trên tôi nhận thấy học sinh rát chậm trong việc phát hiện khái niệm , tính chất , không hứng thú trong việc học tập , không hình dung được để chứng minh một tính chất, định lý ta cần phải làm như thế nào . Sau khi áp dụng đề tài bản thân tôi nhận thấy : -Không khí học tập của lớp sôi nổi hơn nhiều, học sinh ham học . -Phát hiện các khái niệm rất là nhanh chóng qua hình ảnh cụ thể mà tự các em theo hướng dẫn của thầy cô giáo . -Một số em học sinh từ trung bình trở lên có thể phát hiện được cách vẽ đường phụ để tìm cách chứng minh một tính chất . -Thấy rõ mối liên hệ giữa thực tế và toán học Kết quả được thể hiện qua thống kê kết quả điểm kiểm tra hình học Trường THCS Lý Tự Trọng Năm học Áp dụng đề tài Kết quả Giỏi Khá TBình Yếu 2004-2005 Chưa áp dụng 6% 24% 58% 12% 2005-2006 Đã áp dụng 10% 27% 58% 5% 2006-2007 Đã áp dụng 13% 28% 56% 3% 2007-2008 Đang áp dụng 18% 28% 52% 2% 7/Kết luận Qua thực tiễn dạy học bản thân tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp dạy học theo kiểu gấp hình trong hònh học lớp 7 phát huy được tính tích cực hoạt động, chủ động , phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của học sinh trong tiết hình học, học sinh qua gấp hình tự mình phát hiện được khái niệm một cách nhanh chóng, tự mình qua hướng dẫn của thầy giáo tìm được phương pháp để chứng minh một tính chất và đặc biệt hơn nữa là một số em học sinh khá giỏi có thể vận dụng gấp hình tìm được cách vẽ đường phụ để chứng minh một số tính chất.. Tuy vậy không có phương pháp dạy học nào là tối ưu mà phải do người thầy giáo vận dụng , phối hợp các phương pháp một cách hợp lý thì bài giảng mới mang lại hiệu quả cao. Qua đề tài này tôi muốn được trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp , mong đóng góp một số ý kiến của mình trong việc đáp ứng của việc đổi mới phương pháp dạy học, tuy vậy việc thiếu sót trong đề tài này là không thể tránh khỏi. Rất mong sự đóng góp xây dựng của đồng nghiệp và bạn đọc. 8/ Đề Nghị: Qua việc áp dụng đề tài bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm nhất định *Để giảng dạy hình học lớp 7 theo kiểu gấp hình đạt hiêụ quả người thầy cần phải làm được những yêu cầu cơ bản sau : a.Phải làm cho học sinh biết một cách chắc chắn cách gấp hình để xác định được trung điểm của một đoạn thẳng cho trước vì đây là cơ sở để gấp xác định trung trực của một đoạn thẳng, gấp xác định 2 đoạn thẳng bằng nhau. b.Học sinh phải biết gấp hình như thế nào để tạo được một đường thẳng vuông góc với một đường thẳng cho trước ( Gấp sao cho 2 nữa của đường thẳng trùng nhau ta sẽ tạo được nếp gấp là hình ảnh của đường thẳng vuông góc với đường thẳng đã cho.) Kết hợp a, b học sinh dễ dàng gấp hình để tạo : -Đường trung trực của đoạn thẳng, đường trung trực của tam giác , đường cao của tam giác. - Đoạn thẳng là khoảng cách từ một điểm đến 2 cạnh của một góc . c.Học sinh phải biết gấp hình để tạo đường phân giác của một góc( Gấp sao cho hai cạnh Ox, Oy của góc xOy trùng nhau thì nếp gấp là hình ảnh của tia phân giác góc xOy.). Qua đó học sinh cần phải nắm được khi gấp hình mà hai cạnh của góc này trùng với 2 cạnh của góc kia thì 2 góc đó bằng nhau . d.Giáo viên phải chủ động trong lựa chọn cách gấp nào mà học sinh dễ dàng làm được và nhận biết các khái niệm một cách nhanh nhât và hiệu quả nhất . Phải biết linh hoạt tạo kết dính giữa gấp hình và vẽ hình , giữa gấp hình và rút ra khái niệm , tính chất ; giữa gấp hình và vẽ đường phụ để chứng minh ... .. để tiết học vừa sinh động vừa phát triển tư duy . 10/Tài liệu tham khảo 1/ Sách giáo khoa lớp 7-NXB GD .(T1,T2) 2/ Sách Giáo Viên Lớp 7- NNXB GD 3/Hội nghị tập huấn PPDH Toán học Phổ thông- Bộ GD& ĐT 4/Tài liệu BDTX Môn Toán- NXB GD 11/Mục lục Trang 1/ Tên đề tài 1 2/ Đặt vấn đề 1 3/ Cơ sở lý luận 2 4/ Cơ sở thực tiễn 2- 3 5/ Nội dung nghiên cứu 4 6/ Kết quả thực hiện 12 7/ Kết luận 13 8/ Đề nghị 13 10/ Tài liệu tham khảo 14 11/ Mục lục 15 12/ Phiếu đánh giá xếp loại SKKN 16 __________________

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem.doc
Giáo án liên quan