Đề tài Giáo dục đạo đức thiếu niên nhi đồng ở trường tiểu học

Giáo dục để hình thành nhân cách trẻ thơ là vấn đề hàng nghìn năm của xã hội loài người để sau này kế tục tinh hoa của người đi trước. Nhưng mỗi nơi mỗi hoàn cảnh khác nhau nên tôi chọn đề tài này và cố gắng những phương pháp giáo dục đạo đức thanh thiếu niên để phù hợp với điều kiện thực tế của trường. Trong công tác giáo dục con người, đặc biệt ngay từ lúc nhỏ điều cần quan tâm trước tiên là giáo dục đạo đức từ nền tản tiểu học ta mới có thể tạo nên những người công dân tốt, cán bộ tốt cho xã hội . Muốn thế mỗi anh chị phụ trách cần có biện pháp giáo dục tích cực. Đó là một hệ thống phương pháp để góp phần hình thành nhân cách cho thanh thiếu niên. Trong quá trình này bản thân tôi , một mặt lĩnh hội kinh nghiệm xã hội bằng cách gia nhập môi trường xã hội ở các quan hệ xã hội để tạo thành những tình huống đạo đức cụ thể. Mặc khác tôi cũng cần tự trao dồi, tìm tòi, khám phá để hoàn thiện mình hơn. Vì vậy giáo dục đạo đức thiếu niên nhi đồng phải dựa vào những điều kiện có sẵn để tạo ra những biện pháp thích hợp, nhất là giáo dục đạo đức các em thiếu niên nhi đồng.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục đạo đức thiếu niên nhi đồng ở trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét đánh giá của Hội Đồng KHGD trường: - Tác dụng của SKKN :.. - Tính thực tiễn, sư phạm khoa học:... - Hiệu quả :. - Xếp loại :. Bình Hòa Đông, ngày .// 2005 CT.HĐKHGD Nhận xét đánh giá của Hội Đồng KHGD phòng GDĐT: - Tác dụng của SKKN :.. - Tính thực tiễn, sư phạm khoa học:... - Hiệu quả :. - Xếp loại :. Mộc Hóa , ngày // 2005 CT.HĐKHGD Nhận xét đánh giá của Hội Đồng KHGD SởGD - ĐT - Tác dụng của SKKN :.. - Tính thực tiễn, sư phạm khoa học:... - Hiệu quả :. - Xếp loại :. Long An, ngày ././ 2005 CT.HĐKHGD I./ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1./ Khách quan: Giáo dục để hình thành nhân cách trẻ thơ là vấn đề hàng nghìn năm của xã hội loài người để sau này kế tục tinh hoa của người đi trước. Nhưng mỗi nơi mỗi hoàn cảnh khác nhau nên tôi chọn đề tài này và cố gắng những phương pháp giáo dục đạo đức thanh thiếu niên để phù hợp với điều kiện thực tế của trường. Trong công tác giáo dục con người, đặc biệt ngay từ lúc nhỏ điều cần quan tâm trước tiên là giáo dục đạo đức từ nền tản tiểu học ta mới có thể tạo nên những người công dân tốt, cán bộ tốt cho xã hội . Muốn thế mỗi anh chị phụ trách cần có biện pháp giáo dục tích cực. Đó là một hệ thống phương pháp để góp phần hình thành nhân cách cho thanh thiếu niên. Trong quá trình này bản thân tôi , một mặt lĩnh hội kinh nghiệm xã hội bằng cách gia nhập môi trường xã hội ở các quan hệ xã hội để tạo thành những tình huống đạo đức cụ thể. Mặc khác tôi cũng cần tự trao dồi, tìm tòi, khám phá để hoàn thiện mình hơn. Vì vậy giáo dục đạo đức thiếu niên nhi đồng phải dựa vào những điều kiện có sẵn để tạo ra những biện pháp thích hợp, nhất là giáo dục đạo đức các em thiếu niên nhi đồng. 2./ Chủ quan : Từ những lý luận thực tiển trên bản thân tôi người giáo dục đạo đức thiếu niên nhi đồng, cần có những biện pháp, phương pháp giáo dục đạo đức một cách thích hợp. Vì vậy tôi đã tìm hiểu các biện pháp giáo dục đạo đức cho các em thiếu niên nhi đồng trường TH Bình Hòa Đông với mong muốn rút ra được một số kinh nghiệm của những người đi trước nhằm đạt hiệu quả giáo dục đạo đức cao cho bản thân trong công tác phụ trách Đội sau này. II./ NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về công tác giáo dục đạo đức thiếu niên nhi đồng trường tiểu học. Tìm hiểu thực trạng của việc vận dụng phương pháp giáo dục đạo đức thiếu niên nhi đồng ở trường TH Bình Hòa Đông và những kết quả mà bản thân đã đạt được ( một số bài học kinh nghiệm và những kiến nghị ). III./ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu các biện pháp giáo dục đạo đức thiếu niên nhi đồng ở trường TH Bình Hòa Đông . Từ đó, có hướng đi đúng đắn, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước chuẩn bị cho công tác giáo dục sau này. IV./ KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1./ Khách thể : Công tác giáo dục đạo đức thiếu niên nhi đồng ở trường TH Bình Hòa Đông . 2./ Đối tượng: Các biện pháp giáo dục đạo đức thiếu niên nhi đồng ở trường TH Bình Hòa Đông của giáo viên tổng phụ trách Đội. V./ PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1./ Phạm vi : Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp giáo dục thiếu niên nhi đồng ở TH Bình Hòa Đông của Tổng Phụ Trách Đội trường TH Bình Hòa Đông. 2./ Thời gian : Đề tài được thực hiện thời gian từ( 15/12/ 2004 đến 20/4/2005 ) VI./ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức thiếu niên nhi đồng hoàn thiện dần nhân cách thiếu niên nhi đồng nếu có biện pháp giáo dục đạo đức thích hợp. VII./ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp đồng thời với các phương pháp. 1./ Nghiên cứu lý thuyết : Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến đề tài này. 2./ Nghiên cứu thực hiện : Quan sát, điều tra, đàm thoại . . . dùng các phương pháp này, tôi xem xét tình hình thiếu niên nhi đồng ở trường TH Bình Hòa Đông và những biện pháp giáo dục mà Tổng Phụ Trách đã sử dụng. VIII./ THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1./ Thực trạng : a./ Đặc điểm trường TH Bình Hòa Đông : Hiện nay chúng ta đang bước vào thời kỳ mới. Đây là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, lớp trẻ có nhiều biểu hiện sa sút về đạo đức. Vì vậy công tác giáo dục đạo đức TNNĐ ở trường TH Bình Hòa Đông cũng gặp một số khó khăn vướng mắt, đòi hỏi người phụ trách thiếu TNNĐ phải có trình độ giáo dục khoa học nhằm lôi kéo các em thiếu niên nhi đồng tham gia vào tổ chức Đội . Năm học 2004 – 2005 Trường TH Bình Hòa Đông có 27 lớp ( trong đó có 23 lớp cấp I và 4 lớp Mầm non. Nhìn chung đạo đức của các cháu nhi đồng và các em đội viên có nhiều tiến bộ hơn “ Năm sau tiến hơn năm trước”. Có được kết quả trên là do sự phối hợp chặt chẽ của Ban phụ trách Đội, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể cùng tham gia tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em trong và ngoài nhà trường. Ngay từ đầu năm học Ban phụ trách Đội trường TH Bình Hòa Đông đã lên kế hoạch họat động cụ thể trong năm theo từng chủ điểm tháng. Trong kế hoạch đề ra Ban phụ trách đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức vì lứa tuổi thiếu niên nhi đồng hiện nay dễ sa ngã vào những thói hư tật xấu. Mặc dù công tác giáo dục đạo đức thiếu nhi đồng được Ban phụ trách đặc biệt quan tâm nhưng bên cạnh những mặc làm tốt thì ởû trường TH Bình Hòa Đông vẫn còn một em đội viên có những biểu hiện về hành vi đạo đức chưa tốt đó là em Nguyễn Văn Út , học sinh lớp 4A một học đội viên có biểu có đạo đức cần cố gắng. Những biểu hiện cụ thể là : nói tục chữi thề, ăn cắp vặt, thường xuyên gây gổ, chọc phá bạn bè, không thuộc bài, không đi sinh hoạt Đội và nghỉ học không phép b./ Đặc điểm lớp và gia đình học sinh : Đầu năm học 2004 – 2005 trường TH Bình Hòa Đông có : 448 học sinh. Riêng ở lớp 4A có 13 em trong đó có em Nguyễn Văn Út đạo đức cần cố gắng. * Nguyên nhân : Em Nguyễn Văn Út sinh ra trong một gia đình đông con, kinh tế gia đình gặp khó khăn. Cha mẹ không có tiền cho ăn quà sáng, nên em thường sinh ra tính ăn cắp vặt ngay từ những năm đầu cấp I. Ngoài giờ học em còn phải đi chăn trâu trên đồng ruộng tiếp xúc nhiều với những em thiếu học cho nên em thường xuyên có thói quen nói tục chữi thề. Trong lớp em thường xuyên quậy phá, chia phe phái đánh lộn, chọc ghẹo bạn nữ do ngoài giờ học em thường xuyên ở ngoài đồng chăn trâu nên em không có thời gian học bài ở nhà cho nên vào lớp em thường xuyên không thuộc bài, không làm bài ở nhà, không đi sinh họat Đội . . .vì vậy cho nên sức học của em ngày càng bị đi xuống, thầy cô la em chỉ được một chút rồi cũng chứng nào tật ấy. Nhiều lần GVCN than phiền với tôi về vấn đề này. Tôi hứa sẽ cố gắng giáo dục em. 2./ Nội dung cần giải quyết : Từ những hành vi sai phạm của em Nguyễn Văn Út nói trên tôi đã rút ra những điều cần phải làm đối với việc giáo dục thiếu niên nhi đồng của trường TH Bình Hòa Đông nói chung và trường hợp của em Nguyễn Văn Út nói riêng phải có kế hoạch cụ thể và rõ ràng. Trước hết tôi kết hợp với GVCN lớp 4A đặc biệt là em Nguyễn Văn Út, tôi càng quan tâm em nhiều hơn đưa việc giáo dục đạo đức của các em là nhiệm vụ hàng đầu, tổ chức việc giáo dục thật tốt. “ Học phải đi đôi với hành”. Giáo dục các em trở thành người tốt giúp ích cho XH và gia đình. Các em : + Không nói tục chữi thề. + Thực hiện tốt nội qui nhà trường. + Không lấy đồ, tiền của người khác. +Yêu thương đoàn kết giúp đỡ bạn bè. + Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. + Trong lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài. + Biết nhận thức được đâu là đúng, đâu là sai. + Biết lễ phép, chào hỏi người lớn tuổi. 3./ Biện pháp giáo dục : Đối với thiếu niên nhi đồng trường TH Bình Hòa Đông nói chung và em Nguyễn Văn Út nói riêng cần phải lựa chọn biện pháp thích hợp để giáo dục đạt kết quả cao. a./ Tìm hiểu học sinh vi phạm: Bản thân giáo viên nghiên cứu sở thích, cá tính của em Nguyễn Văn Út trong quá trình học tập, vui chơi, lao động, tiếp xúc hàng ngày thông qua cha mẹ, bạn bè và cần tiếp xúc, gần gũi nhiều với em Út. Thường xuyên quan sát chú ý nhiều đến các họat động học tập và sinh họat hàng ngày của em Nguyễn Văn Út. b./ Tổ chức các hoạt đông gíao dục - Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí tập thể: Văn nghệ ,trò chơi , các môn thể dục thể thao - Nêu gương người tốt việc tốt trong các buổi sinh hoạt tập thể của Đội. - Khen thưởng động viên kịp thời khi các em làm việc tốt. - Giảng giải phân tích hành vi tốt xấu , luyện tập cho các em có thói quen, làm những điều tốt , khắc phục những điều xấu để từ đó hình thành được nhân cách của các em ngay từ thuở ban đầu. c/ Phối hợp các lực lượng giáo dục: * Đối với gia đình học sinh : Cha mẹ em luôn theo dõi mọi họat đông của con em mình , để ý từng lời ăn tiếng nói để uốn nắn dạy dỗ em từ từ , mỗi ngày một chút đúng như câu “Mưa lâu, thấm đất” và nhất là mẹ cần nắm rõ tâm lý con mình , mà dạy bảo tránh cho em bị xúc phạm về mặt tình cảm. *Đối với xã hội : Có bà con hàng xóm , Hội Phụ nữ , Chi đoàn thanh niên của xã giúp đỡ khuyến khích các em thiếu nhi nói chung và em Nguyễn Văn Út nói riêng trong mọi hoạt động, mọi phong trào của nhà trường và của địa phương . *Đối với nhà trường : Tổ chức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của trường là môi trường tốt để giáo dục các em để các em có những bước tiến vững vàng sau này. Bằng cách nêu gương người tốt việc tốt trong chương trình phát thanh măng non, mỗi giờ ra chơi, mỗi giờ sinh họat Đội TPT luôn nhắc nhở các em thực hiện tốt nội qui của trường của lớp, của tổ chức Đội TNTP. Qua các buổi sinh hoạt TPT cần rút kinh nghiệm nêu gương tốt để các em noi theo. TPT phân công các em Đội viên ưu tú tiếp xúc, kìm cặp, đôn đốc, nhắc nhở em Út sau một thời gian ( Học kỳ I ) em Nguyễn Văn Út có tiến bộ rõ rệt. * Đối với Tổng Phụ Trách Đội : Tôi thường xuyên đến nhà em Nguyễn Văn Út để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình .Tôi được biết cha em Út cũng thường nhậu nhẹt, chữi thề. Có thể vì vậy mà em đã quen miệng bắt chước cha mình. Tôi đến dùng tình cảm để khuyên cha em phải là tấm gương cho con mình noi theo. Qua thời gian sau cha em Út cũng nhận thấy việc sai trái của mình nên hứa là sẽ sửa đổi từ từ không nói tục chữi thề. Còn mẹ em Út là một người phụ nữ hiền lành nhưng vì mãi mê công việc làm ăn nên không có thời gian chăm sóc con và dạy dỗ, nhưng mẹ em bảo em rất thích được nói ngọt ngào. Biết được điểm yếu đó tôi liền đánh ngay vào tâm lý của em. Mỗi khi gặp GVCN tôi cũng trao đổi điều đó. Riêng trong những buổi sinh họat tập thể tôi dùng lời ngọt ngào để nói chuyện với em. Ngoài ra tôi thường gặp riêng em để chỉ cho em thấy những việc làm nào tốt có ích cho XH, những việc làm nào không tốt ảnh hưởng đến người khác. Qua nhiều lần tiếp xúc, sinh hoạt Đội em Út tỏ ra rất thích, nhiều lần tôi còn giao việc nhờ em làm, mặc dù việc rất nhỏ nhưng khi làm xong tôi đều tuyên dương em trước tập thể, tôi thấy sau khi được khen em rất sung sướng mừng ra mặt. Em Nguyễn Văn Út sinh ra và lớn lên trong một gia đình kinh tế chật vật, cha mẹ ít quan tâm và không cho tiền để em ăn bánh, nên em thường lén lấy cắp tiền của cha mẹ để ăn quà, dần dần thành thói quen sinh ra ăn cắp tiền của những người chung quanh, của bạn bè trong lớp, lúc đầu lấy tiền, sau đó lấy cả dụng cụ học tập của các bạn . . . Biết được việc này đã trở thành thói quen “ Aên cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt” trước sự việc này một mặt tôi gặp riêng cha mẹ em nói rõ sự việc, cha mẹ em Út bảo rằng đã biết sự việc đó, có rầy la, thậm chí còn bị đòn nữa nhưng em vẫn chứng nào tật ấy. Tôi kết hợp với gia đình nhờ cha mẹ luôn theo dõi các hoạt động ở nhà của em Út , tiền bạc cất cẩn thận. Nhờ cha mẹ chú ý nếu em có đem vật nào lạ hoặc tiền về nhà thì tra hỏi cặn kẽ. Mặc khác tôi theo sát GVCN và trong các buổi sinh hoạt tôi theo dõi từng việc làm của em ở trường, ở lớp. Trong những buổi sinh hoạt tập thể, hoặc những buổi sinh hoạt dưới cờ tôi thường nêu gương người tốt việc tốt lên trước tập thể như : nhặt của rơi trả lại, giúp bạn lúc gặp khó khăn. Tôi thường ca ngợi những em có tính thật thà không tham lam của người khác, đồng thời tôi cũng gặp riêng em nhắc nhở động viên em, phân tích cho em thấy được tham lam là một đức tính xấu sẽ bị mọi người cười chê, bạn bè xa lánh, ít ai tiếp xúc gần gũi với mình. Em thử tưởng tượng xem nếu em nhặt được của rơi đem trả lại cho người bị mất thì người bị mất sẽ cảm phục em và em cũng được bạn bè mến phục về việc làm tốt của mình. Kể từ đó nhiều lần Út nhặt được của rơi và tìm gặp ngay tôi để nhờ trả lại cho bạn nào bị mất. Khi thì em nhặt được cây bút, khi thì một quyển sách hay một cây thước có khi có cả tiền nữa nhưng em đều nhờ tôi trả lại cho những bạn bị mất. Những việc làm của Út đều được mọi người biết đến qua các buổi sinh họat dưới cờ. Từ đó em rất vui sướng vì được mọi người, bạn bè yêu mến. Việc làm tốt của em cứ tiếp tục từ đầu học kỳ II cho đến hôm nay, hầu như tính ăn cắp vặt của em không còn nữa, mà thay vào đó là một cậu bé thật thà không tham của rơi được mọi người yêu mến. Do tính hiếu động hay chọc phá người khác hầu như em không ngồi yên được, khi thì khều bạn nầy, khi thì quẹt bạn kia, lúc thì chia phe đánh lộn nhau trong giờ chơi hay những lúc tan trường. Tôi nghĩ kìm cặp em trong vấn đề này không phải là dễ. Tôi nhờ GVCN sắp cho em ngồi gần em lớp trưởng là một em trai rất hiền, gương mẫu, chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói, khi ngồi kế em này Út cũng dần dần cảm phục được tính của bạn giống như câu “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Mặc khác trong các buổi sinh hoạt tôi thường đưa các em chia phe đánh lộn đứng lên để tôi phân tích cái lơi cái hại của trò chơi đánh nhau. Sau đó tôi giải thích cho các em thấy trò chơi này không thấy cái lợi mà chỉ toàn là cái hại, gây mất đoàn kết bạn bè, ngoài ra còn phải bị u đầu chảy máu . . . Chúng ta cần chơi những trò chơi nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi. Từ đó trở về sau em Út bỏ hẳn việc chọc phá người khác và chia phe đánh lộn trong các giờ nghỉ. Do mất căn bản từ những lớp dưới cho nên học lực của em ở mức trung bình yếu. Em đọc chữ không chạy, lười học bài và làm bài ở nhà. Tôi kết hợp với GVCN mỗi ngày kiểm tra việc học bài, đọc bài trước ở nhà hai ba trang sách vào lớp đọc lại cho GVCN nghe vào cuối buổi học bên cạnh việc kiểm tra tôi nhờ GVCN kèm thêm cách phát âm chuẩn các từ khó, cách ngắt nghỉ câu, cách nhấn giọng . Nhờ vậy mà sang học kỳ II này khả năng đọc của em được nâng lên rất nhiều . Ngoài ra tôi phát động phong trào học tập trong các chi đội “ Nhóm bạn cùng tiến” nhờ vậy mà Út được bạn cùng nhóm kiểm tra chéo bài của nhau, động viên Út làm bài. Lúc đầu Út còn rất lười nhưng sau đó nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của bạn mà Út đã học khá lên. Em thường làm đầy đủ bài tập ở nhà, vào lớp lúc nào em cũng thuộc bài. Sang học kỳ II này em còn biết đóng góp phát biểu ý kiến xây dựng bài nữa, bạn bè đều thân thiết và gần gũi với Út nhiều hơn. Ơû học kỳ I Út thường nghỉ sinh họat Đội không phép. Có lần tôi đến nhà cha mẹ tìm hiểu nguyên nhân thì được biết ngày đó em có đi sinh hoạt nhưng không đến trường vì sợ bị phê bình và sợ các bạn trong chi đội xa lánh. Tôi liền đề nghị gia đình theo dõi kỉ hơn nếu cho Út nghỉ thì phải viết đơn xin phép nhờ bạn cùng lớp, hoặc cùng trường đưa cho thấy cô giáo phụ trách. Nếu ngày nào Út nghỉ sinh hoạt hoặc nghỉ học thì phải báo ngay cho cha mẹ biết. Mặc khác tôi đến gặp riêng em và khuyên em phải thường xuyên đi học và tham gia sinh hoạt Đội, nếu nghỉ học nhiều sẽ mất bài, còn nếu không tham gia sinh hoạt thì sẽ mất tính tổ chức kỉ luật vì nơi đây sẽ rèn luyện và giáo dục trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ. Hiểu được đều đó đến nay hầu như Út đi học đều hơn, tham gia sinh hoạt đầy đủ và nhiệt tình được mọi người yêu mến. * Đối với các bạn trong liên đội : Tôi phân công các em trong liên chi đội thường xuyên gần gũi, giúp đỡ Út trong quá trình học tập và tham gia sinh hoạt Đội. Trong học tập chi đội lớp 4A thường xuyên cho Út dụng cụ học tập và hướng dẫn Út ôn bài, giảng giải những chỗ bạn chưa hiểu khi học nhóm. Trong sinh hoạt Đội các bạn hướng dẫn cho Út những trò chơi tập thể, những bài hát sinh hoạt cộng đồng Từ đó Út càng yêu mến Đội nhiều hơn và rất thích được tham gia sinh hoạt cùng các bạn. Ngoài ra từ chương trình Rèn luyện Đội viên đã giúp Út trở thành người đội viên tốt. 4./ Kết quả chuyển biến : Trong quá trình rèn luyện giáo dục đạo đức cho thiếu niên nhi đồng ở trường TH Bình Hòa Đông nói chung đặc biệt là em Nguyễn Văn Út nói riêng. Em Nguyễn Văn Út đã có bước tiến rõ rệt. Đến cuối học kỳ I em Út có sự thay đổi về mặt đạo đức. Em biết nhận thức việc làm tốt việc làm không tốt chú ý lắng nghe lời dạy của anh chị phụ trách đặc biệt là vai trò của Tổng phụ trách, em đã có sửa chữa, mặc dù chỉ ở mức độ từ từ nhưng đó cũng là điều đáng mừng của những người làm công tác giáo dục đạo đức. Đến đầu học kỳ II này sự thay đổi của em Út đã rõ rệt hơn. Tình trạng ăn cắp vặt, nói tục chữi thề, chọc ghẹo bạn bè, đánh lộn không còn nữa mà thay vào đó là những trò chơi sinh hoạt tập thể đã lôi kéo em tham gia một cách nhiệt tình. Em Út quả là gương điển hình để cho các em trong liên đội học tập theo, luôn phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ, Đội viên tốt. Đối với gia đình. Về nhà em biết giúp đỡ cha mẹ làm những công việc nhỏ. Khi đi chăn trâu không còn quậy phá nữa đi học về biết thưa cha mẹ, nhất là rất chăm chỉ học không cần sự nhắc nhở của cha mẹ. Sự chuyển biến đó đã làm cho cha mẹ Út rất vui lòng đã một lần mời GVCN cùng TPT đến nhà chơi và cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình đó. Với những phương pháp trên cộng với sự tác động hàng ngày của anh chị phụ trách cùng tất cả các bạn đội viên trong liên đội trong giờ học cũng như trong những lúc sinh hoạt, lúc nào các bạn cũng sẳn sàng giúp đỡ cho Út vì vậy cho nêu Út đã có chuyển biến tốt đến nay Út đã theo kịp bạn bè . Từ một học sinh, một Đội viên có đạo đức cần cố gắng Nguyễn Văn Út đã có đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn để đạt một học sinh có đạo đức tốt xứng đáng đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ trong Năm học 2004 – 2005. Có được những kết quả trên đây là nhờ phần lớn sự nổ lực của bản thân, bên cạnh sự giúp đỡ nhiệt tình của anh chị phụ trách, bạn bè, đặc biệt là vai trò của Tổng phụ trách Đội. IX KẾT LUẬN Với tinh thần trên bài viết của tôi đã góp phần nào đáp ứng được những khó khăn vướng mắt trong việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên nhi đồng trong trường TH. Nhằm tạo cho các em đội viên rèn luyện tốt về mặt đạo đức và nhân cách, nâng cao chất lượng học tập và sinh họat của các em. Trước khi bài viết kết thúc tôi xin tóm lược các giải pháp mà tôi đã thực hiện trong đề tài này là : Tổng phụ trách : Gương mẫu, tìm hiểu gia đình, đặc điểm tâm sinh lý của các em thiếu nhi. Có kế hoạch tổ chức giáo dục tốt. Kết hợp đồng bộ 3 môi trường giáo dục : Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Rất mong sự đón nhận, đóng góp ý kiến chân thành của quý vị hội đồng khoa học giáo dục các cấp về bài viết này. — & –

File đính kèm:

  • docSKKNBoi duong BCH Doi.doc
Giáo án liên quan