Câu 2:
Ô nhiễm môi trường có nghĩa là làm bẩn làm thoái hoá môi trường sống. Theo điều 2 chương I luật Bảo Vệ Môi Trường của Nhà nước Cộng Hoà xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam : “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường ”. Thực chất ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi không có lợi cho môi trường về các tính chất vật lí, hoá học, sinh học từ đó gây hại cho sự tồn tại và phát triền lâu dài của xã hội loài người. Môi trường bị ô nhiễm bởi các chất gây ô nhiễm chủ yếu do con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Có nhiều loại ô nhiễm môi trường, nhưng để tìm hiểu đầy đủ nguồn gây ô nhiễm môi trường, ta phải tìm hiểu các chất gây ô nhiễm.
Theo điều 2 chương I luật Bảo Vệ Môi Trường của Nhà nước Cộng Hoà xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam “Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại”. Từ đó có thể liệt kê chất gây ô nhiễm môi trường bao gồm bốn loại chính:
1. Những chất gây ô nhiễm vật lí như :
- Bức xạ sóng điện từ
- Ô nhiễm nhiệt
- Tiếng ồn
2. Những chất gây ô nhiễm hóa học như:
- Dẫn xuất khí của cacbon hay cacbuahiđrô lỏng
- Dẫn xuất khí của Cacbon hay Cacbuahiđrô lỏng
- Chất tẩy rửa
- Chất dẻo
- Thuốc trừ sâu và những hợp chất khác
- Dẫn xuất của Lưu huỳnh
- Dẫn xuất của Nitơ
- Kim loại nặng
- Fluorua
- Những phân tử rắn “Aerocol”
- Chất hữu cơ có thể lên men.
15 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hãy bảo vệ môi trường sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiện nay, loài người đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nóng bỏng mang tính thời sự, đặc biệt trong đó có vấn đề ô nhiễm môi trường. Đây là một vấn đề rất nan giải, cần phải có sự kết hợp của tất cả mọi người, của các tổ chức đoàn thể, các quốc gia cùng giải quyết.
Từ các tài liệu sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là từ thực tế cuộc sống, tôi đã tìm hiểu được một số vấn đề về môi trường. Nó đã giúp tôi hiểu hơn về môi trường sống xung quanh, nó cho tôi biết mình cần phải làm gì? Mọi người cần phải làm gì để có một môi trường trong sạch hơn?
Câu 1:
Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Con người sống trên trái đất, nên môi trường của loài người chính là không gian bao quanh trái đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Môi trường sống của con người, tức là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của con người, đến chất lượng cuộc sống. Theo luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam sửa đổi (Năm 2006) có định nghĩa: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật”.
Xung quanh con người có ba loại môi trường cơ bản, ba loại môi trường này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sống của con người. Đó là môi trường tự nhiên, môi trường nhận tạo và môi trường xã hội.
1. Môi trường tự nhiên là bộ phận hợp thành của môi trường sống và môi trường sản xuất của loài người, là bộ phận của môi trường xung quanh. Môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ các đối tượng của thiên nhiên sống và không sống bao quanh con người, các đối tượng không chịu ảnh hưởng của họat động của con người, những đối tượng đã chịu biến đổi nhân tác ở những mức độ khác nhau, nhưng phần nào hay hoàn toàn còn giữ được khả năng phát triển (Ví dụ như khu rừng bị chặt, đất bỏ hoá ). Môi trường tự nhiên là tổng hợp các yếu tố tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên trong một thể thống nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người như: Địa hình, điạ chất, đất trồng, khí hậu, sinh vật, các hệ sinh thái và các trường vật lí
(Nhiệt, điện, từ, phóng xạ).
2. Môi trường nhân tạo là tổng hợp các yếu tố vật chất do con người tạo nên. Đó chính là lượng của cải vật chất nhờ lao động sản xuất của con người cải tạo tự nhiên nhằm thoả mãn các nhu cầu của xã hội như: Nhà ở, thành phố, trường học
3. Môi trường xã hội là tổng hợp các mối quan hệ giữa con người với con người, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của từng cá nhân và cộng đồng dân cư.
Các loại môi trường này cùng tồn tại, tác động tương hỗ lẫn nhau chặt chẽ, trong đó môi trường tự nhiên được xem là môi trường cơ sở có ảnh hưởng quan trọng đến mọi hoạt động của con người và giới sinh vật.
Môi trường có ba chức năng chính:
Là không gian sống của con người, là không gian để xã hội loài người tồn tại và phát triển.
Là nơi cung cấp tài nguyên, nguyên nhiên liệu cần thiết cho hoạt động sống và sản xuất của con người.
Là nơi chứa các chất phế thải, các năng lượng thừa do con người tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất.
Nhưng dân số thế giới đang tăng nhanh, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì không gian sống càng rộng mở. Bằng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, con người đang làm cho môi trường sống của mình ngày càng trở nên tiện nghi hơn. Và từ đó chức năng của môi trường đã bị lạm dụng theo chiều hướng tiêu cực. Các chất thải đưa vào môi trường ngày càng nhiều và tích dồn lại vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường làm cho môi trường bị ô nhiễm. Và con người đang phải sống trong chính môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng này. Vì thế tất cả mọi người phải tìm kiếm các công nghệ sạch, tái sử dụng và tiết kiệm tài nguyên.
Câu 2:
Ô nhiễm môi trường có nghĩa là làm bẩn làm thoái hoá môi trường sống. Theo điều 2 chương I luật Bảo Vệ Môi Trường của Nhà nước Cộng Hoà xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam : “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường ”. Thực chất ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi không có lợi cho môi trường về các tính chất vật lí, hoá học, sinh học từ đó gây hại cho sự tồn tại và phát triền lâu dài của xã hội loài người. Môi trường bị ô nhiễm bởi các chất gây ô nhiễm chủ yếu do con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Có nhiều loại ô nhiễm môi trường, nhưng để tìm hiểu đầy đủ nguồn gây ô nhiễm môi trường, ta phải tìm hiểu các chất gây ô nhiễm.
Theo điều 2 chương I luật Bảo Vệ Môi Trường của Nhà nước Cộng Hoà xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam “Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại”. Từ đó có thể liệt kê chất gây ô nhiễm môi trường bao gồm bốn loại chính:
1. Những chất gây ô nhiễm vật lí như :
- Bức xạ sóng điện từ
- Ô nhiễm nhiệt
- Tiếng ồn
2. Những chất gây ô nhiễm hóa học như:
- Dẫn xuất khí của cacbon hay cacbuahiđrô lỏng
- Dẫn xuất khí của Cacbon hay Cacbuahiđrô lỏng
- Chất tẩy rửa
- Chất dẻo
- Thuốc trừ sâu và những hợp chất khác
- Dẫn xuất của Lưu huỳnh
- Dẫn xuất của Nitơ
- Kim loại nặng
- Fluorua
- Những phân tử rắn “Aerocol”
- Chất hữu cơ có thể lên men.
3. Những chất gây ô nhiễm sinh học như :
- Ô nhiễm môi trường bằng vi khuẩn hay vi rút
- Sự biến đổi quần xã bằng cách du nhập không đúng những loài động vật hay thực vật.
4. Những chất làm hại về mặt thẩm mĩ
- Làm suy thoái cảnh quan và địa hình bằng quy hoạch thiếu phù hợp.
- Thiết lập các hoạt động công nghiệp vào những sinh cảnh còn nguyên vẹn hoặc ít thay đổi bởi tác động của con người.
Ta có thể kể ra các loại chất gây ô nhiễm chủ yếu :
- Khói bụi :
Khói bụi là những hạt vật chất rắn lơ lửng có kích thước độ hạt phổ biến được đưa lên không khí do nhiều nguyên nhân khác nhau, có lẫn trong khí thải của các ống khói nhà máy, xe máy; Gió quấn bụi từ mặt đất lên; Núi lửa phun khói bụi lên loại có kích thước lớn có thể dùng các biện pháp kĩ thuật loại bỏ dễ dàng, những loại bụi có kích thước nhỏ có sự phân tán rộng vào khí quyển.
Khói bụi gây hại đến sức khoẻ của con người. Sống trong môi trường có nhiều khói bụi dễ mắc các chứng bệnh, nhất là bệnh đường hô hấp. Không những thế khói bụi còn ảnh hưởng đến sự sống của các loài động vật, thực vật nhất là các loài động vật trên cạn.
Hình 1: Khói bụi từ môi trường đô thị
- Các loại khí thải độc hại :
+ Cacbonmonoxit (CO) là loại rất độc hại đối với cơ thể con người và các loại động thực vật khác. Loại khí này được hình thành phần lớn do quá trình đốt cháy nhiên liệu và hoá thạch (Than đá, dầu, bụi, khí đốt). Khi thâm nhập vào cơ thể CO sẽ kết hợp với sắc tố máu Hemoglobin và gắn chặt vào oxi mà sắc tố máu vận chuyển gây hiện tượng “Đói oxi” ở tế bào, do đó đã gây tác hại đến cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. Nhiễm độc nặng CO sẽ dẫn đến bị co giật, bất tỉnh và có thể dẫn đến tử vong.
+ Cacbonđioxit (CO2) vốn là thành phần của khí quyển. Nhưng khi nồng độ tăng quá mức bình thường thì lại trở thành chất gây ô nhiễm độc hại. CO2 được tạo ra do quá trình đốt cháy nhiên liệu, núi lửa phun do quá trình hoạt động của các loài động vậtƯớc tính hàng năm lượng CO2 thải vào khí quyển khoảng 15 tỉ tấn, khoảng 2/3 lượng này được đại dương và thực vật trên mặt đất hấp thụ, còn lại được tích tụ trong khí quyển. Nồng độ CO2 tăng không những đe doạ trực tiếp đến cuộc sống của con người và động vật mà còn dẫn đến thúc đẩy tăng cường hiệu ứng nhà kính.
+ Sunfuađioxit (SO2) cũng được sinh ra do đốt cháy nhiên liệu có chứa lưu huỳnh khí độc gây hại đến đường hô hấp của giới động vật ảnh hưởng đến quá trình sinh lí quan trọng của sinh vật nói chung. Một phần SO2 trong khí quyển gặp hơi nước sẽ tác dụng để tạo thành axít, đó là nguyên nhân chính gây ra mưa axít gây hại lớn đối với hệ sinh thái.
+ Các oxít nitơ (NO2) chủ yếu được thải ra ở các nhà máy và từ khí thải của các phương tiện giao thông. NO2 là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng sương mù thành phố; Đồng thời NO2 còn có khả năng kết hợp với các chất khí khác để tạo nên những hợp chất khí độc hại đối với môi trường. Hàng năm trung bình có khoảng 30 triệu tấn NO2 bị thải vào khí quyển.
+ Khí mêtan(CH4)
Là loại khí độc hại chủ yếu được phát sinh từ các vùng đầm lầy, ngập nước thường xuyên do kết quả của quá trình phân rã xác sinh vật nhờ một loại vi khuẩn yếm khí phân huỷ thành khí Mêtan.CH4 cũng được coi là một dạng hơi đốt, nhưng ở trong không khí với nồng cao qua mức cho phép thì CH4 lại rất độc hại, gây ức chế quá trình hô hấp của động vật và quang hợp của thực vật. Hàng năm ước tính tổng lượng CH4 thoát ra đạt khoảng 500 đến 600 triệu tấn.
+ Các khí Clorofluorocarbon (CFC) và halon là hợp chất của cácbon có chứa clo, fluo và brom. Loại khí này được phát sinh từ các qua trình sản xuất của ngành công nghiệp lạnh và hoá mỹ phẩm. Riêng halon được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chữa cháy. Theo ước tính hàng năm có khoảng 80 vạn tấn khí CFC và 60 tấn khí halon thâm nhập vào khí quyển . Các loại khí này rất hại đối với tầng ôzôn bình lưu. Hiện nay sự phá huỷ tầng ôzôn bình lưu đang có xu hướng gia tăng, đã có những lỗ thủng tầng ôzôn xuất hiện gây nguy hiểm đối với sự sống của sinh vật trái đất.
- Các chế phẩm hoá chất độc hại :
Các loại thuốc bảo vệ thực vật (Thuốc trừ sâu) gồm hai loại cơ bản: Lân hữu cơ (organo – phosphaten ) có tính độc hại cao vì ức chế hoạt tính lên men trong máu, gây rối loạn hệ thần kinh, nhưng phân huỷ nhanh trong môi trường; Còn clo hữu cơ (hiđrô cacbonclorime) thì nguy hiểm hơn nhiều, tuy độc tính không cao nhưng lại bền vững nên nếu dùng thường xuyên có thể gây nhiễm độc mãn, phá hủy nhiều cơ quan trong cơ thể sống.
- Các loại hoá chất trong sản xuất công nghiệp:
Các kim loại nặng như : Chì, thuỷ ngân, cadimi, acsen.
- Các chất phóng xạ :
Các tia phóng xạ rất nguy hiểm đối với sự sống trên trái đất, nếu bị ảnh hưởng nhẹ thường gây gánh nặng lâu dài cho nhân loại (Quái thai, dị tật bẩm sinh, ung thư) gây đột biến di truyền ở người và động thực vật gây các bệnh thuộc hệ tuần hoàn, hệ thần kinh. Còn nếu bị ảnh hưởng nặng thì sẽ gây ra sự tiêu diệt hàng loạt sự sống của mọi sinh vật.
- Tiếng ồn, độ rung được coi là chất gây ô nhiễm bắt nguồn từ các dao động cơ học tạo ra.
Ngoài ra, các loại rác thải công nghiệp và sinh hoạt với các tính chất li, hoá, sinh phức tạp là những chất gây ô nhiễm ngày càng trở thành vấn đề nan giải và nguy hại đối với môi trường sống.
Bên cạnh các chất gây ô nhiễm môi trường là các đối tượng gây ô nhiễm môi trường. Có hai loại đối tượng cơ bản gây ra ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm môi trường do thiên nhiên gây ra là các tai biến bất thường của tự nhiên gây suy thoái môi trường nghiêm trọng như : bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, mưa đá, sóng thần
- Ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người gây ra như :
+ Hỏa hoạn, cháy rừng, chặt phá rừng, các sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Đây là loại sự cố thông thường về mặt kĩ thuật.
Hình 2: Cháy rừng ở Đăk Nông
+ Sự cố tìm kiến, thăm dò, khai thác khoáng sản đặc bịêt là dầu khí. Đây là loại sự cố đặc biệt có liên quan đến cả con người và tự nhiên.
+ Sự cố trong các lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ. Loại sự cố này đặc biệt nguy hiểm cần đề phòng hết sức cẩn thận bằng các quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt và tiên tiến.
Qua việc tìm hiểu về các chất, đối tượng gây ô nhiễm môi trường ta có thể biết được các loại môi trường bị ô nhiễm :
1. Ô nhiễm môi trường không khí:
Sự thải một cách bừa bãi các chất ô nhiễm vào khí quyển gây ra sự ô nhiễm không khí, làm suy thoái môi trường sống cuả con người. Kể từ khi nền công nghiệp ra đời, sự ô nhiễm không khí đã tăng lên hết sức nhanh chóng, đặc biệt trong vài thập niên gần đây ở những nước phát triển sự tăng cường sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải vào trong không khí một lượng khói, khí độc và những nhân tố gây ô nhiễm làm môi trường bị ô nhiễm khá trầm trọng. Các chất gây ô nhiễm không khí thường ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tim mạch (ôzôn ảnh hưởng đến mắt) như Anđêhít là nhiên liệu được các động cơ sử dụng, công nghiệp hoá năng, qua trình phân li dầu, mỡ và grixêrin bằng phương pháp nhiệt, chất này gây ra mùi khó chịu ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, gây khó chịu đối với mắt, da, ảnh hưởng đến hệ thần kinh (gây cáu gắt). Amoniac phát sinh trong quá trình hoá học của sản xuất phân đạm, sơn hay thuốc nổ, hoá chất công nghiệp, lò than, gây hại tới màng nhày, gây viện tấy đường hô hấp, gây hại cho mắt. Hay tro muội khói được sinh ra từ lò đốt tự nhiên ở các ngành công nghiệp, cháy rừng, chất này gây ra các bệnh hô hấp, ảnh hưởng tới thị giác, có thể gât ung thư Còn rất nhiều chất khác như Anhiđritsunphuorơ, beri, cađimi, các bon, clo, chì, hiđrixyamít, các bon oxít, nitơ oxít.
Hình 3: Nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất công nhiệp
Những hậu quả của sự ô nhiễm không khí gây ra rất nhiều:
+ Hiệu ứng nhà kính
+ Mưa axít và sương mù axít.
+ Tầng ôzôn bi đe doạ.
+ ô nhiễm phóng xạ.
2. Ô nhiễm môi trường nước:
Nước là một trong những thành phần cơ bản của môi trường sống. Nước tham gia vào hầu hết các hoạt động trong tự nhiên. Nếu thiếu nước thì sự sống không còn tồn tại được. Tuỳ vào từng lĩnh vực hoạt động cụ thể mà khối lượng được sử dụng, chất lượng của nước đòi hỏi ở mức độ khác nhau. Nhưng phần lớn nước cần cho các nhu cầu của con người đều đòi hỏi phải nước sạch. Nước sạch theo tiêu chuẩn chất lượng phải là loại nước trong không màu, không mùi, không vị, không có hoặc có rất ít các chất hoá học hoà tan, không có hoặc có rất ít các loài vi khuẩn vô hại. Trên thực tế nước sạch rất hiếm, phần lớn lượng nước đã bị ô nhiễm.
Sự ô nhiễm môi trường là sự có mặt của một hay nhiều chất là trong môi trờng nước làm biến đổi chất lượng của nước, gây tác hại đối với sức khoẻ của con người khi sử dụng nước trong sinh hoạt, ở các ngành công nghiệp, nông nghiệp, trong chăn nuôi, trong thể dục thể thao, vui chơi, giải trí.
* Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước.
+ Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ các khu dân cư, nước thải xuất phát từ sinh hoạt của con người.
+ Nước thải công nghiệp còn được gọi là nước thải sản xuất.
+ Nước thải đô thị là hỗn hợp các loại nước thải có trong đô thị, gặp trong các hệ thống cống rãnh của một thành phố.
+ Nước tràn trên mặt đất ngoài khu vực đô thị.
* Những hợp chất chính gây ô nhiễm nứơc:
+ Các hợp chất có nitơ
+ Các hợp chất chứa phôtpho.
+ Hiđrôcacbua do sự khai thác vận chuyển dầu lửa, sự cọ rửa hầm tàu, tu sửa tàu ngoài khơi
+ Kim loại gây độc như chì, cađimi, nicken, kẽm, crôm
Hình 4: Nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm
* Sự ô nhiễm nguồn nước được biểu hiện:
+ Độ đục (chất rắn lơ lửng) trong nguồn nước tăng lên. Hàm lượng phù sa trong nước càng lớn càng làm cho độ trong của nước giảm, quá trình bồi tích lòng hổ, ao, sông ngòi càng nhanh ảnh hưởng tới chế độ các dòng chảy.
+ Thành phần hoá học trong nguồn nước tăng lên bao gồm ở các dạng hợp chất chứa NO3-, Clo, SO4, PO4, NH3-, Ca2+Đặc biệt còn có các kim lọai nặng Pb, Hg ở dạng hợp chất hoà tan trong nước.
+ Hiện tượng Eutrophi (ưu dưỡng ) của nguồn nước là sự gia tăng qua mức của các chất dinh dưỡng kéo theo một loạt các thay đổi có hại cho nguồn nước, làm thái hoá nguồn nước. Nước có màu, mùi, huỷ diệt hàng loạt các loài động vật có ích do thiếu oxy. Khi các loài rong rêu chết làm hàng loạt các loài vi khuẩn có hại phát triển nhanh chóng: lượng Côli trong nước tăng lên kéo theo các dịch bệnh khác nếu sử dụng các loại nước này (Bệnh sán mán, giun chỉ).
3. Ô nhiễm môi trường đất :
Đất là tài nguyên cơ bản của mỗi quốc gia, là sản phẩm tổng hợp của hàng loạt các quá trình tự nhiên. Đất là tư liệu sản xuất cơ bản của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và cũng là tư liệu sản xuất quan trọng của nhiều lĩnh vực sản xuất khác.
Trong quá trình khai thác sử dụng đất đai và nguồn tài nguyên sinh vật sống trên đó, con người đã gây ra những biến đổi rất lớn đối với môi trường đất.
+ Tình trạng làm trơ sỏi đá, mỗi lớp đất canh tác trên bề mặt do xói mòn và rửa trôi đất đai, do khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản và rửa trôi đất đai, do chặt phá rừng bừa bãi. ở những vùng đất bi xói mòn và rửa trôi nghiêm trọng, đất bị mất khả năng canh tác.
Hình 5: Đất trống, đồi trọc ở Tây Nguyên
+ Tình trạng suy kiệt và nhiễm độc đất đai do chế độ canh tác lạc hậu và do sự thải bừa bãi các chất độc hại vào đất, làm cho đất bị ô nhiễm nặng hoặc bị bạc màu, đá ong hoá, hàm lượng các chất dinh dưỡng giảm, phản ứng dung dịch đất không có lợi cho cây trồng. Đất bị chua, kiềm, phèn. Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu và phân bón hoá học thiếu sự hướng dẫn và kiểm soát cũng góp phần đưa các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường đất.
4. Ô nhiễm môi trường sinh vật:
Đó là sự thay đổi các yếu tố thành phần trong môi trường sinh vật theo chiều hướng bất lợi cho sự sống của con người và của thế giới sinh vật. Sự gia tăng các chất gây độc hại cho môi trường sinh vật đã gây ra rất nhiều tổn thất đối với các loài sinh vật thuộc các hệ sinh thái khác nhau. Sự ô nhiễm môi trường sinh vật được thể hiện ở sự nghèo kiệt chủng loài sinh vật, sự suy thoái và mất đi các nguồn gen quý hiếm.
Tình trạng giảm diện tích rừng, tiêu diệt sự phân bố các loài sinh vật của hệ sinh thái rừng và các hệ sinh thái biển do phá rừng, khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên sinh vật biển. Thải các chất độc hại một cách bừa bãi vào đất các nguồn nước và không khí đã làm cho môi trường sinh thái ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng.
* Nói chung tất cả các loại ô nhiễm môi trường đều gây ra những hậu quả xấu đến cuộc sống :
+ Gây hại cho sức khoẻ của con người. Sức khoẻ con người sẽ bị suy giảm hoặc nguy hiểm đến tính mạng do ăn uống, hít thở hoặc tiếp xúc với chất ô nhiễm gây độc hại.
+ Cản trở các hoạt động của con người, đặc biệt là hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất sẽ khó khăn hơn, hoặc bị đình trệ trong môi trường bị ô nhiễm. Năng suất lao động bị giảm sút, chất lượng các sản phẩm hàng hoá bị sút kém, giảm tuổi thọ, giảm tính năng tác dụng của các máy móc, thiết bị, kho tàng, bến bãi và các công trình phúc lợi
+ Gây hại cho các hệ sinh thái tự nhiên. Ô nhiễm môi trường đã làm suy giảm sự phong phú, đa dạng của giới sinh vật, nhiều thành phần có ích của hệ sinh thái tự nhiên bị nghèo kiệt hoặc biến mất.
* Hiện nay, sự phân hoá giàu nghèo các nước, giữa các nhóm dân cư ở mỗi quốc gia dẫn đến thiếu đồng bộ trong vấn đề quan tâm đến môi trường:
+ Áp lực gia tăng tự nhiên dân số cao dẫn đến thiếu chăm sóc sức khỏe và ít quan tâm đến môi trường.
+ Việc sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống.
+ Sự suy kém về kinh tế và môi trường ở phần lớn các nước đang phát triển.
+ Những cuộc cải cách kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau rất lớn trong các nước gây biến động đối với môi trường.
Chính vì vậy, hành tinh đang gióng lên hồi chuông cấp thiết “Hãy cứu lấy môi trường” môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, loài người chúng ta phải làm gì cứu lấy môi trường, để có một môi trường “Xanh, Sạch, Đẹp”? Mỗi quốc gia, mỗi tập thể, cá nhân cần phải có những chính sách hợp lí để bảo vệ môi trường.
Nhưng điều đầu tiên để cứu lấy môi trường là phải xuất phát từ ý thức của mỗi con người trong xã hội. Tất cả mọi người ai cũng phải có cho mình tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm bảo vệ giữ gìn môi trường xung quanh. Sau ý thức của con người là các phương án, biện pháp bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch:
- Giáo dục bảo vệ môi trường :
+ Nâng cao nhận thức về vai trò, hiện trạng của môi trường.
+ Giúp cho mỗi người xác định thái độ và lối sống cá nhân đối với môi trường.
+ Có được những hoạt động cho một môi trường tốt hơn.
- Ban hành luật môi trường với những điều khoản thưởng phạt rõ ràng trong việc bảo vệ quản lí môi trường.
- Trồng cây gây rừng, với các loại rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng tự nhiên.
- Xây dựng mô hình kinh tế VAC, VRAC.
* Bảo vệ tài nguyên nước:
- Xây dựng các hệ thống thải nước ở các khu dân cư, đô thị, công nghệ hợp lí đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Để sử lí nước thải người ta dùng các biện pháp: Cơ học, hoá học, lí học, sinh học.
+ Phương pháp xử lí cơ học: Nước thải được lọc qua lưới, sau đó chảy từ từ qua một hoặc nhiều bể chứa cát sỏi. Trong nhà máy còn chứa thêm ống xiphông hoặc quay li tâm để thu các màng mỡ bám trên mặt nước.
+ Phương pháp lí, hoá học: Cơ sở dựa trên các phản ứng hoá học, các quá trình lí hoá diễn ra giữa các chất bẩn và hoá chất cho thêm vào. Các phương pháp hoá học như là: oxi hoá, trung hoà, tự keo.
+ Phương pháp sinh học: Nguyên của phương pháp là dựa vào các hoạt động sống của sinh vật có khả năng phân huỷ, bẻ gãy các phân tử hữu cơ lớn thành các hợp chất đơn giản hơn.
* Bảo vệ tài nguyên đất.
- Hạn chế quá trình du canh, du cư.
- Chống bỏ hoang đất trống đồi trọc.
- Chống xói mòn đất, rửa trôi, sa mạc hoá.
- Chống ngập úng, xâm nhập mặn cho đất.
- Hạn chế, hoặc dùng dúng liều lượng các chất hoá học trong sản xuất.
* Bảo vệ môi trường không khí :
- Giảm ô nhiễm bụi và khí: Dùng các thiết bị lọc và làm sạch các khí thải từ nhà máy, các ống khói lò nung. Sử dụng các thiết bị lọc bụi.
- Biện pháp phân tán bụi và các hơi khí: Phương pháp này dựa trên sự phân tán bụi, hơi, khí trong không khí để hoà tan chất ô nhiễm ở một điểm thành chất vô hại. Để làm giảm ảnh hưởng của không khí đi xuống, áp dụng các biện pháp kĩ thuật để có vận tốc phân tán: Ống khói lớn khoảng 8 m/s đối với nhà máy nhỏ hoặc 20 m/s đối với nhà máy lớn.
- Biện pháp đối với công nghiệp: sử dụng ít nguyên nhiên liệu đầu vào, áp dụng công nghệ sạch.
- Biện pháp sinh học: trồng cây xanh.
- Trong giao thông vận tải: Giảm tối thiểu việc sử dụng các xe động cơ cá nhân và đẩy mạnh giao thông công cộng, thay thế bằng nhiên liệu sạch.
Bên cạnh những biện pháp đó thì việc giảm sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế bền vững nâng cao chất lượng cuộc sống cũng là những biện pháp thiết thực trong việc bảo vệ môi trường.
Hình 6: Rác chưa thực sự là tài nguyên ở Việt Nam
Câu 3:
Từ thực tế hiện nay, môi trường suy thoái ô nhiễm nghiêm trọng nên dẫn tới nhu cầu có “Một cuộc sống sạch” luôn cần thiết cho mỗi người. Điển hình đó là vấn để rau sạch.
Rau là loại thực phẩm vô cùng quan trọng của con người và không có loại thực phẩm nào thay thế được. Nó cung cấp cho cơ thể con người nhiều muối khoáng, axít hữu cơ và các chất thơmĐặc biệt có nhiều vitamin và các chất khoáng hơn các loại cây trồng khác. Đời sống con người càng nâng cao thì nhu cầu về rau của con người càng lớn, đặc biệt là rau phải có chất lượng cao. Chất lượng cao phải được hiểu là có giá trị dinh dưỡng cao và không gây độc hại đến sức khoẻ con người.
Nhiều thập kỉ qua, để nâng cao năng suất trong sản xuất người ta đã lạm dụng phân hoá học (đặc biệt là phân N) và nhiều thuốc bảo vệ thực vật có độ độc hại cao. Điều đó đã gây ảnh hưởng sấu đến việc duy trì độ mầu mỡ của đất trồng, phá vỡ lí tính tốt của đất, gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Nguy hại hơn là rau xanh sản xuất ra có dư lượng nitrat (NO3) cao và các kim loại nặng vượt quá ngưỡng cho phép đã gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng.
Bởi vậy, vấn đề sản xuất rau sạch là một yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều chủng loại rau có chất lượng cao của xã hội.
1. Rau sạch là loại rau mà ngay từ khâu gieo trồng không bị bón phân đạm hoặc bón rất ít để tránh nhiễm muối nitrat, thay vào đó phải bón phân vô cơ như phân chuồng, phân bắc ủ hoai:
Muốn tránh ô nhiễm thuốc sâu phải chọn loại giống cây khỏe chống nhiều sâu bệnh và chỉ được phun thuốc sâu sinh học, tuyệt đối không phun thuốc sâu hoá học.
Trước khi thu hoạch rau, tuyệt đối không được dùng thuốc trừ sâu. Nếu vườn rau xuất hiện sâu bệnh phải dùng côn trùng có ích diệt sâu, hoặc con người phải trực tiếp bắt sâu.
Ngoài ra, không tưới rau bằng nước thải của thành phố vì nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt có chứa nhiều hoá chất ô nhiễm và vi trùng gây bệnh.
Không trồng rau trên đất ô nhiễm
2. Tiêu chuẩn rau sạch:
+ Rau xanh tươi không héo úa, nhũn nát.
+ Dư lượng nitrat (NO3) đối với từng loại rau đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế.
+ Dư lượng kim loại nặng trong từng loại rau theo qui định của ngành bảo vệ thực vật VN.
+ Không có hoặc có tối thiểu vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật.
+ Rau có giá trị dinh dưỡng.
3. Các chỉ tiêu chất lượng rau sạch:
a. Hàm lượng nitrat (NO3) theo tiêu chuẩn giới hạn của WHO/FAO trên một số loại rau:
Dưới đây là bảng hàm lượng nitrat (NO3) (mg/kg sản phẩm theo tiêu chuẩn của (WTO) hàm lượng nitrat (NO3) cho phép trong một số loại rau quả theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới WHO ( mg/kg sản phẩm )
Loại cây
Hàm lượng
nitrat (NO3)
Loại cây
Hàm lượng
nitrat (NO3)
Dưa hấu
60
Hành tây
80
Dưa bở
90
Cà chua
150
Mướp ngọt
200
Dưa chuột
150
Măng tây
200
Khoai tây
250
Đậu quả
200
Cà rốt
250
Ngô rau
300
Hành lá
400
Cải bắp
500
Bầu bí
400
Xu hào
500
Cà tím
400
Súp lơ
500
Xà lách
150
File đính kèm:
- de_tai_hay_bao_ve_moi_truong_song.doc