Hiện nay chất lượng giáo dục cũng như việc giảng dạy hoá học trong trường trung học cơ sở phụ thuộc nhiều yếu tố. Hơn nữa đây là môn mà học sinh bậc trung học cơ sở bước đầu làm quen. Có nhiều khái niệm mới còn xa lạ đối với các em. Để giúp các em có kiến thức về lý thuyết một cách vững chắc thì vai trò của người giáo viên làm như thế nào để các em hiểu, là vấn đề rất cần thiết
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hình thành khái niệm trong dạy hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay chất lượng giáo dục cũng như việc giảng dạy hoá học trong trường trung học cơ sở phụ thuộc nhiều yếu tố. Hơn nữa đây là môn mà học sinh bậc trung học cơ sở bước đầu làm quen. Có nhiều khái niệm mới còn xa lạ đối với các em. Để giúp các em có kiến thức về lý thuyết một cách vững chắc thì vai trò của người giáo viên làm như thế nào để các em hiểu, là vấn đề rất cần thiết .
Cũng như các môn học khác lý thuyết là môn học cơ sở để làm bài tập. Lý thuyết hiểu sâu và nắm chắc thì mới làm được bài tập tốt. Vì vậy qua những lần tiếp cận thực tế, thực trạng dạy và học ở trường trung học cơ sở hiện nay tôi thấy rằng những khái niệm mới các em còn thiếu vững chắc, một số em chỉ thuộc mà chưa hiểu bản chất của nó. Vì thế việc viết phương trình hoá học cũng như giải bài tập còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực trạng trên tôi nghĩ rằng “ hình thành khái niệm trong dạy hoá học ” nhằm xây dựng tiền đề vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho việc học môn hoá học .
Vậy chúng ta phải làm gì để học sinh trung học cơ sở học tốt bộ môn này ? Trước hết cần phải hình thành cho học sinh khía niệm ban đầu. Từ đó học sinh có thể vận dụng để tiến hành tốt việc làm các bài tập.
II. Giải quyết vấn đề:
Trước hết người giáo viên giúp các em hiểu rằng hoá học không phải là quá trình tiếp nhận một cách thụ động những tri thức hoá học mà chủ yếu là quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám phá tìm tòi các kiến thức một cách chủ động tích cực là quá trình tự phát hiện và giải quyết vấn đề.
Để hình thành khái niệm cho học sinh mỗi một giáo viên phải xác định được mục tiêu kiểu bài lên lớp và vận dụng phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh để khai thác các kiến thức. Theo tôi đựoc tiến hành bằng nhiều hình thức như sau :
* Sử dụng hệ thống câu hỏi:
Giáo viên có thể dẫn dắt bằng những câu hỏi gợi mở đến câu hỏi suy luận.
Học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm trả lời các câu hỏi. Từ câu trả lời của học sinh giáo viên bổ sung và hình thành khái niệm mới.
* Sử dụng hình ảnh, mẫu vật:
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, mẫu vật đồng thời phát phiếu học tập, tổ chức theo nhóm cho học sinh hoàn thành phiếu học tập. Từ đó học sinh rút ra các kiến thức mới.
* Qua thí nghiệm hình thành khái niệm mới.
Đối với dạng này thì người giáo viên cần tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm. Để đạt được điều đó thì người giáo viên yêu cầu học sinh phải tự nghiên cứu và nắm được các dụng cụ hoá chất và các bước tiến hành thí nghiệm .
Sau đó học sinh tiến hành theo nhóm 6 - 8 em. Tất cả mỗi học sinh làm một bước. Tất cả cùng quan sát trước - trong quá trình làm - và sau khi làm thí nghiệm. Giáo viên gợi ý các em quan sát các hiện tượng, trạng thái màu sắc … của các chất .
Đại diện nhóm trình bày kết quả quan sát được của nhóm. Thống nhất ý kiến của nhóm. Từ đó giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi mở giúp các em rút ra kết luận từ thí nghiệm trên.
* Qua bài tập hình thành khái niệm mới :
Giáo viên cần chọn bài tập phù hợp không quá khó đối với học sinh và liên quan đến khái niệm mà chúng ta cần hình thành. Cần tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm. Giáo viên kiểm soát chặt chẽ đối tượng học sinh để tất cả học sinh trong nhóm cùng trao đổi với nhau. Đồng thời hổ trợ các em khi cần thiết. Từ bài toán rút ra kết luận hình thành khái niệm mới.
Để quá trình hình thành khái niệm được tốt hơn thì người giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài học .
Ví dụ : Đối với bài glucozo, theo tôi quá trình nghiên cứu gồm các bước sau :
Bước 1 : Xác định mục tiêu bài học .
Qua bài học, học sinh nắm được công thức phân tử, trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lý, tính chất hoá học và ứng dụng của glucozo.
Rèn luyện kỉ năng viết sơ đồ phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu, kỉ năng tiến hành thi nghiệm. Qua đó giúp các em vận dụng kiến thức vào việc giải quyết một số bài tập: Nhận biết glucozo và tính toán thoe phương trình hoá học .
Củng cố thêm 1 số khái niệm như: Phản ứng oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá và phản ứng lên men rượu .
Giáo dục học sinh có thái độ tích cực trong quá trình quan sát làm thí nghiệm cũng như việc hình thành khái niệm mới .
Học sinh khám phá phát hiện được glucozo có vị ngọt bằng cách nếm những trái cây có chứa glucozo, biết được phản ứng tráng gương qua thí nghiệm có lớp bạc bám vào thành bình .
Bước 2 : Xác định những phương tiện, thiết bị dạy học cần thiết:
- Phiếu học tập
Dụng cụ : ống nghiệm, giá ống nghiệm, đèn cồn, ống hút …
Hoá chất : Mẫu glucozo, dung dịch AgNO, NaOH, nước cất, tranh và một số loại trái cây có chứa glucozo (như quả nho chín…)
Bước 3 : Xác định phương pháp dạy học của từng phần .
+ Trạng thái tự nhiên :
Giáo viên sử dụng một số hình ảnh về một số trái cây kết hợp với câu hỏi :
- Trong tự nhiên glucozo có nhiều ở đâu? Kể một số loại quả chín chứa glucozo ?
- Giáo viên đưa ra 1 số thông tin: trong máu người luôn chứa lưọng glucozo là 0,1%, mật ong trên: 30% glucozo. Vậy glucozo còn có ở đâu nữa ?
- Từ đó học sinh rút ra khái niệm mới :
+ Tính chất vật lí :
Giáo viên tổ chức cho học sinh theo nhóm làm thí nghiệm .
Học sinh qua sát màu sắc, trạng thái của glucozo. Tiếp tục cho glucozo vào cốc nước khuấy đều .
? Nhận xét về tính tan ?
Giáo viên có thể cho học sinh nếm đường glucozo từ các loại trái cây có chứa glucozo (quả nho ).
+ Tính chất hoá học :
Giáo viên giới thiệu công thức cấu tạo của glucozo. Từ cấu tạo đó nên chúng có tính chất hoá học khác với các dẫn xuất của hiđrocacbon.
Giáo viên sử dụng phương pháp biểu diễn thí nghiệm kết hợp với phiếu học tập.
Giáo viên yêu cầu học sinh nắm được dụng cụ, hoá chất, các bước tiến hành thí nghiệm. Đồng thời giáo viên phát phiếu học tập cho các em .
Nhóm học sinh (6 - 8 em) làm thí nghiệm. Mỗi nhóm có một nhóm trưởng, các học sinh trong nhóm mỗi em một nhiệm vụ.
Quan sát, mô tả hiện tượng: Cả nhóm cùng quan sát và điền vào phiếu học tập.
Giải thích hiện tượng và viết phương trình hoá học.
Rút ra kết luận :
Giáo viên gọi đại diện của nhóm trình bày kết quả cho cả lớp cùng nghe. Thống nhất ý kiến đưa ra khái niệm mới về phản ứng tráng gương .
- Phản ứng lên men rượu giáo viên sử dụng một số câu hỏi yêu cầu học sinh nhớ lại phương pháp sản xuất rượu etylic.
* ứng dụng của glucozo:
Giáo viên sử dụng sơ đồ về ứng dụng và một số vật dụng được làm từ glucozo. Yêu cầu học sinh dựa vào trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và tính chất hoá học kết hợp với quan sát trình bày những ứng dụng của glucozo.
Bước 4 : Ra một số bài tập để học sinh tự đánh giá và vận dụng kiến thức :
Giáo viên ra bài tập trắc nghiệm về tính chất vật lí và tính chất hoá học .
Bài tập 3 sách giáo khoa và bài tập 50.2, 50.3 ở sách bài tập.
III. Kết luận .
Vậy muốn dạy tốt môn hoá học đặc biệt là hình thành khái niệm mới đạt hiệu quả cao thì tôi nghĩ mỗi giáo viên phải linh hoạt lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh. Giáo viên thực sự là người chỉ đạo, học sinh là đối tượng tích cực chủ động học tập tạo cho các em một không khí học tập sáng tạo sôi nổi, tích cực.
Trên đây là một số ý kiến của tôi đưa ra trong quá trình giảng dạy bộ môn hoá học rất mong các đồng nghiệp góp ý xây dựng để chuyên đề được tốt hơn.
Hưng Trạch, ngày tháng năm 2006
Người viết
Nguyễn Thị Diệu Thuý
File đính kèm:
- De tai hoa hoc .doc