Luyện tập hay tổng kết, ôn tập là một trong những khâu quan trọng của quá
trình dạy học, là một trong những dạng bài nhằm hoàn thiện kiến thức, giúp học
sinh tái hiện những kiến thức đã học. Từ đó mà hệ thống lai, tìm ra các mối liên
quan giữa các kiến thức, thấy đƣợc cái chung, cái bản chất của từng loại kiến thức
cũng nhƣ các đặc thù của mỗi kiến thức. Nhờ đó mà củng cố lại những kiến thức
đã học một cách vững chắc và sâu sắc hơn. Khi so sánh những kiến thức đã học
cũng làm rõ thêm những vấn đề còn thiếu chính xác hoặc chưa rõ ràng.
38 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập hoá học bậc trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài
GV : Đặng Thị Oanh Trang 1
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHÙ MỸ
TRƢỜNG THCS MỸ TÀI
GV: Đặng Thị Oanh
Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài
GV : Đặng Thị Oanh Trang 2
PHẦN A:
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Về cơ sở lí luận:
Tầm quan trọng của bài luyện tập trong chƣơng trình Hoá học THCS:
Luyện tập hay tổng kết, ôn tập là một trong những khâu quan trọng của quá
trình dạy học, là một trong những dạng bài nhằm hoàn thiện kiến thức, giúp học
sinh tái hiện những kiến thức đã học. Từ đó mà hệ thống lai, tìm ra các mối liên
quan giữa các kiến thức, thấy đƣợc cái chung, cái bản chất của từng loại kiến thức
cũng nhƣ các đặc thù của mỗi kiến thức. Nhờ đó mà củng cố lại những kiến thức
đã học một cách vững chắc và sâu sắc hơn. Khi so sánh những kiến thức đã học
cũng làm rõ thêm những vấn đề còn thiếu chính xác hoặc chƣa rõ ràng.
Khi luyện tập hoặc tổng kết, ôn tập, tƣ duy của học sinh phát triển cao độ, vì
khi đó buộc học sinh phải tìm tòi, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, tổng
quát hoá nhiều kiến thức đã học. Qua đó rèn luyện đƣợc nhiều kĩ năng bộ môn
nhƣ giải thích, vận dụng kiến thức, tính toán, viết phƣơng trình hoá học…
Qua luyện tập hay tổng kết, ôn tập giúp giáo viên kiểm tra đƣợc sự tiếp thu
kiến thức của học sinh, kiểm tra đƣợc sự hiểu chính xác, sâu sắc đầy đủ khả năng
vận dụng kiến thức của học sinh vào việc giải thích, làm bài tập. Đồng thời cũng
kiểm tra đƣợc mình qua quá trình giảng dạy có những kiến thức nào thiếu sót để
có kế hoạch củng cố, đính chính cho kịp thời. Thông qua quá trình luyện tập, giáo
viên có dịp mở rộng thêm một cách thích hợp những kiến thức cần thiết ở mức độ
cho phép của chƣơng trình.
Tóm lại, bài luyện tập hay tổng kết, ôn tập phải giúp học sinh dễ nhớ và nhớ
lâu, hiểu sâu, hiểu toàn diện và vận dụng tốt các kiến thức đã học.
2. Về cơ sở thực tế:
Là giáo viên dạy bộ môn Hoá học với đủ các đối tƣợng học sinh và đã từng là
một cộng tác viên thanh tra của Ngành, đƣợc dự giờ nhiều đồng nghiệp trong
Huyện, tôi nhận thấy rằng hầu hết các giáo viên rất lo ngại khi phải dạy một tiết
luyện tập hay ôn tập khi có ngƣời dự giờ. Dạy học nhƣ thế nào để có hiệu quả;
giúp cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản, biết vận dụng vào
giải bài tập và phân bố thời gian hợp lí trong một tiết? Đó là điều mà hầu hết giáo
viên đều trăn trở. Trong thực tế, đây là bộ môn chƣa phải tất cả các trƣờng đều
quan tâm đúng mức nhƣ Văn, Toán, Anh văn. Nhiều trƣờng do điều kiện khó khăn
về cơ sở vật chất, về thời gian, về kinh phí… nên chƣa thể bố trí dạy thêm cho học
sinh yếu kém, nếu có thì cũng rất ít ỏi chỉ một số tiết trƣớc khi tổ chức kiểm tra học
kì hoặc thi cử. Chƣa kể đây là bộ môn khoa học thực nghiệm, việc tiến hành thí
nghiệm còn vất vả nhiều hơn các bộ môn khác, do phải chuẩn bị dụng cụ, pha chế
hoá chất, thử trƣớc nhiều lần và vệ sinh sau khi thực hành, điều đáng ngại là phải
tiếp xúc với một số hoá chất độc hại ảnh hƣởng đến sức khoẻ của cả giáo viên và
học sinh nên hầu hết các tiết luyện tập rất ít giáo viên quan tâm đến tiến hành thí
nghiệm. Trong thực tế, chất lƣợng bộ môn Hóa học còn thấp do nhiều nguyên
nhân: nhiều thuật ngữ mới lạ và tên gọi khó đọc, học sinh hỏng nhiều về kiến thức
Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài
GV : Đặng Thị Oanh Trang 3
và kĩ năng tính toán, vận dụng thực hành, không nắm vững các phƣơng pháp giải
bài tập....., một phần cũng do giáo viên ít kinh nghiệm trong quá trình dạy học, nhất
là trong quá trình tổ chức dạy học tiết luyện tập, một hình thức hoàn thiện kiến
thức cho học sinh có ý nghĩa tích cực nhất. Chính vì những lí do trên tôi xin đề xuất
một số kinh nghiệm hoàn thiện kiến thức trong luyện tập Hoá học để góp phần
nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn.
II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Với những cơ sở nêu trên, do trong quá trình dạy học khi tổ chức thực hiện
tiết luyện tập trên lớp còn gặp nhiều bất cập, nên tôi đã cố gắng nghiên cứu những
nguyên nhân gây hạn chế để từ đó tìm ra giải pháp tích cực, nhằm giải quyết
những khó khăn và vƣớng mắc trong quá trình thực hiện tiết luyện tập Hoá học.
* Tên đề tài: “ Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS”
* Mô tả thực trạng dạy học tiết luyện tập Hóa học .
* Nêu một số giải pháp để giải quyết những khó khăn khi thực hiện tiết luyện tập
trong chƣơng trình Hoá 8 và 9.
* Nhiệm vụ:
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trƣớc khi tiến hành tiết luyện tập trên lớp.
2. Phƣơng pháp dạy học tiết luyện tập (Nội dung luyện tập và tổ chức các hoạt
động dạy học)
3. Quy trình lên lớp dạy học tiết luyện tập.
* Qua tiết luyện tập, giúp học sinh có khả năng tự tổng hợp kiến thức toàn
chƣơng, vận dụng sáng tạo khi thực hành giải bài tập, giải đƣợc nhiều dạng bài
tập mở rộng hoặc nâng cao, học sinh hứng thú khi luyện tập Hoá học, thấy đƣợc
sự gần gũi quan trọng của Hoá học trong cuộc sống.
* Khái quát các kết luận và những đề xuất để thực hiện tiết luyện tập hiệu quả.
III. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
Dựa vào:
- Các tài liệu bồi dƣỡng giáo viên về phƣơng pháp dạy học bộ môn Hoá học.
- Định hƣớng đổi mới về nội dung và phƣơng pháp dạy học Hoá học của Bộ
giáo dục – đào tạo.
- Tích luỹ kinh nghiệm của cá nhân trong quá trình dạy học .
- Dự giờ đồng nghiệp trong quá trình thanh kiểm tra ở trƣờng và ở ngành.
- Các chuyên đề thao giảng thực hiện minh hoạ các tiết luyện tập để cùng
nhau tháo gỡ những vƣớng mắc, khó khăn; trao đổi cùng đồng nghiệp
phƣơng pháp dạy học các bài luyện tập để thống nhất phƣơng án tối ƣu khi
tổ chức cho học sinh luyện tập trên lớp, nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu
quả tiết luyện tập.
- Kết quả phân tích của các bài kiểm tra sau từng chƣơng, đối chiếu chất
lƣợng bộ môn sau nhiều năm học, rút ra nhận xét, kết luận.
Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài
GV : Đặng Thị Oanh Trang 4
IV. CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH:
1. Cơ sở:
- Thực tế dạy học của cá nhân nhiều năm liền ở bộ môn Hoá Học của cả hai
khối lớp 8 và 9.
- Kết quả dạy học các tiết luyện tập của cá nhân, dự giờ đồng nghiệp trong
trƣờng và khi thực hiện công tác thanh tra của ngành.
- Thực tế các bài kiểm tra mỗi chƣơng sau khi áp dụng phƣơng pháp luyện
tập tích cực qua nhiều năm liền ở 2 khối lớp 8 và 9.
2. Thời gian tiến hành:
- Áp dụng luyện tập theo phƣơng pháp tích cực trong quá trình giảng dạy và
rút ra kinh nghiệm sau từng tiết thực hiện.
- Xử lí kết quả các bài kiểm tra khối lớp 9 ở 2 năm học 2007 – 2008, 2008 -
2009 và học kì I năm học 2009 – 2010 sau từng tiết luyện tập.
- Chuẩn bị xây dựng đề tài : năm học 2008 – 2009.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các bài kiểm tra 1 tiết và kiểm tra
HKI năm học 2009 – 2010.
- Viết thô sáng kiến kinh nghiệm từ tháng 1/2010.
- Hoàn thiện vào tháng 3 năm 2010.
PHẦN B:
Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài
GV : Đặng Thị Oanh Trang 5
I. THỰC TRẠNG DẠY HỌC HOÁ HỌC ĐỐI VỚI BÀI LUYỆN TẬP:
Trong chƣơng trình Hoá học THCS ở lớp 8 có 8 bài và lớp 9 có 6 bài luyện
tập. Tất cả các bài luyện tập đều có cấu trúc gồm hai phần: KIẾN THỨC CẦN
NHỚ và BÀI TẬP. Vị trí của các bài này thƣờng đƣợc bố trí ở cuối mỗi chƣơng
trƣớc bài kiểm tra 45 phút, kiểm tra học kì và trƣớc các bài thực hành. Mục tiêu
của các bài luyện tập là giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá, vận dụng (luyện tập,
giải bài tập) một số nội dung đã học, thƣờng là sau một chƣơng.
I.1. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN:
Qua thực tế công tác thanh kiểm tra nội bộ hoặc dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận
thấy phần lớn giáo viên chuẩn bị và thực hiện các tiết luyện tập theo quy trình nhƣ
sau:
1. Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
- Hệ thống bảng phụ (tóm tắt kiến thức cần nhớ, đề bài tập trong SGK hoặc SBT,
bài tập cho thêm hoặc bài giải hoàn chỉnh.)
- Phiếu học tập, thiết bị dạy học….
b. Học sinh: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung kiến thức cần nhớ, trả
lời câu hỏi và giải quyết các bài tập trong nội dung bài luyện tập.
2. Thực hiện tiết Luyện tập ( Hoạt động dạy học):
a. Phần KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
Phần lớn giáo viên đàm thoại với học sinh, cho học sinh trả lời lần lƣợt các
câu hỏi để nhắc lại kiến thức đã học theo sự chuẩn bị đã đƣợc giáo viên dặn
từ tiết trƣớc và ghi tóm tắt kiến thức cơ bản theo thứ tự:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Nêu câu hỏi cho cá nhân, nhóm 1. Học sinh trả lời.
2. Giao bài tập cho toàn lớp hoặc
cho riêng từng nhóm.
2. Học sinh giải bài tập theo yêu cầu của
giáo viên.
3. Yêu cầu nhận xét, rút ra kết luận. 3. Thực hiện nhận xét, khái quát hoá.
4. Yêu cầu chốt lại kiến thức đã học.
4. Học sinh ôn tập, hệ thống hoá các khái
niệm, tính chất đã học.
5. Ghi tóm tắt kiến thức cơ bản.
5. Chép vào vở theo nội dung ghi bảng
của giáo viên.
Hoặc giáo viên treo sơ đồ câm cho học sinh lựa chọn kiến thức phù hợp,
dùng phiếu học tập có ghi sẵn kiến thức phù hợp để sắp xếp thành hệ thống
logich.
Hoặc treo bảng tóm tắt kiến thức cần nhớ cho học sinh đối chiếu với kết quả
đã chuẩn bị ở nhà.
Hoặc bỏ qua phần này và cho học sinh về nhà xem SGK vì sợ không đủ thời
gian để giải quyết hết các bài tập trong phần BÀI TẬP.
…..
Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài
GV : Đặng Thị Oanh Trang 6
b. Phần BÀI TẬP:
Giáo viên lựa chọn một số bài tập trong phần bài tập của SGK rồi cho học sinh
thực hiện theo thứ tự hết bài 1 đến bài 2, 3, 4… bằng các hình thức:
Đàm thoại với học sinh để hoàn thành bài giải.
Gọi 1, 2 học sinh lên bảng thực hiện → cả lớp nhận xét → giáo viên hoàn
chỉnh (bài giải mẫu)
Cho các nhóm học sinh thảo luận giải quyết bài tập mà giáo viên đã chọn,
báo cáo kết quả → nhóm khác nhận xét, bổ sung → giáo viên hoàn chỉnh và
đƣa đáp án đúng.
Giáo viên gợi ý, hƣớng dẫn để học sinh giải quyết bài tập theo gợi ý, hƣớng
dẫn của giáo viên.
Giáo viên nêu phƣơng pháp giải bài tập và cho học sinh về nhà thực hiện.
……
Khi kết thúc tiết luyện tập, giáo viên dặn dò học sinh về nhà ôn lại kiến thức
cần nhớ, xem lại một số bài tập đã giải để chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra.
I.2 ĐỐI VỚI HỌC SINH:
- Việc giáo viên giao cho về nhà rất ít học sinh chuẩn bị chu đáo, thƣờng là
học sinh chỉ đọc qua phần kiến thức cần nhớ, không tổng hợp đƣợc kiến
thức cơ bản của một chƣơng hoặc một chủ đề đã học.
- Một bộ phận nhỏ học sinh khá giỏi có quan tâm và thực hiện một số bài tập
nhƣng vẫn chƣa có khả năng tìm ra mối quan hệ kiến thức giữa các phần,
các chƣơng….
- Nhiều học sinh hỏng kiến thức cơ bản của từng bài nên chủ yếu khi đến lớp,
giáo viên thực hiện thì lại chép toàn bộ kiến thức đã đƣợc trình bày, không
có khả năng chủ động tìm kiếm và tổng hợp kiến thức.
- ……
Qua dự giờ luyện tập của nhiều giáo viên, bản thân tôi có một số nhận xét nhƣ
sau:
Việc luyện tập Hoá học của giáo viên thƣờng bám sát vào cấu trúc nội dung
bài luyện tập là ôn kiến thức cần nhớ và giải bài tập theo đúng trình tự SGK
với quỹ thời gian trong 1 tiết là hết sức bất cập, tính hệ thống và logich kiến
thức trong khi kết thúc một chƣơng còn nhiều hạn chế, học sinh không thể
tổng hợp mạch kiến thức đã học để vận dụng vào quá trình giải quyết những
bài tập không tƣơng tự nhƣ bài tập mà giáo viên đã thực hiện trên lớp, độ
bền kiến thức chƣa cao. Việc mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh
khá giỏi hầu nhƣ rất ít khi đƣợc đề cập đến. Đối tƣợng học sinh khá giỏi ít
quan tâm đến những vấn đề hết sức đơn giản này. Vì vậy giáo viên không thể
phát huy hết tính tích cực của mọi đối tƣợng học sinh trong giờ học nên hiệu
quả của giờ luyện tập không cao.
Việc phân bố thời gian giữa các phần trong quy trình luyện tập đôi khi chƣa
thật hợp lí. Có giáo viên nhắc lại kiến thức cần nhớ với lƣợng thời gian quá
nhiều do học sinh không chuẩn bị đầy đủ những yêu cầu của giáo viên trƣớc
khi đến lớp, nên không đủ thời gian cho phần giải quyết bài tập. Có giáo viên
lại xem nhẹ phần kiến thức cần nhớ vì cho rằng nội dung này đã đƣợc SGK
viết đầy đủ, học sinh chỉ cần đọc SGK để dành thời gian chủ yếu giải bài tập.
Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài
GV : Đặng Thị Oanh Trang 7
Việc làm này dẫn đến sự hẫng hụt kiến thức thực tế, học sinh không nắm
đƣợc mạch kiến thức cần nhớ nên việc vận dụng lí thuyết để giải bài tập gặp
nhiều khó khăn; khả năng tổng hợp, khái quát, mở rộng, nâng cao chƣa đƣợc
rèn luyện trong quá trình luyện tập.
Hầu hết giáo viên không sử dụng thí nghiệm hoá học trong quá trình luyện
tập bởi nhiều lí do nhƣ: sử dụng hoá chất độc hại, việc pha chế, thực hiện và
vệ sinh sau khi thực hành tốn nhiều thời gian, …. trong khi đó quỹ thời gian
một tiết luyện tập với lƣợng kiến thức cần ôn luyện lại quá nhiều. Chính vì thế
nên trong giờ luyện tập, chủ yếu giáo viên lựa chọn một số bài tập để giải
hoặc hƣớng dẫn những nội dung chủ yếu sao cho để tiết sau, học sinh có thể
làm bài đƣợc khi kiểm tra, không chú trọng đến công tác thực hành thí
nghiệm để củng cố và phát triển tƣ duy cho học sinh thông qua việc thực
hành thí nghiệm. Vì vậy tính chất trực quan của thí nghiệm trong việc hoàn
thiện kiến thức rất hạn chế, tính hệ thống và độ bền kiến thức không cao,
chƣa thể đáp ứng yêu cầu của bộ môn khoa học thực nghiệm.
Việc giao cho học sinh chuẩn bị ở nhà hầu nhƣ không đƣợc thực hiện đầy đủ
bởi không phải học sinh nào cũng có tính tự giác, tích cực. Công việc chuẩn
bị mà giáo viên giao cho học sinh còn mang tính chất chung chung, thiếu chi
tiết cụ thể. Công tác kiểm tra trƣớc khi bƣớc vào giờ ôn tập chƣa đƣợc quan
tâm đúng mức. Đa số học sinh còn nặng công việc gia đình nhất là đối với
học sinh vùng nông thôn, nhiều học sinh hỏng kiến thức cơ bản, một số học
sinh chƣa có động cơ học tập bộ môn đúng đắn….nên sự chuẩn bị đầy đủ,
chu đáo theo yêu cầu của giáo viên chỉ đƣợc thực hiện ở một số học sinh khá
giỏi, có hứng thú và yêu thích học tập bộ môn. Vì vậy, việc chuẩn bị ở nhà
của học sinh hầu nhƣ chƣa đem lại hiệu quả cho quá trình luyện tập mà chủ
yếu là giáo viên ôn gì thì học sinh ghi nhận chừng ấy, thiếu tính độc lập, tƣ
duy, sáng tạo trong học tập bộ môn.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đối với một số giáo viên
còn gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là tự học nên kinh nghiệm giảng dạy bộ
môn qua việc chuẩn bị bài giảng điện tử còn nhiều bất cập ….. Kĩ năng tạo
hình ảnh động để minh hoạ hay thay thế một số thí nghiệm khó hoặc không
có điều kiện để thực hiện đƣợc là một điều quá khó đối với giáo viên. Các
thiết bị nhƣ đèn chiếu, băng hình bộ môn… ở một số trƣờng còn thiếu nên
việc ứng dụng công nghệ thông tin chƣa thực hiện đều đặn ở tất cả các tiết
luyện tập Hoá học. Vì vậy, chất lƣợng và hiệu quả giờ luyện tập chƣa cao,
chƣa đáp ứng nhu cầu chung về đổi mới phƣơng pháp dạy học.
II. GIẢI PHÁP:
Theo Giáo sƣ quá cố Nguyễn Ngọc Quang thì: “Phương pháp dạy học hoá
học là cách thức hoạt động cộng tác có mục đích giữa thầy và trò, trong đó
Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài
GV : Đặng Thị Oanh Trang 8
thống nhất sự điều khiển của thầy với sự bị điều khiển và sự tự điều khiển
của trò, nhằm làm cho trò chiếm lĩnh được khái niệm hoá học”. Vậy làm thế
nào để học sinh chiếm lĩnh đƣợc khái niệm Hoá học và vận dụng các khái niệm đó
vào thực tế một cách hiệu quả thông qua quá trình luyện tập? Tôi xin nêu ra ở đây
một số giải pháp nhƣ sau:
II.1. Giải pháp chung:
II.1.a. Cấu trúc bài dạy luyện tập:
Khi giảng dạy một bài luyện tập, cần thực hiện theo quy trình sau: tổ chức
lớp; định hƣớng mục đích nhiệm vụ bài học; tổ chức học sinh hệ thống hoá, khái
quát hoá trên cơ sở đã đƣợc chuẩn bị trƣớc nhằm xây dựng nên những bảng tổng
kết, các sơ đồ, biểu đồ…; giải quyết bài tập dựa trên cơ sở lí thuyết đã ôn tập; tổng
kết bài học; hƣớng dẫn công việc ở nhà.
II.1.b. Định hƣớng chung dạy học tích cực đối với bài luyện tập:
Giáo viên cần sử dụng biện pháp đa dạng giúp học sinh tích cực ôn tập, hệ
thống hoá các kiến thức đã học, mối liên hệ giữa chúng (nếu có), đồng thời tích
cực vận dụng để luyện tập giải bài tập nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn
luyện các kĩ năng.
II.1.c. Phƣơng pháp sử dụng các bài luyện tập:
Khi dạy bài luyện tập hay ôn tập, phần kiến thức cần nhớ đƣợc bố trí trong nội
dung bài không phải là để giáo viên nhắc lại các kiến thức đã học. Phải luôn
nhớ rằng trong luyện tập, ôn tập các kiến thức đều đã có. Vì vậy giáo viên phải
biết sử dụng loại bài này để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho học sinh một cách
sâu sắc, toàn diện, đầy đủ, mở rộng và chính xác hơn. Cần cố gắng chủ động
giúp học sinh tìm ra mạch kiến thức cơ bản của nội dung đƣợc học, mối liên
quan hệ thống kiến thức. Từ hệ thống kiến thức đó, chọn những bài tập có nội
dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần luyện tập để khắc sâu, mở
rộng và nâng cao. Khi chọn bài tập giáo viên cần lƣu ý các yêu cầu sau:
Giúp học sinh vận dụng kiến thức của chƣơng một cách tổng hợp.
Loại bài tập mới có nội dung liên quan, giúp hình thành và rèn luyện kĩ
năng giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn.
Mức độ phù hợp với mọi đối tƣợng học sinh yếu, trung bình, khá giỏi.
Qua bài luyện tập phải làm cho tƣ duy học sinh nâng cao và phát triển. Vì vậy
để phát triển tƣ duy học sinh, cần chọn lọc và xây dựng hệ thống câu hỏi hỏi
đáp có tính mục đích và nội dung rõ ràng, tránh câu hỏi mập mờ, khó hiểu, vụn
vặt. Ngoài câu hỏi chính, cần có câu hỏi phụ để dẫn dắt khi cần thiết.
Nên hƣớng dẫn cho học sinh cách tổng kết ôn tập ở nhà để chuẩn bị cho bài
luyện tập ở trƣờng đƣợc thuận lợi. Công việc này đƣợc tiến hành đều đặn,
thƣờng xuyên và cụ thể sau từng tiết học chứ không phải tiết sau luyện tập thì
tiết trƣớc mới dặn dò chung chung: “ Về nhà ôn lại kiến thức đã học để tiết
sau luyện tập!”. Việc làm này giúp học sinh độc lập suy nghĩ và kích thích tính
năng động sáng tạo, phát triển tƣ duy, đó cũng là một phƣơng pháp tích cực
trong việc ôn và luyện tập của học sinh. (xem chi tiết ở phần giải pháp cụ thể).
Phải luôn luôn thay đổi các hình thức luyện tập cho phong phú đa dạng và hiệu
quả. Và dù trong bất kì hình thức nào, học sinh cũng phải chủ động tham gia
vào quá trình ôn tập, luyện tập một cách tích cực, hứng thú. Điều này phụ thuộc
rất nhiều vào kinh nghiệm và nghệ thuật sƣ phạm của mỗi giáo viên. Cần động
Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài
GV : Đặng Thị Oanh Trang 9
viên, khuyến khích, tuyên dƣơng, ghi điểm …. đúng lúc, kịp thời cho từng đối
tƣợng hay nhóm học sinh trong những thời điểm thích hợp.
II.2. Một số giải pháp cụ thể:
II.2.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh trƣớc khi tiến hành tiết luyện tập
trên lớp:
2.1.a/. Chuẩn bị của giáo viên:
Cần định hƣớng việc thực hiện tiết luyện tập theo những nội dung và phƣơng
pháp nào để chuẩn bị thiết kế bài giảng cho phù hợp với mục tiêu cần đạt. Nên
chọn lọc các bài tập trong SGK, phân chia thành các dạng phù hợp, biến đổi thành
hệ thống bài tập có tính chất tổng hợp để giúp học sinh vận dụng kiến thức một
cách tích cực nhất, khắc sâu kiến thức cơ bản. Có thể chọn những bài tập trong
phần bài tập để kiểm tra trƣớc khi luyện tập, chọn bài tập để giải tại lớp và hƣớng
dẫn học ở nhà…. Nên giao công việc cụ thể cho học sinh chuẩn bị ở nhà nhƣ: ôn
khái niệm nào, xây dựng mối quan hệ giữa các loại chất nào, điều chế chất này từ
nguyên liệu nào, có bao nhiêu cách, làm bài tập nào trong SGK, SBT….., để quá
trình luyện tập đƣợc thuận lợi.
Định hƣớng những điều trên để giáo viên chuẩn bị thiết bị dạy học phù hợp
khi lên lớp nhƣ: hệ thống bảng phụ, phiếu học tập, dụng cụ và hoá chất thực hành
thí nghiệm…..Nếu thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng, thì việc
tạo hình ảnh động để thay thế một vài thí nghiệm, tạo cơ chế diễn biến của phản
ứng hoá học ….. trong quá trình giảng dạy là hết sức quan trọng và cần thiết.
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
đang đƣợc quan tâm, vì vậy giáo viên nên cố gắng thực hiện trong các tiết luyện
tập, sẽ giúp giáo viên và học sinh tiết kiệm đƣợc thời gian rất nhiều và hiệu quả
của tiết luyện tập cũng đƣợc nâng cao.
2.1.b/. Hƣớng dẫn cho học sinh chuẩn bị ở nhà:
Nhƣ đã nói ở trên, công việc này phải đƣợc tiến hành đều đặn, thƣờng xuyên
trong từng tiết học. Ngƣời giáo viên khi giảng dạy bộ môn cần phải nắm vững hệ
thống kiến thức, cấu trúc chƣơng trình môn học và toàn bộ cấp học. Một số giáo
viên xem nhẹ việc xây dựng Kế hoạch giảng dạy vì cho rằng Kế hoạch giảng dạy
không đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong quá trình truyền thụ kiến thức. Lập Kế
hoạch giảng dạy từ đầu năm học giúp ta nắm vững cấu trúc chƣơng trình, hệ
thống kiến thức môn học, biết kiến thức của bài học này có mối quan hệ mật thiết
với bài nào và sẽ đƣợc áp dụng trong những bài học nào của chƣơng sau, lớp
sau…. Cần chuẩn bị những dụng cụ hoá chất nào cho từng bài, từng chƣơng, thời
gian chuẩn bị nhƣ thế nào cho phù hợp để tổ chức thực hiện thí nghiệm hiệu
quả…
♣ Ví dụ 1:
Khi giảng dạy lớp 8, Tiết 8, Bài: “ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT. PHÂN TỬ”,
một số giáo viên khi giảng dạy phần “ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT” chỉ giới thiệu
cho học sinh: Đơn chất gồm hai loại là Kim loại (nhƣ Fe, Cu, Al…) và Phi kim (nhƣ
C, P, S…) mà chƣa chú ý yêu cầu học sinh bƣớc đầu phải cố gắng học thuộc
những nguyên tố Kim loại và Phi kim thƣờng gặp, một số kim loại tan đƣợc trong
nƣớc nhƣ: K, Na, Ba, Ca. Nếu không cho học sinh nắm vững nội dung này thì đến
tiết 40, Bài “OXIT”, giáo viên sẽ rất khó khăn trong việc hình thành cho học sinh
Hoàn thiện kiến thức khi luyện tập Hoá Học bậc THCS Trƣờng THCS Mỹ Tài
GV : Đặng Thị Oanh Trang
10
khái niệm oxitbazơ, oxitaxit, cách phân loại và gọi tên. Và đến tiết 55, bài “NƢỚC”,
khi nghiên cứu về tính chất hoá học của nƣớc, học sinh sẽ không chọn đƣợc
oxitbazơ, axitaxit để phản ứng với nƣớc. Lƣu ý cho học sinh những kim loại nào
tan trong nƣớc thì oxit tƣơng ứng cũng tác dụng đƣợc với nƣớc…. Và tất nhiên,
khi vào đầu năm học lớp 9, bài “ÔN TẬP ĐẦU NĂM” với thời lƣợng 1 tiết, giáo
viên sẽ rất vất vả trong việc nhắc lại các hợp chất đã đƣợc học ở lớp 8.
Đến Tiết 2, lớp 9, Bài “TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT”, học sinh sẽ không
thể nào phân biệt đƣợc đâu là oxit bazơ, oxitaxit và chúng sẽ có tính chất nhƣ thế
nào? Làm thế nào để vận dụng tính chất hoá học của Oxit vào bài tập 1 trang 6
SGK?
Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit vào có thể tác dụng được với :
a) Nước? b) Axit clohiđric? c)Natrihidroxit?
Và nếu không giúp học sinh phân biệt có mấy loại oxit, chúng khác nhau
nhƣ thế nào thì sẽ không thể nào mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh khá
giỏi khi muốn nói về một số oxit lƣỡng tính. Nhƣ vậy, để dạy tốt phần này và cho
những phần sau, giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh về nhà chủ động ôn tập về oxit
bằng cách dùng dấu → để sắp xếp các nội dung trong khung thành sơ đồ sao
cho phù hợp. Ví dụ:
♣ Ví dụ 2:
Sau khi dạy xong Tiết 11, Bài 7, lớp 9: “ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ ”,
cần hƣớng dẫn học sinh nắm đƣợc: Tính chất nào có ở tất cả mọi bazơ? Tính
chất nào chỉ có ở dung dịch bazơ mà không có ở bazơ không tan và ngƣợc lại?
Lấy ví dụ cụ thể cho bazơ không tan nhƣ Cu(OH)2 và dung dịch bazơ nhƣ NaOH.
( Điền dấu (x) vào ô trống nếu có phản ứng xảy ra)
File đính kèm:
- Hoan thien kien thuc khi luyen tap hoa hoc bac THCS.pdf