Đề tài Hướng dẫn học sinh giỏi lớp 5 làm bài tập làm văn kể chuyện có yêu cầu sáng tạo

 môn tiếng việt là phân môn quan trọng trong trường tiểu học nhằm để học sinh phát triển tư duy ngôn ngữ đặc biệt tong đó có phân môn tập làm văn.

 bài tập làm văn của học sinh lớp 4-5 là sự vận dụng tổng hợp các kiến thức trong quá trình học tập ,từ đó nâng cao năng lực tư duy,giáo dục tình cảm ,mỹ cảm cho học sinh. do đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là tư duy cụ thể,khả năng diễn đạt của các em còn hạn chế .

doc20 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh giỏi lớp 5 làm bài tập làm văn kể chuyện có yêu cầu sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP phần i : đặt vấn đề - lời mở đầu : môn tiếng việt là phân môn quan trọng trong trường tiểu học nhằm để học sinh phát triển tư duy ngôn ngữ đặc biệt tong đó có phân môn tập làm văn. bài tập làm văn của học sinh lớp 4-5 là sự vận dụng tổng hợp các kiến thức trong quá trình học tập ,từ đó nâng cao năng lực tư duy,giáo dục tình cảm ,mỹ cảm cho học sinh. do đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là tư duy cụ thể,khả năng diễn đạt của các em còn hạn chế . vì vậy làm tập làm văn là một nội dung khó học đối với học sinh, khó dạy đối với giáo viên .các em tiếp thu bài chậm ,văn viết ra thường nghèo nàn, diễn đạt lủng củng...giáo viên dạy cũng khó dẫn dắt học sinh hiểu. bài tập làm văn đại trà còn khó như thế, bồi dưỡng học sinh giỏi còn khó hơn .bởi vì các đề thi học sinh giỏi yêu cầu cao hơn cả về khả năng diễn đạt, trí tưởng tượng sáng tạo của học sinh . thực tế qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5. tôi thấy chất lượng phân môn tập làm văn chưa cao,đặc biệt là phần" kể chuyện có yêu cầu sáng tạo ". vậy làm thế nào để có học sinh giỏi văn là cả một quá trình bồi dưỡng, tìm tòi,sáng tạo của cả thầy và trò. là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.chính vì những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài "hướng dẫn học sinh giỏi lớp 5 làm bài tập làm văn kể chuyện có yêu cầu sáng tạo "để nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp thiết thực, phù hợp đối tượng học sinh lớp 5 trường tiểu học điền lư i mà tôi đang phụ trách . trong bài viết này tôi chỉ đề cập đến việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 là một số bài văn kể chuyện có yêu cầu sáng tạo . ii- thực trạng về việc dạy và học phần tập làm văn kể chuyện có yêu cầu sáng tạo ở lớp 5 trường tiểu học điền lư1 1 - thuận lợi : - phần đa học sinh thích tìm hiểu khám phá những điều mới lạ đặc biệt là những câu chuyện hay . -công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay đã được nhà trường quan tâm . có phần thưởng thích đáng cho học sinh giỏi và giáo viên có học sinh giỏi. bên cạnh đó còn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của chuyên môn nhà trường. - giáo viên bồi dưỡng thường là những giáo viên có năng lực giảng dạy tốt, có uy tín trong học sinh, nhân dân và đồng nghiệp. đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao, dân trí được phát triển, vì vậy nhận thức của đại đa số phụ huynh về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được nâng lên rõ rệt . 2- khó khăn : trong những năm qua chất lượng mũi nhọn ở trường tiểu học điền lư i chưa cao, chưa có học sinh giỏi tuyến tỉnh. - trong đề thi học sinh giỏi lớp 5 thường gặp các đề tập làm văn thuộc thể loại kể chuyện yêu cầu học sinh tưởng tượng, sáng tạo trên cơ sở thực tế, trên cơ sở nội dung một bài tập đọc ( thơ hoặc văn ) hoặc trên cơ sở một cốt truyện cho trước. Ví dụ : Đề1 : Dựa vào bài thơ" gọi bạn" của nhà thơ định hải. em hãy kể lại bằng văn xuôi câu chuyện cảm động giữa bê vàng và dê trắng. đề2 : Ngày xửa ngày xưa có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. một hôm người mẹ bị ốm nặng, chỉ khao khát ăn một trái táo thơm ngon . người con đã ra đi.....cuối cùng anh đã mang được trái táo trở về biếu mẹ. dựa vào tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và nêu lại tỉ mỉ câu chụyên đi tìm táo của người con hiếu thảo. đề 3: một buổi tối cả nhà em đang sôi nổi bàn chuyện mua sắm và chuẩn bị cho một cái tết thật vui. bỗng từ xa vọng lại tiếng một em bé bán bánh rao đêm . dựa vào gợi ý trên em hãy tưởng tượng và kể lại cảnh ấy. ( đề thi học sinh giỏi tỉnh ) khi gặp các dạng bài này đa số các em đều thấy khó. có một số bài sơ sài,có em chỉ biết ghi lại nội dung bài tập đọc hay cốt truyện đã gợi ý. các em chưa bíêt tưởng tượng ra các tình tiết lý thú để hấp dẫn người đọc người nghe. có em viết lủng củng, rườm rà chưa biết dùng đại từ hay từ đồng nghĩa để thay thế cho danh từ nên bài viết lặp lại nhàm chán , nhiều em viết câu, đoạn có những chi tiết không hợp lý. ví dụ : đề 3 khi tả em bé bán bánh rao đem các em lại viết: " cậu bé ăn mặc rất sang trọng , áo trắng, quần đen sơ vin rất gọn gàng, thân hình mập mạp, khỏe khoắn, nước da trắng trẻo trông rất điển trai". một số em viết câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, nội dung câu chuyện không hấp dẫn người đọc người nghe. ví dụ : đề 2 khi kể về tình tiết người con đi tìm mua táo cho mẹ. các em chưa nêu được những khó khăn trở ngại khi đi tìm táo của người con . sau khi tìm hiểu tôi đã tìm ra các nguyên nhân sau đây. + về học sinh : - năng lực tưởng tượng sáng tạo của các em còn hạn chế, các em chưa biết cách xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện và các tình tiết, tình huống có trong câu chuyện. khi làm văn các em không có thói quen lập dàn ý, viết nháp, vì vậy không sắp xếp lựa chọn các tình huống cho hợp lí . - một số học sinh chỉ ham thích học toán mà chưa chú trọng phân môn tập làm văn . +về giáo viên : - một số giáo viên còn nặng về lí thuyết, chưa chỉ rõ cho học sinh các thao tác cần thiết khi làm bài . chưa khơi dậy ở các em lòng ham thích kể chuyện và trí tưởng tượng vô cùng phong phú của tuổi thơ . - một số giáo viên kinh nghiệm bồi dưỡng còn ít , không được phân công chuyên trách về vấn đè này . bên cạnh đó có những nguy cơ xem nhẹ , chưa chú trọng đén việc sửa lỗi cho học sinh . - đôi khi giáo viên còn xem nhẹ tiết trả bài . việc chữa lỗi về từ, câu và liên kết các câu trong bài còn qua loa. tóm lại : thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi văn có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn . tuy vậy khó khăn nào cũng có hướng giải quyết.thuận lợi nào đều có thể phát huy . xuất phát từ những thực trạng trên tôi đã nghiên cứu, tìm tòi,tôi đã đưa ra được một số biện pháp áp dụng cho học sinh lớp 5 do tôi phụ trách nhằm nâng cao chất lượng phân môn tập làm văn . phần ii : giải quyết vấn đề các biện pháp thực hiện trong quá trình thực hiện nghiên cứu vấn đề này tôi đã áp dụng một số biện pháp sau : i . điều tra nắm bắt tình hình và phân loai chất lượng học sinh trong lớp : khi nhận lớp mặc dù không phải chuyên trách mà chỉ bồi dưỡng thêm 2 buổi/ tuần . tôi đã tìm hiểu về hoàn cảnh học sinh , đặc biệt là chất lượng học sinh . được sự thống nhất của chuyên môn nhà trường , tôi đã cho học sinh làm bài văn . đề bài : một con quạ khát nước , nó tìm thấy một cái lọ có nước , xong nước trong lọ ít quá , cổ lọ lại cao , nó không thò mỏ vào uống được . nó nghĩ ra một cách ... dựa vào tóm tắt trên em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện tìm nước uống của quạ . kết quả đạt được : tổng số giỏi khá trung bình yếu 15 1 2 12 0 ii . bồi dưỡng lòng ham thích kể chuyện , rèn luyện kỹ năng kể chuyện và phát triển trí tưởng tượng sáng tạo cho học sinh : học sinh tiểu học rất thích nghe kể chuyện , nhất là những câu chuyện có chi tiết thần kì . xong rất ít em mạnh dạn kể chuyện cho cô và các bạn nghe , do các em chưa biết kể , lúc đứng dậy nói năng ấp úng, ngắt quãng . vì vậy để rèn luyện kỹ năng kể chuyện tạo cho các em sự hứng thú , niềm ham thích nghe chuyện và tự mình kể chuyện . tôi thường tranh thủ những giờ ra chơi kể chuyện cho các em nghe : chuyện cổ tích việt nam , chuyện cổ thế giới , chuyện khoa học viễn tưởng , chuyện nhi đồng ... khi có thời gian là những câu chuyện dài , có khi chỉ là một đoạn , một vài chi tiết xong các em rất thích . khi đã tập được không khí gần gũi , thân mật , tôi khuyến khích các em tự kể những câu chuyện mà các em đã đọc , đã nghe . lúc đầu chỉ là một đoạn , một vài chi tiết , tôi giúp đỡ các em bằng cách hướng dẫn tỉ mỉ giọng kể , lời nhân vật nên nói thế nào , cử chỉ , điệu bộ ra sao . sau đó nâng dần độ dài câu chuyện , các em đã rất hào hứng , mạnh dạn tham gia , có lúc còn tranh nhau kể . dành một số tiết học tổ chức thi kể chuyện , thi "sáng tác" truyện . tôi kể phần đầu câu chuyện , từng nhóm các em trao đổi với nhau và tưởng tượng để kể tiếp câu chuyện . kết quả thật bất ngờ , trí tưởng tượng của các em vô cùng phong phú . cùng một câu chuyện nhưng mỗii nhóm lại tưởng tượng ra một tình huống khác nhau . hướng dẫn các em lựa chọn , sắp xếp lại cho hợp lí để được câu chuyện dài, lí thú . cứ như vậy học sinh được làm quen và rất hứng thú với việc kể chuyện và sáng tạo ra câu chuyện . iii . hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài , xây dựng câu chuyện . 1 . tìm hiểu đề bài : đây là việc làm quan trọng không thể thiếu được . nó có tác dụng giúp học sinh xác định được thể loại , trọng tâm , yêu cầu và giới hạn đề . khi tiến hành tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ đề ra và trả lời các câu hỏi sau : - đề bài thuộc thể loại gì ? - đề bài yêu cầu kể chuyện gì ? - dựa vào đâu để các em tưởng tượng , sáng tạo câu chuyện ? nếu đề bài yêu cầu dựa vào bài tập đọc thì phải đọc kĩ bài tập đọc để nắm chắc nội dung bài , xác định nhân vật . nếu là dựa vào cốt chuyện cho trước hay dựa vào thực tế thì cũng phải đọc kĩ để có định hướng cho câu chuyện . 2 . xây dựng nhân vật : trong chuyện phải có nhân vật . yếu tố đầu tiên là giáo viên phải giúp học sinh xác định rõ trong câu chuyện có những nhân vật nào . hầu hết các đề bài đều đã có nhân vật , các em cần đọc kĩ đề để xác định được và chỉ rõ ra trong câu chuyện có mấy nhân vật , tên từng nhân vật , vai trò của từng nhân vật trong từng câu chuyện . ngoài những nhân vật chính cần có thêm những nhân vật phụ nào : trong đề 2 đã có các nhân vật : người mẹ , chàng trai ... có thể tưởng tượng thêm các nhân vật : dân làng , bà tiên ( giúp chàng trai vượt qua khó khăn ), các nhân vật ác cản trở đường đi của chàng trai (câu chuyện mới hấp dẫn ). đã có nhân vật , xong các em phải cụ thể nhân vật bằng ngoại hình , lời nói , cử chỉ thể hiện trong câu chuyện . muốn thể hiện rõ nhân vật các em phải đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật để nắm bắt . lúc đó nhân vật sẽ suy nghĩ như thế nào , làm gì , nói gì ? đặc biệt lưu ý các em những nhân vật là cây cối , loài vật ...trong câu chuyện đã được nhân hóa . vì vậy cũng có tình cảm , suy nghĩ , lời nói , cử chỉ giống như con người . - khi miêu tả nhân vật chỉ cần một vài nét về độ tuổi , hình dáng , ăn mặc, tránh sa vào bài văn tả người . còn lời nói , cử chỉ , hành động của nhân vật sẽ được thể hiện qua tình huống của câu chuyện . miêu tả ngoại hình nhân vật cũng cần lựa chọn các chi tiết phù hợp với hoàn cảnh của nhân vật . ví dụ : em bé bán rao ( đề 3 ) có học sinh dùng từ miêu tả chưa hợp lí như đã nêu ở phần thực trạng . em bé bán rao không thể "mập mạp , nước da trắng hồng , mặc bộ quần áo rất đẹp " mà phải "gầy , nước da ngăm ngăm , mặc bộ quần áo đã ngắn và bạc màu ..."( vì thiếu thốn vất vả ). giáo viên có thể nêucho học sinh tham khảomột đoạn : " cô bé chừng 10 tuổi , vóc người tầm thước , nước da trắng bệch , xanh xao , cái mũ xanh bạc màu che đi mái tóc vàng hoe nhưng đôi mắt vẫn long lanh đầy nghị lực . cái áo màu đỏ xậm , sắp rách và chiếc quần màu xám tro vá chằng vá đụp bằng những mảnh vải màu nâu đen ..." lời nói , cử chỉ của nhân vật củng phải phù hợp với tính cách của nhân vật đó . người tốt : cử chỉ , nét mặt phải hiền từ phúc hậu , lời nói phải dịu dàng , lễ phép . kẻ xấu : hung hãn , lời nói , nét mặt , cử chỉ lộ rõ vẽ gian ác . 3 . xây dựng cốt truyện : cốt truyện là sườn , là khung xương của câu chuyện . tùy thuộc vào mỗi đề bài các em phải xây dựng một cốt truyện phù hợp . có đề đã cho sẵn cốt truyện (đề 2) , có đề thì cốt truyện chính là nội dung bài tập đọc (đề 1) , có đề phải dựa vào gợi ý để xây dựng cốt truyện cho phù hợp (đề 3 ) . như vậy , ở những đề chưa có sẵn cốt truyện thì giáo viên phải gợi ý dẫn dắt để các em tìm ra được cốt truyện . ví dụ : ở đề 1 giáo viên cho học sinh đọc lại bài thơ "goi bạn " . - khổ 1 của bài thơ nêu lên điều gì ? ( gặp khó khăn về thời tiết , hết thức ăn , chúng cùng lo cách nuôi sống nhau ) . - em hãy nêu ý của khổ thơ thứ 3 ? ( gặp hoạn nạn đôi bạn phải xa nhau , chúng không quên nhau , vẫn quyết tìm nhau đến bây giờ ) . từ ý của từng khổ thơ trên học sinh hình dung được cốt truyện : câu chuyện kể về tình bạn dằm thắm , thân thiết của bê vàng và dê trắng . gặp lúc khó khăn hoạn nạn đôi bạn vẫn lo lắng cho nhau và không quên nhau . ở đề 3 mới chỉ có một gợi ý cho sẵn : một buổi tối cả nhà em đang sôi nổi bàn chuyện mua sắm cho một cái tết thật vui . bỗng từ xa vọng lại tiếng một em bé bán bánh rao đêm ... - tại sao em bé phải đi bán bánh vào ban đêm ? (do hoàn cảnh khó khăn , bố mẹ đau ốm , nhà nghèo ...) - đứng trước hoàn cảnh của em bé bán bánh rao đó em và gia đình em đã làm gì ? ( thương cảm , tìm cách giúp đỡ ) . cốt truyện : gia đình em đang sôi nổi bàn chuyện mua sắm và chuẩn bị cho một cái tết thật vui . bỗng vọng lại tiếng rao của một em bé bán bánh . cảm thương hoàn cảnh của em bé , gia đình em đã tạo điều kiện giúp đỡ . 4 . xây dựng các tình tiết , tình huống câu chuyện . khi đã có cốt truyện cần tưởng tượng thêm các chi tiết , tình huống để câu truyện trở nên cụ thể , sinh động . giống như việc " đắp thêm da thịt , truyền hơi thở " để khung xương trở nên sống động tình huống câu chuyện hiểu một cách đơn giản là những mạch , những chặng trong sự diễn biến của câu chuyện . tình huống càng thú vị thì câu chuyện càng hấp dẫn . trong các tình tiết phải tạo ra các tình huống bất ngờ , giàu kịch tính mới đem đến cho người đọc sự lí thú . các tình tiết phải đảmbảo tính hệ thống : tình tiết nào viết trước , tình tiết nào viết sau . tình tiết sau có thể là kết quả hoặc là bước phát triển của tình tiết trước . qua mỗi tình tiết đưa câu truyện tiến lại gần hơn kết cục cuối cùng . một điều hết sức chú ý nữa là tính hợp lí của tình tiết : trong câu chuyện ngày xưa các em có thể tưởng tượng các yếu tố kì ảo , hoang đường . còn những câu chuyện trong thực tế ngày nay thì không thể đưa những yếu tố thần kì vào được . ví dụ : kể chuyện chàng trai đi tìm táo cho mẹ, em có thể viết như sau: "... người con đi mãi, đi tìm ở các chợ , cuối cùng anh đi đến chợ tỉnh và thấy người ta bán rất nhiều những quả táo tàu thơm ngon. anh liền mua về cho mẹ mấy qủa táo...", ở đề 3 kể về em bé bán bánh có em lại viết: " giữa đêm 29 tết, trời tối đen, lạnh giá. em bé vừa đi, vừa ôm mặt khóc. bỗng bụt hiện lên hỏi... " đó là những chi tiết không hợp lí của câu chuyện . - câu chuyện hấp dẫn lí thú nhờ các chi tiết đối lập, trái ngược, mâu thuẫn với nhau. vì vậy cần hướng dẫn các em tạo các chi tiết đối lập. + đối lập giữa người tốt, kẻ xấu: người tốt thật thà chăm chỉ, hay thương người, hay giúp đỡ người khác. kẻ xấu độc ác, luôn tìm cách hãm hại người tốt. người tốt bao giờ cũng chiến thắng. + trong những câu chuyện không có mâu thuẫn giữa kẻ xấu, người tốt (đề 3) giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết khai thác các chi tiết đối lập nhau về hoàn cảnh, điều kiện sống của các nhân vật: không khí sum họp, đầm ấm, cuộc sống đầy đủ của gia đình em trong ngôi nhà ấm áp đầy hương vị tết với hình ảnh nhỏ bé, yếu đuối, vất vả, thiếu thốn của em bé bán bánh rao trong đêm đông lạnh giá. để từ đó tạo cảm xúc cho người đọc, người nghe. iv. hướng dẫn lập dàn ý qua các bước trên, trong trí tưởng tượng của các em câu chuyện đã được định hình khá đậm nét: nhân vật - cốt truyện - các tình tiết, tình huống. bước tiếp theo cần hướng dẫn các em sắp xếp lại theo dàn bài của văn kể chuyện mà các em đã được học: a) mở bài: giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện : - thời gian. - địa điểm. - giới thiệu nhân vật ( nhân vật chính), tên, một vài chi tiết ngoại hình.( có thể là những nhân vật có mặt ở phần đầu câu chuyện, các nhân vật khác có thể dần dần xuất hiện theo diễn biến câu chuyện ) b) thân bài: diễn biến câu chuyện bao gồm hệ thống tình tiết được sắp xếp theo tình tự không gian, thời gian, theo diễn biến của câu chuyện . c) kết luận: kết cục cuối cùng của câu chuyện - cảm nghĩ của em. v. hướng dẫn làm nháp: a) làm bài nháp: đây là bước hết sức quan trọng. bởi vì từ dàn bài các em lựa chọn câu từ hình ảnhđể viết thành câu chuyện. vì vậy cần viết nháp để có thể sắp xếp sửa chữa, lựa chọn ngôn ngữ của nhân vật, cử chỉ của nhân vật sao cho hợp lí nhất. sau khi viết nháp xong cần đọc lại để sửa chữa những tình tiết chưa hợp lí, những từ chưa đúng, chưa hay, sửa lỗi về câu... cần chú ý dùng các từ dẫn dắt người đọc: thế rồi, ít lâu... b) viết bài vào vở: chú ý viết cẩn thận, dùng đúng các dấu câu. viết xong nhất thiết phải khảo lại bài. vi- một số đề tập làm văn và gợi ý bài làm : để học sinh học phân môn tập làm văn "kể chuyện có yêu cầu sáng tạo " tôi đã sưy tầm thêm một số đề cho học sinh tham khảo nhằm giúp học sinh học tốt hơn . đề 1: một con ong đang mải mê hút nhụy hoa, bỗng nhiên trời sập tối, ong không về nhà được. sớm hôm sau khi gặp lại các bạn, ong đã kể chuyện nó xa nhà đêm qua. em hãy hình dung và kể lại câu chuyện của con ong xa nhà. 1) tìm hiểu đề: yêu cầu học sinh đọc kĩ đề ra và xác định được : - thể loại ( văn kể chuyện) - cơ sở để sáng tác câu chuyện :( dựa vào gợi ý, hoàn cảnh xẩy ra trong câu chuyện ) - cốt chuyện :" ong mải mê hút mật, trời sập tối ong không về nhà được " em phải hình dung tiếp diễn biến câu chuyện con ong phải trải qua một đêm xa nhà ra sao và kết thúc câu chuyện con ong trở về nhà khi trời sáng. 2) hướng dẫn xây dựng chuyện: gợi ý để các em có thể suy nghĩ, tưởng tượng theo hai hướng: ong gặp thuận lợi, may mắn hoặc gặp khó khăn trở ngại gì trong đêm xa nhà. + hình dung theo hướng thứ nhất: em có thể kể về sự may mắn, những lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ ong nghỉ ngơi qua đêm. kể chuyện theo hướng này cần tỏ rõ thái độ biết ơn tình cảm tốt của ong đối với những người đã giúp mình. + hình dung theo hướng thứ 2: các em có thể tưởng tượng những khó khăn, thử thách đối với ong: ong bơ vơ không có chỗ ngủ, đến tạm trú ở đâu đó cũng bị kẻ khác quấy rầy, đe doạ, mưa gió, giá lạnh... kết chuyện là ong vượt qua mọi thử thách bay được về nhà khi trời sáng. đề 2: con cò mà đi ăn đêm đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. ông ơi ông vớt tôi nao tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. có xáo thì xáo nước trong đừng xáo nước đục, đau lòng cò con. dựa vào ý bài ca dao trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện con cò mà đi ăn đêm gặp tai nạn rủi ro nhưng cho đến lúc chết vẫn muốn giữ tấm lòng trong sạch. 1) tìm hiểu đề: đọc kĩ đề ra và xác định được : bài văn thuộc loại văn kể chuyện . nội dung và ý nghĩa câu chuyện được gợi mở trong đề bài: chú cò mà đi ăn đêm, gặp tai nạn rủi ro nhưng đến khi chết vẫn muốn giữ tấm lòng trong sạch. - yêu cầu các em đọc kĩ bài ca dao và tìm hiểu một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết làm nổi bật hình ảnh con cò trong ca dao xưa. hình ảnh con cò tượng trưng cho người nghèo khổ, phải sống vất vả nhưng có tấm lòng trong sạch. học sinh phải bám vào nội dung, ý nghĩa bài ca dao để xây dựng cốt chuyện. 2) hướng dẫn xây dựng chuyện : giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh theo hướng dưới đây: - cò thường đi kiếm ăn ban ngày sao trong bài ca dao này cò lại phải đi ăn đêm?( có vẻ lén lút vụng trộm). -cò gặp tai nạn rủi ro như thế nào? - nhân vật ông trong bài có thể là ai? - cò mong ở người vớt mình điều gì? - kết thúc câu chuyện sẽ ra sao? đề 3: ở một bến xe đông kkhách người ta thấy một anh thương binh trước khi bước lên xe vẫn không ngớt lời khen và cảm ơn một em bé. em hãy tưởng tượng xem cảnh gì đã xảy ra trước đó. 1) tìm hiểu đề : học sinh đọc kĩ đề ra và tự trả lời các câu hỏi sau: - đề bài thuộc thể loại gì? -trong đề bài đã có những gợi ý gì ? ( đề bài cho trước phần kết chuyện). -em dựa vào đâu để sáng tạo và tưởng tượng câu chuyện ? (dựa vào vốn sống thực tế và gương người tố, việc tốt giúp các anh thương binh). 2) xây dựng nội dung câu chuyện : giáo viên gợi ý các em tưởng tượng theo hướng sau: - em bé gặp anh thương binh ở đâu ? anh thương binh gặp khó khăn gì cần giúp đỡ? - em bé đã làm gì để giúp đỡ anh thương binh? lời nói, cử chỉ, hành động của em bé ra sao? - thái độ của anh thương binh như thế nào khi được em bé giúp đỡ? - kết quả của sự giúp đỡ như thế nào? - cảnh chia tay giữa anh thương binh và em bé ra sao? trên đây là một số ví dụ về các đề bài yêu cầu tưởng tượng sáng tạo để kể chuyện. các đề bài vô cùng phong phú, song tôi chỉ lấy 3 ví dụ về 3 dạng: dựa vào gợi ý đề bài, dựa vào nội dung bài tập đọc, dựa vào thực tế cuộc sống. tuy nhiên phần gợi ý trên chỉ là một trong những cốt chuyện mà học sinh có thể xây dựng nên. khi các em làm bài có thể tưởng tượng theo hướng khác. chỉ cần có nội dung và các chi tiết hợp lí. tóm lại : làm văn là nơi thử thách cho học sinh kĩ năng tiếng việt , vốn sống , vốn văn học , năng lực cảm thụ văn học . học sinh phải thể hiện cảm xúc , suy nghĩ bằng ngôn ngữ nói và viết . từ đó rèn cách nghĩ , cách cảm nhận thật sáng tạo , luyện cách diễn tả chính xác , sinh động , hồn nhiên với những nét riêng độc đáo . bên cạnh đó giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hiểu , phân tích đề , quan sát , tìm ý , kĩ năng diễn đạt , viết đoạn và hoàn thiện bài viết . trong khâu luyện tập làm văn , khâu đánh giá chữa lỗi rất quan trọng . giáo viên cần chấm , chữa bài cho từng em thật kĩ để giúp các em thấy được những thiếu xót của mình để tự rút kinh nghiệm sữa chữa . giáo viên cần tạo không khí thoải mái , tranh luận khi chữa bài . phần iii . kết luận 1. kết quả: sau quá trình nghiên cứu kinh nghiệm bồi dưỡng tập làm văn kể chuyện có sáng tạo .tôi vận dụng bồi dưỡng cho học sinh giỏi lớp 5 do tôi đảm nhận . sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá cao . nhà trường đã trực tiếp kiểm tra sát hạch chất lượng học sinh . đề bài : dựa vào bài thơ:" gà trống và cáo "của ( la phông- ten tiếng việt 4 tập 1 ). nhác trông vắt vẻo trên cành anh chàng gà trống tinh nhanh lõi đời cáo kia đon đả ngỏ lời "kìa anh bạn quý xin mời xuống đây để nghe cho rõ tin này muôm loài mạnh yếu từ rày kết thân lòng tôi sung sướng muôn phần báo cho bạn hữu xa gần đều hay xin đừng e ngại , xuống đây cho tôi hôn bạn , tỏ bày tình thân ." nghe lời cáo dụ thiệt hơn gà rằng : "xin được ghi ơn trong lòng hòa bình gà cáo sống chung mừng này còn có tin mừng nào hơn kìa , tôi thấy cặp chó săn từ xa chạy lại chắc loan tin này." cáo nghe , hồn lạc phách bay quắp đuôi , co cẳng chạy ngay tức thì , gà ta khoái chí cười khì : "rõ phường gian dối , làm gì được ai." em hãy kể lại bằng văn xuôi câu chuyện gà trống và cáo . nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật đó . kết quả cụ thể : tổng số 15 học sinh . xếp loại thời điểm giỏi khá trung bình yếu trước khi vận dụng pp 1 2 12 0 sau khi vận dụng pp 4 7 4 0 với kết quả đã đạt được , chất lượng học sinh giỏi văn nói chung và văn kể chuyện nói riêng đã có chuyển biến rõ rệt . 2. bài học kinh nghiệm: khi làm một bài tập làm văn kể chuyện có yêu cầu sáng tạo giáo viên không chỉ giúp các em nắm được nội dung diễn biến và chi tiết cụ thể để có khả năng tái hiện và kể lại theo yêu cầu đề ra, mà còn phải đem đến cho học sinh niềm vui và hứng thú cảm nhận giá trị nội dung ý nghĩa của câu chuyện. muốn vậy lời kể của giáo viên cần sinh động, hấp dẫn thể hiện ngữ điệu phù hợp ( đôi khi còn kết hợp cử chỉ, điệu bộ), để đạt được điều đó giáo viên phải tự rèn luyện kỹ năng kể chuyện và sáng tạo câu chuyện nhằm gây cảm xúc và gợi trí tưởng tượng của các em, tác động mạnh đến trí tưởng tượng của các em chính là đã khơi nguồn cảm xúc và mở rộng hiểu biết của các em nên giáo viên phải thường xuyên tạo điều kiện để các em tự hoạt động tìm hiểu đề bài, xây dựng nhân vật, xây dựng các tình tiết tình huống câu chuyện. đặc biệt khi áp dụng các biện pháp trên cần phải sử dnfj đồng bộ cảc 6 biện pháp xong quan trọng nhất là biện pháp iii và iv . - hướng dẫn các em tìm đề bài , xây dụng cốt truyện lập dàn bài, sắp xếp lựa chọn các tình tiết sao cho hợp lý, đảm bảo tính hệ thống. trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. tôi đã mạnh dạn áp dụng vào thực tế quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 trường tiểu học điền lư i trong năm học vừa qua . tuy nhiên đề tài cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. tôi kính mong hội đồng khoa học góp ý. tôi xin chân thành cảm ơn. ngày 15 tháng 3năm 2011 người viết lê thị thủy mục lục nội dung trang phần i: đặt vấn đề i . lời mở đầu ii . thực trạng về việc dạy và học phân môn tập làm văn kể chuyện có sáng tạo ở lớp 5 trường tiểu học điền lư i . 1 . thuận lợi . 2. khó khăn . phần ii . giải quyết vấn đề các biện pháp thực hiện i . điều tra nắm bắt tình hình và phân loại học sinh trong lớp ii . bồi dưỡng ham thích kể chuyện , rèn kỹ năng kể chuyện và phát triển trí tưởng tượng cho học sinh . iii . hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài và xây dựng câu chuyện. 1 . tìm hiểu đề bài . 2 . xây dựng nhân vật . 3 . xây dựng cốt truyện . 4 . xây dựng các tình tiết , tình huống câu chuyện iv . hướng dẫn lập dàn ý . v . hướng dẫn làm nháp . vi . một số đề tập làm văn và gợi ý bài làm . phần iii . kết luận . 1 . kết quả đạt được . 2 . bài học kinh nghiệm . 1 1 1 4 4 4 5 5 5 6 7 8 8 9 10 11 12

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem lop 5.doc
Giáo án liên quan