Trong quá trình học tập, học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể của sự lĩnh hội các tri thức. Việc học tập của học sinh không những là một quá trình tiếp thu, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, khái niệm, công thức. được giáo viên truyền đạt mà còn phải là một quá trình chủ động tích cực lĩnh hội tri thức, một quá trình chỉ có thể đạt được hiệu quả do nghiền ngẫm tài liệu với một sự việc tự lực năng nổ. Hướng dẫn học sinh học tập là một điều hết sức cần thiết. Không có một dạng làm việc nào của học sinh mà lại không đòi hỏi sự hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của giáo viên. Có rất nhiều công việc học sinh phải làm trong quá trình học tập vật lý. Nhưng tôi chỉ đi sâu vào hai nội dung chủ yếu đó là hướng dẫn học sinh học tập vật lý ở trên lớp và hướng dẫn học sinh học tập vật lý ở nhà.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh học tập Vật Lý 6 ở lớp và ở nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Hướng dẫn học sinh học tập Vật Lý 6 ở lớp và ở nhà
I- Lí do chọn đề tài:
Trong quá trình học tập, học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể của sự lĩnh hội các tri thức. Việc học tập của học sinh không những là một quá trình tiếp thu, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, khái niệm, công thức.... được giáo viên truyền đạt mà còn phải là một quá trình chủ động tích cực lĩnh hội tri thức, một quá trình chỉ có thể đạt được hiệu quả do nghiền ngẫm tài liệu với một sự việc tự lực năng nổ. Hướng dẫn học sinh học tập là một điều hết sức cần thiết. Không có một dạng làm việc nào của học sinh mà lại không đòi hỏi sự hướng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp của giáo viên. Có rất nhiều công việc học sinh phải làm trong quá trình học tập vật lý. Nhưng tôi chỉ đi sâu vào hai nội dung chủ yếu đó là hướng dẫn học sinh học tập vật lý ở trên lớp và hướng dẫn học sinh học tập vật lý ở nhà.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Hướng dẫn học sinh học tập vật lý ở trên lớp:
Trong toàn bộ quá trình học tập vật lý của học sinh thì khâu học tập ở trên lớp là vô cùng quan trọng, giữ một vai trò chủ yếu. Những công việc mà học sinh phải làm trên lớp rất đa dạng. Ngay chỉ trong một giờ họ mà phải nhiều công việc phải làm như: Nghe giảng, suy nghĩ chuẩn bị ý kiến xây dựng bài, qua sát thí nghiệm ghi chép đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm luyện tập v.v... Tất cả những công việc đó hợp thành một thể liên hoàn và hoàn chỉnh nhằm đạt tới mục đích, nhất định của giờ học. Do vậy bất kỳ hoạt động nào của học sinh giáo viên cũng phải quan tâm và có những hướng dẫn cụ thể:
a. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa ở lớp:
Sách giáo khoa vật lý được soạn và nhằm để học sinh dùng làm tài liệu học tập .
Đối với giáo viên sách giáo khoa là tài liệu chủ yếu để giáo viên làm kế hoạch và soạn giáo án giảng dạy. Học sinh sử dụng sách giáo khoa ở trên lớp là để tự mình tìm hiểu kiến thức, tự mình khai thác kiến thức. Vì vậy cần phải coi việc sử dụng sách giáo khoa là một công tác tự lực của học sinh đồng thời cũng là để rèn luyện cho học sinh biết cách đọc sách và sử dụng sách ở trên lớp có thể cho học sinh sử dụng sách giáo khoa trong những trường hợp sau:
- Học sinh sử dụng sách giáo khoa làm tài liệu nghiên cứu.
- Học sinh có thể sử dụng sách giáo khoa để củng cố tài liệu vừa học trong giờ học như xem lại các định nghĩa,các khái niệm vật lý để việc làm đó có hiệu quả thì sau khi học sinh đọc xong cần bắt học sinh nhắc lại và nói lên những điều mình hiểu được. Thí dụ như nhắc lại định nghĩa và phân tích các khái niệm có mặt trong đó.
Có thể cho học sinh sử dụng sách giáo khoa để tự nghiên cứu một vấn đề nào đó thay cho việc trình bày bằng lời của giáo viên. Đây là một công việc có tính chất tự lực cao của học sinh đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu chu đáo và thận trọng trong việc chọn đề tài cho học sinh tự nghiên cứu.
Tự nghiên cứu sách giáo khoa là một vấn đề khó đối với học sinh. Điều quan trọng là phải làm cho học sinh quen dần với loại hoạt động này.
Đó là nêu rõ mục tiêu cụ thể của từng bài về kiến thức, kĩ năng và thái độ đã được lượng hoá mà học sinh đã đạt được
Trong khi học sinh đọc sách giáo khoa giáo viên có thể làm những việc cần thiết chuẩn bị cho đàm thoại như , chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, đồng thời quan sát theo dõi việc đọc của học sinh. Sau khi đọc xong giáo viên tiến hành đàm thoại theo hệ thống câu hỏi sách giáo khoa, trong một số trường hợp cần kèm theo câu hỏi phụ nhằm giúp học sinh hiểu sâu kiến thức hơn, từ đó tự rút ra nhận xét và đi đến hình thành khái niện. Cuối cùng giáo viên tổng kết, sau đó đưa ra kết luận đúng và ra bài tập vận dụng cho học sinh để rèn luyện kỹ năng củng cố kiến thức đồng thời cũng là để kiểm tra mức độ thông hiểu kiến thức của học sinh.
Ta hãy xét một thí vụ về hướng dẫn học sinh tự đọc đề tài "Thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi. Theo sách giáo khoa vật lý 6 tại lớp.
Trước tiên giáo viên cùng với học sinh nhắc lại công thức tính khối lượng riêng của một chất D = . Sau đó giáo viên đề xuất vấn đề tạo nên nhu cầu học tập cho học sinh rồi yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi sau:
1. Để xác định KLR của một chất ta cần đo những đại lượng nào ? và dùng dụng cụ nào để đo.
2. Nêu quy tắc cân ? những chú ý khi sử dụng cân.
3. Nêu cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
4. Cách đổi đơn vị mg , g thành kg; cm3, dm3, ml , l…..thành m3
5. Cách ghi mẫu báo cáo thí nghiệm.
6. Nêu các bước tiến hành đo.
- Giáo viên cần hướng dẫn
- Trước hết khi xác định thể tích của sỏi cần phải rửa sạch làm khô.
- Khi đổ nước vào bình chia độ cần cầm ống hơi nghiêng một chút để nước khỏi rơi ra ngoài.
- Trong khi đo bình chia độ phải đặt thẳng đứng để kết quả đọc được chính xác.
- Khi cân để cân ở mặt bàn nằm ngang, điều chỉnh cân thăng bằng.
- Không cân những vật lớn hơn giới hạn của cân.
- Nếu cân Robecven có thanh điều chỉnh thì ĐCNN của cân là giá trị của khối lượng ứng với một vạch chia trên thanh điều chỉnh.
Khi học sinh đã có một số kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, giáo viên có thể vận dụng phương pháp dạy học chương trình hoá vào việc sử dụng sách giáo khoa trên lớp. Trước hết giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung đề tài trình bày trong sách giáo khoa và soạn các câu hỏi theo chương trình đường thẳng hoặc phân nhánh. Những câu hỏi này được chép lên bảng phụ hoặc bảng phụ. Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải có nhiều biện pháp tích cực theo dõi hoạt động của học sinh. Cuối cùng giáo viên đưa ra một số câu hỏi nhằm hệ thống hoá lại vấn đề học sinh đã học. Qua đó kiểm tra mức độ thông hiểu của học sinh.
b. Hướng dẫn học sinh ghi chép
Trước hết cần phải khẳng định rằng việc học sinh ghi chép vào vở là rất cần thiết.Việc ghi chép theo giáo viên lôi cuối học sinh vào công việc chung với giáo viên kích thích học sinh tập trung chú ý vào tài liệu trình bày. Việc biến học sinh thành người chỉ ngồi nghe và nhìn sẽ dẫn học sinh đến tình trạng thụ động kéo theo sự phân chia tư tưởng. Về nhà xem lại điều đã ghi ở lớp, nhờ sự liên tưởng học sinh nhớ lại bài giảng của giáo viên tốt hơn và sáng tỏ được nhiều đoạn của bài giảng mà sách giáo khoa không thể làm được.
Việc ghi chép của học sinh ở trên lớp không chỉ làm cho học sinh tập trung chú ý vào bài giảng mà còn giúp học sinh biết phân tích so sánh, tổng hợp các vấn đề, biết chọn những vấn đề chủ yếu. Cần phải ghi chép để nhớ để hiểu làm chìa khoá mở cho các vấn đề sau. Học sinh không thể máy móc ghi từng lời, từng chữ của giáo viên mà phải chọn lọc cân nhắc trên cơ sở hiểu vấn đề. Do đó mà tư duy của họ phát triển, kiến thức của họ được khắc sâu mang nhiều tính chất tự giác tích cực.
Không nên cho rằng học sinh đã có sách giáo khoa thì không cần ghi chép hay vẽ hình gì cả, sợ mất nhiều thời gian vẽ không đẹp không đúng. Học sinh ghi sai là do các em chưa hiểu kiến thức hoặc hiểu sai. Đấy cũng là một cơ hội rất tốt để giáo viên biết tình hình tiếp thu kiến thức của học sinh, qua đó mà uốn nắn sửa chữa kịp thời. Vậy học sinh cần phải vẽ hình và ghi chép thế nào ? Khi nào thì cần vẽ hình và ghi chép ? Trước hết học sinh cần vẽ những hình nào có tác dụng giúp các em hiểu kỹ bài. Nên ghi theo lời giảng của giáo viên. Cần chú ý ghi hoặc (hoặc vẽ) theo những điều mà giáo viên dặn dò. Ghi chép bảng tóm tắt mà giáo viên trình bày trên bảng. Trong khi ghi chép và vẽ hình, học sinh có thể tự ghi chú thêm dùng ký hiệu để nhấn mạnh điều quan trọng, đánh dấu hỏi ở những điểm chưa rõ, cần tìm hiểu thêm.
Ghi chép, vẽ hình là công việc tự lực của học sinh, giáo viên không thể làm thay. Nội dung ghi chép của học sinh dù đầy đủ đến đâu cũng không thể thay sách giáo khoa. Vì vậy phải tránh hết sức đọc chính tả cho học sinh mà phải hướng dẫn cho học sinh tự ghi chép.
Để giúp cho học sinh có thể tự ghi chép tài liệu mà giáo viên trình bày có thể làm như sau:
Lúc học sinh chưa quen với việc trình bày tài liệu của giáo viên thì cần nói cho các em biết khi nào ghi lại. Khi ghi ghi những gì và ghi như thế nào ? Khi học sinh đã biết ghi thì để các em tự ghi, giáo viên hướng dẫn bằng sự thay đổi nhịp điệu giọng nói cũng như thời gian nói và nghỉ. Lúc đầu cũng có thể không cho học sinh ghi ngay vào vở mà ghi ra nháp. Sau đó về nhà dựa vào sách giáo khoa các em sẽ chỉnh lý lại rồi ghi vào vở. Nhưng không nên kéo dài cách làm này vì lãng phí công sức.
2. Hướng dẫn học sinh học tập vật lý ở nhà:
Việc học sinh tự học ở nhà có một ý nghĩa lớn lao về mặt giáo dục và giáo dưỡng. Nếu việc học ở nhà của học sinh được tổ chức tốt nó rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc tự lực, giáo dục cho học sinh những tình cảm, tinh thần trách nhiệm, giúp các em nắm vững tri thức kỹ năng và kỹ xảo. Ngược lại nếu việc học tập ở nhà của các em không được quan tâm tốt sẽ làm cho học sinh quen thói làm ăn cẩu thả thái độ tắc trách đối với việc thực hiện nhiệm vụ của mình và có những thói quen xấu làm cản trở đến việc học tập quen lừa dối. Và do đó có thể làm cho học sinh mệt mỏi căng thẳng quá sức không cần thiết.
Công việc học tập của học sinh ở nhà có những đặc điểm riêng của nó.
Đặc điểm thứ nhất là công việc được tiến hành trong một thời gian ngắn không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên mặc dù đấy là công việc do chính giáo viên giao cho học sinh phải tự mình hoàn thành, tự kiểm tra công việc mình làm.
Đặc điểm thứ hai là công việc này được thực hiện tuần tự tuỳ theo hứng thú, nhu cầu năng lực của học sinh.
Đặc điểm thứ ba là dễ bị chi phối bởi ngoại cảnh khác có thể coi quá trình học tập của học sinh ở nhà bao gồm các giai đoạn như: Trước hết phải phục hồi những điều đã học trên lớp và sau đó phải phục hồi những điều đã học trên lớp và sau đó rèn luyện vân dụng sáng tạo. Mỗi giai đoạn có một nội dung công việc cụ thể. Tất nhiên giữa các giai đoạn này không có một ranh giới rõ rệt. Việc học tập của học sinh ở nhà dĩ nhiên là phụ thuộc vào việc dạy học trên lớp. Vì vậy giáo viên phải căn cứ vào tình hình nắm kiến thức của học sinh và dựa vào tình hình cụ thể mà giao cho các em những việc có tính chất bổ sung phục hồi tài liệu đã học như nghiên cứu sách giáo khoa, vẽ hình...
Trong khi dạy một vấn đề nào đó cần suy nghĩ việc giao cho học sinh các bài làm ở nhà. Chính việc giao bài làm một cách có hệ thống đảm bảo cho việc học tập của học sinh có một qui luật chặt chẽ, nhờ đó mà học sinh có thể tự lực giải quyết các bài làm, kể cả những bài làm khó, vì đã có sự chuẩn bị ở các bài làm dễ. Việc này giúp học sinh học tập có kế hoạch và có thể tự lực giải quyết được nhiều bài tập.
Việc học sinh hoàn thành tốt các bài tập ở nhà không chỉ giúp các em nắm vững tri thức đã học cũng như rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo cần thiết, mà còn giúp các em chuẩn bị tốt nhất cho việc tiếp thu kiến thức mới. Vì thế bên cạnh những bài làm phục hồi, luyên tập và sáng tạo trên cơ sở kiến thức đã học cần phải giao cho học sinh những bài làm chuẩn bị ngay và trong những bài làm phục hồi, luyện tập cũng cần thiết mang những yếu tốt chuẩn bị cho việc tiếp thu tri thức mới. Có như vậy mới đảm bảo được việc tiếp thu một cách tích cực tự lực đối với những tri thức mới.
Ngoài ra giáo viên vật lý cần có chương trình và có kế hoạch cho học sinh học tập ở ngoài lớp và ngoài nhà trường.
Một yếu tố qua trọng để đảm bảo công tác hướng dẫn học ở nhà có kết quả là cần có những biện pháp kiểm tra động viên kích lệ thích hợp.
Những biện pháp cụ thể đó là:
- Thỉnh thoảng kiểm tra vở bài toán, bài học.
- Cho điểm khuyến khích những học sinh có nhiều cố gắng hoặc chuyển biết trong học tập.
- Biện pháp khá hiệu nghiệm là đưa phần nội dung rất gần các bài tập đã từng làm ở nhà vào trong đề kiểm tra.
- Tác dụng này cũng đạt kết quả cao nếu được tiến hành một cách thường xuyên.
III. Kết quả đạt được:
Vận dụng đề tài như đã trình bày trên vào việc hướng dẫn học sinh ở lớp và ở nhà vào tiết dạy.
Tiết 13: Thực hành xác định khối lượng riêng sỏi. Phần hướng dẫn ở lớp tôi đã trình bày ở phần II mục 1 phần a.
Riêng phần hướng dẫn vê nhà trong tiết học này có một đặc thù riêng. Vì đây là bài thực hành đầu tiên của bộ môn vật lý 6. Do đó yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị và hướng dẫn cụ thể rõ ràng hơn. Sách giáo khoa và sách bài tập vật lý không đưa dạng bài tập thực nghiệm sau tiết học này. Nên tôi mạnh dạn ra loại bài tập thực nghiệm để áp dụng vào bài học như sau: Có một viên gạch đặc thù hình chữ nhật làm thế nào xác định được khối lượng riêng của gạch với các dụng cụ: cân, thước đo chiều dài.
Với loại bài tập này không khó đối với học sinh nhưng nó thể hiện được phương pháp thực hành (thực nghiệm).
Bước 1: Học sinh sẽ dùng thước đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao của viên gạch từ đó tính được thể tích.
Bước 2: Dùng cân đo khối lượng của gạch.
Bước 3: áp dụng công thức D = (kg/m3) để tính khối lượng riêng của gạch.
Đến đây giáo viên không dừng lại mà tiếp tục phát huy học sinh khá giỏi và đặt câu hỏi tiếp. Tại sao lại không dùng bình chia độ để đo thể tích của gạch. Học sinh sẽ nêu được lý do:
- Gạch thấm nước
- Gạch viên có hình dạng nhất định ta có thể đo trực tiếp mà không cần bình chia độ...
Thực tế tôi đã áp dụng đề tài này vào việc giảng dạy học sinh lớp 6A1 trường THCS Quang Trung, Thành phố Thanh Hoá đã cho một kết quả hết sức khả quan. Số học sinh làm được thí nghiệm có kết quả tương đối chính xác là 90%. Phần hướng dẫn về nhà của giáo viên đã được học sinh rất là lý thú.
IV. Bài học kinh nghiệm:
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy vấn đề hướng dẫn học sinh học tập ở lớp và ở nhà là một khâu vô cùng quan trọng và không thể được trong dạy học. Muốn đạt được hiệu quả ta cần phải rút ra bài học kinh nghiệm sau đối với giáo viên.
- Giáo viên tận tâm đối với học sinh, hết lòng.
- Chuẩn bị bài chu đáo, phù hợp với từng đối tượng của học sinh.
- Đòi hỏi sự mẫu mực công phu, lâu dài thường xuyên của giáo viên.
- Hướng dẫn tỉ mỉ nhiệt tình không phải chỉ giúp cho học sinh trả lời hoặc giải bài tập mà luyện cho học sinh cách suy nghĩ cách tập hợp kiến thức để hiểu vấn đề đặt ra.
* Đối với học sinh:
- Rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc tự lực.
- Phát huy tính độc lập của học sinh trong học tập.
- Giúp các em nắm vững tri thức kỹ năng kỹ sảo.
- Chuẩn bị tốt cho việc tiếp thu kiến thức mới.
Trên đây là những kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân tôi. Để thực hiện được đề tài này tôi phải dày công tham khảo ý kiến của đồng nghiệp bạn bè và đặc biệt có sự cộng tác của tổ toán lý trường THCS Minh Khai. Tất nhiên khi thực hiện đề tài còn rất nhiều thiếu sót rất mong sự giúp đỡ và đóng góp chân thành của độc giả.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Người thực hiện
Trương Tuấn Cường
File đính kèm:
- Sang kien KN Huong dan HS tu lam bai o nha STGa Phong Do.doc