- Theo phân phối chương trình quy định sau mỗi chương đều có phần ôn tập để hệ thống lại toàn bộ các kiến thức giúp học sinh có thể vận dụng thành thạo hơn vào bài tập. Việc ôn tập chương vẫn thường được các giáo viên sử dụng theo trình tự: tóm tắt các kiến thửc cơ bản, làm bài tập áp dụng. Cách làm đó thường tạo nên sự nhàm chán cho học sinh khá giỏi và gây quá tải cho học sinh yếu kém vì trong một thời gian có hạn các em phải nhớ lại rất nhiều kiến thức và giải quyết rất nhiều bài tập.
10 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hướng dẫn học sinh ôn tập bằng cách thuyết trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT Ngô Quyền
Mã số: ................................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP BẰNG CÁCH THUYẾT TRÌNH
Người thực hiện: LÊ THANH HÀ
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục 1
Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... þ
Phương pháp giáo dục 1
Lĩnh vực khác: ......................................................... 1
Có đính kèm:
1 Mô hình þ Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác
Năm học: 2011-2012
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
Họ và tên: LÊ THANH HÀ
Ngày tháng năm sinh: 13/02/1962
Nam, nữ: Nữ
Địa chỉ: 59/92 Phan Đình Phùng phường Quang Vinh, Biên Hòa - Đồng Nai.
Điện thoại: 0919817453
E-mail: lthangoquyen@yahoo.com.vn
Chức vụ: Tổ trưởng tổ Toán
Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Quyền
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: tốt nghiệp ĐHSP Toán
Năm nhận bằng: 1982
Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP Toán.
KINH NGHIỆM KHOA HỌC
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học Toán
- Số năm có kinh nghiệm: 29 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP BẰNG CÁCH THUYẾT TRÌNH
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo phân phối chương trình quy định sau mỗi chương đều có phần ôn tập để hệ thống lại toàn bộ các kiến thức giúp học sinh có thể vận dụng thành thạo hơn vào bài tập. Việc ôn tập chương vẫn thường được các giáo viên sử dụng theo trình tự: tóm tắt các kiến thửc cơ bản, làm bài tập áp dụng. Cách làm đó thường tạo nên sự nhàm chán cho học sinh khá giỏi và gây quá tải cho học sinh yếu kém vì trong một thời gian có hạn các em phải nhớ lại rất nhiều kiến thức và giải quyết rất nhiều bài tập.
Là giáo viên dạy môn Toán nhiều năm, tôi thấy việc thay đổi cách thức ôn tập đối với học sinh có trình độ khá giỏi sẽ tạo cho học sinh sự hứng thú hơn trong học tập đặc biệt đối với việc hệ thống kiến thức đã học trong chương, giúp các em chủ động tìm tòi và giải quyết các bài tập liên quan đến những kiến thức đó.
Khi tự mình soạn bài tập và thuyết trình trước tập thể sẽ tập cho học sinh y thức tự làm việc; hình thành dần cho các em khả năng giao tiếp, ứng xử tự tin đó là một phẩm chất rất cần thiết khi các em trưởng thành.
THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
- Đối với trường trung học phổ thông Ngô Quyền học sinh được tuyển chọn hàng năm có chất lượng cao hơn các trường khác trên cùng địa bàn thành phố Biên Hòa.
- Dựa vào số lượng và nhu cầu của học sinh, hàng năm trường đều có một số lớp học sinh học theo chương trình Nâng cao. Đây là các lớp tập trung những học sinh khá giỏi các môn Khoa học tự nhiên, các em rất năng động.
- Ngoài chương trình chính khóa theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo học sinh còn được học thêm 1 tiết Tự chọn và hai tiết buổi chiều theo kế hoạch tăng tiết chung của nhà trường sắp xếp cho các khối lớp.
- Ba năm gân đây, kết hợp với Hội Cha mẹ hoc sinh, nhà trường đã trang bị cho các lớp hệ thống máy tính và đèn chiếu để tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Ngoài việc học văn hóa các em học sinh của trường còn được học nghề là môn Tin học để tham dự kì thi nghề hàng năm do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức nên khả năng sử dụng máy tính của các em khá tốt. Bên cạnh đó, hiện nay số em được Cha mẹ trang bị cho máy vi tính khá phổ biến.
Từ những lí do kể trên và thực trạng của trường tôi đã thay đổi cách ôn tập cho học sinh tại những lớp mình giảng dạy. Qua hai năm thực hiện, bản thân tôi nhận thấy cách làm của mình mang lại những kết quả khá khả quan, kết quả học tập của học sinh thay đổi rất rõ qua các kỳ ôn tâp; đặc biệt là các em cảm thấy hứng thú và tự tin hơn khi học tập môn Toán nên tôi mạnh dạn trình bày cách làm của mình.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Để hướng dẫn học sinh ôn tập bằng cách thuyết trình tôi thực hiện các bước cụ thể sau:
- Thông báo nội dung ôn tập, những vấn đề chủ yếu trong chương cần tập trung và yêu cầu cần đạt được để học sinh chuẩn bị bằng cách tự tìm các bài tập ứng với các nội dung đã thông báo.
- Hướng dẫn học sinh cách thực hiện theo đơn vị Tổ.
- Ra thời hạn để học sinh làm bài, gửi bài qua email để giáo viên góp , sửa chữa.
- Tổ chức cho học sinh thuyết trình bài của Tổ mình đã chuẩn bị.
Sau đây tôi xin trình bày một trong những phần đã tổ chức cho học sinh ôn tập bằng phương pháp thuyết trình : ÔN TẬP THI HỌC KỲ I LỚP 11 theo chương trình nâng cao.
1/ Thông báo nội dung ôn tập:
Hàm số lượng giác: Tìm tập xác định, tìm Giá trị lớn, giá trị nhỏ nhất.
Giải Phương trình lượng giác.
Đại số tổ hợp, xác suất, nhị thức Niutơn.
Phép biến hình trong mặt phẳng: Tìm phương trình ảnh của đường thẳng, đường tròn qua các phép biến hình.
Hình học không gian: Chứng minh hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng.
2/ Hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị bài theo đơn vị Tổ:
a/ Bài của mỗi tổ chuẩn bị là bài tập gồm hai phần: Trắc nghiệm và tự luận có đáp án (nếu là bài trắc nghiệm) có lời giải chi tiết (nếu là bài tự luận) và được trình chiếu để các bạn trong lớp giải. Cụ thể:
Trắc nghiệm gồm có 10 câu tương ứng với 10 điểm, mỗi câu có 4 phương án trả lời , trong đó chỉ có 1 phương án trả lời đúng. Thời gian suy nghĩ và trả lời mỗi câu không quá 60 giây.
Tự luận gồm 5 bài tập ứng với 5 nội dung ôn tập đã nêu trên, mỗi câu 10 điểm. Thời gian suy nghĩ và trả lời mỗi câu không quá 6 phút.
b/ Khi thuyết trình, các tổ phải chuẩn bị bài thật chu đáo để có thể trả lời được những thắc mắc nếu các tổ còn lại nêu ra. Bài của mỗi Tổ trước khi thuyết trình trước lớp chỉ các thành viên trong tổ biết vì khi mỗi tổ thuyết trình bài của tổ mình , các tổ còn lại phải giải các bài tập đó. Sau khi các tổ đã giải bài tập tự luận, tổ vừa thuyết trình thu bài và phân công các bạn trong tổ đánh giá cho điểm, cuối mỗi buổi sẽ có phần tổng kết điểm của các tổ.
3/ Ra thời hạn để học sinh làm bài, gửi bài qua email để giáo viên góp ý, sửa chữa.
Để học sinh có thể chuẩn bị thật tốt bài ôn tập, cần thông báo cho học sinh rõ nội dung ôn tập trước ít nhất 10 ngày, yêu cầu học sinh gửi nội dung chính để giáo viên góp ý , sửa chữa trước khi thuyết trình trước lớp. Để việc tìm bài tập, soạn bài, đánh máy bài của học sinh không gặp khó khăn giáo viên cần hướng dẫn các em cách phân chia công việc cho các bạn trong Tổ để mọi người đều phải chuẩn bị bài, tự đánh máy phần chuẩn bị của mình và kiểm tra thật kỹ phần trước khi tập hợp toàn bộ bài của tổ mình.
4/ Tổ chức cho học sinh thuyết trình bài của Tổ mình đã chuẩn bị.
Sau khi học sinh đã chuẩn bị bài, việc tổ chức cho các em trình bày bài của tổ mình cần phải được chuẩn bị thật chu đáo mới thu được kết quả tốt. Ngoài bài soạn của mỗi tổ sẽ được trình bày trên máy chiếu để các tổ còn lại giải và theo dõi đáp án, lời giải chi tiết, yêu cầu các tổ phải chuẩn bị bảng làm việc nhóm, đánh máy sẵn các câu hỏi tự luận để phát cho 5 tổ còn lại giải. Và điều quan trọng nhất là người giáo viên phải có cách tổ chức phù hợp động viên được toàn thể học sinh trong lớp tham gia . Viêc chuẩn bị chu đáo nhưng vẫn có thể không thu được kết quả vì các lí do sau:
- Vì chuẩn bị bài theo tổ nhóm nên các em rất dễ gây ồn ào, mất trật tự.
- Chỉ có một số em làm việc, những học sinh khác sẽ ngồi chơi.
Vì hai lớp 11A1 và 11A2 có những đặc điểm riêng nên tôi đã tổ chức cho học sinh thuyết trình bài của Tổ mình đã chuẩn bị bằng hai hình thức khác nhau . Cụ thể là:
- Lớp 11A1 : Mỗi tổ lên thuyết trình bài đã chuẩn bị của tổ mình cần cử người ghi kết quả trả lời trắc nghiệm và cử người chấm các bài tự luận của các tổ còn lại để tính điểm. Khi mỗi tổ trình bày phần câu hỏi trắc nghiệm, các tổ còn lại trả lời bằng cách ghi kết quả trên bảng làm việc nhóm (1 bảng). Đối với bài tự luận: đề bài được in sẵn và để trên hai bàn kê riêng phía trên , tổ phụ trách sẽ phát từng bài , mỗi tổ lần lượt cử các thành viên lên giải theo hình thức tiếp sức, nhưng mỗi người chỉ được giải nhiều nhất 1 bài, tổ nào giải xong trước được cộng điểm thời gian giải nhanh theo thứ tự cao nhất 5 điểm.
- Lớp 11A2 : Mỗi tổ lên thuyết trình bài đã chuẩn bị của tổ mình cần cử người ghi kết quả trả lời trắc nghiệm và cử người chấm các bài tự luận của các tổ còn lại để tính điểm. Khi mỗi tổ trình bày phần câu hỏi trắc nghiệm, các tổ còn lại trả lời bằng cách ghi kết quả trên bảng làm việc nhóm (1 bảng). Đối với bài tự luận: đề bài được in sẵn và phát từng bài cho các tổ, giải xong mỗi bài mới phát tiếp bài khác, tổ nào giải xong trước được cộng điểm thời gian giải nhanh theo thứ tự cao nhất 5 điểm.
Với mỗi cách làm trên tôi thấy có những ưu điểm riêng có thể phát huy khả năng tích cực làm việc của các em, nên ở những phần ôn tập khác tôi lại thay đổi cách thực hiện ở từng lớp để tạo sự hứng thú cho các em và thu được kết quả tốt hơn.
Sau đây là bản in bài làm của một trong các tổ đã trình bày trước lớp. Toàn bộ bài làm của các tổ ở hai lớp được chép trên đĩa CD đính kèm chuyên đề này.
Sau nhiều lần áp dụng chuyên đề trên tôi cũng thấy có những vấn đề nảy sinh mà giáo viên cần chú y :
Phải đọc kỹ bài soạn của học sinh các tổ trước khi cho các em trình bày bài để tránh sự trùng lặp giữa các tổ vì đây là bài do các em tự tìm tòi ở các tài liệu tham khảo.
Trong khi sọan bài các em có thể tham khảo nhiều tài kiệu khác nhau nên bài tâp rất phong phú, đa dang tuy nhiên cũng dễ gặp trường hợp bài soạn sử dụng những kiến thức các em chưa được học. Có trường hợp các em tự thay đổi giả thiết hoặc kết luận làm cho bài toán bị sai mà các em không biết. cũng có thể do các em chưa nắm thật vững kiến thức.
Dưới đây tôi xin nêu hai ví dụ về cách hiểu sai của các em khi ra một câu trắc nghiệm liên quan đến tập xác định của hàm lượng giác mà tôi thấy đó là sai lầm rất phổ biến. Khi đưa ra các câu này chắc chắn sẽ có các y kiến khác nhau trong các em nên tôi vẫn để các em trình bày trong bài thuyết trình của tổ mình và chỉ nêu ra sai lầm đó sau khi các em công bố lời giải để tất cả lớp ghi nhớ. Theo tôi nhận thấy cách đó sẽ có tác dụng khắc sâu kiến thức hơn là việc nhắc nhở các em tránh những sai lầm này trong quá trình giảng bài.
KẾT QUẢ
Khi áp dụng chuyên đề trên tôi thấy không khí học tâp trong lớp sôi nổi hơn, các em cảm thấy tự tin hơn khi mình đã chuẩn bị bài kỹ lưỡng để có thể trả lời được những thắc mắc của bạn bè . Kết quả học tập tốt hơn nhiều so với trước. Dưới đây là bảng thống kê kết quả kiểm tra tập trung toàn trường và thi học kỳ I của hai lớp tôi đã dạy và thực hiện cách ôn tập như trên. So với các lớp khác đây là kết quá rất cao.
Lớp 11A1
STT
Họ và tên
KTTT
Thi
1
Bùi Nguyễn Trúc Anh
10
9.5
2
Bùi Thị Tú Anh
9
9
3
Đặng Tú Anh
8
7.5
4
Nguyễn Lâm Quế Anh
10
10
5
Nguyễn Thị Minh Anh
9
9
6
Vũ Tuấn Anh
10
10
7
Mai Sơn Dương
9
9
8
Trần Tuấn Đạt
9
9.5
9
Đinh Ngọc Đông
9
9
10
Lê Việt Hà
10
9.5
11
Nguyễn Thị Đỗ Hằng
10
9.5
12
Nguyễn Trung Hiếu
10
10
13
Hoàng Thị Mai Hương
9
9
14
Trần Hoàng Trí Hữu
9
9
15
Phạm Thành Kha
10
10
16
Lê Ngô Khang
9
9
17
Phạm Nguyên Khang
10
9.5
18
Võ An Khang
10
10
19
Dương Thanh Lâm
10
9.5
20
Lê Thị Thảo Liên
9
8.5
21
Trần Lê Mỹ Linh
8
8.5
22
Trương Khánh Linh
8
9
23
Nguyễn Lương Trúc Mai
9
9
24
Trần Phúc Nhật Minh
10
9
25
Nguyễn Tuấn Nghĩa
10
10
26
Huỳnh Thị Mỹ Ngọc
9
9
27
Trần Thùy Khang Nhân
9
8.5
28
Đinh Thị Vân Nhi
9
9.5
29
Phạm Thụy Yến Nhi
9
8.5
30
Trần Lê Kim Phụng
8
10
31
Võ Quốc Sĩ
10
10
32
Vũ Văn Sơn
9
9
33
Trần Lê Phương Thảo
9
9
34
Nguyễn Văn Thắng
10
10
35
Lê Ngọc Hồng Thuận
9
10
36
Nguyễn Châu Thùy
9
10
37
Huỳnh Anh Thư
10
10
38
Lê Thị Việt Thương
9
10
39
Nguyễn Quang Tiến
9
10
40
Tôn Trọng Tín
9
8.5
41
Đào Bích Trâm
9
9
42
Đàm Hoàng Trung
9
9
43
Nguyễn Thanh Tuấn
8
8
44
Trần Anh Tuấn
9
9
45
Trần Thị Thanh Tú
9
10
Lớp 11A2
STT
Họ và tên
KTTT
Thi
1
Lê Phạm Cẩm Anh
8.5
9
2
Nguyễn Phương Anh
8
7.5
3
Nguyễn Việt Trúc Anh
10
10
4
Lưu Chí Bảo
7
9
5
Lý Thùy Dung
10
10
6
Đào Trần Tuấn Duy
9
9
7
Bùi Trần Phương Duyên
9
9.5
8
Lê Hoàng Đạt
9
9
9
Nguyễn Tiến Đạt
10
9.5
10
Nguyễn Thị Ngọc Hà
10
9.5
11
Nguyễn Trung Hiếu
10
10
12
Phạm Đào Trung Hiếu
9
9
13
Phạm Quốc Hiếu
9
9
14
Nguyễn Huỳnh Hoàng Huy
10
10
15
Đào Thị Mỹ Huyền
9
9
16
Trương Tuấn Kiệt
10
9.5
17
Trần Châu Kỳ
10
10
18
Đồng Thị Lan
10
9.5
19
Nguyễn Châu Ngọc Linh
9
8.5
20
Trần Hoàng Lộc
8
8.5
21
Phạm Văn Mẫn
8
8
22
Nguyễn Văn Minh
9
9
23
Lã Hoàng My
10
9
24
Phạm Lê Anh Nguyên
10
10
25
Mai Hoàng Nhân
9
9
26
Vũ Trần Yến Nhi
9
8.5
27
Lê Quỳnh Như
9
9.5
28
Trần Dương Phúc
9
8.5
29
Nguyễn Thị Linh Phương
8
10
30
Lê Ngọc Phượng
10
10
31
Phạm Thị Lộc Thiên
9
9
32
Tạ Thị Minh Trang
9
9
33
Hồ Ngọc Trinh
10
10
34
Nguyễn Công Trí
9
10
35
Thái Anh Trí
9
8
36
Nguyễn Thanh Trúc
10
10
37
Phạm Anh Tú
9
10
38
Nguyễn Ngọc Đình Văn
9
10
39
Nguyễn Lê Hồng Việt
9
8.5
40
Đào Phi Vũ
9
9
41
Liêng Nguyễn Hoàng Vũ
9
9
42
Huỳnh Ngọc Đan Vy
8
8
43
Phạm Lê Tường Vy
9
9
44
Hoàng Thị Hải Yến
9
10
45
Võ Thị Hải Yến
10
9.5
KẾT LUẬN
Phương pháp tự tìm tòi, soạn bài cho phù hợp với nôi dung kiến thức yêu cầu ôn tập với học sinh có trình độ khá giỏi sẽ tạo cho học sinh sự hứng thú hơn trong học tập . Hoàn thành được bài soạn của tổ mình để có thể trình bày trước thầy cô và các bạn đã giúp các em ôn luyện được các kiến thức cơ bản trong chương.
Thuyết trình trước tập thể sẽ tập cho học sinh y thức tự làm việc; hình thành dần cho các em khả năng giao tiếp, ứng xử tự tin đó là một phẩm chất rất cần thiết khi các em trưởng thành.
Với những lớp các em không có khả năng tự soạn bài thì các bài soạn của mỗi tổ có thể dùng để ôn tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên
Tuy nhiên, phương pháp tôi lựa chọn chưa thể nói là tốt nhất vì đối tượng học sinh khác có thể tôi sẽ không thành công. Rất mong có sự đóng góp của quí đồng nghiệp.
NGƯỜI THỰC HIỆN
LÊ THANH HÀ
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị .....................................
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
................................, ngày tháng năm
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .....................................
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..............................................................................................
...............................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: .................................................... Đơn vị (Tổ):.....................................
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục 1 Phương pháp dạy học bộ môn: ........................... 1
Phương pháp giáo dục 1 Lĩnh vực khác: .................................................... 1
Tính mới
Có giải pháp hoàn toàn mới 1
Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 1
Hiệu quả
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 1
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 1
Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
File đính kèm:
- SKKN TOAN THPT 18.doc