I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
+ Trẻ kể lại những việc đã làm được trong ngày nghỉ
+ Giúp trẻ mạn dạn kể chuyện
+ Giáo dục trẻ luôn lễ phép với mọi người.
II. CHUẨN BỊ: - Nội dung
III.HƯỚNG DẪN:
21 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kể chuyện ngày nghỉ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 07 Thứ 2 ngày 06 tháng 10 năm 2008
BÀI SỐ 16:
HỌP MẶT ĐẦU TUẦN
ĐỀ TÀI: KỂ CHUYỆN NGÀY NGHỈ
“ Lồng ghép giáo dục : “ Lễ giáo ”
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
+ Trẻ kể lại những việc đã làm được trong ngày nghỉ
+ Giúp trẻ mạn dạn kể chuyện
+ Giáo dục trẻ luôn lễ phép với mọi người.
II. CHUẨN BỊ: - Nội dung
III.HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định lớp:
Cô bắt nhịp cho cả lớp hát bài “ cả tuần đều ngoan”
2. Nội dung:
* Giới thiệu:
- Các con đã được nghỉ ở nhà 2 ngày. Vậy chắc ai cũng làm được nhiều việc để giúp đỡ ba mẹ phải không nào. Giờ các con kể lại cho cả lớp mình cùng nghe nhé !
*Nội dung:
- Gọi 5 - 6 trẻ lên kể.
- Cháu kể xong cô nhận xét tuyên dương.
À cô thấy lớp mình ai cũng giỏi, bạn nào cũng đã giúp đỡ được ba mẹ mình những công việc vừa sức như: Quét nhà, quét sân, tự rửa mặt, rữa chân tay...
- Cô kể cho cháu nghe về những việc cô đã làm trong 2 ngày nghỉ cuối tuần.
Cô kể chuyện: BÉ NGOAN.
Ở một buôn nọ, có 1 bạn H’no rất ngoan và được mọi người yêu mến và bạn ấy rất ngoan và lễ phép với mọi người. Khi đi học và đi chơi bạn đều chào và xin phép bố mẹ, khi ra đường bạn biết lễ phép, chào hỏi người lớn tuổi. Đến lớp bạn lại ngoan, vâng lời cô và biết giúp đỡ bạn, chơi đoàn kết với bạn.
Qua câu chuyện này các cháu phải học tập bạn H’no để được mọi người yêu mến nhé !
* Cô đề ra TCBN trong tuần:
+ Sáng bé đi học đều, đúng giờ
+ Đến lớp bé chào cô, chơi đoàn kết với bạn
+Về nhà chào ông bà, bố mẹ
+ Ra đường lễ phép chào hỏi người lớn.
+ Biết nhận lỗi khi có lỗi
+ Biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ.- Cho cháu nhắc lại TCBN
c. Cũng cố:
- Cô cháu mình vừa làm gì nhỉ ?
3. Kết thúc: Cho cả lớp hát 1 bài.
- Trẻ hát .
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ kể.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc
- Kể chuyện ngày nghỉ a !
- Trẻ hát
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
Đề bài: HÔ HẤP 4 - TAY VAI 2 - CHÂN 1- BỤNG LƯỜN 3 - BẬT 1
I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
+ Cháu tập đúng, tập đều các động tác
+ GD cháu có thói quen tập TDBS để cơ thể khỏe mạnh.
II. CHUẨN BỊ: Sân sạch sẽ, rộng rãi
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Khởi động:
- Cho cháu đi thành vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “ Một đoàn tàu ” kết hợp các kiểu đi khác nhau: gót chân, mũi bàn chân, đi khom, ngồi xổm, chạy nhẹ....
2.Trọng động:
-ĐT hô hấp 4: Ngửi hoa
-ĐT: tay vai 2: Tay đưa ngang, gập khuỷu ta, ngón tay để trên vai.
-ĐT chân 1: Đứng đưa chân lên ra trước, lên cao.
-ĐT bụng lườn3: Nghiêng người sang bên.
- ĐT bật 1: Bật tiến về phía trước
Cho trẻ chơi trò chơi “ ngửi hoa”
- Cô nhận xét - khen trẻ
Vừa rồi cô đã cho lớp mình làm gì nào ?
Tập thể dục buổi sáng có lợi ích gì nhỉ ?
3. Hồi tĩnh:
Cho trẻ dồn hàng
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.
- Trẻ hát
- Trẻ thực hiện:
- Thực hiện: 2 lần x 8 nhịp
- Thực hiện: 2 lần x 8 nhịp
-Thực hiện: 2 lần x 8 nhịp -
- Thực hiện: 2 lần x 8 nhịp
- Thực hiện: 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ chơi
-Tập thể dục buổi sáng ạ
-Cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai
Trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.
LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Đề Tài: MỘT SỐ CÂY XANH QUEN THUỘC
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
+ Cháu tập q/s và biết được các bộ phận chính của cây như: thân, la, rễ.
+ Cháu biết và gọi đúng tên 1 số loại cây gần gũi.
+ Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây xanh.
II. CHUẨN BỊ:
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRE
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
1.Ổn định:
Cô bắt nhịp cho cả lớp hát bài “ Lí cây xanh ”
2.Dạy bài mới
* Giới thiệu:
Giờ học hôm nay cô sẽ cho các con tìm hiểu về “ Một số cây xanh quen thuộc” nhé !
Cho trẻ đọc đề tài.
*Nội dung:
- Các cháu nhìn xem cô có bức tranh vẽ cây gì đây nào ?
Cô giới thiệu: Dưới bức tranh cô có từ “ cây ổi ”
Bạn nào lên tìm chữ cái mà cô đã dạy lớp mình rồi nào ?
- Cô hỏi tiếp:
+ Cây ổi có lá, hoa, thân màu gì ?
- Cô cho cháu q/s cây ổi thật và đàm thoại với cháu
+ Mời 1 bạn lên chỉ đâu là thân cây, lá cây, rễ cây, hoa, cành ?
Nhìn xem - nhìn xem
Cháu nhìn xem cô có cây gì đây ?
Cô cho cháu q/s cây đào ( điều ) thật và đàm thoại với cháu các bộ phận của cây
+ Mời 1 bạn lên chỉ đâu là thân cây, lá cây, rễ cây, hoa, cành ?
* Tương tự cô giới thiệu thêm cây mít, đu đủ...
Cô trò chuyện với cháu:
Các cháu ạ ! trồng nhiều cây xanh có rất nhiều lợi ích như: cho ta bóng mát, gỗ làm nhà, trái để ăn ....vì vậy ở nhà các cháu nhớ chăm sóc như: tưới nước, nhặt cỏ, bắt sâu, bón phân....và không được ngắt lá , bẻ cành các cháu nhớ chưa nào ?
Hoạt động nhóm:
Nhóm 1: Q/s và gọi tên các loại cây xanh.
Nhóm 2: Vẽ các loại cây xanh quen thuộc.
Nhóm 3: Tô màu các loại cây xanh quen thuộc.
Cô đến từng nhóm trao đổi hướng dẫn trẻ.
Cô nhận xét từng nhóm, khen trẻ.
* Cho trẻ chơi trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê ”
Cô tổ chức cho trẻ chơi
Cho trẻ chơi 2 lần
*Cũng cố:
+ Cô vừa cho lớp mình làm quen với những gì nào ?
3.Kết thúc: - Cho cả lớp hát 1 bài
- Trẻ hát
Làm quen “ Một số cây xanh quen thuộc”
Cây ổi
Cháu lên tìm chữ ô và đọc to: “ Ô”
Lá màu xanh, hoa màu trắng, thân màu nâu.
- Trẻ lên chỉ thân cây, lá cây, rễ cây, hoa, cành ổi.
Xem gì - xem gì
Cây đào
Lá màu xanh
Trẻ lắng nghe
Trẻ thực hiện theo nhóm
Trẻ chơi trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”
Làm quen với “ Một số cây xanh quen thuộc”
Trẻ hát.
...............................................................
GIÁO DỤC ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI: TẬP MÚA BÀI: “Vòng quanh nhảy múa vòng quanh” ( tiết 3)
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
+ Trẻ thuộc bài hát và biết múa theo cô.
+ Giáo dục trẻ chú ý học tập, biết đoàn kết cùng bạn.
II. CHUẨN BỊ;
- Tranh vẽ chú bộ đội.
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
1/Ổn định lớp:
Cho trẻ hát bài:“Vòng quanh nhảy múa vòng quanh”
2.Dạy bài mới:
*Giới thiệu
- Các con vừa hát bài gì vậy ? do ai sáng tác ?
À đúng rồi, giờ học hôm nay cô sẽ dạy các con tập múa bài: “Vòng quanh nhảy múa vòng quanh” nhé !
Cho trẻ đọc tên đề tài.
*Nội dung;
Vận động theo bài hát mới:
- Cô cho cả lớp hát + vỗ tay theo nhịp bài hát.
Cô chú ý sữa sai cho trẻ.
Dạy bài mới:
Cô hát + múa mẫu 2 lần cho trẻ quan sát.
- Cô hướng dẫn trẻ:
Động tác 1: “ Cùng nhau cầm tay ta nhảy múa, vòng quanh ơi vòng quanh cùng nhau cầm tay ta nhảy múa, cùng kết đoàn bạn bè”
+ Cho cháu nắm tay nhau vừa đi vừa nhún nhảy, cánh tay đưa xuống tự nhiên.
Động tác 2: Từ “ Múa nào............. bạn bè”
+ Chân phải bước sang phải, chân trái bước theo đồng thời nhún xuống ở chữ “ nào” hai tay đưa chếch ngay mặt, bàn tay cuộn, sau đó đổi bên từ “ Ơi...bạn ơi” chân trở về vị trí cũ hai chân chụm nhún theo nhịp, tay trái chống hông, tay phải vẩy lên xuống.
Động tác 1: Từ “ Múa nào............. bạn bè”
Chân phải làm trụ, chân trái gót nhún nghiêng đầu về bên phải ( 2 lần ), khi hát đến câu “ cùng kết...bạn bè” chân phải bước lên trước 1 bước hai tay nắm tay bạn kết hợp nhún.
* Cháu tập múa:
+ Cô dạy cháu múa theo cô từng động tác 1, khi cháu đã múa được cô dạy cháu hát múa theo cô cả bài.
+ Chú ý sữa sai cho cháu.
Mời tập thể, tổ, nhóm lên tập múa cùng cô
Khuyến khích để cá nhân cháu lên tập múa.
* Nghe hát:
Cô hát + múa minh họa cho trẻ nghe bài: “ Trống cơm”
*Trò chơi âm nhạc:
Cho trẻ chơi trò chơi “ Tai ai tinh ”
- Cô chọn 1 bạn lên chơi đội mũ chóp kín, cô chỉ 1 cháu khác ở dưới lớp hát bài hát quen thuộc. Sau đó cô đố cháu đội mũ về tên bạn hát bài hát đó.
Cô động viên, khuyến khích cháu chơi.
*Cũng cố:
Giờ học âm nhạc hôm nay cô cho lớp mình múa bài hát gì nào ? Do ai sáng tác ?
Các con về nhà múa + hát lại cho ba mẹ xem nhé !
3.Kết thúc:
- Nhận xét giờ học, tuyên dương, động viên cháu.
Trẻ hát
“Vòng quanh nhảy múa vòng quanh”
Sáng tác: Cô Nay H’will
Trẻ hát + vỗ tay theo nhịp bài hát.
Trẻ q/s cô múa mẫu
Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn
Trẻ tập múa theo sự hướng dẫn của cô
Trẻ nghe bài:“Trống cơm”
Trẻ chơi trò chơi “ Tai ai tinh ” theo hướng dẫn của cô
“Vòng quanh nhảy múa vòng quanh”
Sáng tác: Cô Nay H’will
Nghe cô nhận xét.
..........................................................
CHÁU CHƠI THEO GÓC CHƠI
I YÊU CẦU:
- Cháu được về chơi ở các góc
- Biết thực hiện nhiệm vụ ở từng góc chơi
- Giáo dục cháu lấy các đồ chơi đúng nơi quy định
II. CHUẨN BỊ:
- 1 số đồ dùng, đồ chơi ở các góc
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠTT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Ổn định: Cháu hát 1 bài
Nội dụng:
* Giới thiệu: Giờ vui chơi hôm nay cô sẽ cho các cháu về h/đ ở các góc
* Thõa thuận trước khi chơi:
- Cô cho cháu chọn góc chơi theo ý thích
- Cô đề ra nhiệm vụ ở từng góc chơi
Góc tạo hình: Cho cháu xem tranh và vẽ nặn xé dán hoa Pơlang
Góc âm nhạc:Cô cho cháu hát múa biểu diễn những bài đã học và những bài nói về chú bộ đội
Góc văn học:
Cháu tập kể chuyện chiếc gươm thần
Góc thiên nhiên:
Cháu chăm sóc, tưới nước, nhổ cỏ cho cây
Góc vui chơi:
Cháu chơi các trò chơi đã học
*Quá trình cháu chơi:
Cô bao quát hướng dẫn từng góc
*Nhận xét sau khi chơi;
Cô nhận xét từng góc, động viên trẻ
3. Kết thúc: Cháu hát múa một bài
- cháu hát cùng cô
- cháu nghe cô giới thiệu
- cháu chọn góc chơi theo ý thích
- cháu h/đ ở các góc
- cháu hứng thú thực hiện
- Nghe cô nhận xét
-Cả lớp hát 1 bài
............................................................................................
Thứ 3 ngày 07 tháng 10 năm 2008
BÀI SỐ 22
BÀI SỐ 37: LÀM QUEN VỚI TOÁN:
Đề tài: Phải - Trái - Ở giữa ( T1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết và phân biệt được : Phải - Trái - Ở giữa
- Biết liên hệ với thực tế và bản thân.
- GD trẻ so sánh, phân biệt phải - trái - ở giữa mọi lúc mọi nơi.
II CHUẨN BỊ:
- Tranh để trẻ xác định và một số đồ dùng...
III HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định:
- Cho trẻ hát bài: “ Đường em đi ”
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu:
Các cháu vừ hát bài gì vậy ?
Vậy đường em đi là đường bên nào ?
Đường ngược lại là đường bên nào ?
Đường bên trái thì cháu có đi không ?
Các con đã nói đúng rồi. Để giúp các con hiểu thêm về luật giao thông, thì giờ LQVT hôm nay cô sẽ cho các cháu làm quen và nhận biết phía bên phải - bên trái và ở giữa nhé !
Cho trẻ nhắc lại tên đề tài.
* Nội dụng:
+ Hoạt động tập thể:
Lắng nghe lắng nghe
Lớp mình lắng nghe cô giới thiệu:
Cô đứng quay lưng về phía trẻ và nói:
+ Đây là tay phải - cô giơ tay phải lên cho trẻ thấy.
+ Đây là tay trái - cô giơ tay trái lên cho trẻ thấy.
Cô hỏi: Bên phải của cô có tay gì? (cô giơ tay phải lên )
Bên trái của cô có tay gì ? ( cô giơ tay trái lên )
Cô cho các cháu đứng dậy, cô nói:
+ Các cháu đưa tay phải ra và giơ lên cao ?
( Trẻ đưa tay ra và đọc tay phải )
+ Các cháu đưa tay trái ra và giơ lên cao ?
( Trẻ đưa tay ra và đọc tay trái )
Cho trẻ đọc ( tổ, nhóm, cá nhân )
- Tiếp theo cô mời 2 bạn lên đứng 2 bên cô, cô hỏi cả lớp:
+ Bạn An đứng bên tay nào của cô ?
( Cho trẻ đọc nhiều lần )
+ Bạn Liên đứng bên tay nào của cô ?
( Cho trẻ đọc nhiều lần )
+ Còn cô thì đứng ở giữa hai bạn An và Liên.
( Cho trẻ đọc nhiều lần )
*Cho trẻ chơi trò chơi: “ Tặng quà cho búp bê ”
- Cô gọi trẻ lên tặng quà cho búp bê theo bên đúng bên yêu cầu của cô.
- Sau khi tăng quà thì gợi hỏi: Cháu tặng quà gì cho búp bê, đeo ở tay bên nào của búp bê vây ?
*Cho trẻ chơi trò chơi “ Chuông reo ” nhé !
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
* Hoạt động nhóm:
- Nhóm 1: Vẽ thêm chùm bóng bên tay trái và bó hoa bên tay phải của búp bê.
- Nhóm 2: Cháu hãy vẽ hình tròn ở giữa 2 hình vuông.
- Nhóm 3: Cháu hãy xếp hình tròn ở giữa 2 hình vuông.
Cô q/s hướng dẫn trẻ thực hiện
Cô nhận xét từng nhóm
c. Cũng cố:Giờ học hôm nay cô đã dạy cháu những gì ?
GD trẻ về ATGT.
3.Kết thúc : Cho cả lớp hát 1 bài.
- Trẻ hát
Đường em đi
- Bên phải
- Bên trái
- Không đi
- làm quen và nhận biết phía bên phải - bên trái và ở giữa
- Nghe gì- nghe gì
- Tay phải
- Tay trái
Trẻ giơ 2 tay lên cao và nói “ Tay phải”
“ Tay trái”
- Bên phải
- Bên trái
- ở giữa
- Trẻ chơi trò chơi: “ Tặng quà cho búp bê ”
Trẻ chơi trò chơi: “ Chuông reo ”
Trẻ thực hiện theo nhóm
Trẻ nhắc lại đề tài
Trẻ hát
........................................................................................
LÀM QUEN VĂN HỌC
Đề tài: Dạy cháu kể chuyện.
NÚI CƯỜI - CHỮ TLAO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ được nghe cô kể chuyện: “ Núi cười”
- Trẻ biết nội dung câu chuyện, biết đàm thoại với cô về nội dung câu chuyện và kể lại được 1 đoạn của câu chuyện.
- GD trẻ biết anh em trong gia đình phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
II CHUẨN BỊ: Tranh truyện “ Núi cười”
Bút, giấy để cháu vẽ nhân vật trẻ thích.
III HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
1. Ổn định: - Cho trẻ hát bài: “ Cả nhà thương nhau”
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu:
Hôm nay cô sẽ tiếp tục kể cho các cháu nghe câu chuyện: “ Núi cười - Tlao” nhé !
* Nội dung:
Cô kể chuyện:
- Cô kể diễn cảm cho cháu nghe 1 lần.
Chú ý đến tính cách đối lập của 2 anh em.
- Kể xong lần 1 cô tóm tắt câu chuyện để giúp cháu hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện.
- Kể lần 2: Cô kết hợp cho cháu xem tranh minh họa:
Kể xong cô hỏi trẻ:
+ Bạn nào cho biết cô vừa kể cho các cháu nghe câu chuyện có tựa đề là gì ?
+ Trong câu chuyện người em ra chân núi làm gì ?
+ Tuy làm việc vất vã, nhưng sáng nào người em cũng chăm chỉ làm gì ?
+ Vì sao người em lại giàu ?
( Không trâu bò nên người em bắt chó mèo cày thay. Núi già trông thấy bật cười và ló ra những thỏi vàng, người em lấy vài thỏi nên người em giàu )
+ Người anh thấy em giàu có thì làm gì ?
Cô nói:
Các cháu ạ, núi già rất quý các bạn học chăm và biết giúp đỡ mọi người. Chính vì người anh chỉ ham chơi không chăm chỉ học tập, đọc sách mà lại tham lam nên núi già không nghe thấy tiếng đọc sách quen thuộc của người em nên đã buồn ngủ rũ rượi, thần núi già ngậm miệng lại, ngậm luôn cả người anh trong đó đấy.
Để luôn được mọi người yêu mến thì các cháu phải ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ học tập, thương yêu giúp đỡ bạn bè, cha mẹ và những người sống xung quanh nhé !
* Hoạt động cá nhân:
- Cô phát bút chì, giấy để cháu vẽ nhân vật trong truyện mà cháu thích.
- Cháu thực hiện, cô q/s hướng dẫn.
Cô gợi hỏi: Cháu vẽ nhân vật nào trong truyện ? vì sao cháu thích vẽ ?
* Cũng cố: - Giờ học hôm nay cô đã kể cho các cháu nghe câu chuyện gì nào ?
- GD trẻ: Chăm học, chăm làm...
3. Kết thúc: - Cô nhận xét giờ học - tuyên dương cháu.
Trẻ hát
Trẻ lắng nghe cô kể chuyện.
Cháu nghe kể chuyện kết hợp xem tranh minh họa.
- Câu chuyện: Núi cười
- làm nhà ở, phở đất hoang thành ruộng.
- Chăm chỉ đọc sách.
Trẻ lắng nghe cô dặn dò.
- Cháu vẽ nhân vật mà mình thích trong câu chuyện.
Núi cười
Trẻ nghe cô nhận xét.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
TRÒ CHƠI: GIA ĐÌNH
I MỤC ĐÍCH
- Cháu được chơi trò chơi: “ Gia đình”
- Được về chơi ở các góc chơi.
- Qua trò chơi cháu biết phản ánh các hành động và thái độ của người mẹ đối với con, với gia đình.
- GD cháu yêu quý gia đình mình.
II. CHUẨN BỊ;
- Trò chơi “ Gia đình” . Đồ chơi...
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
1.Ổn định: Cho trẻ đọc bài thơ: “ Rủ chơi đùa”
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
Giờ vui chơi hôm nay cô sẽ cho các con chơi 1 trò chơi: “ Gia đình ”
b. Nội dung:
* Thõa thuận trước khi chơi:
Cô cho cháu tự thõa thuận với nhau về vai chơi.
* Quá trình chơi:
- Cô cho trẻ chơi theo từng vai đã thõa thuận.
- Cô q/s hướng dẫn, giúp đỡ các cháu chơi trò chơi.
* Nhận xét sau khi chơi:
+ Cô nhận xét từng vai chơi
+ Tuyên dương những cháu phản ánh được vai chơi.
+ Động viên, khuyến khích các cháu còn lại.
* Cũng cố: Cô vừa cho lớp mình chơi trò chơi gì nào ?
3.Kết thúc: Cả lớp hát bài: “ Cả nhà thương nhau”
Trẻ đọc thơ
- Trẻ lắng nghe
Trẻ thõa thuận vai chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ nghe cô nhận xét
Gia đình
- Trẻ hát
............................................................................................
Thứ 4 ngày 08 tháng 10 năm 2008
BÀI SỐ 18
THỂ DỤC CHÍNH KHÓA
ĐỀ TÀI: ĐẬP VÀ BẮT BÓNG
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ được tập bài tập: “ Đập và bắt bóng ”
- Trẻ đập và bắt bóng được bằng 2 tay, không để rơi bóng.
- Giáo dục trẻ tập TDTT cho cơ thể khỏe mạnh.
II. CHUẨN BỊ: - Sân sạch sẽ, 2 - 4 cháu 1 quả bóng.
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Khởi động:
- Cho cháu đi thành vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “ Một đoàn tàu ” kết hợp các kiểu đi khác nhau: gót chân, mũi bàn chân, đi khom, ngồi xổm, chạy nhẹ....
2.Trọng động:
A/.Cháu tập bài phát triển chung:
-ĐT hô hấp 4: Ngửi hoa
-ĐT tay vai 2: Tay đưa ngang, gập khuỷu tay, ngón tay để trên vai.
-ĐT chân 1:
Đứng đưa 1 chân ra trước, lên cao
TTCB: Đứng thẳng thân khép chân, tay chống hông.
-ĐT bụng lườn 3: Nghiêng người sang bên
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang bên 1 bước rộng bằng vai, tay đưa cao, lòng bàn tay hướng vào nhau.
+ Nhịp 2: Nghiêng người sang trái.
+ Nhịp 3: như nhịp 1
+ Nhịp 4: Về TTCB
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 đổi chân, nghiêng người sang phải.
- ĐT bật 1: Bật tiến về phía trước
B/.VẬN ĐỘNG CƠ BẢN:
Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô đứng giữa.
X
* Hôm nay cô sẽ dạy lớp mình tập: “ Đập và bắt bóng” nhé !
- Trước tiên các con xem cô tập mẫu nhé !
Cô thực hiện+ giải thích:
- Cô thực hiện lần 2 sau đó mời 2 trẻ làm mẫu
- Cô lần lượt cho 2 trẻ thực hiện cùng nhau: 1 bạn tung và 1 bạn bắt bóng và ngược lại.
- Cô quan sát, sữa sai cho trẻ
- Cô nhận xét, tuyên dương, động viên trẻ.
* Hoạt động nhóm:
- Cô chia 3 nhóm, cho trẻ đứng thành vòng tròn, 1 trẻ đúng giữa lần lượt tung bóng
Cô nhận xét, khen trẻ
* Cũng cố:
Hôm nay cô đã cho các con tập gì nào ?
3. Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.
- Trẻ hát + đi
- Cháu tập bài phát triển chung:
Thực hiện: 1 lần x 8 nhịp
Thực hiện: 2 lần x 8 nhịp
Thực hiện: 1 lần x 8 nhịp
Thực hiện: 1 lần x 8 nhịp
Trẻ đứng thành vòng tròn
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát cô tập mẫu.
Trẻ bật mẫu
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện theo nhóm
Đập và bắt bóng.
Trẻ vào lớp
................................................................
LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI
ĐỀ TÀI Những trò chơi với chữ cái: O - Ơ - Ô
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ được chơi những trò chơi với chữ cái: o ; ô; ơ.
- Biết chơi các trò chơi. nhận biết và phát âm đúng chữ cái o ; ô; ơ.
- Phát triển vốn từ, ngôn ngữ cho trẻ
- Giáo dục tập trung, chú ý khi học.
II CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị hột hạt
- Tranh : chùm nho, ôtô, con lợn...
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động tập thể:
1. Ổn định: Cho trẻ hát 1 bài:
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
Giờ học hôm nay cô sẽ cho các con chơi những trò chơi với chữ cái: o; ô; ơ nhé !
Cho trẻ đọc đề tài.
b. Nội dụng:
Nhìn xem - nhìn xem !
Các con xem cô có bức tranh vẽ gì đây nào ?
À đúng rồi, đây là bức tranh vẽ chùm nho.
Cháu nhìn xem chùm nho màu gì ?
+ Dưới bức tranh cô có từ: “ Chùm nho”
Cho trẻ phát âm và đọc.
- Cô gắn thẻ chữ rời từ: “ Chùm nho”
Cho trẻ đọc, mời 1 trẻ lên tìm chữ O trong từ “ chùm nho” rồi giơ lên đọc cho cả lớp nghe.
Cô treo tranh ôtô lên bảng.
Các con xem cô có bức tranh vẽ gì đây nào ?
À đúng rồi, đây là bức tranh vẽ ôtô
+ Dưới bức tranh cô có từ: “ ôtô ”
Cho trẻ phát âm và đọc.
- Cô gắn thẻ chữ rời từ: “ ôtô ”
Cho trẻ đọc, mời 1 trẻ lên tìm chữ Ô trong từ “ ôtô ” rồi giơ lên đọc cho cả lớp nghe.
- Tương tự: cô treo tranh “con lợn” rồi cho trẻ đọc và tìm chữ “ Ơ ”
*Cho trẻ chơi trò chơi: “Tìm chữ”
- Trong rổ có thẻ chữ: o, ô, ơ . Cô yêu cầu tìm chữ gì thì các cháu tìm thẻ chữ đó giơ lên và đọc to.
*Cho trẻ chơi trò chơi “ Về đúng nhà ” nhé !
- Trẻ được phát 1 thẻ chữ cái: o, ô hoặc ơ
- Cô có 3 ngôi nhà gắn các chữ cái o, ô, ơ. Cả lớp đi chơi, khi nghe cô hô trời tối thì chạy về ngôi nhà có chữ cái giống của mình.
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
* Hoạt động nhóm:
Nhóm 1: Tô màu hình vẽ. chữ a, ă, â
Nhóm 2: Xếp hột hạt chữ o, ô, ơ.
Cô quan sát, hướng dẫn từng nhóm.
Nhận xét từng nhóm.
*Cũng cố: - Hôm nay cô đã cho các con học gì nào ?
3. kết thúc: Cho trẻ hát 1 bài.
Trẻ hát
Những trò chơi với chữ cái: o; ô; ơ
Xem gì - xem gì ?
Chùm nho
Màu xanh
Chùm nho
Chữ O
Vẽ xe ôtô
ôtô
Chữ Ô
Cơn lợn
Chữ Ơ
Trẻ chơi : “ Tìm chữ”
Trẻ chơi : “ Về đúng nhà ”
Trẻ thực hiện
Trò chơi với chữ cái: o; ô; ơ
Trẻ hát
.............................................................
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: VẼ CON ĐƯỜNG TỚI LỚP EM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ được cô hướng dẫn vẽ: “ Con đường tới lớp em”
- Trẻ vẽ được “ Con đường tới lớp em” theo hướng dẫn của cô.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ cho trẻ
- GD trẻ biết yêu con đường tới trường của mình.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ mẫu:“Con đường tới lớp em”. Giấy, bút chì...
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT DỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
1. Ổn định:
Cho trẻ hát bài: “ Rủ nhau đi học”
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu:
Hằng ngày các con cùng nhau đi học qua con đường làng thật đẹp, có cỏ cây , chim bướm tung tăng trông thật đẹp. Vì vậy giờ tạo hình hôm nay cô sẽ cho lớp mình vẽ: “ Con đường tới lớp em” nhé !
* Nội dung:
Cho trẻ q/s tranh mẫu của cô.
- Cô đàm thoại về bức tranh: Trong tranh cô vẽ con đường làng, hai bên đường có cây cối, nhà cữa, chú bướm đang bay lượn...còn ở giữa là các bạn đang cùng nhau đi học, trên cao có ông mặt vừa lên.
- Bây giờ cô sẽ vẽ mẫu cho các cháu q/s. Sau đó các con sẽ vẽ con đường mình đi học nhé.
Cô vẽ mẫu:+ hướng dẫn trẻ:
Trẻ vẽ:
Cô theo dõi, hướng dẫn ,động viên trẻ.
Cho trẻ dừng tay
Cho trẻ trưng bày sản phẩm, gọi 5-6 trẻ nhận xét ?
GV gợi hỏi: Vì sao con thích ?
Cô bổ sung thêm
* Hoạt động cá nhân:
Cho trẻ dùng que tính xếp đường đi
* Cũng cố:
-Giờ tạo hình hôm nay cô đã cho lớp mình vẽ gì nào?
3.Kết thúc:
Nhận xét giờ học
Cho cả lớp hát 1 bài:
Trẻ hát
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát tranh mẫu.
Trẻ lắng nghe cô đàm thoại
Trẻ quan sát cô vẽ mẫu + hướng dẫn
Trẻ thực hiện vẽ : “ con đường tới lớp em”
Trẻ q/s, nhận xét
vẽ : “ con đường tới lớp em”
Trẻ hát
...............................................................
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
TRÒ CHƠI: BỎ GIẺ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết chơi theo hướng dẫn của cô.
- Rèn cho trẻ tính nhan nhẹn, khéo léo.
- GD ý thức trong khi chơi.
II CHUẨN BỊ: Chuẩn bị cho trò chơi: Bỏ giẻ
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định:
Cho trẻ hát 1 bài:
2.Dạy trẻ chơi:
a.Giới thiệu:
Giờ vui chơi hôm nay cô sẽ tổ chức cho lớp mình chơi trò chơi “ bỏ giẻ ”nhé !
b. Nội dung:
- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn, 1 trẻ cầm khăn trên tay đi sau lưng bạn ( trẻ bỏ tay xuống lưng bạn nào cũng được ) nhưng không cho bạn biết rồi tiếp tục đi, khi bạn bị bỏ khăn phát hiện ra được cầm lấy khăn đuổi đập vào lưng bạn chạy trước và chạy tới chỗ bạn mình vừa được bỏ khăn thì ngồi xuống và cháu đó tiếp tục đi và bỏ khăn vào lưng bạn khác . Trò chơi lại tiếp tục.
Cho trẻ chơi.
Cô q/s động viên trẻ chơi
* Cũng cố:- Các con vừa chơi trò chơi gì vậy ?
- Các con về nhà chơi với bạn nhé !
3.Kết thúc: - Cô cho cả lớp hát 1 bài.
Trẻ hát
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
“ Bỏ giẻ ”
Trẻ hát.
..................................................................................
Thứ 5 ngày 09 tháng 10 năm 2008
BÀI SỐ 19
LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Đề Tài: MỘT SỐ CAY XANH QUEN THUỘC ( tt )
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
+ Trẻ làm quen với 1 số cây xanh quen thuộc ( t2 )
+ Nhận biết 1 số cây qua lá của chúng.
+ GD trẻ biết bảo vệ chăm sóc cây xanh.
II. CHUẨN BỊ;
+ Lá của 1 số cây.
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
1.Ổn định: Cho trẻ hát bài “Lý cây xanh ”
2.Dạy bài mới
* Giới thiệu:
Giờ học hôm nay cô sẽ cho lớp mình tiếp tục làm quen với một số cây xanh nữa nhé !
* Nội dụng:
Nhìn xem - nhìn xem
Cháu nhìn xem cô có cây gì đây nào ?
Lá cây, thân cây màu gì ?
Cô cho trẻ q/s: yêu cầu lên chỉ thân cây, lá cây, rễ cây.
Cho trẻ đọc to từ: “ cây ổi”
- Tiếp tục cô đưa cây mít cho cháu q/s và chỉ các bộ phận của cây ?
Cho trẻ đọc to từ: “ cây mít”
Tương tự cô cho cháu q/s 1 số cây xanh khác để cháu ghi nhớ, gọi tên, chỉ các bộ phận.
* Chơi trò chơi: “ Tìm lá theo yêu cầu của cô ”
Cách chơi: Trên bàn cô có 1 số lá cây các loại, khi cô nói tên lá gì, cháu tìm lá đó giơ lên và nói tên lá đó.
*Hoạt động nhóm:
- Nhóm 1:Tìm nhặt lá cây ổi, mít, cafê, vú sữa
- Nhóm 2: Tìm nhặt lá cây đào, chanh, xoài
- Nhóm 3 : Tìm nhặt lá các loại cây có trong vườn
File đính kèm:
- giao an 345 tuoi day tuan 7.doc