I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên câu chuyện “Sự tích hoa hồng”, nhớ tên các nhân vật trong câu chuyện.
- Giúp trẻ cảm nhận và hiểu được nội dung câu chuyện.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết chú ý lắng nghe cô kể chuyện.
- Biết trả lời các câu hỏi và nói trọn câu.
- Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp.
3. Phát triển
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Phát triển khả năng chú ý và tưởng tượng cho trẻ.
4. Giáo dục:
- Qua câu chuyện, giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây hoa, cây trồng, không bứt lá bẻ cành, biết giữ môi trường xanh, sạch, đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- Thiết kế giáo án điện tử
- Mũ các nhân vật trong câu chuyện.
- Xắc sô, máy vi tính.
- Tranh từng đoạn câu chuyện.
- Nhạc: Ra chơi vườn hoa,
* Phương pháp:
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp dùng lời nói
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp luyện tập, trãi nghiệm.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kế hoạch tổ chức hoạt động - Chủ đề nhánh: động vật sống trong rừng - Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ - Hoạt động học: làm quen văn học - Truyện: sự tích hoa hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH : ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
LĨNH VỰC : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN VĂN HỌC.
ĐỀ TÀI:
TRUYỆN: “SỰ TÍCH HOA HỒNG”
Ngày dạy: 29 tháng 11 năm 2013
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên câu chuyện “Sự tích hoa hồng”, nhớ tên các nhân vật trong câu chuyện.
- Giúp trẻ cảm nhận và hiểu được nội dung câu chuyện.
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết chú ý lắng nghe cô kể chuyện.
- Biết trả lời các câu hỏi và nói trọn câu.
- Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp.
3. Phát triển
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Phát triển khả năng chú ý và tưởng tượng cho trẻ.
4. Giáo dục:
- Qua câu chuyện, giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây hoa, cây trồng, không bứt lá bẻ cành, biết giữ môi trường xanh, sạch, đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
- Thiết kế giáo án điện tử
- Mũ các nhân vật trong câu chuyện.
- Xắc sô, máy vi tính.
- Tranh từng đoạn câu chuyện.
- Nhạc: Ra chơi vườn hoa,
* Phương pháp:
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp dùng lời nói
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp luyện tập, trãi nghiệm.
III.TIẾN HÀNH TỔ CHỨC:
Hoạt động 1:
- Cho trẻ cùng chơi trò chơi: “ Gieo hạt”
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
+ Vậy gieo hạt để làm gì?
- Cô cho xuất hiện một số cành hoa hồng. Cô hỏi trẻ: Trên tay cô có gì đây các con?
- À, đúng rồi. Đó là rất nhiều bông hoa hồng có màu sắc khác nhau. Nào là hồng nhung, hồng bạch, hồng vàng. Các con có biết vì sao loài hoa hồng lại có nhiều màu sắc đến như vậy không?
- Đó cũng là nội dung của một câu chuyện mà cô đã kể cho lớp mình nghe rồi, các con có nhớ đó là câu chuyện gì không?
Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu câu chuyện “Sự tích hoa hồng”
- Cho trẻ xem phim và nghe kể câu chuyện qua máy vi tính.
* Đàm thoại:
- Các con vừa nghe và xem câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Các bạn hoa hồng đã mong ước điều gì?
- Ai đã giúp các bạn hoa hồng có được các màu sắc nhỉ?
- Nàng tiên đã giúp hoa hồng bằng cách nào?
- Chuyện gì xảy ra khi Thần Mặt Trời và Thần Mặt Trăng đồng ý giúp hoa hồng?
- Các bạn hoa hồng đã cảm thấy thế nào?
- Trong câu chuyện, con thích nhân vật nào? Tại sao?
Câu chuyện còn thể hiện qua những bức tranh rất sinh động.
* Trích dẫn + giải thích: Cho trẻ xem tranh và trò chuyện giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện
- Các con xem bức tranh này thể hiện đoạn nào trong câu chuyện ?
+ Tranh thứ 1: Ước mơ của các bạn hoa hồng
- Cô tóm ý: Ngày xưa những bông hoa hồng toàn một màu trắng. Và hoc hồng đã mong ước có nhiều màu sắc như các loại hoa khác.
+ Tranh thứ 2: Nàng tiên đã nghe được mơ ước của hoa hồng nên đã tìm cách giúp đỡ.
- “ Đúng lúc ấy, có một nàng tiên bay qua và nghe được câu chuyện của những bông hoa hồng. Nàng thầm nghĩ : mình sẽ giúp các bạn hoc hồng”
“Nàng tiên bay đến xin Thần Mặt Trời ban cho loài hoa hồng sắc đỏ rực cháy của thần, và xin Thần Mặt Trăng ban cho loài hoa hồng sắc vàng êm dịu của thần”
+ Tranh thứ 3: Nàng tiên đã đặt tên cho các loại hoa hồng.
- Cô tóm các ý: Sau khi được sự giúp đỡ của Thần Mặt Trời, Thần Mặt Trăng thì sáng hôm sau, khi nàng tiên trở lại vườn hồng thì cây lá tưng bừng chào đón, các bông hoa lung linh với nhiều màu sắc.
Nàng tiên đặt hoa hồng đỏ có tên là Hồng Nhung, hoa có cánh màu vàng thì gọi là Hồng Vàng, còn những bông hoa vần giữ mãi mãi mầu trắng tinh thì gọi là Hồng Bạch
+ Tranh thứ 4: Nàng tiên đã giải thích sự băn khoăn của hoa hồng và cách đáp lại lòng tốt đối với mọi người của hoa hồng.
- Cô tóm ý: Hoa hồng băn khoăn không biết ai đã biến màu cho loài hoa hồng của mình và Nàng tiên đã cho hoa hồng biết: đó là thần Mặt Trời, Mặt Trăng, là hơi ấm ngọt ngào của Đất mẹ, là nắng gió, là mưa và sương đêm, là bạn bè ở khắp mọi nơi. Nàng tiên mong các bạn hoa hồng hãy mang hương sắc của mình làm đẹp cho cuộc sống. Đó là cách trả ơn quý giá nhất.
- Giải thích từ khó: băn khoăn: chưa hiểu, chưa biết một điều gì đó…
Giáo dục:
+ Các con có biết không? Loài hoa hồng được mệnh danh là “ nữ hoàng của các loài hoa” , các con có yêu những bông hoa hồng không nào? Vậy thì muốn cho những bông hoa hồng ngày càng thêm đẹp và rực rỡ, các con cần phải làm gì?
+ Không những chỉ có hoa hồng mà tất cả các loài hoa xung quanh chúng ta đều rất có ý nghĩa với môi trường, với cuộc sống; vì vậy các con phải biết bảo vệ, chăm sóc, tưới cây, không được ngắt lá, bẻ cành để có thật nhiều hoa đẹp góp phần đem đến cho chúng ta một môi trường trong lành.
* Thể hiện vai:
- Cô cho trẻ tự chọn mũ nhân vật mà trẻ thích để thể hiện vai.
- Cô là người dẫn chuyện. Trẻ thể hiện vai các nhân vật trong câu chuyện.
- Cho trẻ đổi vai cho nhau.
Hoạt động 3:
- Cô nhận xét - Tuyên dương - Dặn dò lớp.
- Củng cố, giáo dục trẻ biết bảo vệ, chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường.
- Cho trẻ hát và vận động : “Ra chơi vườn hoa”.
NĂM HỌC: 2012-2013
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP TAM KỲ
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI:
File đính kèm:
- lAM QUEN VAN HOC SU TICH HOA HONG.doc