Đề tài Kinh nghiệm dạy môn toán lớp 1

Để đáp ứng về những yêu cầu về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đầu thế kỷ XXI; Thực hiện việc đổi mới về giáo dục nói chung và về toán học lớp 1 nói riêng.

Dạy toán lớp một, nhằm giúp cho học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản về phép đếm; về các số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vị 100; về độ dài và độ dài trong phạm vi 20 cm; Về tuần lễ và ngày trong tuần; về đọc giờ trên mặt đồng hồ; về một số hình hình học (đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); bài toán có lời văn

Qua đó hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành các kiến thức đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm dạy môn toán lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm dạy môn toán lớp 1 A. Đặt vấn đề: Để đáp ứng về những yêu cầu về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đầu thế kỷ XXI; Thực hiện việc đổi mới về giáo dục nói chung và về toán học lớp 1 nói riêng. Dạy toán lớp một, nhằm giúp cho học sinh bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản về phép đếm; về các số tự nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vị 100; về độ dài và độ dài trong phạm vi 20 cm; Về tuần lễ và ngày trong tuần; về đọc giờ trên mặt đồng hồ; về một số hình hình học (đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); bài toán có lời văn… Qua đó hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành các kiến thức đó. B. Biện pháp chỉ đạo. Trong quá trình giảng dạy ở lớp 1 tôi đã đưa kiến thức qua tiếp thu chuyên đề ở Sở giáo dục. Tham khảo các tài liệu có liên quan. Tham khảo sách giáo viên, sách giáo khoa, thiết kế bài giảng, vở bài tập học sinh để thiết kế một bài dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh. Sau đây tôi đưa ra một số phương pháp khi dạy về bài toán: Phép cộng trong phạm vi 3. a. Khi chưa có sáng kiến Trước hết giáo viên phải xác định mục tiêu của bài I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh: - Có khái niệm ban đầu về phép cộng. - Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3 II. Hướng dẫn học sinh các bước như sau: Bước 1. Thao tác bằng tay trên đồ vật. - Giáo viên đưa ra câu lệnh kèm theo hành động mẫu để tất cả học sinh cùng làm theo. Qua thao tác này học sinh có khái niệm như thế nào là "cộng" và hình thành được các "phép cộng" trong phạm vi 3. 1 + 1 = 2 2 + 1 = 3 1 + 2 = 3. Bước 2: Củng cố phép cộng trên mô hình (tranh vẽ trong SGK). Bước 3: Hướng dẫn học sinh thuộc bảng cộng trong phạm vi 3. III. Luyện tập: Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập. Bài: Phép cộng trong phạm vi 4. (Bài này tôi cũng tiến hành tuần tự các bước như trong bài "phép cộng trong phạm vi 3"). Qua hai bài học vừa nêu ở trên tôi thấy khi học sinh làm bài tập thực hành còn lúng túng, hầu hết học sinh làm bài còn sai. Bởi vì ở bước thứ 3 như bài dạy ở trên thì học sinh chỉ học thuộc công thức một cách máy móc chứ học sinh chưa được khắc sâu nội dung kiến thức của bài học một cách hoàn thiện. b. Qua thực tế này tôi đã nghĩ ra một sáng kiến và tôi đã đưa sáng kiến đó vào bài dạy: phép cộng trong phạm vi 5. Bài: Phép cộng trong phạm vi 5. I. Mục tiêu: (Giáo viên xác định mục tiêu của bài). II. Hướng dẫn học sinh thành lập phép cộng trong phạm vi 5. - Bước 1 và bước 2 (hướng dẫn học sinh tương tự như bước 1 và bước 2 ở bài phép cộng trong phạm vi 3 và phạm vi 4 ở trên), còn đến bước thứ 3 (tức là, hướng dẫn học sinh học thuộc phép cộng trong phạm vi 5). Đến bước này tôi đã hướng dẫn học sinh như sau - Cho một số học sinh xung phong đọc thuộc lòng các phép cộng trong phạm vi 5, chứ tôi không gò ép học sinh phải học thuộc như các tài liệu đã hướng dẫn. Lúc này tôi khắc sâu kiến thức "phép cộng trong phạm vi 5" cho học sinh bằng cách: + Giáo viên xoá dần kết quả của các phép cộng trong phạm vi 5 ở trên bảng và hỏi học sinh như sau: ã 4 cộng 1 bằng mấy? ã 1 cộng 4 bằng mấy? Học sinh trả lời miệng - học sinh khác ã 3 cộng 2 bằng mấy? nhận xét và bổ sung. Giáo viên nhận xét ã 2 cộng 3 bằng mấy? + Tôi khái quát phép cộng trong phạm vi 5 vừa rồi cho học sinh thông qua phép tính tổng hợp sau: Giáo viên hỏi: tất cả các phép tính các con vừa học nằm trong phạm vi mấy? (Học sinh trả lời) Giáo viên ghi bảng: 5 = 4 + Š = 1 + Š = 3 + Š = 2 + Š - Gọi một học sinh lên bảng làm. Cả lớp vào bảng con Học sinh làm xong, giáo viên gọi một số học sinh khác nhận xét bài làm trên bảng của bạn. Giáo viên nhận xét và nêu câu hỏi để kiểm tra kết quả của cả lớp. Lúc này tôi một số câu hỏi để rút lại kiến thức vừa học: Hỏi: Tại vì sao 5 lại bằng 4 cộng 1 bằng 1 cộng 4 bằng 3 cộng 2 bằng 2 cộng 3? (Học sinh sẽ đưa ra nhận xét là vì mỗi cặp tính trên đều có kết quả bằng nhau và bằng 5). Cuối cùng giáo viên cho cả lớp đọc: 5 = 4 + 1 = 1 + 4 = 3 + 2 = 2 + 3 III. Luyện tập: Sang phần luyện tập cảu bài này tôi thấy học sinh hiểu bài và chủ động làm được bài tập. Từ đây tôi đã đưa sáng kiến này để áp dụng vào dạy các bài toán về: phép cộng trong phạm vi 6, …, phép cộng trong phạm vi 10. Tôi thấy kết quả họ bài và làm bài của học sinh đạt được kết qủa cao hơn. C. Kết quả sau thời gian đổi mới, đưa sáng kiến mới vào bài dạy thì kết quả đạt được như sau: Chất lượng cuối năm: Giỏi 10 em/17 em chiếm tỷ lệ 58,8% Khá 5 em/ 17 em chiếm tỷ lệ 29,4% Trung bình 2 em/ 17 chiếm tỷ lệ 11,8% D. Kết luận Trên đây là một sáng kiến trong phương pháp dạy học môn toán mà tôi đã áp dụng nó vào việc dạy học môn toán cho học sinh lớp 1 ở năm học 2002 - 2003. Tóm lại: muốn đạt được kết quả dạy - học toán lớp 1 cải cách hiện nay thì đòi hỏi người giáo viên phải sáng tạo, tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan, … Qua áp dụng vào thực tế, tôi thấy học sinh học bài và làm bài đạt kết quả tốt, tôi viết lên đây mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp.

File đính kèm:

  • docSKKN Rat hay.doc