Đề tài Kinh nghiệm giúp học sinh tiểu học có vở sạch, chữ viết đẹp

Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ quan trọng "Thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước" để đưa nước ta theo kịp với các nước tiến bộ trên thế giới. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người mới để phục vụ đất nước. Trong đó giáo dục tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học đặt nền móng cho sự phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ. Giáo dục là nền tảng thúc đẩy sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để có được con người mới phát triển toàn diện: Đức, trí, thể, mĩ và các kỹ năng cơ bản. Đảng ta đã coi trọng giáo dục vì vậy Đại hội Đảng khoá 8 đã đề ra cùng với khoa học và công nghệ giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm giúp học sinh tiểu học có vở sạch, chữ viết đẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I Đặt vấn đề I. Lý do chọn đề tài. 1. Lý do khách quan: Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ quan trọng "Thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước" để đưa nước ta theo kịp với các nước tiến bộ trên thế giới. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người mới để phục vụ đất nước. Trong đó giáo dục tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học đặt nền móng cho sự phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ. Giáo dục là nền tảng thúc đẩy sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để có được con người mới phát triển toàn diện: Đức, trí, thể, mĩ và các kỹ năng cơ bản. Đảng ta đã coi trọng giáo dục vì vậy Đại hội Đảng khoá 8 đã đề ra cùng với khoa học và công nghệ giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết cả một thế giới mới mở ra trước các em. Tập viết là phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với học sinh lớp 1. Học vần, tập đọc giúp học sinh đọc thông, tập viết giúp các em viết thạo, đọc thông và viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của rất cả các môn học tốt hơn. Phân môn tập viết trang bị cho học sinh những yêu cầu kỹ thuật trong học tập và giao tiếp. Ngoài ra tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như : Tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói "Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình". Riêng ở lớp 1, việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần. Học sinh luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu: Luyện tập viết chữ trong các tiết học âm, chữ ghi âm, vần và tập viết theo yêu cầu kỹ thuật trong các tiết tập viết. a. Về kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng và tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các nét chữ và giữa các chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ thường, dấu thanh và chữ số. b. Về kỹ năng: Viết đúng quy trình, viết nét, viết chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như : Tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở. Do vậy các thầy cô giáo nói chung, các thầy cô giáo ở tiểu học nói riêng phải chú trọng bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những con người "Vừa hồng, Vừa chuyên" để tạo ra nền tảng vững chắc để các em tiếp tục học tốt hơn các môn học khác đó là việc làm vô cùng quan trọng. 2. Lý do chủ quan : Trường tiểu học Sơn Hùng là trường thuộc vùng trung huyện Thanh Sơn, một huyện miền núi, trình độ nhận thức của nhân dân còn chưa cao, họ chưa quan tâm đến việc học tập của các em. Các em còn mải chơi, học chỉ là nghĩa vụ, học cho hết lớp. Mặt khác nhiệm vụ của nhà trường vừa có chất lượng mũi nhọn, vừa phải nâng cao chất lượng đại trà đồng thời giúp hoàn thành nhiệm vụ phổ cập đúng độ tuổi. Do nhiệm vụ và thực tế nhà trường như vậy bản thân tôi được giao nhiệm vụ giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1 tôi đã chăn trở tìm ra phương pháp rèn chữ viết cho học sinh ngày từ đầu lớp 1, đó sẽ là đòn bẩy giúp các em viết đẹp không chỉ ở lớp 1 mà còn viết đẹp ở những lớp trên. II. Mục đích nghiên cứu : Tìm ra những phương pháp khả thi để học sinh có vở sạch và chữ viết đẹp. III. Nhiệm vụ nghiên cứu : 1. Nhiệm vụ khái quát : Tổng kết kinh nghiệm ban đầu giúp học sinh có vở sạch, chữ viết đẹp ở bậc tiểu học. 2. Nhiệm vụ cụ thể : - Mô tả thực trạng ban đầu - Mô tả các biện pháp đã thực hiện để giúp học sinh viết chữ đẹp. - Mô tả những kết quả đạt được khi áp dụng biện pháp. - Mô tả rút ra bài học kinh nghiệm. IV. Đối tượng nghiên cứu : - Khách thể nghiên cứu : Học sinh Tiểu học. - Cơ sở nghiên cứu : Lớp 1 . Trường Tiểu học Sơn Hùng. V. Phương pháp nghiên cứu : 1. Phương pháp chính : Tổng kết kinh nghiệm rút học sinh tiểu học có vở sạch, chữ viết đẹp. 2. Phương pháp hỗ trợ : - Phương pháp điều tra. - Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp trò chuyện. - Phương pháp quan sát đối tượng. - Phương pháp đọc tham khảo tài liệu. VI. Cơ sở nghiên cứu : Trường Tiểu học Sơn Hùng Phần II Nội dung I. Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu : 1. Đặc điểm tình hình địa phương : Xã Sơn Hùng nằm ở vùng trung huyện Tân Sơn với số dân tộc ít người chiếm 70%, chiều dài của xã khoảng 7km, tiếp giáp với các xã Tân Phú, Kiệt Sơn, Trung Sơn, Yên Lập. Trình độ dân trí chưa cao dẫn đến việc nhận thức chưa tốt về việc học tập của học sinh, chỉ cho con đi học cho đến hết lớp. Trong mấy năm gần đây Đảng và Chính quyền địa phương đã quan tâm giúp đỡ nhà trường trong việc giáo dục học sinh. 2. Thực trạng : a. Tình hình nhà trường : Trong những năm gần đây việc rèn chữ, giữ vở cho học sinh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường nói riêng và chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà. Do đó nhà trường đã hoàn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Đó là nhiệm vụ của cả thầy và trò trường chúng tôi. Do vậy mối thầy, cô giáo đều phải tìm ra những biện pháp nâng chất lượng đại trà. Đó là bàn đạp giúp các em học sinh học tốt hơn trong năm học tới. b. Tình hình học sinh : Năm học 2006 - 2007, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1D với tổng số học sinh là 7 em. Kết quả xếp loại vở sạch, chữ đẹp của lớp như sau: Tổng số học sinh Xếp loại vở sạch chữ đẹp Xếp loại A Xếp loại B Xếp loại C 7 2 5 Năm học 2007 - 2008, tôi được phân công dạy lớp 1G. Tôi nhận thấy rằng mình cần phải rèn cho các em nét chữ ngay từ đầu cấp để các em có ý thức rèn chữ viết của mình hơn và tôi đã tiến hành kiểm tra chấm vở sạch, chữ viết đẹp có kết quả như sau : Tổng số học sinh Xếp loại vở sạch chữ đẹp Xếp loại A Xếp loại B Xếp loại C 8 5 3 Qua kết quả kiểm tra vở sạch chữ đẹp của học sinh tôi thấy rằng với nhiệm vụ hiện nay các phong trào rèn chữ cho học sinh trong các trường học nói chung và trường Tiểu học nói riêng là rất quan trọng. Do vậy giáo viên phải có những kinh nghiệm trong việc rèn chữ cho học sinh trong nhà trường để có nhiều học sinh đạt vở sạch chữ đẹp. Đối với lớp chủ nhiệm tôi cũng muốn có nhiều học sinh viết chữ đẹp thì sẽ góp phần nâng cao kết quả học tập cho các em. Các em sẽ thích học, thích viết bài hơn vì : "Nét chữ là nết người". Cụ thể lớp 1G do tôi chủ nhiệm sẽ làm như sau: II. Những biện pháp đã thực hiện: A. Khảo sát chất lượng : Đối với lớp tôi ngay từ đầu năm học tôi đã chọn bằng cách khảo sát chất lượng 3 kỳ. Khảo sát chất lượng vừa kiểm tra kiến thức và kiểm tra năng lực rèn chữ viết cho học sinh. Để nắm chắc việc rèn chữ của từng em tôi đã cho các em luyện viết vở ở lớp và vở rèn chữ ở nhà hàng ngày thu chấm, nhận xét, sửa chữ cho các em. Tôi thấy chữ xấu, cầu thả đều có nguyên nhân như sau: - Chữ O hầu hết là phình trên, tóp dưới, méo không đều nguyên nhân chính là điểm đặt bút không đúng chiều cao, chiều ngang. - Chữ l, b, k, h thì thường gẫy nét cong vẹo. Sau khi khảo sát tiến hành phân loại chất lượng chung 3 kỳ như sau : * Lớp 1G và sĩ số 8 em. Lần 1 Lần 2 Lần 3 A : 2 A : 3 A : 5 B : 4 B : 4 B : 3 C : 2 C : 1 C : 0 Sau đó tôi cho học sinh đăng ký thi đua và định ra kế hoạch rèn chữ cho từng học sinh trong giờ cho phù hợp. B. Xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học : Việc xây dựng kế hoạch cho học sinh rèn chữ viết phải đảm bảo yêu cầu sau : - Đảm bảo vững chắc chương trình các môn học của bộ môn. - Rèn chữ viết vào các tiết học, giờ học, rèn thêm vào các buổi học chiều và ở nhà. Tôi lần lượt viết 29 chữ cái, viết thường và viết hoa vào những mảnh giấy rồi cắt rời ra từng nét sau đó lại ghép lại sau dùng phương pháp thống kê theo cột, đưa các nét chữ có nét tương tự nhau thành nhóm sau dồn lại còn 3 nhóm.Tôi vừa dạy vừa rút ra kinh nghiệm và hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để đưa đến phương pháp rèn chữ hợp lý, dễ hiểu, dễ viết. III. Kết quả : Tôi đã thực hiện phương pháp ở trên lớp 1G của tôi chủ nhiệm đã thu được kết quả: 1. Từ phía học sinh : Các em tiến bộ nhanh về chữ viết, lớp học trật tự, có nề nếp, khí thế học tập sôi nổi hơn, các em luôn có ý thức rèn chữ, giữ vở, kết quả đạt được như sau : Xếp loại : A : 5 B : 3 C : 0 2. Từ phía giáo viên : Tuy kết quả các em đạt được chưa cao, song đã động viên tôi rất nhiều. Tôi nhận thấy rằng dù ở bất cứ môi trường nào, dù thuận lợi hay khó khăn đều có những học sinh giỏi mà chữ viết lại đẹp thì trong giảng dạy mỗi giáo viên ai cũng vui và hết lòng tìm tòi, sáng tạo trong công việc giảng dạy. IV. Bài học kinh nghiệm : Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi thấy khi rèn chữ cho học sinh giáo viên cần phải : 1. Nắm chắc đối tượng học sinh và ý thức học tập của học sinh. 2. Xây dựng kế hoạch sát với từng học sinh. 3. Trong giảng dạy không nhất thiết phải gò bó mà dạy học phải đổi mới phương pháp sáng tạo. Đồng thời rèn tính cần cù chịu khó cho học sinh. Có như vậy mới giúp các em có vở sạch chữ đẹp và học tập các môn học khác. Phần III Kết luận và kiến nghị I. Kết luận : Công tác rèn chữ viết đẹp cho học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1 là một trong những nhiệm vụ của mỗi nhà trường. Để hoàn thành được nhiệm vụ này mỗi giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng cần phải nghiên cứu và tìm ra những kinh nghiệm để dạy học cho học sinh đạt kết quả cao. Trên đây là những kinh nghiệm ban đầu của tôi về vấn đề rèn chữ viết cho học sinh tiểu học mà qua những năm đứng lớp tôi đã rút ra được. Đã giúp cho học sinh học tốt hơn, chữ viết đẹp đó là đòn bẩy cho học sinh học tốt hơn ở các lớp trên. Tôi rất mong sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để chúng ta có thể giúp các em học sinh lớp 1 có ý thức rèn chữ viết đẹp ngay từ khi mới biết chữ. II. Kiến nghị : Đề nghị nhà trường mở hội thảo khoa học về sáng kiến giảng dạy để giáo viên chúng tôi tham khảo và học hỏi kinh nghiệm. Thạch Kiệt, ngày 10 tháng 12 năm 2007 Người viết Hà Thị Kiên phụ lục * Những văn bản tài liệu tham khảo: 1. Nghị quyết TW II khoá VII. 2. Chỉ thị nhiệm vụ năm học. 3. Hướng dânc rèn chữ viết ở bậc Tiểu học. 4. Vở tập viết lớp 1 5. Các chữ mẫu cơ bản. Mục lục STT Tên đề mục Trang 1 Tên đề tài. 1 Phần I: Những vấn đề chung 1 2 Lý do chọn đề tài. 1 3 Mục đích nghiên cứu. 3 4 Nhiệm vụ nghiên cứu. 3 5 Đối tượng nghiên cứu. 3 6 Phương pháp nghiên cứu. 3 7 Cơ sở nghiên cứu. 3 Phần II: Nội dung 4 8 Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu. 4 9 Những biện pháp đã thực hiện. 5 10 Kết quả. 6 11 Bài học kinh nghiệm. 7 Phần III: Kết luận và kiến nghị 8 12 Kết luận. 8 13 Kiến nghị. 8 14 Phụ lục. 9 15 Mục lục. 10

File đính kèm:

  • docSKKN Ren chu cho HS lop 1.doc