Đề tài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập xác định công thức hóa học môn hóa 8

Trong môn hóa học 8 bài tập xác định CTHH có vai trò đặc biệt quan trọng. Thông qua đó HS hiểu sâu về ý nghĩa của CTHH, ý nghĩa của PTHH.hình thành được nhiều kỹ năng như : kỹ năng tính theo CTHH, tính theo PTHH. Qua đó phát triển được tư duy hóa học, hiểu được đặc thù của bộ môn. Từ đó giúp HS hiểu và yêu bộ môn hơn. Để hướng dẫn HS giải loại bài tập này tôi tiến hành như sau

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2049 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập xác định công thức hóa học môn hóa 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giảI bài tập xác định công thức hóa học môn hóa 8 Đặt vấn đề: Trong môn hóa học 8 bài tập xác định CTHH có vai trò đặc biệt quan trọng. Thông qua đó HS hiểu sâu về ý nghĩa của CTHH, ý nghĩa của PTHH.hình thành được nhiều kỹ năng như : kỹ năng tính theo CTHH, tính theo PTHH. Qua đó phát triển được tư duy hóa học, hiểu được đặc thù của bộ môn. Từ đó giúp HS hiểu và yêu bộ môn hơn. Để hướng dẫn HS giải loại bài tập này tôi tiến hành như sau Giải quyết vấn đề: Trước hết có 2 loại cơ bản Loại 1: Xác định công thức dựa vào ý nghĩa của CTHH. Trước hết cần cho HS nắm chắc ý nghĩa của CTHH sau đó vận dụng vào làm 1 số bài tập sau Xác định CT dựa vào tỷ lệ phần trăm khối lượng các nguyên tố và biết khối lượng mol của hợp chất Ví dụ: Chất X có 40% Cu; 20% S; 40% O về khối lượng. Tìm CTPT của X. Biết khối lượng mol của X là 160 g biết khối lượng mol của hợp chất. Xác định CT dựa vào tỷ lệ phần trăm khối lượng các nguyên tố không biết M Ví dụ: Chất A có 60% Mg ; 40% O về khối lượng. Tìm CTPT của A Xác định tên 1 nguyên tố trong hợp chất khi biết tỷ lệ phần trăm khối lượng của nguyên tố đó trong hợp chất và M Ví dụ 1: Chất A có công thức dạng X2O3 trong đó nguyên tố oxi chiếm 30% về khối lượng. Tìm công thức của A biết khối lượng mol của A là 160g Ví dụ 2: Một oxit của kim loại B có 30% khối lượng là Oxi. Tìm CT oxit. Biết KL mol của Oxit là 160g Ta tiến hành như sau Gọi CT oxit là BxOy ta có 16y = 0,3 y = 3 xMB + 16.3 = 160 xMB = 112 160 Vì x là chỉ số trong công thức nên ta có bảng giá trị sau x 1 2 3 MB 112 56 37,33 Căn cứ vào bảng ta thấy với x = 2, MB = 56 có nguyên tố Fe là phù hợp. Vậy CT oxit là Fe2O3 Xác định tên 1 nguyên tố trong hợp chất khi biết tỷ lệ phần trăm khối lượng của nguyên tố đó trong hợp chất và không biết M Chú ý: Nếu là Oxit thì đặt công thức là AxOy Ví dụ: Một Oxit của kim loại A có 60% khối lượng là A. Tìm A Ta tiến hành như sau Gọi CT Oxit là AxOy Ta có x.MA = 0,6 x.MA + 16y x.MA =0,6 .x.MA + 9,6y 0,4 x.MA = 9,6y MA = 24y/x MA = 12. 2y/x Vì 2y/x là hóa trị của A nên ta có bảng cặp giá trị tương ứng sau 2y/x 1 2 3 MA 12 24 36 Suy ra A là nguyên tố Mg Chú ý: Nếu bài toán cho đáp án là Fe3O4 thì phải thêm dữ kiện thích hợp Xác định công thức hóa học của oxit sắt Loại này cần chú ý nếu đặt công thức thì phải đặt là FexOy Ví dụ: Phân tích 1 hợp chất thấy có 70% Fe, 30%O về khối lượng. Tìm CTPT của oxit sắt Ta tiến hành hướng dẫn như sau Đặt CT là FexOy . Ta có: 56x : 16y = 7 : 3 3.56x = 7.16y 3x = 2y x : y = 2 :3 CT là Fe2O3 Từ các loại bài tập trên HS sẽ hiểu sâu về ý nghĩa của CTHH và có thể vận dụng linh hoạt giải nhiều bài tập liên quan đến ý nghĩa của CTHH Loại 2: Xác định CTHH dựa vào phản ứng hóa học. Để giải bài toán loại này cần nắm vững ý nghĩa của PTHH kể cả tỷ lệ về số mol cũng như tỷ lệ khối lượng và tỷ lệ về thể tích của các chất trong phản ứng Loại này gồm 1 số dạng cơ bản sau Tìm CTHH khi biết hóa trị Ví dụ 1: Cho 5,6 g kim loại X(II) tác dụng với dd HCl dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí Hyđro(đktc). Tìm tên kim loại X Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 6,2 g một oxit của kim loại A(I) vào dd H2SO4 loãng,dư. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 14,2 g muối khan. Tìm A Ví dụ 3: Oxi hóa hoàn toàn 4,8 g kim loại X (II) sau phản ứng thu được 8 g một oxit. Tìm X Ví dụ 4: Hòa tan 20,6 g hỗn hợp X2CO3 – YCO3 vào dd HCl dư. Sau phản ứng thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Tìm X và Y biết trong hỗn hợp ban đầu 2 chất có số mol bằng nhau và X,Y thuộc trong số các kim loại sau: Fe, Cu, Ca, Mg, K, Na, Ag Tìm CTHH khi chưa biết hóa trị của nguyên tố cần tìm Chú ý: Nếu là công thức Oxit thì đặt là MxOy Ví dụ 1: Cho 1,2 g kim loại M tác dụng với dd HCl dư, sau phản ứng thu được 1,12 lít Hiđrô(đktc). Xác định tên kim loại M Ví dụ 2: Oxi hóa hoàn toàn 3,2 g một kim loại A thu được 4 g một oxit. Tìm A Ta tiến hành như sau: Viết PTHH: 2x A + y O2 2 AxOy Theo PT: 2x.MA (g) 2x.MA + 2.16y (g) Bài ra: 3,2(g) 4(g) Vậy: 8x.MA = 6,4x.MA + 102,4y 1,6xMA = 102,4y MA = 64y/x = 32. 2y/x Vì 2y/x là hóa trị của A nên ta có bảng cặp giá trị tương ứng sau 2y/x 1 2 3 MA 32 64 96 Suy ra A là nguyên tố Cu Ví dụ 3: Dùng 6,72 lít Hiđro (đktc) khử hoàn toàn được 16 g một oxit của kim loại M (chưa rõ hóa trị). Tìm CTHH của oxit 3. Xác định CTHH của Oxit sắt Chú ý: Đặt công thức FexOy Ví dụ 1: Oxi hóa hoàn toàn 5,6 g Fe , sau phản ứng thu được 8 g một oxit. Xác định CT oxit sắt vừa thu được Ví dụ 2: Dùng 3,36 lít Hiđro (Đktc) khử hoàn toàn được 8 g một oxit sắt. Xác định CT oxit sắt 4. Xác định CT dựa vào khoảng xác định giá trị của M Ví dụ 1: Để xác định tên nguyên tố hóa học X(II) người ta tiến hành 2 thí nghiệm sau - TN1: Lấy 2,4 g X hòa tan vào 1 dd có chứa 7,5 g HCl. Sau phản ứng thấy còn dư axit - TN 2: Cũng lấy 2,4 g X hòa tan vào 1 dd có chứa 7 g HCl. Sau phản ứng thấy còn dư kim loại X Hãy xác định CTHH của X Ta tiến hành như sau Viết PTPƯ: X + 2HCl XCl2 + H2 Theo TN1 thì nX 2,4 : 0,11 = 22 (1) Theo TN2 thì nX > 7 : 36,5 : 2 = 0,09 Mx < 2,4 : 0,09 = 26 (2) Từ (1) và (2) suy ra X là nguyên tố Mg Ví dụ 2: Hòa tan 3,5 g kim loại Y(I) vào nước. Sau 1 thời gian thấy lượng khí thu được vượt quá 5 lít(đktc) Hỏi Y có thể là kim loại nào? Ví dụ 3: Hòa tan 8 g oxit (X2O3) vào 1 dd có chứa 14 g H2SO4 . Sau phản ứng thấy còn 1 phần oxit không tan Cũng lấy 8 g oxit (X2O3) hòa vào 1 dd có chứa 16 g H2SO4 . Sau phản ứng thấy còn dư axit. Xác định công thức của oxit 5. Xác định công thức của muối dựa vào phản ứng phân hủy Ví dụ 1: Phân hủy hoàn toàn 12.25 g một muối vô cơ A ở nhiệt độ cao, người ta thu được 3.36 lít Oxi(Đktc) và một muối B có 52,35%K; 47,65% Cl. Xác định CTHH của B và A Ví dụ 2: Phân hủy hoàn toàn 10g muối vô cơ X thu được 2,24 lít CO2 và một chất B có 71,43% Ca ; 28,57% O về khối lượng. Tìm CTHH của B và A Hướng dẫn HS giải như sau: Chất B có: nCa : nO = 71,43 / 40 : 28,57 : 16 = 1 : 1B có CT là CaO n CO2 = 0,1 n C = 0,1; n O = 0,2 m CaO = 10 – 4,4 = 5,6g n CaO = 0,1 n Ca = 0,1 ; n O = 0,1 Vì TS mol các nguyên tố trong X = TS mol các nguyên tố trong SP suy ra trong X Có n Ca = 0,1; n C = 0,1; n O = 0,3 Gọi CT của X là CaxCyOz thì x : y : z = 0,1 : 0,1 : 0,3 = 1 :1 : 3 Vậy CT của X là CaCO3 6. Xác định công thức của hợp chất hữu cơ dựa vào phản ứng đốt cháy Ví dụ 1: Đốt cháy 4 g một chất hữu cơ A thu được 11g khí Cacbonic và 9 g nước.Tìm CTHH của A biết A có tỷ khối so với Hiđro là 8 Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 4,6 g một hợp chất hữu cơ X thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 g H2O. Tìm CTHH của X biết X có tỷ khối hơi so với Hiđro là 23 Hướng dẫn HS làm như sau: Viết phản ứng: X + O2 CO2 + H2O Ta có: n CO2 = 0,2 nC = 0,2 m C = 2,4g nH2O = 0,3 nH = 0,6 mH = 0,6g vậy mC + mH = 3g < mX ngoài C và H thì X còn có nguyên tố O mO = mX - mC – mH = 1,6g nO = 0,1 Vậy công thức của X có dạng: (C0,2 H0,6 O0,1)n Mà MX = 46 M (C0,2 H0,6 O0,1)n = 46 . Giải ra ta được CT là: C2H6O Kết thúc vấn đề khi áp dụng một số loại bài tập trên trong quá trình bồi dưỡng HSG tôi nhận thấy các em đều nắm và hiểu bài. Từ đó mà các em vận dụng linh hoạt để giải các bài tập khác rất nhanh Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi trong công tác bồi dưỡng HSG hóa 8. Có lẽ cũng không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong các đồng chí, đồng nghiệp góp ý để chuyên môn của tôi ngày càng hoàn thiện hơn góp phần nhỏ vào sự nghiệp đổi mới của nghành,của đất nước. Xin chân thành cảm ơn An Đồng: Ngày 10 tháng 4 năm 2009 Người viết: Nguyễn Việt Dũng

File đính kèm:

  • docKN huong dan giai bai tap xac dinh CTHH 8.doc
Giáo án liên quan