Để đáp ứng với xu hướng phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay thì nền giác dục cũng đang từng bước được cải tiến phù hợp với nhận thức của nhân loại. Chương trình sách giáo khoa từ lớp 1- lớp 5 đã được điều chỉnh và nâng cao hơn so với sách cũ. Bởi vậy những yêu cầu cần đạt của học sinh về kiến thức và kĩ năng sau khi học xong lớp 2 theo mục tiêu giáo dục và đào tạo quy định dành riêng cho từng môn học cũng cao hơn so với trước kia. Ở môn Tiếng Việt so với lớp 1 thì lớp2, lớp 3 các em bắt đầu làm quen với kiến thức mới về luyện từ và câu, tập làm văn, kể chuyện.Để học sinh học tốt và làm tốt các bài tập thì bước đầu tiên các em phải biết “ đọc thông, viết thạo” đó cũng chính là mục tiêu hàng đầu của bậc tiểu học. Bởi lẽ “ nét chữ là nết người”. Rèn chữ cho học sinh tức là giáo viên đã hình thành tốt các tố chất cho học sinh, đó là tính kiên trì, chịu khó, bền bỉ vươn lên, tỉ mỉ trong công việc.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 3 đọc thông viết thạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - Đặt Vấn đề
I/ Lời mở đầu
Để đáp ứng với xu hướng phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay thì nền giác dục cũng đang từng bước được cải tiến phù hợp với nhận thức của nhân loại. Chương trình sách giáo khoa từ lớp 1- lớp 5 đã được điều chỉnh và nâng cao hơn so với sách cũ. Bởi vậy những yêu cầu cần đạt của học sinh về kiến thức và kĩ năng sau khi học xong lớp 2 theo mục tiêu giáo dục và đào tạo quy định dành riêng cho từng môn học cũng cao hơn so với trước kia. ở môn Tiếng Việt so với lớp 1 thì lớp2, lớp 3 các em bắt đầu làm quen với kiến thức mới về luyện từ và câu, tập làm văn, kể chuyện.Để học sinh học tốt và làm tốt các bài tập thì bước đầu tiên các em phải biết “ đọc thông, viết thạo” đó cũng chính là mục tiêu hàng đầu của bậc tiểu học. Bởi lẽ “ nét chữ là nết người”. Rèn chữ cho học sinh tức là giáo viên đã hình thành tốt các tố chất cho học sinh, đó là tính kiên trì, chịu khó, bền bỉ vươn lên, tỉ mỉ trong công việc.
Đối với học sinh tiểu học “đọc thông, viết thạo” đó là nền móng vững chãi để học sinh nắm bắt, lĩnh hội được các kiến thức cơ bản do thầy cô truyền thụ cho. Nếu như một học sinh không biết đọc thông, viết thạo thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học các môn khoa học khác, mà cũng không hiểu được nghĩa của từ. Từ đó các không hiểu được lời nói của người khác.
Muốn để hoà nhập được với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, của thế giới hiện tại, học sinh không chỉ phải học mình Tiếng Việt mà còn phải biết thêm nhiều thứ tiếng trên thế giới để hoà nhập, giao tiếp. Nếu như các em không biết đọc, biết viết Tiếng Việt thì sẽ không học lên các lớp trên được, sẽ không có cơ hội để học tiếng nước ngoài, không thể nắm bắt được sự phát triển nhận thức, giáo dục được. Vì vậy các em sẽ trở thành những người tụt hậu, cản trở sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Mà tương lai của đất nước phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ Mầm non của đất nước, giống như Bác Hồ đã từng nói: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Bản thân tôi đã nhận thúc được tầm quan trọng của việc rèn luyện cho học sinh đọc thông viết thạo, nên tôi cũng có nhiều băn khoăn trăn trở. Tôi luôn luôn tự nhủ phải học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp thật nhiều, học hỏi qua sách báo, tài liệu, tôi đã cố gắng rèn luyện học sinh của mình, mong muốn được góp phần nhỏ của mình vào việc đào tạo nên nhũng thế hệ học sinh trở thành những con người có ích cho xã hội.
II/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1 – Thực trạng: Năm học vừa qua tôi đã được nhà trường phân công trực tiếp day lớp 3. Thực tế cho thấy các em còn đọc chậm, hay ê a, ngắc ngứ, phát âm sai, viết sai chính tả về âm đầu, vần, vị trí dấu thanh và chưa phân biệt được thanh hỏi, thanh ngã. Thậm chí có em vẫn chưa đọc được và chưa viết được các tiếng, chữ.
Nguyên nhân: Do qua kỳ nghỉ hè học sinh được vui chơi thoả thích, các em không được ôn luyện nhiều nên quyên hết. Hơn nữa do tỉ lệ lên lớp của lớp 1 là 100% nên vẵn còn tình trạng học sinh ngồi “nhầm” chỗ, học lực còn yếu mà gia đình lại không thực sự quan tâm đến. Học sinh đọc sai các âm, vần, dấu thanh là do các em phát âm theo tiếng địa phương.
- Do bộ máy phát âm của các em chưa hoàn chỉnh, một số em con nói ngọng, thiếu sự cố gắng rèn luyện.
- Các em viết sai âm, vần, dấu thanh, tiếng, nhất là các âm vẫn lộn như : tr, ch, s, x, r, d, gi, các nguyên âm đôi, cuối vần âm đệm.
- Do các em chưa thạo mặt chữ, do đọc chưa đúng, chua nắm vững luật chính tả.
2 – Kết quả, hiệu quả thực trạng trên.
+ Tìm hiểu đối tượng học sinh.
Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã thực sự quan tâm tìm hiểu các đối tượng học sinh trong lớp mình phụ trách.
-Tổng số học sinh 27 em.
Đa số các em là con gia đình nông thôn, nhiều hộ kinh tế còn khó khăn, bố mẹ đi miền Nam làm ăn gửi con cho ông bà.Lại có những em theo bố mẹ đi miền Nam học lớp một ở vùng sâu vùng xa chuyển về, gây không ít khó khăn cho giáo viên đứng lớp.
- Các em ở độ tuổi 8 tuổi.
- Gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em trên lớp cũngnhư ở nhà của các em. Nên một số em vẫn còn thiếu sách vở và đồ dùng học tập.
+ Khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh:
* Về đọc:
+ Đọc đúng, rõ ràng, diễn cảm (giỏi): 3 em
+ Đọc đúng, rõ ràng (khá) 5 em
+ Đọc đúng, hơi chậm (TB) 13 em
+ Đọc qúa chậm (còn sai vần ngắc ngứ) 6 em (2 em cá biệt)
* Về viết:
+ Viết đúng, sạch sẽ, rõ ràng : 3 em
+ Viết đúng, rõ ràng : 5 em
+ Viết đúng : 8 em
+ Viết con sai ít: 7 em
+ Viết sai nhiều: 2 em
+ Viết phải nhìn sách hoàn toàn 2 em.
Từ những thực trạng trên, để công việc đạt kết quả tốt tôi đã mạnh dạn cải tiến một số phương pháp và các biện pháp thục hiện sau:
B – Cách giải quyết
I/ Các giải pháp thực hiện:
- Tìm hiểu, nắm bắt được đối tượng, số lượng học sinh chưa đọc thông viết thạo.
- Nắm bắt các lỗi sai phổ biến của học sinh trong khi đọc và khi viết để kết hợp với gia đình học sinh với nhà trường.
- Đề ra những việc làm cụ thể của giáo viên và học sinh ở từng tiết học trên lớp.
II/ Các biện pháp để tỏ chức thực hiện.
Qua khảo sát đầu năm học là người giáo viên tôi cần phải nắm bắt ngay số lượng học sinh chưa “ đọc thông, viết thạo” để đưa ra biện pháp rèn luyện, uốn nắn trong suôt quá trình dạy học ở lớp.
Học sinh thường đọc, viết sai một số âm đầu, âm cuối, âm đệm.
+ Trăn trở - Chăn chở
+ Xung quanh - Xung quoanh – Xung qoanh
+ Đêm khuya - Đêm khia
+ Ra trận - Da chận
+ Reo vui - Gieo vui
+ Giã gạo - Dã gạo
+ Cấy lúa - Cấi lúa
+ Dòng sông - Ròng xông
- Đọc, viết sai vần.
+ Quả chuối - Quả chúi
+ Bao nhiêu - Bao nhiu
+ Con chuột - Con chuật
+ Muôn vàn - Mun vàn
+Khiêng hòn đá - Khinh hòn đá
- Đọc sai dấu thanh.
+ Thung lũng - Thung lủng
+ Củng cố - Cũng cố
+ Nhỏ bé - Nhõ bé
+ Bãi biển - Bải biển
- Để khắc phục những lỗi sai cơ bản trên ta cần:
Tổ chức họp phụ huynh qua từng kỳ.
+ Lần họp thứ nhất ( cuối tháng thứ nhất của năm học).
Giáo viên cần thông báo được tình hình của lớp mình phụ trách, thông báo kết quả chất lượng đầu năm học của từng em đến từng phụ huynh
- Phổ biến các quy định về thời gian biểu, thời khoá biểu của nhà trường đến phụ huynh.
- Nắm chắc số lượng học sinh chưa đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập để yêu cầu phụ huynh học sinh mua kịp thời cho các em để các em học tập có chất lượng tốt hơn.
- Nhắc nhở phụ huynh cần quan tâm đến việc học của con em mình ở nhà.
- Hướng dẫn cách rèn đọc, viết đúng cho phụ huynh kèm cặp thêm ở nhà.
Ví dụ: Khi đọc các tiếng có âm đầu: tr, r, s, thì đầu lưỡi phải cong, còn các tiếng âm đầu ch , d , x thì đọc bình thường.
- Khi viết cần phải cho học sinh hiểu nghĩa của từ để các em viết đúng.
Ví dụ: Sông, Xông, sông ( dòng sông), Xông ( Xông thuốc, xông lên).
- Chú , trú, chú ( chú ý ) trú ( trú quán, trú mưa).
- Khi đọc các tiếng có nguyên âm đôi như: ươ, uô, iê, phải đọc liền mạch, đọc lướt từ âm này sang âm kia, không nhấn mạnh ở một âm nào.
Ví dụ: Chiến: Ta phải đọc lướt cả âm i và âm ê tạo thành: iên chiến, chú không nhấn ở âm i hoặc ê, nếu nhấn mạnh ở âm i thì tạo nên: in chín, nếu nhấn mạnh âm ê sẽ tạo nên ên chến.
- Khi đọc cho các em viết phải đọc rõ ràng từng tiếng một, phải phát âm thật chuẩn.
+ Lần họp thứ 2: ( Vào đầu học kỳ II)
. ở lần họp này giáo viên phải thông báo được kết quả học tập của từng em một
đánh giá thật chính xác về sự tiến bộ của từng em, nhất là học sinh yếu ,kém, cá biệt và học sinh trung bình.
Gặp riêng phụ huynh để trò chuyện, tâm sự, tìm hiểu thêm về điều kiện hoàn cảnh hoặc những khó khăn riêng mà gia đình có học sinh yếu kém vướng mắc để động viên khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ về tinh thần, vật chất để các em học tập tốt hơn, hàng tháng hàng tuần ghi kết quả học tập có sự tiến bộ về gia đình, kết hợp với phụ huynh để uốn nắn học sinh kịp thời.
3- Những việc làm cụ thể của giáo viên và học sinh trên lớp:
a) Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra đồ dùng học tập, sách vở của học sinh, nhắc nhở các em mang đầy đủ đồ dùng đi học.
b) Rèn đọc, viết cho học sinh.
Muốn học sinh đọc, viết đúng, đẹp thì trước hết giáo viên phải là người đọc chuẩn, viết chuẩn, đẹp.
* Rèn đọc:
Khi đọc giáo viên phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, đọc mẫu cho học sinh nghe cách đọc ở từng bài trong quá trình gọi học sinh đọc câu, đọc đoạn giáo viên phải thực hiện sự lắng nghe học sinh đọc bài và yêu cầu cả lớp theo dõi bạn đó đọc bài và yêu cầu cả lớp theo dõi bạn đó đọc, khi học sinh đó đọc sai một từ nào giáo viên phải uốn nắn, cho em đó đọc lại nhiều lần cho tới khi đọc đúng mới thôi. nếu học sinh đọc còn chậm thì giáo viên nên cho học sinh đó đọc nhiều lần một bài hoặc một đoạn để nâng dần tốc độ đọc của em đó lên.
Ví dụ: Trong khi dạy bài “ Người mẹ ” học sinh thường đọc sai âm đầu như:
“ Suốt mấy đêm ròng ” học sinh đọc “Xuốt mấy đêm dòng ” , “ Trông con ” đọc là “ Chông con ” , sai các vần như “ Tuôn rơi ” học sinh đọc là “ Tun rơi ” ,
“ Đuổi theo” , đọc là “ Đủi theo ” , Ngạc nhiên ”, , đọc là “ Ngạc nhin ”, hay
“ Băng tuyết ” đọc thành “ Băng tuýt” . Sai dấu thanh, “ Ngã ba ” học sinh đọc là “ Ngả ba ”, “ Nước mắt tuôn rơi lã chã ” học sinh đọc thành “ Nước mắt tuôn rơi lả chả ”. Trong các trường hợpđó bản thân tôi cần phải phát âm mẫu lại, cho học sinh theo dõi, yêu cầu một số học sinh đọc đúng rồi cho học sinh đọc sai phát âm lại.
- Để khuyến khích các em đọc hay, đọc diễn cảm thì ở giờ tập đọc , học thuộc lòng tôi thường tổ chức trò chơi cho các em dưới dạng “ Thi đọc nhanh, đọc đúng, đọc diễn cảm”, tôi chia lớp thành ba nhóm học sinh có trình độ khác nhau, giỏi – khá trung bình, yếu , yêu cầu mỗi nhóm một mức độ đọc khác nhau, ở góc bên trái bục giảng tôi làm 3 tấm bảng vàng ( làm bằng bìa và giấy màu vàng ) nếu như ở mỗi nhóm có học sinh nào đọc đúng âm, vần, đọc hay, diễn cảm thì ghi tên em đó lên bảng vàng, còn số học sinh trung bình, yếu em nào hay hơn , đúng hơn có nhiều tiến bộ hơn thì giáo viên ghi tên vào bảng vàng ứng với mỗi trình độ của nhóm đó, cuối tuần giáo viên tổng kết, khen ngợi trước lớp.
c) Rèn viết
- Khi rèn viết cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng từng chữ, từng từ, từng cụm từ, từng câu. Nhắc nhở học sinh tạo ra thói quen nghe xong câu, nhẩm lại rồi mới viết vào vở. Giáo viên chú ý cách ngồi đúng tư thế, cách cầm bút để viết đúng, đẹp.
- Trong các giờ chính tả giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh tìm được các tiếng khó viết, phân tích tiếng khó và cho học sinh hiểu nghĩa của từ, tiếng khó, sau đó cho học sinh luyện viết vào bảng con. Chú trọng ôn luật chính tả cho học sinh. Chú ý nhắc nhở các em viết đúng độ cao, rộng, khoảng cách và vị trí dấu thanh để các em viết đúng, viết đẹp và sạch sẽ hơn. Nếu có học sinh viết xấu, bẩn thì giáo viên yêu cầu viết lại ở nhà, hôm sau chấm điểm, kiểm tra lại. Rèn viết cho học sinh ở tất cả các môn học khác để rèn thói quen viết đúng cho học sinh.
- ở những tiết luyện viết buổi hai, tôi thường tổ chức cho các em thi: “ Viết đẹp, viết đúng, viết nhanh, viết nhiều kiểu chữ khác nhau”. Nhằm khuyến khích ý thức tự rèn mình.
d) Rèn đọc và viết đối học sinh cá biệt.
Trong lớp 3B tôi phụ trách có 2 học sinh cá biệt. Đây là đối tượng học sinh tiếp thu bài rất chậm, do đặc điểm trí tuệ chậm phát triển, hơn nữa gia đình cũng không quan tâm đến việc học của con em mình ( vì các em ở với ông bà già), một học sinh còn thiếu sách giáo khoa và đồ dùng học tập nhiều.
+ Rèn đọc:
Số học sinh lớp tôi đọc còn yếu là do ở lớp một các em chưa thạo mặt chữ, dẫn đến các em đọc chậm, đọc sai nhiều, đọc còn phải đánh vần, sai cả tiếng, nguyên âm. Vì vậy trong các giờ tập đọc, tôi thường xuyên dành thời gian kèm cặp số học sinh này bằng cách cho đọc ghép vần, đọc thành từng tiếng. Nếu đọc sai do phát âm thì tôi hướng dẫn cách phát âm cho em đó. Song songvới sự giáo dục của giáo viên cũng cần phẳi gặp gỡ gia đình học sinh trao đổi mong muốn sự kết hợp giữa giáo viên và gia đình để uốn nắn giáo dục học sinh.
- Bên cạnh đó tôi phát động phong trào “ Giúp nhau tiến bộ” bằng cách lập thành các nhóm, trong đó có học sinh khá, giỏi kèm cặp em yếu. Các nhóm này thực hiện giúp bạn đọc vào đầu giờ buổi sáng và khi học nhóm ở nhà. Cuối tuần tổng kết khen ngợi, nếu nhóm nào có bạn đọc kémkhông tiến bộ hơn thì tôi động viên khuyến khích và quan tâm nhiều hơn nữa hoặc có thể thay bạn kèm cho em đó.
+ Rèn viết:
Trong các tiết tập viết, chính tả tôi thường xuyên quan tâm, nhắc nhở các em yếu viết để các em viết cho đúng. Học sinh viết chưa đúng nét, khoảng cách chữ và thế chữ, tôi cho học sinh đó rèn luyện viết chữ thật nhiều hoặc viết đi viết lại nhiều lần chữ bị sai, hướng dẫn cách sửa từng nét, từng chữ một.
Để học sinh yếu viết được, viết đúng, viết đẹp hơn thì tôi đã cho các em viết xấu ngồi bên cạnh các em viết đúng đẹp để các em học tập, có hướng vươn lên, các em viết đúng, đẹp có thể kèm cặp bạn được tiện lợi hơn.
Muốn cho các em “Đọc thông, viết thạo” thì giáo viên phải thực sự làm tấm gương sáng, thực sự là người “ mẹ hiền” dẫn dắt các em từng bước vươn lên. Rèn sửa chữ viết cho các em thật tỉ mỉ, kịp thời, dùng mọi biện pháp kịp thời, khen , chê đúng mức thì mới có kết quả tốt.
C - kết luận
1/ Kết quả nghiên cứu:
Qua một quá trình dày công rèn luyện, trường kỳ vất vả, bằng những kinh nghiệm thực tế thiết thực, cùng với sự cố gắng học hỏi, nỗ lực vươn lên của học sinh, kết quả giữa kỳ II của năm học 2008 – 2009 lớp tôi đã thu được kết quả đáng phấn khởi
+ Học sinh đọc đúng tốc độ, rõ ràng, diễn cảm: 6 em
+ Học sinh đọc đúng tốc độ, bước đầu biết đọc diễn cảm: 8 em
+ Học sinh đọc đúng tốc độ: 12 em
+ Học sinh đọc còn chậm: 1 em
+ Tỉ lệ học sinh đọc đúng, tốc độ vừa phải đạt : 96,3%
- Kết quả rèn viết:
+ Học sinh đạt vở sạch chữ đẹp loại A: 24 em
+ Học sinh đạt vở sach chữ đẹp loại B: 3 em
+ Học sinh đạt vở sạch chữ đẹp loại C: 0 em
* Việc rèn đọc và viết cho học sinh lớp 3, không phải là việc làm đơn giản, đây là cả một quá trình dày công nghiên cứu, đòi hỏi người thực hiện phải thực sự tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, phải kiên trì, tỉ mỉ, vì đối tượng học sinh lớp 3 đang còn nhỏ, các em còn thích chơi hơn học. Hơn nữa các em mới được làm quen với chữ cỡ nhỏ một năm, nên các em viết chữ còn chậm, tay cầm bút chưa chắc, cách trình bày vở còn chưa thạo nên đòi hỏi giáo viên phải thật chịu khó, bền bỉ, tránh thái độ nôn nóng, sốt ruột.
Đó là một số kinh nghiệm của tôi, mặc dù các biện pháp thực hiện chưa nhiều, chưa phải là tối ưu. Song tôi đã áp dụng, thực hiện ở lớp tôi thì kết quả thu được cũng tạm mĩ mãn, tạo cho tôi niềm tin tưởng, phấn khởi hơn nhiều trong quá trình dạy học của mình.
2/ Kiến nghị, đề xuất:
Do khả năng còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, các biện pháp chưa phải là hữu hiệu. Rất mong ban giàm hiệu, bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi tìm ra phương pháp tối ưu hơn, áp dụng tốt hơn vào thực tế giảng dạy. Từng bước xoá bỏ việc ngồi nhầm lớp của học sinh mà bộ giáo dục đã đề ra và đưa sợ nghiệp giáo dục phát triển hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 12 tháng 3 năm 2009
Người thực hiện:
Lê Thị Dung
File đính kèm:
- Kinh nghiem huong dan hoc sinh lop 3 doc thong viet thao.doc