Đề tài Kinh nghiệm khi dạy về nội dung câu kể ở lớp 4 – phân môn Luyện từ và câu

Việc hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi là một mục tiêu quan trọng của môn Tiếng Việt. Để thực hiện mục tiêu đó, phân môn luyện từ và câu đã góp phần không nhỏ giúp học sinh ngày càng có kĩ năng giao tiếp tự nhiên.

 Nội dung phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 khá phong phú. Việc dạy cho học sinh “câu chia theo mục đích nói” trên cơ sở kế thừa chương trình 165 tuần còn được mở rộng và đi sâu hơn về các loại câu. Trong đó các bài học về câu kể có tới 12 tiết. Chương trình mới giúp học sinh nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về câu kể với các kiểu câu ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?.

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5055 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm khi dạy về nội dung câu kể ở lớp 4 – phân môn Luyện từ và câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề I. Lời nói đầu: Việc hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi là một mục tiêu quan trọng của môn Tiếng Việt. Để thực hiện mục tiêu đó, phân môn luyện từ và câu đã góp phần không nhỏ giúp học sinh ngày càng có kĩ năng giao tiếp tự nhiên. Nội dung phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 khá phong phú. Việc dạy cho học sinh “câu chia theo mục đích nói” trên cơ sở kế thừa chương trình 165 tuần còn được mở rộng và đi sâu hơn về các loại câu. Trong đó các bài học về câu kể có tới 12 tiết. Chương trình mới giúp học sinh nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về câu kể với các kiểu câu ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?. Khi học về các kiểu câu kể nói trên, không phải học sinh nào cũng dễ dàng xác định hay nhận dạng, phân biệt ngay được các kiểu câu kể. Qua thực tế giảng dạy và trực tiếp kiểm tra kết quả học tập của học sinh hàng ngày, tôi nhận thấy nhiều học sinh còn nhầm lẫn khi xác định các kiểu câu kể trong một đoạn văn. Làm thế nào để giúp học sinh tránh nhầm lẫn hoặc giảm được nhầm lẫn, khi xác định các câu kể kiểu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? trong một đoạn văn luôn là vấn đề khiến tôi băn khoăn trăn trở. Qua thời gian vừa dạy, vừa tư duy và tự rút kinh nghiệm, tôi xin mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm nhỏ nhằm nâng cao chất lượng khi dạy học sinh lớp 4 phân biệt, xác định đúng các kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? II. Thực trạng và hiệu quả dạy các kiểu câu kể ở lớp 4. 1. Thực trạng: a, Đặc điểm tình hình dạy – học ở trường Tiểu học Thống Nhất. * Giáo viên: Năm học 2006 – 2007, trường TH Thống Nhất triển khai thí điểm công tác dạy phân ban. Bản thân tôi được Ban giám hiệu giao nhiệm vụ dạy 3 phân môn: Tập đọc, tập làm văn và luyện từ và câu của khối 4 với tổng số 87 học sinh/3lớp. Việc dạy phân ban giúp tôi có điều kiện nghiên cứu, chuyên sâu hơn nội dung dạy học Tiếng Việt lớp 4. Trong các giờ dạy, tôi đã cố gắng đổi mới PPDH, tổ chức đa dạng các hình thức dạy học nhằm ngày càng nâng cao hơn chất lượng dạy – học. * Học sinh: Nhìn chung, các em học sinh khối 4 đều ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập. Nhiều học sinh luôn tự giác học tập, ít để giáo viên phải đôn đốc, nhắc nhở. Đối với phân môn luyện tự và câu, mức độ tiếp thu bài và vận dung thực hành của học sinh là tương đối tốt, song với những kiến thức đòi hỏi khả năng tư duy thì đa số học sinh còn lúng túng. Việc xác định câu kể này thuộc kiểu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? là một dẫn chứng cho sự lúng túng đó của học sinh. Bên cạnh đó, rải rác ở cả 3 lớp 4A, 4B, 4C vẫn còn những học sinh phải đôn đốc, nhắc nhở rất nhiều, ý thức tự giác chưa cao. Nguyên nhân là các em chưa hiểu bài, chưa chăm học. b, Sách giáo khoa, vở bài tập và tài liệu tham khảo: 100% học sinh khối 4 đều có đầy đủ SGK, vở bài tập môn Tiếng Việt. Riêng tài liệu tham khảo, đối với phân môn luyện từ và câu các em chưa có sự đầu tư nhiều. Phần lớn, các em thường mua các tài liệu phục vụ cho phân môn Tập làm văn. Đối với giáo viên, ngoài SGK, vở bài tập, bài soạn còn có thêm một số tài liệu khác như: Thiết kế giảng dạy Tiến Việt 4, từ điển Tiếng Việt, các tài liệu nâng cao của phân môn luyện từ và câu, hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt... Các tài liệu này góp phần hỗ trợ các nội dung dạy học và phương pháp dạy học trong quá trình giảng dạy. 2. Kết quả dạy và học phân môn luyện từ và các câu trong đó có nội dung dạy câu kể. * Kết quả giảng dạy của giáo viên: Qua hai năm dạy – học chương trình mới đối với lớp 4 trong đó có phân môn luyện từ và câu, bản thân tôi vừa nghiên cứu nội dung chương trình, vừa tiến hành dạy học trên lớp, tôi đã tự khắc phục dần những thiếu sót, tồn tại của các tiết dạy trước, rút kinh nghiệm, bổ sung sáng tạo hơn trong các tiết dạy sau. Bên cạnh đó, tôi còn tham gia dự giờ thăm lớp và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, trao đổi về PPDH, hình thức tổ chức dạy học, tham gia học BDTX chu kỳ III. Vì vậy, nhìn chung các tiết dạy được đánh giá từ mức độ khá trở lên. * Về kết quả học tập của học sinh: Đối với môn Tiếng Việt nói chung, học sinh tham gia học tập một cách tích cực. Nhiều em bộc lộ rõ khả năng tiếp thu bài nhanh. Cuối học kỳ I, kết quả kiểm tra định kì đối với môn Tiếng Việt của toàn khối như sau: Loại giỏi Loại khá Loại trung bình Loại yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 10 11,5 41 47,1 34 39,1 2 2 Với các tiết học về câu kể của phân môn luyện từ và câu nói riêng, các em đã có những phẩn ứng nhanh, nhạy trong các giờ học. Tuy nhiên, số học sinh có những phát hiện nhanh chưa nhiều. Để khảo sát chất lượng học học sinh đối với việc xác định kiểu câu kể, tôi đã cho học sinh làm bài tập nhỏ sau đây: Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu văn sau và nói rõ câu văn thuộc kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? hay câu Ai là gì?: “Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân”. Kết quả là: Bài đạt điểm: 9,10 : 9 em = 10,3% Bài đạt điểm 7, 8 : 33 em = 37,9% Bài đạt điểm 5, 6 : 40 em = 46,1% Bài có điểm dưới 5: 5 = 5,7%. Câu văn trên thuộc kiểu câu kể Ai thế nào? song lại có tới hơn 50% số HS xác định đây là câu kể kiểu Ai làm gì? do nhầm lẫn từ “rung rung” chỉ hoạt động của đôi “cánh” mà không quan tâm đến từ “khẽ” chỉ đặc điểm của sự vật (bốn cánh). Với các bài tập yêu cầu HS viết đoạn văn trong đó có câu thuộc một trong các kiểu câu kể đã học nhiều em chỉ chú trọng sao cho viết đúng đoạn văn có đủ số lượng câu theo yêu cầu đề bài (5-7 câu). Nhiều khi các em còn quan niệm cứ một dòng là được một câu nên thường trao đổi với nhau “tớ được 3 dòng rồi” “còn tớ được 6 dòng rồi”. Tất cả những quan sát và đánh giá trên đây cho thấy việc xác định đúng các kiểu câu kể và phân biệt rõ các kiểu câu kể của học sinh phần nào có sự mơ hồ, thiếu sự chắc chắn. B. Giải quyết vấn đề I. Các giải pháp thực hiện: 1. Tìm hiểu và nắm vững cấu trúc, nội dung dạy câu kể ở lớp 4: Nội dung chương trình phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được sắp xếp xen kẽ các bài mở rộng vốn từ với các bài học có nội dung lí thuyết. Qua các bài lí thuyết, các em được cung cấp kiến thức từ dễ đến khó, bắt đầu từ các bài học về tiếng, từ đến câu, bộ phận phụ của câu, Dấu câu và một số nghi thức giao tiếp được học xen kẽ trong chương trình. Nội dung về câu kể được học ở cuối kỳ I (3 tiết) ở tuần 16 và 17 đến đầu kỳ II (9 tiết) tuần 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26. Cụ thể như sau: Tuần 16: 1 tiết: Câu kể Tuần 17: 2 tiết: Câu kể Ai làm gì? Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Tuần 19: 1 tiết: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì? Tuần 20: 1 tiết: Luyện tập về câu kể Ai làm gì? Tuần 21: 2 tiết: Câu kể Ai thế nào? Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? Tuần 22: 1 tiết: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? Tuần 24: 2 tiết: Câu kể Ai là gì? Vị ngữ trong câu kể Ai là gì Tuần 25: 1 tiết: chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? Tuần 26: 1 tiết: Luyện tập về câu kể Ai là gì? Những tiết luyện tập gồm tập hợp 3 – 4 bài tập. Còn lại các bài cung cấp kiến thức mới đều có cấu trúc giống nhau: gồm 3 phần: nhận xét, ghi nhớ, luyện tập. Việc sắp xếp nội dung các bài học cũng được cấu trúc tương tự nhau. Mỗi kiểu câu kể đều học bài thứ nhất giới thiệu kiểu câu đó là gì? Bài thứ hai học về bộ phận vị ngữ, bài thứ ba học về chủ ngữ, bài thứ 4 là bài luyện tập. 2. Tìm hiểu các tài liệu hướng dẫn giảng dạy về câu kể ở lớp 4: Để có được sự thống nhất chung và đúng đắn nhất trong một tiết dạy về câu kể, tôi thường xem lại chương trình học BDTX, nội dung học chuyên đề đối với phân môn luyện từ và câu, tham khảo tiến trình bài soạn trong sách giáo viên Tiếng Việt 4, thiết kế giảng dạy Tiếng Việt 4. Sau khi tham khảo thài liệu, tôi soạn giáo án cho mỗi tiết dạy có sự chọn lọc, sắp xếp lại sao cho phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện dạy học song vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung và mục tiêu tiết dạy. Ngoài ra, tôi còn tham khảo, vận dung, kế thừa các phương pháp dạy học về câu kể của chương trình cũ, đọc thêm tài liệu sách, báo có tin, bài nói, viết về dạy luyện từ và câu ở lớp 4 nhằm góp phần giúp học sinh nâng cao chất lượng xác định các kiểu câu kể. 3. Nắm vững tinh thần chung khi dạy luyện từ và câu ở lớp 4: Phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được dạy dưới hai kiểu: a, Kiểu bài lí thuyết: bào gồn 3 phần: nhận xét, ghi nhớ, luyện tập. Thông thường, giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết các bài tập ở phần nhận xét, giáo viên gợi mở giúp học sinh rút ra ghi nhớ. Từ ghi nhớ, học sinh vận dung bài làm bài tập ở phần luyện tập dưới hình htức cá nhân hay nhóm. b, Kiểu bài luyện tập và mở rộng vốn từ: Bao gồn tập hợp các bài tập. Chủ yếu, giáo viên tổ chức cho học sinh các hoạt động dạy học theo cách thức linh hoạt (trao đổi nhóm, thi đua giữa các nhóm, cá nhân) theo trình tự. + Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu bài tập. + Chữa mẫu cho học sinh một phần hoặc một bài. + Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học tập. + Tổ chức đánh giá, nhận xét kết quả bài làm. 4. Tham khảo các tiết dạy trên băng và ý kiến đồng nghiệp: Trong thời gian tham gia học chuyên đề thay SGK lớp 4 và lớp 5, tôi đã được xem một số băng hình các tiết dạy luyện từ và câu. Thực tế không có các băng dạy về câu kể song qua băng hình dạy các kiểu bài lí thuyết, ít nhiều bàn thân tôi đã học tập được cách tổ chức dạy học, đặc biệt là cách tổ chức cho học sinh khai thức ngữ liệu ở phần nhận xét. Trong quá trình giảng dạy, nếu có vẫn đề gì còn băng khoăn áy náy, tôi thường tham khảo ý kiến đồng nghiệp, xin ý kiến chỉ đạo của phụ trách chuyên môn, học hỏi thêm kinh nghiệm tổ chức dạy học của đồng nghiệp trong trường. Qua đó, tôi đã tự rút ra những kinh nghiệm thiết thực khi dạy luyện từ và câu nói chung và dạy cho học sinh xác định đúng, phân biệt được các kiểu câu kể đã học nói riêng. Bằng những giải pháp trên, sau đây tôi xin được trình bầy một só biện pháp giúp học sinh lớp 4 xác định đúng các kiểu câu kể. II. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 xác định đúng các kiểu câu kể. Khác với chương trình cũ, chương trình mới ngoài bài “câu kể” có tính khái quát chung, học sinh còn được học kĩ càng về 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?. ở những tiết đầu, khi mới học về kiểu câu kể Ai làm gì? đa số học sinh đều xác định tương đối đúng kiểu câu này. Nhưng khi học tiếp sang kiểu câu kể Ai thế nào? và Ai là gì? thì việc xác định các kiểu câu kể trong một đoạn văn nhiều em bị nhầm lẫn. Chẳng hạn hai câu sau đây là hai câu kể kiểu Ai làm gì? nhưng đa số học sinh xác định đây là câu kể kiểu Ai thế nào? Câu 1: Đàn voi bước đi chậm rãi. Câu 2: Người quản tượng ngồi vắt vẻo trên chú voi đi đầu. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn này là ro các em thấy trong hai câu trên đều có các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất (từ chậm rãi, vắt vẻo) mà không tìm hiểu để thấy hai từ này đều chỉ đặc điểm của hoạt động (đi, ngồi) chứ không chỉ đặc điểm của sự vật. Để giúp học sinh tránh được sự nhậm lẫn trên, tôi xin được được ra một số biện pháp như sau: 1. Giúp học sinh nắm vững khái niệm câu kể, cách dùng câu kể. Thuộc ghi nhớ về khái nhiệm câu kể thì có nhiều học sinh rất thuộc song hiểu và nắm vững khái miệm câu kể thì chỉ có những học sinh khá, giỏi đạt được. Vì vậy, nhằm giúp học sinh nắm vững khái niệm câu kể, ngay bài học đầu tiên về câu kể, giáo viên phải gây được ấn tượng cho học sinh bằng cách tổ chức cho HS phân tích tốt ngữ liệu. Đoạn văn ngữ liệu (bài tập 1) trang 161 – Tiếng Việt 4 – tập 1 có 3 câu kể và 1 câu hỏi. Từ sự phân tích đoạn ngữ liệu này và đoạn ngữ liệu ở bài tập 3, giáo viên cho học sinh phát hiện và so sánh đặc điểm của câu hỏi với các câu còn lại, gợi mở để học sinh phát hiện đặc điểm của kiểu câu mới. Từ đó rút ra kết luận về câu kể và chốt lại nội dung so sánh giữa câu hỏi và câu kể bằng bảng so sánh sau: Câu hỏi Câu kể - Dùng để hỏi những điều chưa biết -Dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật nói lên ý kiến, tâm tư, tình cảm của mỗi người. - Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?) - Cuối câu kể có dấu chấm (.) - Khi đọc, giọng bình thường - Khi đọc, cần cao giọng ở cuối câu - VD: Những kho báo ấy ở đâu? VD: Bu-ra-ti – nó là một chú bé người gỗ Từ sự so sánh đó, giáo viên khắc sâu ghi nhớ về khái niệm câu kể cho HS cả về nội dung và dấu hiệu hình thức. Nắm được khái niệm câu kể, GV giúp học sinh hiểu câu kể thường dùng để kể, tả, giới thiệu hoặc nói lên ý kiến, tâm tư, tình cảm mỗi người. Để phân biệt được các kiểu câu kể, trước hết các em cần nắm được khái niệm câu kể, xác định đúng câu kể. Vì vậy, giáo viên cũng có thể dựa vào nội dung đã học về câu hỏi để giúp học sinh nắm được khái niệm câu kể như trình bày trên đây. 2. Nắm vững yêu cầu bài tập và ngữ liệu đã cho: Thông thường, nhiều học sinh quan tâm đến ngữ liệu của bài tập là một đoạn văn hay một văn bản mà quên đi yêu cầu bài tập. Làm thế nào để học sinh chú ý nắm vững yêu cầu của bài? Để làm được điều đó, trong mỗi tiết dạy, tôi thường gọi 1 học sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm, GV ghi đề bài lên bảng có thể gạch chân dưới các từ ngữ quan trong. Sau khi cho học sinh đọc nội dung bài tập, GV nhắc lại yêu cầu của bài một lần nữa. VD: Bài 2 – Phần nhận xét – trang 24 – Tiếng Việt 4 tập 2 yêu cầu: tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn trên (tức đoạn văn ở BT1). - Bước đầu tôi cho 1 hoc sinh đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm. - Tiếp theo, cả lớp đọc thầm lại đoạn văn ở BT1, GV ghi đề bài lên bảng. - Một học sinh nhắc lại yêu cầu đề bài, Gv gạch chân dưới các từ “ từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật”. - Với đối tượng học sinh tiếp thu bài còn chậm, tôi đưa ra hai ví dụ và hệ thống câu hỏi gợi mở để giúp các em nắm vững yêu cầu đề bài hơn. Chẳng hạn: Xét hai câu sau: Câu 1: Cây cối xanh um Câu 2: Đàn voi bước đi chậm rãi. - Hỏi: Câu nào có từ ngữ chỉ đặc điểm tính chất của sự vật? Đó là từ ngữ nào? (câu 1 – từ “xanh um”). - Hỏi: Câu nào có từ ngữ chỉ đặc điểm của hoạt động? Đó là từ ngữ nào? (Câu 2 – từ “chậm rãi”. Vậy, trong các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất ở hai câu trên thì từ “xanh um” đúng với yêu cầu đề bài. Có những bài tập cho ngữ liệu là một đoạn văn và yêu cầu học sinh tìm các kiểu câu kể có trong đoạn văn đó. Để thực hiện được yêu cầu của bài, học sinh phải nắm vững ngữ liệu. Vì vậy, tôi thường cho các em vừa đọc đoạn văn, vừa đánh số thứ tự trước mỗi câu bằng bút chì. Sau đó xét lần lượt từng câu xem câu đó thuộc kiểu câu kể nào? VD: Bài 1a – trang 24 – Tiếng Việt 4 – Tập 2: Đọc đoạn văn sau và tìm các câu kể Ai thế nào? có trong đoạn văn: “(1) Rồi những người con cũng lớn lên và lần lượt lên đường. (2) Căn nhà trống vắng. (3) Những đêm không ngủ, mẹ lại nghĩ về họ. (4) Anh Khoa hồn nhiên, xởi lởi. (5) Anh Đức lầm lì, ít nói. (6) Còn anh Tịnh thì đĩnh đạc, chu đáo.” - Đoạn văn gồm 6 câu được đánh số thứ tự từ 1 đến 6. Sau khi xét từng câu, các em sẽ nhận ra những câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn trên là câu 1, 2, 4, 5, 6. Tuy nhiên, với câu1, nhiều học sinh vẫn nhầm là câu kể Ai làm gì vì có vị ngữ thứ hai chỉ hoạt động (lần lượt lên đường). Kết quả khẳng định câu 1 là câu kể Ai làm gì? là có căn cứ. Vì vậy, GV cần giải thích rõ để các em hiểu như sau: Câu văn này có hai vị ngữ, vị ngữ thứ nhất trả lời câu hỏi Ai thế nào? (lớn lên) và vị ngữ thứ hai trả lời câu hỏi Ai làm gì (lần lượt lên đường). Nhưng vì vị ngữ chỉ đặc điểm (lớn lên) đặt trước nên toàn câu trả lời cho câu hỏi Ai thế nào? Gặp những trường hợp khó xác định đó là kiểu câu gì như câu 1, GV cần có những gợi mở giúp học sinh phát hiện và đi đến kết luận đầy đủ, đúng đắn. Như vậy các em cũng dễ dàng khắc sâu kiến thức và vận dung linh hoạt trong khi làm bài. 3. Nắm vững ghi nhớ về mỗi kiểu câu kể. Để xác định đúng kiểu câu kể, trước tiên học sinh phải thuộc ghi nhớ, nhớ được những điều kiện cần thiết làm cơ sở cho việc xác định đó là kiểu câu kể gì? Vì vậy, trong mỗi tiết luyện từ và câu, sau khi tổ chức cho HS khai thác ngữ liệu, khái quát các vấn đề, tôi thường cho HS tự rút ra ghi nhớ theo cách hiệu của các em. Sau đó đối chiếu ghi nhớ trong SGK để bổ sung cho đầy đủ. GV gọi 2-3 HS nêu lại ghi nhớ đồng thời HS khác nhẩm thuộc, gọi học sinh nào đã thuộc ghi nhớ xung phong đọc trước lớp. GV tuyên dương, khen ngợi những HS này. Đối với những HS khá, giỏi, GV yêu cầu các em tự lấy ví dụ minh hoạ nội dung ghi nhớ. Trong mỗi tiết học về các kiểu câu kể, tôi thường mô phỏng nội dung cần ghi nhớ theo sơ đồ sau: Câu kể Ai làm gì? (gồm 2 bộ phận) Chủ ngữ Vị ngữ (Trả lời câu hỏi Ai (cái gì? con gì?) (Trả lời câu hỏi làm gì?) Sau khi học xong cả 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?, tôi yêu cầu học sinh dựa vào ghi nhớ và tự kẻ lại sơ đồ về mỗi loại câu, sau đó so sánh những điểm giống và khác nhau giữa các kiểu câu kể. HS sẽ dễ dàng phát hiện điểm giống nhau là: cả 3 kiểu câu kể đều có 2 bộ phận: chủ ngữ và vị ngữ; bộ phận chủ ngữ đều trả lời cho câu hỏi Ai (con gì? Cái gì?), và điểm khác nhau là vị ngữ trong câu Ai làm gì? trả lời cho câu hỏi làm gì? Vị ngữ trong câu Ai thế nào trở lời cho câu hỏi thế nào? Vị ngữ trong câu hỏi Ai là gì? trả lời cho câu hỏi là gì? Cuối cùng, GV chốt kết quả đúng bằng cách treo bảng phụ kể sơ đồ sau: Câu kể ai làm gì? Câu kể Ai thế nào? Câu kể Ai là gì? Gồm 2 bộ phận Gồm 2 bộ phận Gồm 2 bộ phận Chủ ngữ Vị ngữ Chủ ngữ Vị ngữ Chủ ngữ Vị ngữ (trả lời Ai (trả lời (trả lời (trả lời (trả lời Ai? (trả lời (con gì?, câu hỏi Ai (con gì? câu hỏi (con gì? câu hỏi cài gì?) làm gì?) cái gì?) thế nào?) cái gì?) là ai, là cái gì?) 4. So sánh vị ngữ của 3 kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Từ việc nhận ra sự khác nhau của vị ngữ trong 3 kiểu câu kể nói trên, GV tiếp tục giúp các em nhận thức sự khác nhau rõ rệt về vị ngữ trong 3 kiểu câu kể. Tuy nhiên, trước khi khắc sâu sự khác biệt này, một yêu cầu quan trong là giúp HS biết xác định đúng chủ ngữ - vị ngữ, tôi thường cho các em đặt câu hỏi cho mỗi bộ phận hoặc xây dựng một hệ thống câu hỏi mở. Chẳng hạn, xác định chủ ngữ - vị ngữ của câu kể Ai thế nào? sau đây: “Khi chạy trên mặt đất, nó giống con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều” Hỏi: Tìm từ ngữ trả lời câu hỏi Con gì giống con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều? (“Nó” – tức con đại bàng đã nói ở các câu trên). Hỏi: Vậy trả lời cho câu hỏi “con gì?” là bộ phận nào? (Bộ phận chủ ngữ) - Tương tự, giáo viên hỏi: từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi: Nó như thế nào? (giống con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều). - Hỏi: Trả lời cho câu hỏi như thế nào là bộ phận gì? ( Bộ phận vị ngữ ) Tiếp sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày theo mẫu sau: Khi chạy trên mặt đất, nó / giống con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều. CN VN Làm mẫu một câu như vậy, các câu khác , học sinh có thể làm được. Đối với cụm từ “ khi chạy trên mặt đất”, nếu giáo viên không đặt những câu hỏi như trên để học sinh xác định chủ ngữ - vị ngữ thì sẽ có nhiều học sinh nhầm cụm từ này là chủ ngữ vì các em chưa học thành phần phụ trạng ngữ. Khi đó, GV lưu ý học sinh về dấu hiệu hình thức giữa chủ ngữ và vị ngữ không có dấu phầy ngăn cách, cụm từ này là 1 bộ phận phụ của câu chúng ta sẽ học sau. Khi học sinh đã có kĩ năng xác định chủ ngữ - vị ngữ trong câu, trong các tiết học về vị ngữ của mỗi kiểu câu, GV tiếp tục khắc sâu ghi nhớ về bộ phận vị ngữ bằng sơ đồ sau: Chỉ (hay biểu thị) ..... Vị ngữ trong câu kể (...) do ... Với mỗi bài dạy về vị ngữ của các kiểu câu kể, tôi thường viết nội dung ghi nhớ theo kiểu sơ đồ trên. Sau khi học xong 3 kiểu câu kể, tôi chỉ cần vẽ sơ đồ khái quát trên đây và yêu cầu học sinh nêu nội dung của mỗi vị ngữ ứng với mỗi kiểu câu là HS dễ dàng nhớ và nêu được nội dung cần nhớ. cụ thể như sau: Chỉ hoạt động của người, vật. Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? do động từ, cụm động từ tạo thành. Chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? của sự vật do động từ, tính từ, cụm động từ, cụm tính từ tạo thành. Chỉ nội dung dùng để giới thiệu, Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? nối với chủ ngữ bằng từ “là” do danh từ, cụm danh từ tạo thành Để khắc sâu hơn sự khác nhau giữa vị ngữ của 3 kiểu câu kể trên và cũng là sự khác nhau của các kiểu câu kể, GV có thể chỉ rõ 2 căn cứ để phân biệt: a, Thứ nhất: Dựa vào nội dung ý nghĩa (tức là nội dung biểu thị của vị ngữ trong mỗi kiểu câu kể). Câu Ai làm gì? chỉ hoạt động Vị ngữ Câu Ai thế nào? chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái. Câu Ai là gì? chỉ nội dung để giới thiệu, nối với CN băng từ “là”. b, Thứ hai: Dựa vào từ loại: Câu Ai làm gì? do động từ, cụm động từ tạo thành Vị ngữ Câu Ai thế nào? do động từ, tính từ, cụm động từ, cụm tính từ tạo thành. Câu Ai là gì? do danh từ, cụm danh từ tạo thành Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy giữa vị ngữ trong câu Ai làm gì? và câu Ai thế nào? có điểm giống nhau là chúng đều do động từ, cụm động từ tạo thành. Vì vậy, GV lưu ý HS vị ngữ trong câu Ai làm gì? do động từ cụm động từ tạo thành biểu thị hoạt động của sự vật, cọn vị ngữ trong câu Ai thế nào? do động từ, cụm động từ tạo thành biểu thị trạng thái của sự vật. Ví dụ: Xác định kiểu câu kể của câu sau đây: Sóng thôi vỗ, sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều. - Chủ ngữ là: sóng - Vị ngữ là: thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều. Đây là câu kể Ai thế nào? song rất nhiều học sinh nhầm lẫn xác định đây là câu kể kiểu Ai làm gì? vì các em cho rằng vị ngữ “thôi vỗ sóng dồn dập vỗ bờ như hồi chiều” là cụm động từ biểu thị hoạt động (vỗ sóng). Tuy nhiên, động từ trung tâm của cụm trên là từ “thôi” (chỉ trạng thái của sự vật). Trong trường hợp khó xác định kiểu câu kể như câu văn trên, GV có thể đưa ra dẫn chứng để minh hoạ. Chẳng hạn: Hãy xác định kiểu câu kể của hai câu sau: Câu 1: Sóng thôi võ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều. Câu 2: Sóng vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều. Bên cạnh việc đưa ra hai câu kể trên đây, GV có thể giúp học sinh phân tích để hiểu nghĩa “thôi vỗ sóng” đối lập với “vỗ sóng”. Từ đó, HS sẽ nhận định một lần nữa câu 1 là câu kể kiểu Ai thế nào? câu 2 là câu kể kiểu Ai làm gì? và không còn phân vân khi kết luận câu “sóng thôi vỗ sóng vào bờ như hồi chiều” là câu kể Ai thế nào? - Trong 3 kiểu câu kể được học, dựa vào dấu hiệu hình thức học sinh dễ nhận biết nhất là câu kể kiểu Ai là gì? vì trong câu này thường có từ “là” nối giữa chủ ngữ và vị ngữ. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần lưu ý học sinh những câu kể ai là gì? dùng để nhận định cũng có khi từ “là” không phải là chiếc cầu nối giữa chủ ngữ và vị ngữ mà nó nằm trong bộ phận vị ngữ như câu sau: Cải hai ông // đều không phải là người Hà Nội. CN VN Đặc biệt, GV lưu ý học sinh có những câu văn có từ “là” song không phải là câu kể Ai là gì?. Chẳng hạn câu sau: “Tàu nào // có hàng cần bốc // là cần trục // vươn tới” CN1 VN1 CN2 VN2 Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu này không trả lời cho câu hỏi Ai? là gì?. Từ “là” ở đây chỉ dùng để nối hai vế câu (giống như từ “thì”). Nó đều tả một sự việc có tính quy luật: hễ tàu cần hàng là cần trục có mặt. 5. Linh hoạt khi đặt câu hỏi và khẳng định kết quả trả lời của học sinh. Trong việc khai thức ngữ liệu, đôi khi giáo viên cần chẻ nhỏ hoặc mềm hoá các câu hỏi trong SGK , cũng có khi cần đặt những câu hỏi có tính khái quát, tổng hợp. Bên cạnh đó, GV cần vận dụng các câu hỏi linh hoạt với từng đối tượng học sinh khi khai thức ngữ liệu hoặc tổ chức luyện tập. Chẳng hạn, câu hỏi 3 (phần nhận xét – bài “câu kể Ai làm gì?” – trang 6 – Tiếng Việt 4 – tập 2) yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ. GV có thể thay thế bằng câu hỏi: chủ ngữ chỉ gì? (chỉ người hoặc con vật, cây cối...). Từ đó, GV khái quát: Chủ ngữ của câu kể Ai làm gì? thường chỉ người, con vật, cây cối ... Hoặc ở bài “Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?” có câu hỏi: Vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì? (trang 29 – Tiếng Việt 4 tập 2). GV chuyển thành câu hỏi: Vị ngữ trong các câu trên chỉ gì? (Sau khi HS trả lời GV gợi mở để học sinh khái quát. Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? thường chỉ (hay thường biểu thị) đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật. Mỗi khi đặt câu hỏi, HS trả lời, GV chưa vội khẳng định ngay kết quả trả lời đó là đúng hay sai mà có thể thử nghiệm kết của của 2 – 3 học sinh để các em có thời gian ngẫm xem kết quả trả lời của mình như vậy đã đúng chưa? Thực tế, nhiều HS khi trả lời câu hỏi mà không hiểu trả lời như vậy là đúng hay sai do các em không tập trung chú ý nghe giảng, khi GV gọi trả lời, được bạn khác nhắc, các em liền trả lời theo ý của bạn. Vì vậy, tôi thường kiểm trả việc nắm bài của học sinh bằng cách đối chiếu kết quả. Ai đồng ý với ý kiến của ban A? Ai đồng ý với ý kiến của bạn B?. Cũng có lúc hơn 90% số học sinh đồng ý với một ý kiến sai do em HS trả lời câu hỏi đó là một HS giỏi, còn ý kiến đúng lại là của một em HS có lực học trung bình. Điều đó cho thấy việc nắm kiến thức của các em chưa chắc chắn mà phần nào còn dựa vào cảm quan: Cứ bạn nào học giỏi là luôn đưa ra ý kiến đúng. Khi gặp trường hợp này, tôi thường dùng các câu hỏi gợi mở để dần dần học sinh nhận thức đúng vấ

File đính kèm:

  • docSKKN mon Tieng Viet.doc