Đề tài Kinh nghiệm sử dụng đoạn video trong việc dạy bài 9- Nhật Bản- Tiết 1: Tự nhiên, Dân cư và Tình hình phát triển kinh tế (Địa lý 11- Cơ bản)

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học kỹ thuật đã dẫn tới việc sử dụng rộng rãi các thiết bị kỹ thuật hiện đại về nghe nhìn, thông tin, vi tính trong các hoạt động kinh tế và đời sống. Sự phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng của nó đặc biệt trong ngành giáo dục mang lại nhiều lợi ích. Các thiết bị này nhanh chóng được cập nhật vào nhà trường và trở thành các phương tiện dạy học có tác dụng cao. Một mặt, chúng góp phần mở rộng các nguồn tri thức Địa lí cho Học sinh (HS), giúp việc lĩnh hội tri thức của các em nhanh chóng hơn với một khối lượng tri thức đa diện và to lớn. Mặt khác, chúng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học của Giáo viên Địa lí.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm sử dụng đoạn video trong việc dạy bài 9- Nhật Bản- Tiết 1: Tự nhiên, Dân cư và Tình hình phát triển kinh tế (Địa lý 11- Cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1- Phần mở đầu 1.1 . Lí do chọn đề tài. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của Khoa học kỹ thuật đã dẫn tới việc sử dụng rộng rãi các thiết bị kỹ thuật hiện đại về nghe nhìn, thông tin, vi tính trong các hoạt động kinh tế và đời sống. Sự phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng của nó đặc biệt trong ngành giáo dục mang lại nhiều lợi ích. Các thiết bị này nhanh chóng được cập nhật vào nhà trường và trở thành các phương tiện dạy học có tác dụng cao. Một mặt, chúng góp phần mở rộng các nguồn tri thức Địa lí cho Học sinh (HS), giúp việc lĩnh hội tri thức của các em nhanh chóng hơn với một khối lượng tri thức đa diện và to lớn. Mặt khác, chúng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học của Giáo viên Địa lí. Bản thân tôi đã dạy các tiết giáo án điện tử có sử dụng đoạn video nhưng cách sử dụng khác nhau nên hiệu quả tiếp thu của học sinh cũng khác nhau. Xuất phát từ thực tế giảng dạy giáo án điện tử có sử dụng đoạn video và tôi đã áp dụng có hiệu quả. Nên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Kinh nghiệm sử dụng đoạn video trong việc dạy bài 9- Nhật Bản- Tiết 1: Tự nhiên, Dân cư và Tình hình phát triển kinh tế (ĐL 11- Cơ bản). Với mong muốn xây dựng một tiết học sôi nổi, tạo hứng thú học tập, kích thích tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh. Khi sử dụng đoạn video trong giảng dạy đã tạo nên những ấn tượng về các nội dung học tập rõ nét và sâu sắc hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích: + Học sinh tập trung vào hoạt động thảo luận, học sinh giữ vai trò tích cực, chủ động tham gia thảo luận. + Bản thân có điều kiện trau dồi thêm kinh nghiệm trong giảng dạy có áp dụng công nghệ mới để truyền đạt kiến thức tốt hơn và việc tiếp thu của học sinh đạt hiệu quả cao hơn. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau: - Trên cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng đoạn video trong giảng dạy Địa Lí lớp 11, đề tài áp dụng thực tế qua thực nghiệm giảng dạy cụ thể ở một số lớp thấy được ý nghĩa của việc sử dụng đoạn video trong giảng dạy giáo án điện tử trong trường THPT. - Mạnh dạn đề xuất một số ý kiến từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân nhắm phát huy hơn nữa ưu điểm, thành quả đạt được. Đồng thời khắc phục, hạn chế những tồn tại, thiếu sót và hoàn thiện những kĩ năng sử dụng đoạn video trong giảng dạy giáo án điện tử. 1.4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu: + Đối tượng: Học sinh lớp 11 (A1, A2, A3, A4) Trường THPT Hà Tông Huân – Yên Định - Thanh hoá. + Giới hạn: Bài 9- Nhật Bản- Tiết 1: Tự nhiên, Dân cư và Tình hình phát triển kinh tế (ĐL 11- Cơ bản). 1.5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp khảo sát điều tra. - Phương pháp thu thập tài liệu. - Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn. 2 . phần nội dung 2.1 . cơ sở lý luận : 2.1.1. ý nghĩa của phim video giáo khoa : - Là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong dạy học địa lý hiện nay. - Là một loại phương tiện có tác dụng như một nguồn tri thức địa lý có nhiều ưu điểm trong việc cung cấp những thông tin bằng hình ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc khai thác kiến thức. 2.1. 2. Các bước sử dụng phim video giáo khoa : - Định hướng mục đích, nội dung. - Tổ chức cho học sinh xem phim theo từng đoạn. - Sau mỗi đoạn, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi, làm bài tập hoặc thực hiện các nhiệm vụ với mục đích cho học sinh lĩnh hội vững chắc và đầy đủ các kiến thức chứa đựng trong phim. 2.2 . cơ sở thực tiễn : 2.2 . 1. Thực nghiệm giảng dạy : Bản thân đã thực nghiệm giảng dạy bài 9, tiết 1- địa lý 11( ban cơ bản ) giáo án điện tử trong đó có sử dụng đoạn phim video về động đất, sóng thần ở Nhật Bản ở các lớp ở các lớp 11A1, 11A2, 11A3, 11A4 (Trường thpt hà Tông Huân). Giáo án bài giảng được cấu trúc như sau (ĐL 11-CB): Bài 9: NHậT BảN Tiết 21 ( Tiết 1): tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế i. mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản - Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế. - Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới phát triển kinh tế. - Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay. 2. Kỹ năng: - Sử dụng bản đồ, lược đồ để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên. - Nhận xét các số liệu, tư liệu. 3. Thái độ: Có ý thức học tập người Nhật Bản trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Nhật Bản. - Một số tranh ảnh tiêu biểu về tự nhiên, dân cư, xã hội Nhật Bản. - Đoạn phim video về động đất, sóng thần ở Nhật Bản. III. Phương pháp: -Thảo luận nhóm - Nêu vấn đề - Sử dụng đồ dùng trực quan - Vấn đáp IV. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) Cho bảng số liệu sau: GDP của LB Nga qua các năm ( Đơn vị :tỉ usd) Năm 1990 1995 2000 2003 2004 GDP 967,3 363,9 259,7 432,9 582,4 Câu hỏi: Nhận xét GDP của Liên Bang Nga từ năm 1990-2004. Đáp án: -GDP của LB Nga có sự thay đổi, từ năm 1990-2004 giảm 384,9 tỉ usd và 1,66 lần. +Từ năm 1990- 2000 giảm 707,6 tỉ usd do khủng hoảng nền kinh tế. +Giai đoạn 2000-2004 có xu hướng tăng: 322,7 tỉ usd biểu hiện của nền kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục. 3. Bài mới: a) Mở bài:( 2 phút) GV cho HS quan sát các hình ảnh và yêu cầu trả lời câu : Em hãy cho biết đó là quốc gia nào? Đáp án: Nhật Bản. Bài hôm nay các em sẽ được học về đất nước Nhật Bản ( xứ sở Hoa Anh Đào). Sau chiến tranh Thế Giới II, Nhật Bản trở thành nước bại trận, phải xây dựng mọi thứ từ trên điêu tàn đổ nát, trên một đất nước quần đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản, lại thường xuyên đối mặt với thiên tai. Thế nhưng chỉ hơn một thập niên sau, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế. Điều kì diệu ấy có được từ đâu? Bài hôm nay Cô và các em sẽ tìm hiểu. b) Tổ chức dạy học Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung 3phút 15phút 9phút 4 phút Hoạt động 1. Cả lớp. - GV sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên Nhật Bản giới thiệu toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản. -? Qua bản đồ địa lí tự nhiên Nhật Bản em hãy cho biết vị trí địa lí của Nhật Bản. Đáp án: ( Yêu cầu HS lên bảng chỉ Bản đồ). - Nằm ở Đông á. - Phía Bắc giáp biển Ôkhốt. - Phía Tây Nam giáp bán đảo Triều Tiên - Phía Tây giáp biển Nhật Bản; - Phía Đông giáp Thái Bình Dương. GV chuyển ý: Vị trí địa lí như vậy có tác động như thế nào đến điều kiện tự nhiên Nhật Bản. Ta sẽ tìm hiểu mục I. Hoạt động 2: Nhóm. *Bước 1. - GV yêu cầu HS đọc nhanh SGK và quan sát lược đồ tự nhiên Nhật Bản (H9.2), hình ảnh và đoạn video (về động đất, sóng thần) để thảo luận nhóm. - GV chia lớp làm 4 nhóm: + Nhóm 1. Vị trí địa lí. + Nhóm 2: Địa hình. + Nhóm 3: Khí hậu. + Nhóm 4: Khoáng sản. - GV phát phiếu học tập cho 4 nhóm: Nhân tố Đặc điểm Đánh giá Thuận lợi Khó khăn Vị trí địa lí Địa hình Khí hậu Khoáng sản *Bước 2. - Các nhóm trình bày và bổ sung. - GV tổng kết và đưa thông tin phản hồi (kiến thức ở phần nội dung). - GV đặt thêm các câu hỏi. ? Dựa vào bản đồ tự nhiên Nhật Bản (H9.2) em hãy cho biết Nhật Bản chịu ảnh hưởng của những loại gió nào? ? ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của những loại gió nào? Đáp án - Gió mùa hạ. - Gió mùa đông. ? Khí hậu Nhật Bản và khí hậu Việt Nam có điểm gì giống nhau? Đáp án - Đều chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa: Mùa Hạ và Mùa Đông. ? Dựa vào bản đồ tự nhiên Nhật Bản cho biết Nhật Bản có những dòng biển nào chảy qua? Các dòng biển này có thuận lợi gì? Đáp án - Dòng biển: + Nóng từ phía Nam lên. + Lạnh từ phía Bắc xuống. Thuận lợi: Các dòng biển gặp nhau tạo nên nhiều ngư trường lớn với nhiều loại cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi) ? Em có nhận xét gì về bờ biển Nhật Bản? Đáp án -Bờ biển dài (29750km) -Bờ biển bị chia cắt mạnh nên tạo thành nhiều vũng vịnh Thuận lợi: + Xây dựng hải cảng cho tàu bè trú ngụ + nuôi trồng thuỷ hải sản ? Ngoài các điều kiện tự nhiên trên theo em tự nhiên Nhật Bản còn có điều kiện tự nhiên thuận lợi nào ? Đáp án - Sông ngoài ngắn dốc: +Giá trị thuỷ điện. +Tưới tiêu. ? Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế là gì? *Bước 3: Giáo viên kết luận: “Thiên nhiên Nhật Bản rất đẹp nhưng nghèo tài nguyên, nhiều thiên tai, gây khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội”. Vậy con người Nhật Bản như thế nào ta tìm hiểu sang phần II. Hoạt động 3: Cả lớp *Bước 1: Yêu cầu HS dựa vào bảng 9.1(sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi) bảng số liệu 10 quốc gia dân số đứng đầu Thế Giới năm 2005 và các thông tin trong SGK hãy: ? Nêu đặc điểm về dân số và cơ cấu dân số Nhật Bản? đặc điểm này gây cho Nhật Bản những khó khăn gì? ? Em hãy nêu MĐDS của Nhật Bản? Sự phân bố dân cư như thế nào? Tại sao ở đảo Hốc- cai -đô mật độ dân số lại thấp? ? Dựa vào hình ảnh minh hoạ về đức tính cần cù, chăm chỉ của người dân Nhật Bản và thông tin sách giáo khoa hãy cho biết những đặc tính tốt đẹp của người Nhật Bản. *Bước 2 Giáo viên chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Nhóm , cặp đôi *Bước 1: GV chia cặp yêu cầu HS đọc SGK và các thông tin bổ sung về quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản. - GV giao nhiệm vụ theo từng cặp, sau đó yêu cầu HS hoàn thành nội dung các phiếu học tập 2 và 3. Bài 9: Nhật Bản Diện tích: 378000 km2. Dân số: 127,7 tr. người (2007). Thủ đô: Tôkiô. Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế. I. Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lí. - Đất nước quốc đảo, nằm ở khu vực Đông á gồm 4 đảo lớn. - Lãnh thổ tạo thành hình vòng cung được bao bọc bởi các biển và đại dương lớn. Đánh giá: + Thuận lợi: Phát triển tổng hợp kinh tế biển( giao thông, ngoại thương, khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản, du lịch biển...) + Khó khăn: - Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ. - Bị đe dọa bởi thiên tai (động đất, sóng thần). 2. Địa hình - Chủ yếu là đồi núi thấp( 80% diện tích lãnh thổ) - Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Đánh giá: - Thuận lợi: + Địa hình đa dạng, tạo cảnh quan đẹp, hấp dẫn du lịch + Đất đai màu mỡ phì nhiêu - Khó khăn: + Động đất, núi lửa gây thiệt hại về người và của + Thiếu đất trồng trọt. 3. Khí hậu: - Khí hậu gió mùa phân hoá đa dạng từ bắc xuống nam +Phía bắc: ôn đới gió mùa +Phía nam : Cận nhiệt đới gió mùa - Mưa nhiều Đánh giá: - Thuận lợi: Tạo nên cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng - Khó khăn: thiên tai, bão, lũ lụt, mùa đông giá lạnh. 4. Khoáng sản: - Nghèo, chỉ có ít loại như than đá, đồng. Khó khăn: Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp. II. Dân cư 1. Đông dân, cơ cấu dân số già. - Là quốc gia đông dân trên thế giới(đứng thứ 10) - Tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm, số ngườ già trong xã hội ngày một tăng. - Dân cư phân bố không đều: tập trung đông tại các đô thị ở đảo Hôn- su Hậu quả: + Thiếu nguồn lao động trong tương lai + Chi phí phúc lợi cho người già nhiều ( trả lương hưu, bảo hiểm,..) 2. Người dân cần cù, tinh thần trách nhiệm, ham học. - Người dân chăm chỉ, cần cù yêu lao động. - Tinh thần tự giác và trách nhiệm cao đối với công việc. - Chú trọng đầu tư phát triển cho giáo dục III. Tình hình phát triển kinh tế. Phiếu học tập số 2 Hãy gạch nối đúng các đặc điểm tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản ở từng thời kì khác nhau. Thập kỉ 60 – 70 Tăng trưởng thấp Thập kỉ 70 – 80 Tăng trưởng trung bình Thập kỉ 90 Bắt đầu hồi phục Năm 2000 đến nay Tăng trưởng khá cao Phiếu học tập số 3 Hãy gạch nối đúng các đặc điểm tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản ở từng thời kì khác nhau. Nỗ lực hợp lí hoá Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng Thập kỉ 50-70 Hiện đại hoá các ngành kinh tế Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài Thập kỉ 80-90 Phát triển các ngành mũi nhọn theo từng thời kì Đầu tư vốn lớn Phát triển các ngành có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao * Bước 2: GV yêu cầu HS trình bày sau đó bổ sung và hoàn thiện: Thập kỉ 60 – 70 Tăng trưởng thấp Thập kỉ 70 – 80 Tăng trưởng trung bình Thập kỉ 90 Bắt đầu hồi phục Năm 2000 đến nay Tăng trưởng khá cao Nỗ lực hợp lí hoá Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng Thập kỉ 50-70 Hiện đại hoá các ngành kinh tế Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài Thập kỉ 80- 90 Phát triển các ngành mũi nhọn theo từng thời kì Thập kỉ 80- Đầu tư vốn lớn Phát triển các ngành có hàm lượng khoa học kĩ thuật cao Thời gian Hoạt động của GV và HS Nội dung 3 phút Hoạt động 5: Cả lớp - GV khắc sâu một số nguyên nhân chính khiến cho nền kinh tế Nhật Bản thành công trong một số thập kỉ qua. - GV đặt câu hỏi: ? Tai sao Nhật Bản lại áp dụng cơ cấu kinh tế hai tầng? ? Chính phủ Nhật Bản đã có những biện gì để khôi phục nền kinh tế? ? Dựa vào bảng 9.2 và 9.3 nhận xét về tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn. - GV lưu ý liên hệ với một số chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế Việt Nam về CNH, HĐH và phát triển kinh tế nhiều thành phần 4. Củng cố bài.(4phút) - GV củng cố toàn bộ các nội dung: Mục I, II và III. - Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng nhất. 1. Đảo nào có diện tích lớn nhất ở Nhật Bản? a. Đảo Hô- cai- đô. b. Đảo Hôn- su. c. Đảo Xcôcư. d. Đảo Kiu- xiu. 2. Thành phố đông dân nhất của Nhật Bản là a. ô-sa-ka. b. Tô-ki- ô. c. Na- gôi- a. d. Hi- rô- si- ma. 3. Hiện nay Nhật Bản đứng thứ mấy thế giới về kinh tế, tài chính: a. 1 b. 2 c. 3 d.4. Đáp án: Câu1: b. Câu 2: b. Câu 3: b. V. Hoạt động nối tiếp.(1 phút) - Bài tập về nhà: 1, 2, 3 Trang 78. - Hướng dẫn học bài mới. + Vị trí công nghiệp Nhật Bản trên Thế Giới. + Đặc điểm phát triển của Thương mại và Tài chính Nhật Bản. + Nông nghiệp Nhật Bản phát triển như thế nào? 2.2. 2.Một số kết quả đạt được. 2.2.2.1 Đưa đoạn phim video trước khi thảo luận . - Gặp những khó khăn sau: + Phần lớn HS ngồi bàn luận, nói chuyện về những trận động đất, sóng thần của Thế Giới. + Không chú ý vào thảo luận. + Thậm chí còn nói về những vấn đề ngoài chương trình tiết học. + Thời gian tập trung trở lại chậm. - Tuy nhiên vẫn có ưu điểm. + Học sinh tập trung quan sát đoạn phim video. + Tăng khả năng tư duy và liên hệ thực tế cho Học sinh. 2.2.2.2 Đưa đoạn phim sau khi thảo luận. Khắc phục được những hạn chế sau: + Học sinh tập trung vào thảo luận: tự lực làm việc, tự nhận thức, huy động tối đa khả năng trí tuệ. + Không nói chuyện, không gây ồn ào. + Không làm việc riêng. + Thời gian tập trung trở lại nhanh chóng. 2.2.2.3Theo phiếu điều tra. Tiến hành điều tra bằng phiếu đối với HS ở lớp 11A1, A2, A3, A4 trường THPT Hà Tông Huân cho thấy: + 100% HS rất thích học bài giảng bằng giáo án điện tử có sử dụng đoạn phim video. + 100% HS cảm thấy tiết học sôi nổi, hào hứng, thực tế giúp các em nắm vững kiến thức hơn. + 95% HS ghi bài và tiếp thu bài tốt. + 5% HS chưa ghi kịp bài. 2.2.2.4 Kết quả các bài kiểm tra (Đơn vị: %) Từ 0 – 4 điểm Từ 5 – 6 điểm Từ 7 – 8 điểm Từ 9 – 10 điểm Bài 15 phút 4 16 62 18 Bài 1 tiết 6 20 58 16 2.2.2.5 Qua trò chuyện thăm dò, phỏng vấn cho thấy: - 100% các em đều rất hứng thú học tập, tâm lí thoải mái khi học bằng giáo án điện tử có sử dụng đoạn phim video. - Hầu hết các em đều mong muốn được học toàn bộ các tiết bằng giáo án điện tử. 3. Phần kết luận: 3.1. Đánh giá chung về việc sử dụng Giaó án điện tử có sử dụng đoạn video: - Từ thực tế giảng dạy môn Địa Lí tôi nhận thấy việc sử dụng Giáo án điện tử có đoạn video là rất tốt (nếu GV sử dụng thành thạo), nó không chỉ góp phần đổi mới phương pháp dạy học mà còn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS, mặt khác còn rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tư duy Địa lí lôgic cho học sinh. - Sử dụng đoạn phim video sau khi thảo luận thì hiệu quả việc tiếp thu tri thức của HS cao hơn, HS tập trung vào vấn đề thảo luận. Điều này thể hiện rất rõ khi Tôi dạy bài này ở lớp 11A2, A3, A4 HS làm việc tích cực và tập trung cao độ vào thảo luận. - Sử dụng đoạn video trước khi thảo luận thì HS làm việc chưa tích cực, hiệu quả chưa cao ở lớp 11A1. - Không những vậy, ở bài 10 ( Trung Quốc) Tôi cũng thử đưa đoạn phim video trước khi thảo luận ở lớp 11A4 thì cũng gặp phải khó khăn tương tự như ở lớp 11A1 khi dạy bài 9( Nhật Bản). Chính vì vậy dạy các lớp còn lại Tôi đều sử dụng đoạn phim video sau khi thảo luận. 3.2 Những đề xuất kiến nghị. Xuất phát từ thực tế phân phối chương trình môn Địa lí 11( ban cơ bản) chỉ có một tiết một tuần nên dẫn tới khả năng tư duy, tái hiện về mặt kiến thức của HS bị gián đoạn, nhanh quên. Điều này một phần nào đã gây khó khăn cho GV dạy. Vì vậy, bài giảng bằng giáo án điện tử có sử dụng đoạn phim video, bằng tranh ảnh là cần thiết nhằm tăng khả năng tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của HS. Cho nên qua những tiết dạy bằng giáo án điện tử có sử dụng đoạn phim video Tôi rút ra một số kiến nghị sau: - Sau mỗi bài dạy nên giao bài tập về nhà cho HS và yêu cầu HS đọc bài mới trước khi đến lớp. - Nếu bài giảng có liên quan đến đoạn phim video mà Tivi đã đưa có thể kích thích HS trả lời nhằm mục đích tái hiện, khắc sâu lại kiến thức cho HS. - Đối với giáo án điện tử có sử dụng phim video mà bước tiếp theo là thảo luận thì nên đưa đoạn phim sau khi thảo luận xong thì HS trong khi thảo luận tự làm việc, tự nhận thức, huy động tối đa khả năng trí tuệ. - Đối với GV, cần mạnh dạn học hỏi đồng nghiệp, cần tăng cường sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại( đặc biệt giáo án điện tử) trong dạy học. Tuy nhiên khi sử dụng trong đó có nhiều phương tiện dạy học, mỗi một loại có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Vì vậy GV cần rút ra những kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy thì bài giảng sẽ có hiệu quả cao hơn. Yên Định, ngày 15 tháng 5 năm 2008. Người viết. Lê Thị Hoàng Lan MụC lục Trang. 1.Phần mở đầu 1. 1.1. Lí do chọn đề tài 1. 1.2. Mục đích nghiên cứu 1. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2. 1.4. Đối tượng và Giới hạn nghiên cứu 2. 1.5. Phương pháp nghiên cứu 2. 2. Nội dung 3. 2.1. Cơ sở lý luận 3. 2.1.1.ý nghĩa của phim video giáo khoa 3. 2.1.2. Các bước sử dụng videp giáo khoa 3. 2.2. Cơ sở thực tiễn 3. 2.2.1. Thực nghiệm giảng dạy 3. 2.2.2. Một số kết quả đạt được 15. 2.2.2.1. Đưa đoạn phim video trước khi thảo luận 15. 2.2.2.2. Đưa đoạn phim sau khi thảo luận 15. 2.2.2.3. Theo phiếu điều tra 16. 2.2.2.4.Kết quả các bài kiểm tra 16. 2.2.2.5. Qua trò chuyện thăm dò, phỏng vấn cho thấy 16. 3. Kết luận 17. 3.1.Đánh giá chung về việc sử dụng giáo án điện tử có sử dụng đoạn phim video 17. 3.2. Những đề xuất kiến nghị 17. Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa Địa lí lớp 11( NXB GD- năm 2007) ban cơ bản. 2. Sách giáo viên Địa lí lớp 11( NXB GD- năm 2007) ban cỏ bản. 3. Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp 11.

File đính kèm:

  • docSKKN-LAN.doc