Đề tài Kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong bài "Chống ô nhiễm tiếng ồn" Vật lý lớp 7 THCS

1. Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, nơi chứa đựng các tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, nơi chứa đựng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra trong đời sống và sản xuất. Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Môi trường đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển và còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ của con người. Việc bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều những mối quan tâm mang tính toàn cầu, ở nước ta bảo vệ môi trường là vấn đề được quan tâm sâu sắc.

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong bài "Chống ô nhiễm tiếng ồn" Vật lý lớp 7 THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề I. Những vấn đề chung. 1. Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, nơi chứa đựng các tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, nơi chứa đựng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra trong đời sống và sản xuất. Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Môi trường đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển và còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ của con người. Việc bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều những mối quan tâm mang tính toàn cầu, ở nước ta bảo vệ môi trường là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Môi trường ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi nhiều nguyên nhân như: Khí hậu, nhiệt độ, khói bụi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, tiếng ồn vv.... Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nó kéo theo sự phát triển của nhiều loại máy móc, xe cộ khiến cho sự ô nhiễm tiếng ồn ngày càng gia tăng đến mức báo động. Không chỉ ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp mà ngay cả những làng quê vốn yên lặng nay cũng trở nên quá ồn ào do sự phát triển của các phương tiện giao thông, các phương tiện thông tin - truyền thông hoạt động một cách thiếu khoa học, các loại máy móc vv.. 2. Trong nhà trường phổ thông hiện nay, việc giảng dạy những bài có nội dung, kiến thức có liên quan đến vấn đề môi trường đôi khi giáo viên chưa quan tâm đúng mức. Thực tế việc bảo vệ môi trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn đổi mới – Môi trường vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động. Những hiểm hoạ suy thoái môi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống của con người. Việc bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và mỗi quốc gia. 3. Là giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy bộ môn Vật lý lớp 7 THCS, tôi trăn trở trước mỗi bài, mỗi nội dung có liên quan đến vấn đề môi trường. Làm thế nào để học sinh hiểu và ý thức bảo vệ môi trường tốt. Vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: Kinh nghiệm tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong bài "Chống ô nhiễm tiếng ồn" Vật lý lớp 7 THCS. Mong muốn được cùng các đồng chí, đồng nghiệp trao đổi, tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhất theo yêu cầu mới của ngành đối với bài "Chống ô nhiễm tiếng ồn" Vật lý lớp 7. II. Những cơ sở xây dựng đề tài. 1. Cơ sở lý luận: Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong công tác bảo vệ môi trường. Thông qua giáo dục, học sinh được trang bị những kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát triển và sử lý các vấn đề môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành nhân cách của người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường. Đích quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho học sinh hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen hành vi ứng sử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ và phải được hình thành trong một quá trình lâu dài. 2. Cơ sở thực tiễn: Hiện nay tiếng ồn là một vấn đề được xã hội rất quan tâm, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người, nó đặt ra trong mỗi chúng ta rằng bằng cách nào bảo vệ được môi trường đang bị ô nhiễm tiếng ồn như vậy? Trong vấn đề này, hiện nay đã có nhiều biện pháp khắc phục sự ô nhiễm tiếng ồn ở các đô thị lớn như: Giảm bớt lưu lượng của các loại xe cộ trên đường bằng cách xây dựng các đường vành đai vùng ven đô, xây dựng tường bê tông, trồng cây xanh ngăn cách các làn đường xe cơ giới trên đường cao tốc, xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp cách xa khu dân cư vv.. Tuy nhiên những biện pháp trên chỉ mang tính tạm thời, thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu cấp bách hiện nay của ô nhiễm tiếng ồn 3. Điều tra cơ bản. - Thực trạng về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn ở địa phương: + ở địa phương nhà trường đóng hiện nay do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, ý thức tham gia bảo vệ môi trường của đại đa số người dân chưa cao vì vậy môi trường cũng đã trở nên ô nhiễm đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn. + Phong tục, tập quán của người dân nơi đây cũng góp phần làm cho môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn như: Ma chay, cưới hỏi, các xưởng cưa, máy xay xát các loại..... Mỗi khi thôn xóm có đám ma, đám cưới thì nhân dân trong thôn đều bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ những chiếc loa phát hết công suất mãi tới đêm khuya. Các loại máy móc ở khu vực dân cư khi hoạt động đều gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Bên cạnh đó một số thanh niên khi đi xe máy trong khu vực dân cư còn rồ ga, bấm còi một cách thiếu văn hoá. * Chính quyền địa phương cũng đã có nhưng biện pháp cụ thể để hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng tới đời sống nhân dân như: Cấm mở loa khi có đám cưới, đám ma từ 22h tối đến 4h sáng hôm sau, không mở hệ thống loa thông tin trong xã vào buổi trưa và vào những đêm khuya vv... Cấm các loại máy móc hoạt động xung quanh trường vào giờ học của học sinh trong trường, giờ nghỉ ngơi của nhân dân. Tuy nhiên những biện pháp của chính quyền địa phương vẫn chưa hữu hiệu đối với phong tục, tập quán của người dân nơi đây. - Thực trạng về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn ở nhà trường: + Khu vực nhà trường đóng gần xưởng cưa nhà anh Hùng, gần khu vực đóng gạch mạt đá của nhà anh Mừng, gần trung tâm xã, trước và sau trường đều giáp với các con đường giao thông nội xã và liên xã vì vậy tiếng ồn của các loại máy móc hoạt động xung quanh nhà trường, của các phương tiện giao thông trên đường ... ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dạy và học của nhà trường. + Khu vực trường đóng ở gần khu dân cư, có những hôm đang trong buổi học hệ thống thông tin công cộng lại phát những bản tin, thông báo, phát những bài dân ca... Gây mất tập trung đối với học sinh, đối với nhà trường. + Trong nhà trường trong giờ ra chơi, các em học sinh nô đùa nhau, la hét ... Trong giờ học vẫn còn một bộ phận học sinh nói chuyện riêng gây ồn ào trong lớp. Điều này nói lên sự ô nhiễm tiếng ồn đã đến mức báo động * Trước những vấn đề đó nhà trường cũng có những biện pháp giải quyết sự ô nhiễm tiếng ồn như: Trồng cây xanh xung quanh trường, tuyên truyền giáo dục học sinh không làm ồn trong trường, phối kết hợp với các ban ngành ở địa phương tuyên truyền cho nhân dân thực hiện nếp sống văn minh ở khu vực dân cư .... Tuy nhiên không phải ngày một, ngày hai là có thể giải quyết dứt điểm được vấn đề ô nhiễm tiếng ồn. Cần phải tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của mọi người, đặc biệt là cho học sinh-những người chủ tương lai của đất nước. - Kết quả khảo sát về ý thức Bảo vệ môi trường của học sinh. Đầu năm học 2009-1010 tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối 7 trường THCS nơi tôi công tác với một số nội dung câu hỏi như sau. Câu 1: Em hãy nêu tầm quan trọng của môi trường. Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đối với mọi sinh vật nói chung và với đời sống con người nói riêng? Câu 2: Thế nào là ô nhiễm tiếng ồn. Em cần phải làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn ở khu vực dân cư nơi em và gia đình sinh sống? Kết quả như sau: Lớp TS Loại G Loại K Loại TB Loại Y,K SL % SL % SL % SL % 7A 33 0 0 7 21,2 15 45,5 11 33,3 7B 30 0 0 8 26,7 13 43,3 9 27.3 Qua khảo sát tôi thấy rằng nhận thức của học sinh về môi trường chưa cao, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu hiện nay. Từ thực tế trên, trong quá trình giảng dạy của mình tôi đã thử nghiệm một số phương pháp dạy học nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng tích hợp thông tin giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động dạy và học bộ môn Vật lý lớp 7 tại trường THCS nơi tôi công tác.. III. Phạm vi, đối tượng và mục đích xây dựng đề tài. 1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được xây dựng trong phạm vi chuyên đề Vật lý THCS nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh lớp 7 trường THCS X, huyện Thọ Xuân. 2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 3 năm 2010. 3. Mục đích của đề tài: Đề tài được xây dựng nhằm giúp học sinh nhận thức được những tác hại của việc ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm tiếng ồn nói riêng, từ đó yêu cầu học sinh phải có những hành động cụ thể để bảo vệ môi trường, góp phần cải tạo môi trường, tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham giao bảo vệ môi trường, khắc phục dần sự ô nhiễm môi trường. Đề tài được xây dựng nhằm trao đổi kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đối với môn Vật lý trường THCS, đặc biệt là nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong bài " Chống ô nhiễm tiếng ồn" Vật lý lớp 7. B. giải quyết vấn đề I. Những vấn đề chung Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong môn Vật lý lớp 7 trường THCS thông qua các chương, các bài cụ thể, thể hiện ở 3 mức độ (mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ). 1. Đối với học sinh: Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lý lớp 7 ở trường THCS với mục tiêu là: Giúp học sinh biết: - Các vấn đề môi trường đặt ra ở Việt Nam nói chung, ở các vùng và các địa phương trên cả nước nói riêng (hiện trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường). - Học sinh có kĩ năng phát hiện các vấn đề về môi trường và nguyên nhân của nó. - Có biện pháp, hành động tích cực góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường. - Học sinh tôn trọng, yêu quý thiên nhiên, có ý thức giữ gìn bảo vệ các thành phần của môi trường tự nhiên (rừng, nước, không khí, đất đai). - ủng hộ các hoạt động, các chính sách bảo vệ môi trường, phê phán các họat động, các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. 2. Đối với giáo viên: Để đạt được mục tiêu trên, giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp, phương pháp đòi hỏi học sinh phải bộc lộ được nhận thức, quan điểm, ý thức, thái độ, đưa ra các biện pháp giải quyết trước các vấn đề của môi trường. Với mỗi phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng. * Các phương pháp dạy học: - Phương pháp trực quan: Sử dụng tranh, ảnh, sử dụng băng, đĩa hình. - Phương pháp thảo luận: Thảo luận nhóm học sinh. - Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Giáo viên đưa ra vấn đề cần nghiên cứu- học sinh nghiên cứu tài liệu và giải quyết vấn đề. Tuy nhiên phải căn cứ vào các nội dung cụ thể của từng bài, xác định nội dung đó thể hiện ở mức độ nào ? (Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận hay mức độ liên hệ) và phụ thuộc vào đối tượng học sinh ở từng địa phương để vận dụng các phương pháp trên cho phù hợp và có hiệu quả. Ngoài các phương pháp trên còn phải lưu ý đến điều tra, đánh giá học sinh. Trong quá trình dạy học, vai trò của người thầy tổ chức hướng dẫn học sinh. Còn học sinh là người chủ động thao tác và tìm tòi các kiến thức trên các kênh chữ, kênh hình, tự rút ra nhận xét, kết luận dưới sự trợ giúp của giáo viên. II. Các bước tiến hành dạy bài "chống ô nhiễm tiếng ồn" bài 15 vật lý lớp 7 có tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. 1. Xác định tên bài "Chống ô nhiễm tiếng ồn" 2. Xác định địa chỉ tích hợp. - Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn: + Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người. - Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. + Để tránh, chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. 3. Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. - Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn: + Về sinh lí nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Ngoài ra người ta còn thấy nếu tiếng ồn qúa to còn gây suy giảm thị lực. + Về tâm lí, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hải, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn thiếu chính xác. - Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. + Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm thiểu tiếng ồn. + Lắp thiết bị giảm âm: Lắp đặt một sơ thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: thảm, rèm, thiết bị cách âm để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào. + Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc gây tiếng ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người. + Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy cần lắp đặt những thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của những phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu. + Tránh xa những nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như máy bay phản lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loại... Khi cần tiếp xúc với các thiết bị đó cần sử dụng các thiết bị bảo vệ (mũ chống ồn) và tuân theo những quy tắc an toàn. Xây dựng trường học, bệnh viện, khu dân cư cách xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn. + Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học như: Bước nhẹ khi lên cầu thang, không nói chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học. 4. Xác định phương pháp dạy học cho phù hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường v Cụ thể: * Phương pháp trực quan: + Việc sử dụng phương tiện trực quan có một ý nghĩa rất lớn, bởi vì học sinh chỉ có thể quan sát được một số vấn đề về môi trường nơi em đang sống, còn phần lớn các vần đề về môi trường ở Việt Nam và trên thế giới thì học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp, mà chỉ có thể nhận biết được trên các phương tiện trực quan. + Phương pháp trực quan là những phương tiện mà học sinh có thể lĩnh hội (tri giác) nhờ sự hỗ trợ các tín hiệu ngoài lời giảng của giáo viên. Bản chất của phương pháp này là cách thức, hệ thống các cách sử dụng các phương tiện trực quan để phát hiện khai thác và lĩnh hội kiến thức. + Sử dụng tranh, ảnh: - Việc sử dụng tranh, ảnh có nội dung về môi trường giúp học sinh dễ dàng nhận biết các vấn đề về môi trường như hiện tượng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước... - Cùng với các bức tranh SGK, trong khi dạy Vật lý giáo viên nên sử dụng những hình ảnh minh hoạ có nội dung Vật lý (những hình ảnh minh hoạ đó có lựa chọn và sắp xếp theo từng chủ đề) - Bản chất của phương pháp sử dụng tranh ảnh Vật lý là phương pháp: Hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích tranh, ảnh để lĩnh hội kiến thức. - Khi dẫn dắt học sinh quan sát trước hết giáo viên cần xác định mục đích, yêu cầu của việc quan sát tranh đó thể hiện hiện tượng gì? Vấn đề gì? ở đâu? Và mô tả hiện tượng. Cuối cùng gợi ý học sinh nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng. Ví dụ: Trong bài chống ô nhiễm tiếng ồn giáo viên cho học sinh quan sát một số bức tranh mô tả về việc máy khoan bê tông liên tục hoạt động cạnh nơi làm việc, hoặc hoạt động họp chợ ồn ào gần lớp học v v.. và giáo viên nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì khi quan sát các bức tranh vừa rồi? Từ đó học sinh hiểu biết, nhận thức sâu sắc hơn về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Lưu ý: Việc lựa chọn tranh, ảnh cho học sinh quan sát, trước hết phải phù hợp với nội dung và càng thể hiện được nhiều dấu hiệu càng tốt. Tranh ảnh phải rõ ràng, đẹp. Trong dạy học Vật lý, giáo viên nên triệt để sử dụng tranh ảnh minh hoạ trong SGK, bởi vì đó là những phương tiện minh hoạ đã được lựa chọn để thể hiện các hiện tượng một cách cụ thể, điển hình nhất. + Sử dụng băng, đĩa hình: Phương pháp sử dụng băng, đĩa hình là phương tiện trực quan có nhiều ưu điểm trong việc cung cấp những thông tin về môi trường bằng hình ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khai thác kiến thức. Khi sử dụng băng, đĩa hình, giáo viên theo các bước sau: - Bước 1: Định hướng nhận thức (mục đích, yêu cầu và những vấn đề cần tìm hiểu). - Bước 2: Giáo viên mở băng hình cho học sinh xem từng đoạn, sau mỗi đoạn giáo viên tắt băng và đặt câu hỏi nhằm vừa kiểm tra nhận thức của học sinh, vừa gợi ý để học sinh nêu nên những ý quan trọng nhất trong đoạn băng hình vừa xem. - Bước 3: Kết thúc: Khi hết băng giáo viên yêu cần học sinh nêu các ý quan trọng nhất trong đoạn băng hình vừa xem. Cuối cùng giáo viên tóm tắt, củng cố và khắc sâu những nội dung chính. Ví dụ: Trong bài chống ô nhiễm tiếng ồn giáo viên cho học sinh xem một đoạn băng hình ghi lại những hoạt động sản xuất tại một nhà máy công nghiệp nặng hoặc hoạt động giao thông tại một đô thị lớn và đặt ra câu hỏi "Em có nhận xét gì về các đoạn băng hình vừa được xem?". Từ đó học sinh rút ra được khái niệm về ô nhiễm tiếng ồn, nhận biết về ô nhiễm tiếng ồn. * Phương pháp thảo luận: -Tổ chức cho học sinh thảo luận theo lớp hoặc nhóm để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. - Phương pháp này tạo cho học sinh cơ hội trình bày ý kiến của mình và nghe ý kiến của các bạn trong lớp về một vấn đề nào đó. - Chủ đề thảo luận là những vấn đề về môi trường có liên quan đến nội dung bài học, qua thảo luận giáo viên có thể đánh giá được sự hiểu biết, thái độ, cảm xúc của học sinh, giúp học sinh hình thành chính kiến có cơ sở của mình đối với vấn đề đang thảo luận. - Trước hết giáo viên cần xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt được trong buổi thảo luận, sau đó nêu vấn đề hoặc một số câu hỏi thích hợp để học sinh thảo luận. + Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề và các câu hỏi thảo luận. + Bước 2: Học sinh thảo luận (cả lớp hoặc nhóm) + Bước 3: Giáo viên tóm tắt các ý kiến thảo luận, củng cố các điểm chính. Ví dụ: Trong bài chống ô nhiễm tiếng ồn ở mục II "Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn". Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: Hãy tìm các biện pháp cụ thể để chống ô nhiễm tiếng ồn tại ngôi trường em đang học? Từ đó học sinh thảo luận nhóm và đưa ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn tại trường học như: trồng cây xanh xung quanh trường, treo biển "cấm bóp còi" tại khu vực trường, "cấm họp chợ" gần khu vực trường v v .. * Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp tạo ta tình huống có vấn đề phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh. - Bước 1: Đặt vấn đề (tạo tình huống có vấn đề) - Bước 2: Giải quyết vấn đề (tìm phương án giải quyết các giả thuyết) - Bước 3: Kết luận: Khẳng định hay bác bỏ các phương án trên các giả thuyết đã nêu. Ví dụ: Trong bài chống ô nhiễm tiếng ồn ở mục II "Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn". Giáo viên có thể đặt vấn đề: Gia đình em đang sống gần khu vực gây ô nhiễm tiếng ồn, gia đình em phải làm gì để chống ô nhiễm tiếng ồn? Học sinh có thể đưa ra nhiều biện pháp như: trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, làm tường nhà, trần nhà bằng vật liệu cách âm, yêu cầu các cơ quan có trách nhiêm liên quan di chuyển khu vực gây ô nhiễm tiếng ôn ra xa khu dân cư v v... Tuy nhiên giáo viên cần phân tích những ưu, nhược điểm của từng biện pháp rồi khẳng định những phương án tối ưu trong những phương án mà các nhóm học sinh đưa ra. Sau đây tôi xin cụ thể hoá tiến trình dạy bài " Chống ô nhiễm tiếng ồn" môn Vật lý lớp 7 có tích hợp nội dung GDBVMT như sau: Bài 15 Chống ô nhiễm tiếng ồn I. Mục tiêu 1. Về kiến thức. - Học sinh nhận biết được tác hại của ô nhiễm tiếng ồn đối với cuộc sống và sức khoẻ của con người. - Học sinh nhận biết được các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. - Học sinh nhận biết được vật liệu chống ồn và vai trò của nó đối với việc giảm tiếng ồn. 2. Về kĩ năng. - Học sinh tìm ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở gia đình mình,ở khu vực dân cư, ở trường, ở lớp học. - Học sinh biết sử dụng các vật liệu cách âm trong cuộc sống. 3. Về thái độ. - Có ý thức bảo vệ, cải tạo môi trường, đặc biệt là trong việc chống ô nhiễm tiếng ồn. - Tích cực tham gia, vận động những người xung quanh cùng tham gia giữ gìn, cải tạo môi trường, chống lại những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Đối với giáo viên - Một đoạn băng hình ghi lại những hoạt động sản xuất tại một nhà máy công nghiệp nặng hoặc hoạt động giao thông tại một đô thị lớn. - Tranh phóng to hình 15.1 hoặc một bức tranh có nội dung tương đương. - Tranh phóng to hình 15.2 hoặc một bức tranh có nội dung tương đương. - Tranh phóng to hình 15.3 hoặc một bức tranh có nội dung tương đương. - Tư liệu về giáo dục bảo vệ môi trường. (in ra giấy cho mỗi nhóm học sinh) 1. Sự đe doạ từ tiếng ồn giao thông. ( Báo Hà Nội mới, ngày 18/7/2003, tr. 4) Thế giới có khoảng 57 triệu người điếc hoặc nghe kém. Hiện nay ở nước ta có hàng trăm người bị điếc hay nghe kém, trong đó số người phải lao động trong môi trường ồn chiếm tỉ lệ lớn. Bệnh điếc hay nghe kém do tiếng ồn, đặc biệt là tiếng ồn giao thông đang ngày càng gia tăng. Tiếng ồn giao thông gồm tiếng ồn của động cơ, tiếng còi, tiếng ma sát giữa lốp xe với mặt đường, ma sát giữa không khí với phương tiện giao thông. Tuỳ theo môi trường giao thông, tốc độ của phương tiện, tiếng ồn loại này có thể trội hơn loại kia và ngược lại. Mức ồn trung bình ban ngày dao động trong khoảng từ 31,3dB đến 79,2dB, ban đêm dao động trong khoang từ 67,3dB đến 73,0dB. Thạc sĩ Lương Thuý Nga (Dại học Bách Khoa Hà Nội), người trực tiếp điều tra, nghiên cứu mức độ tiếng ồn giao thông cho biết: "Mức ồn của dòng xe là mức ồn không ổn định, nó thay đổi liên tục trong một phạm vi và phụ thuộc nhiều yếu tố., đồng thời nó thay đổi rất nhanh theo thời gian. Bởi vậy việc xác định chính xác mức ồn chung của dòng xe giao thông là một công việc rất khó khăn..." Cùng với quá trình đô thị hoá, tiếng ồn giao thông ngày một gia tăng và tăng mạnh. Khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ Môi trường thành phố Hà Nội tại một số nút giao thông và tuyến phố chính cho thấy: Mức ồn giao thông trung bình từ 77dB đến 82dB ( cao hơn chỉ số tiêu chuẩn cho phép đối với khu vực dân cư nhiều lần). So với kết quả khảo sát trước đó 2 năm trong cùng một điều kiện về thời gian và không gian thì trung bình mức ồn đã tăng từ 4 đến 5 dB. Nguyên nhân gây ra tiếng ồn giao thông cao là do sự gia tăng đột biến về số lượng các phương tiện giao thông. Năm 1993, Hà Nội có 94000 xe máy, năm 1995 là 498465, năm 2000 là 708641, hằng năm tăng hơn 15%. Nguyên nhân khác: Có lẫn các loại phương tiện giao thông trên cùng một tuyến đường ( xe tải, xe khách, xe con, xe máy,...). Các xe sử dụng còi nhiều, thậm chí cả còi hơi; do mặt đường quá chật. Tiếng ồn giao thông đang góp phần không nhỏ làm ô nhiễm môi trường, gây tác hại xấu đến sức khoẻ con người. Vì thế, tìm ra giải pháp khắc phục làm giảm thiểu nó là cần thiết và cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. 2. Một vài mức cường độ âm (dB) Ngưỡng nghe 0 Tiếng xào xạc của lá cây 10 Tiếng nói thầm (cách 1 mét) 20 Đường phố, không có xe cộ 30 Cơ quan, lớp học 50 Nói chuyện bình thường (cách 1m) 60 Búa máy (cách 1m) 90 Nhóm nhạc rock 110 Ngưỡng đau 120 Động cơ phản lực (cách 50m) 130 Động cơ tên lửa (cách 50m) 200 2. Đối với học sinh. - Ôn tập các kiến thức về: Nguồn âm, độ to của âm, phản xạ âm-tiếng vang. III. Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra bài cũ. (7 phút) - GV: Để tập trung học tập và làm việc, ta cần đảm bảo những yêú tố nào? HS: Ta cần đảm bảo không bị tác động của những yếu tố gây mất tập trung chẳng hạn như tiếng ồn. - GV: Làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn ảnh hưởng tới em như thế nào? HS: Làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn ta thấy: Đau đầu, chóng mặt, căng thẳng, mất ngủ, thị lực giảm. - GV: Trong gia đình em thường sử dụng những biện pháp nào để làm giảm tiếng ồn? HS: Tránh xa những nguồn gây ra tiếng ồn. Sử dụng các loại vật liệu cách âm trong xây dựng nhà cửa. 2. Dạy bài mới. Đặt vấn đề GV: Câu trả lời của các em đã nêu ra được những tác hại của tiếng ồn đối với cuộc sống và sinh hoạt của bản thân cũng như đã nêu ra được một số biện pháp làm giảm tiếng ồn. Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu để tìm ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cũng như thái độ của chúng ta đối với việc bảo vệ môi trường sống. Bài 15 Chống ô nhiễm tiếng ồn Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thời gian Hoạt động 1. Tìm hiểu tác hại của tiếng ồn đối với cuộc sống con người. - Giáo viên cho học sinh xem một đoạn băng hình ghi lại những hoạt động sản xuất tại một nhà máy công nghiệp nặng hoặc hoạt động giao thông tại một đô thị lớn Em có nhận xét gì về các đoạn băng hình vừa được xem? .- Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn - tập hợp những âm thanh tạp loạn có tần số và chu kì khác nhau, hay nói cách khác tiếng ồn là những âm thanh chói tai phát ra từ những nguồn chấn động lớn. -GV treo các hình 15.1, 15.2, 15.3 SGK. - Hình nào trong các hình 15.1, 15.2, 15.3 SGK thể hiện tiếng ồn tới mức ô nhiễm? Vì sao em biết? Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn? a. Tiếng hét to rất sát tai. b. Làm việc cạnh máy xay xát thóc, gạo, ngô. c. Nhà ở cạnh chợ. d. Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ. Tiếng ồn gây ra những tác hại gì đối với đời sống và sinh hoạt của con người? Học sinh xem băng hình - Học sinh rút ra nhận xét. - Học sinh rút ra được khái n

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(3).doc