Đề tài Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy chương III - Điện học – Vật lí 7

Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói chung đang được sự quan tâm đăc biệt của ngành giáo dục. Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực CNTT, phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.Việc đưa CNTT vào giảng dạy những năm gần đây đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học.

doc13 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy chương III - Điện học – Vật lí 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. lý do chọn đề tài Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói chung đang được sự quan tâm đăc biệt của ngành giáo dục. Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực CNTT, phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.Việc đưa CNTT vào giảng dạy những năm gần đây đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS nhận thấy môn vật lý là một môn học có rất nhiều nội dung cần các hình ảnh trực quan, các câu hỏi trắc nghiệm .v.v. sẽ đem lại hiệu quả cao nếu được ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Từ những lý do cơ bản trên cùng với thực tế giảng dạy bộ môn vật lý 7 ở trường THCS Tà Chải Huyện Bắc Hà tôi viết kinh nghiệm mang tên “ Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy chương III - Điện học – Vật lí 7” b. đặc điểm tình hình 1/ Thuận Lợi. Hiện nay Bộ giáo dục và các các cơ quan quản lí giáo dục đặc biệt quan tâm tới việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, năm học 2008 – 2009 là năm học ứng dụng công nghệ thông tin. Tại trường THCS Tà Chải hiện nay đã có các phòng thực hành bộ môn (Vật lí, Hóa học, sinh học). Đặc biệt nhà trường đã được trang bị máy chiếu MULTIMEDIA là phương tiện giúp giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học hết sức hiệu quả. Các giáo viên giảng dạy nhiệt tình trong công tác chuyên môn, có ý thức sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, có ý thức ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Học sinh hào hứng hứng thú trong các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện nay hệ thống thông tin mạng đã phát triển rộng khắp phục vụ rất tốt cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. 2/ Khó khăn. TRình độ tin học của giáo viên mới dừng ở một mức độ nhất định, còn nhiều vấn đề giáo viên chưa thể tự thực hiện, khai thác để ứng dụng tốt cho tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin. Các thiết bị thiết bị được trang cấp còn hạn chế, nhà trường có 7 lớp học nhưng mới được trang bị có 01 may chiếu, hệ thống âm thanh thì chưa được trang bị đảm bảo nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn. Các tư liệu, hình ảnh, thí nghiệm.v.v. hỗ trợ cho việc giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, chưa thật sự phong phú, chưa đáp ứng dủ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. c. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu : 1. Mục đích, yêu cầu : Nhằm giúp ích cho bản thân trong quá trình giảng dạy môn vật lý ở trường THCS. Thấy được vai trò, tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy môn vật lí nói riêng và các môn học khác nói chung. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn trong phạm vi nhất định. Biết cách sử dụng phối hợp các phần mềm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Lựa chọn được nội dung ứng dụng công nghệ thông tin đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục. 2. Nhiệm vụ: Nêu được những nội dung nên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Tìm hiểu và khai thác các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. 3. Phương pháp: Để thành công một tiết học ứng dụng công nghệ thông tin trên lớp tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Trong đó có các phương pháp chủ yếu sau: - Đọc và nghiên cứu tài liệu. - Trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. - Dùng phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm dưới nhiều hình thức. - Phối hợp nhiều phương pháp khác D. Biện pháp thực hiện Bài17: sự nhiễm điện do cọ xát I. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin: - Nội dung đặt vấn đề vào bài. - Kết luận 1. - Thí nghiệm 2. II. Phương pháp, hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: 1/ Phần đặt vấn đề vào bài: - Sử dụng phần mềm VIOLET để trình chiếu hình ảnh hoặc đoạn video về nội dung hiện tượng nhiễm điện trong thực tế để đặt vấn đề vào bài. 2/ Kết luận 1: - Sử dụng phần mềm VIOLET thiết lập dưới dạng bài trắc nghiệm kéo thả. 3/ Thí nghiệm 2: - Kết hợp với việc làm thí nghiệm thực tế giáo viên làm một thí nghiệm ảo với việc mổ tả chi tiết, cụ thể. - Việc mô phỏng thí nghiệm ảo nên vẽ các hình ảnh tương tự với hình ảnh có trong SGK để học sinh dễ quan sát. - Để mô làm thí nghiệm ảo này nên dùng phần mềm POWERPOINT để làm thí nghiệm ảo lưu dưới dạng file autoplay rồi nhúng sang VIOLET để sử dụng cùng với các nội dung khác bằng cách sử dụng siêu liên kết của phần mềm Violet. 4/ Kết luận 2: Sử dụng phần mềm VIOLET thiết lập dưới dạng bài trắc nghiệm điền khuyết (ẩn hiện). Bài 18: Hai loại điện tích I. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin: - Nhận xét thí nghiệm 1. - Nhận xét thí nghiệm 2. - Kết luận phần I. - Mô hình cấu tạo nguyên tử. - ứng dụng. II. Phương pháp, hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: 1/ Nhận xét thí nghiệm 1: - Sử dụng phần mềm VIOLET thiết lập dưới dạng bài trắc nghiệm kéo thả. 2/ Nhận xét thí nghiệm 2: - Sử dụng phần mềm VIOLET thiết lập dưới dạng bài trắc nghiệm kéo thả. 3/ Kết luận phần I: - Sử dụng phần mềm VIOLET thiết lập dưới dạng bài trắc nghiệm điền khuyết. 4/ Mô hình cấu tạo nguyên tử: - Việc mô phỏng mô hình cấu tạo nguyên tử giáo viên nên vẽ hình tương tự sách giáo khoa và tạo chuyển động tương tự mô hình cấu tạo của Ruzofo. - Để mô hình động này nên dùng phần mềm POWERPOINT để làm mô hình động lưu dưới dạng file autoplay rồi nhúng sang VIOLET để sử dụng cùng với các nội dung khác bằng cách sử dụng siêu liên kết của phần mềm Violet. 5/ ứng dụng: - Làm hình động mô phỏng sự cọ xát của mảnh vải vào thước nhựa. - Mô phỏng sự chuyển động của các electron từ vật thể này sang vật thể khác. Bài 19: Dòng điện, nguồn điện I. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin: - Đặt vấn đề vào bài. - Sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước. - Nhận xét C2. - Nguồn điện. - Mạch điện có nguồn điện. II. Phương pháp, hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: 1/ Đặt vấn đề vào bài: - Sử dụng phần mềm VIOLET để trình chiếu hình ảnh về vai trò của điện năng trong đời sống, giới thiệu về dòng điện và nguồn điện. 2/ Sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước: - Vẽ lại hình ảnh tương tự sách giáo khoa, tạo chuyển động cho bút thử điện, nước và các electron. - Để mô hình động này nên dùng phần mềm POWERPOINT để làm mô hình động lưu dưới dạng file autoplay rồi nhúng sang VIOLET để sử dụng cùng với các nội dung khác bằng cách sử dụng siêu liên kết của phần mềm Violet. 3/ Nhận xét C 2: - Sử dụng phần mềm VIOLET thiết lập dưới dạng bài trắc nghiệm ẩn hiện. 4/ Nguồn điện: - Dùng Violet trình chiếu các hình ảnh về nguồn điện. 5/ Mạch điện có nguồn điện: - Dùng modun vẽ mạch điện của phần mềm Violet để vẽ mạch điện có các thiết bị như sách giáo khoa nhưng có thể đóng, tắt được mạch điện trong khi trình chiếu. Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện, dòng điện trong kim loại I. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin: - Đặt vấn đề vào bài. - Hình 20.1. - Hình 20.2. - Hình 20.3. - Hình 20.4. - Kết luận phần II.2. - Các câu hỏi vận dụng. II. Phương pháp, hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: 1/ Đặt vấn đề vào bài: - Sử dụng phần mềm VIOLET để trình chiếu hình ảnh về chất dẫn điện và chất cách điện và giới thiệu về vai trò, tác dụng của chúng trong mạch điện. 2/ Hình 20.1 và 20.2: - Sử dụng phần mềm VIOLET trình chiếu hình ảnh đã được scan để giới thiệu cho học sinh quan sát, trả lời câu hỏi và hướng dẫn học sinh cách làm thí nghiệm. 3/ Hình 20.3 và 20.4. - Vẽ lại hình ảnh giống sách giáo khoa bằng POWERPOINT và tạo chuyển động cho các electron theo quy luật vật lí tạo hình ảnh trực quan sinh động cho học sinh quan sát. Hình 20.3 Hình 20.4 4/ Kết luận II.2. - Sử dụng phần mềm VIOLET thiết lập dưới dạng bài trắc nghiệm ẩn hiện. 5/ Các câu hỏi vận dụng: - Sử dụng phần mềm VIOLET thiết lập dưới dạng bài trắc nghiệm khách quan 1 lựa chọn. Bài 21: sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện I. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin: - Đặt vấn đề vào bài. - Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện. - Câu C4 phần vận dụng (Hình 21.2). II. Phương pháp, hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: 1/ Đặt vấn đề vào bài: Sử dụng phần mềm VIOLET để trình chiếu hình ảnh về các mạch điện từ đơn giản đến phức tạp và giới thiệu về sơ đồ mạch điện và chiều dòng điện để đặt vấn đề vào bài. 2/ Kí hiệu một số bộ phận của mạch điện. - Sử dụng phần mềm VIOLET để trình chiếu hình ảnh các bộ phận của mạch điện kèm theo kí hiệu của chúng cho học sinh quan sát tạo cho học sinh ấn tượng về hình ảnh để các em dễ hình dung được kiến thức và dễ nhớ. 3/ Câu C4 phần vận dụng (Hình 21.2). - Sử dụng hình ảnh động để giới thiệu về cấu tạo và hoạt động của đèn pin. Bài 22: tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện I. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin: - Đặt vấn đề vào bài. - Thí nghiệm về tác dụng nhiệt của dòng điện. - Mô hình bóng đèn bút thử điện. - Các phần kết luận. - Câu C8 phần vận dụng. II. Phương pháp, hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: 1/ Đặt vấn đề vào bài: - Sử dụng phần mềm VIOLET để trình chiếu hình ảnh về các dụng cụ điện dựa trên tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện để đặt vấn đề vào bài. 2/ Thí nghiệm về tác dụng nhiệt của dòng điện: - Thí nghiệm này rất khó thành công vì yêu cầu dòng điện có cương độ lớn. Nên giáo viên có thể thay việc làm thí nghiệm bằng cách cho học sinh quan sát thí nghiệm ảo. - Thí nghiệm ảo nên xây dựng bằng Powerpoint rồi nhúng sang Violet. Ta nên vẽ hình bằng cách mô phỏng tương tự sách giáo khoa để học sinh dễ quan sát, theo dõi. - + Acquy Ng Nguồn điện + - 3/ Mô hình bóng đèn bút thử điện: - Ta vẽ mô hình bóng đèn bút thử điện tương tự như sách giáo khoa. Gắn bóng đèn bút thử điện vào mạch điện và mô phỏng hoạt động của bóng đèn bút thử điện giống như nguyên lí hoạt động của nó. 4/ Các phần kết luận: - Sử dụng phần mềm VIOLET thiết lập dưới dạng bài trắc nghiệm ẩn hiện. 5/ Câu C8 phần vận dụng: - Sử dụng phần mềm VIOLET thiết lập dưới dạng bài trắc nghiệm khách quan 1 lựa chọn. Bài 23: tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện I. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin: - Đặt vấn đề vào bài. - Các phần kết luận. - Mô hình chuông điện (Hình 23.2) - Câu C7, C8 phần vận dụng. II. Phương pháp, hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: 1/ Đặt vấn đề vào bài: - Sử dụng phần mềm VIOLET để trình chiếu hình ảnh nạn nhân bị điện giật, giới thiệu về tác dụng sinh lí và các tác dụng còn lại của dòng điện. 2/ Các phần kết luận: - Sử dụng phần mềm VIOLET thiết lập dưới dạng bài trắc nghiệm ẩn hiện. 3/ Mô hình chuông điện. - Vẽ mô hình chuông điện giống với sách giáo khoa. Tạo các hiệu ứng chuyển động để học sinh quan sát được hoạt động của chuông điện và hiểu rõ cấu tạo và vai trò của từng bộ phận của chuông điện. 4/ Câu C7, C8 phần vận dụng: - Sử dụng phần mềm VIOLET thiết lập dưới dạng bài trắc nghiệm khách quan 1 lựa chọn. Bài 30: tổng kết chương III: Điện học I. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin: - Các câu hỏi trắc nghiệm. - Trò chơi ô chữ. II. Phương pháp, hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: 1/ Các câu hỏi trắc nghiệm. - Sử dụng phần mềm Violet tạo các câu hỏi trắc nghiệm theo đúng nội dung và hình thức trong sách. 2/ Trò chơi ô chữ. - Xây dựng trò chơi ô chữ với nội dung trong sách, hình ảnh sinh động, có thể lựa chọn trả lời bất kì từ hàng ngang nào trước và có thể chọn trả lời từ hàng dọc bất cứ lúc nào. E. kết quả đạt được Sau khi áp dụng phương pháp giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào chương III bộ môn vật lý 7 như đã nêu ở trên. Kết quả của các em được nâng lên rõ rệt.Cụ thể qua bài kiểm tra 1 tiết và thực hành thí nghiệm theo nhóm, kết quả của các em học sinh lớp 7 như sau: Điểm giỏi khá: 65% Điểm Tb: 32% Điểm yếu:3% Khi áp dụng phương pháp này khả năng tư duy lôgíc, sáng tạo của các em được nâng lên. Kiến thức trong bài các em thuộc nhanh, nhớ lâu và áp dụng tốt kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng thực tế có trong đời sống hàng ngày. F. Bài học kinh nghiệm Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm mang tính ứng dụng cao, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách chính xác sẽ đem lại hiệu quả rất rõ rệt bởi có nhiều hiện tượng, nhiều hoạt động chúng ta không thể mô tả bằng lời hay hình ảnh tĩnh. Mà chỉ có các đoạn video, các hình ảnh động mơi đem lại cho học sinh hình ảnh cụ thể về hiện tượng, hoạt động của các cơ chế vật lí. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn đem lại cho học sinh hứng thú trong học tập, niềm say mê với môn học đặc biệt là đối với môn vật lí. Việc áp dụng này không chỉ áp dụng 1 năm, 2 năm mà theo tôi cần áp dụng thường xuyên liên tục qua nhiều năm. Có như vậy mới tạo được cho học sinh thói quen học tập với ứng dụng công nghệ cao, kĩ thuật hiện đại, tạo cho các em niềm hăng say sáng tạo. Khi giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì các đồng chí nên tập trung vào các hình ảnh, các ảnh động, những đoạn video, các thí nghiệm ảo, các câu hỏi trắc nghiệm hoặc các nội dung cần bổ sung có dạng điền khuyết. Tránh tình trạng dạy học ứng dụng công nghệ thông tin chỉ là trình chiếu chữ với những nội dung loằng ngoằng dài dằng dặc với những hiệu ứng lóa mắt đôi khi còn làm giảm hiệu quả của giờ dạy. Vì với kinh nghiệm mà tôi đưa ra trên đây còn nhiều hạn chế và có thể còn chưa được sâu sắc. Kính mong được sự góp ý của ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp góp ý kiến và phê bình để lần sau tôi viết được thiết thực hơn, sâu sắc hơn. Xin chân thành cảm ơn Tà Chải, ngày 20 tháng 12năm 2007 Người viết Đinh Ngọc Khắc

File đính kèm:

  • docKinh nghiem ung dung CNTT trong giang day chuong III vat li 7.doc