Chúng ta đang sống, học tập và làm việc trong thời đại xã hội chủ nghĩa, thời đại của nền sản xuất đại công nghiệp. Ngành giáo dục là nơi đào tạo nguồn lực con người phục vụ cho nền đại công nghiệp đó, nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy giáo dục có vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của toàn xã hội . Giáo dục là quốc sách hàng đầu , giáo dục là chìa khoá mở cửa vào tương lai
16 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm vận dụng phương pháp tổ chức học sinh học tập hợp tác hoạt động theo nhóm nhỏ trong dạy học môn hoá học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm
Vận dụng phương pháp Tổ chức Học sinh
học tập hợp tác hoạt động theo nhóm nhỏ
Trong dạy học môn hoá học lớp 8
----------*****----------
Lê Thị Huấn THCS Thị Trấn Thanh Miện –Hải Dương
A - Đặt vấn đề
I- Cơ sở lý luận
Chúng ta đang sống, học tập và làm việc trong thời đại xã hội chủ nghĩa, thời đại của nền sản xuất đại công nghiệp. Ngành giáo dục là nơi đào tạo nguồn lực con người phục vụ cho nền đại công nghiệp đó, nhằm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy giáo dục có vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của toàn xã hội . Giáo dục là quốc sách hàng đầu , giáo dục là chìa khoá mở cửa vào tương lai… Nhận rõ vai trò to lớn của giáo dục trong thời đại "kinh tế tri thức "nghị quyết TW IV khoá 3 đã vạch rõ: Đổi mới PPDH ở tất cả các cấp học, bậc học (Tháng 11 năm 1993). Tại nghị quyết trung TW II khoá 8, Đảng ta cũng chỉ đạo :"Đổi mới PPGD-ĐT , khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học "(tháng 12 năm 1996). Bên cạnh đó, luật giáo dục (Điều 24.2) qui định :''Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm , đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" (Tháng 12 năm 1998).
Cũng chính vì thế mà định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học hiện nay (ở trường THCS ) là tích cực hóa hoạt động học tập của HS, khơi dậy và phát triển năng lực tự học, nhằm hình thành cho HS tư duy tích cực, độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, trong đó việc đổi mới hình thức tổ chức học tập của HS cũng phải đa dạng, phong phú hơn, phù hợp với việc tìm tòi cá nhân hoặc hợp tác theo nhóm nhỏ để phát hiện kiến thức, từ đó thực hiện mục tiêu là đào tạo những con người phát triển toàn diện có đức ,có tài ,có tinh thần tập thể, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tình cảm yêu thương mọi người.
II- Cơ sở thực tiễn:
Xuất phát từ những định hướng trên, chúng tôi đã và đang từng ngày thực hiện ĐMPP dạy học môn hoá học lớp 8. Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy vai trò của thầy giáo và HS trong tiết dạy hiện nay được thay đổi là phù hợp với mục tiêu đề ra. HS phải thực sự tích cực , chủ động, tự nhận thức , tự khám phá , tìm tòi các tri thức hoá học, là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề trong giờ học theo sự điều khiển của giáo viên, đây cũng chính là đổi mới quá trình nhận thức của người học. Có nhiều hình thức đổi mới PP học của HS, như tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi cá nhân, hoạt động theo nhóm nhỏ, theo lớp ... Một trong những phương pháp đáp ứng được việc đổi mới phương pháp dạy học trên là phương pháp tổ chức HS học tập hợp tác theo nhóm nhỏ và cũng là phương pháp được tôi quan tâm nhất trong quá trình dạy học .
Nhưng trong thực tế, việc vận dụng ĐMPP học tập của HS khi thực hiện vẫn còn nhiều điều bất cập :
+ Thứ nhất : Sự tích cực chỉ tập trung ở một số học sinh khá, giỏi, là chủ động tìm tòi kiến thức, khám phá, phát hiện kiến thức mới.
+Thứ hai: Số đông học sinh còn ỉ lại, lười học, không chịu suy nghĩ , không chịu hoạt động , nên việc nắm kiến thức rất yếu, chóng quên và không hiểu được bản chất vấn đề, nắm kiến thức không sâu sắc.
+Thứ ba : Việc ĐMPP, đặc biệt là việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học của GV mà không có sự hưởng ứng học tập tích cực của HS thì tiết dạy trở nên nhạt nhẽo, đơn điệu, và kết quả không cao.
+Thứ tư : Việc sử dụng PHT để HS hoàn thành một bài tập hoặc một yêu cầu của GVkhông có hiệu quả khi chỉ từng cá nhân làm việc, sẽ không bộc lộ được nhận thức của từng người và lẽ dĩ nhiên là không có biện pháp tác động thiết thực .
Chúng tôi nhận thấy rằng việc vận dụng phương pháp tổ chức HS học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học môn hoá học lớp 8 là rất tốt, sẽ khắc phục được những bất cập trên. Chắc chắn tính tập thể, tính cộng đồng cao, tạo điều kiện cho mọi thành viên (đặc biệt là HS trung bình và yếu ) hoạt động. Hơn nữa, châm ngôn có câu : " Học Thầy không tày học bạn ", vì vậy PP tổ chức HS học tập hợp tác theo nhóm nhỏ tạo điều kiện cho các em giúp đỡ lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau và tình cảm bạn bè càng sâu sắc hơn.
Một vấn đề đặt ra là vận dụng PP tổ chức học sinh học tập hợp tác theo nhóm nhỏ như thế nào để phát huy được tính tích cực của tất cả mọi HS đồng thời đem lại hiệu quả thiết thực về đức dục và trí dục.
Xuất phát từ cơ sở trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu, vận dụng nội dung trên vào việc giảng dạy và ghi lại những việc làm của mình thành văn bản này .
B- Giải quyết vấn đề
I - Quan điểm nhận thức của giáo viên :
Giáo viên phải nhận thức được rằng tổ chức HS học tập hợp tác hoạt động theo nhóm nhỏ đây không phải là phương pháp dạy học, mà là một phương pháp tổ chức cho học sinh học tập, HS tự nghiên cứu, tự nhận thức bằng cách hợp tác hoạt động theo nhóm nhỏ dưới sự hướng dẫn của GV.
II- Mục tiêu của phương pháp tổ chức HS hợp táchoạt động theo nhóm nhỏ :
1-Tạo điều kiện cho học sinh hợp tác với nhau hoạt động trong tập thể nhỏ, giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ nhau, học hỏi lẫn nhau trong học tập, nâng cao nhận thức của từng em kể cả những em yếu, để nghiên cứu một thí nghiệm đơn giản để hoàn thành nhiệm vụ mà GV nên ra.
2- Rèn luyện cho học sinh phương pháp nghiên cứu, phương pháp thảo luận , tìm tòi kiến thức, tự phát hiện kiến thức mới hoặc vận dụng kiến thức cũ để làm bài tập.
3- GDĐĐ tinh thần đoàn kết, tính tập thể, tình bè bạn, gắn bó, giúp đỡ nhau trong học tập .
III -Nội dung phương pháp tổ chức học tập hợp tác theo nhóm nhỏ :
*Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học môn hoá học được thực hiện khi :
1- Nhóm học sinh nghiên cứu thực hiện các thí nghiệm hoá học nhỏ, để rút ra kết luận về tích chất của từng chất, điều chế 1 chất.....
2- Nhóm HS hợp tác thảo luận để tìm ra lời giải của 1 bài tập, 1 nhận xét, 1 kết luận nào đó .
3-Nhóm HS cùng thực hiện 1 nhiệm vụ mà giáo viên giao cho v.v
IV-Yêu cầu của phơng pháp tổ chức học tập hợp tác theo nhóm nhỏ :
Để phát huy tính tích cực của học tập hợp tác theo nhóm nhỏ cần để đảm bảo 1 số yêu cầu nh sau :
1-Về cơ sở vật chất :
* Phải có đầy đủ thiết bị, dụng cụ, hoá chất cần thiết phục vụ trong các tiết dạy .
* Khi vận dụng PP tổ chức HS học tập theo nhóm trong những tiết nghiên cứu thí nghiệm hoá học thì yêu cầu phải học trong phòng chức năng, với những trường chưa có phòng chức năng như chúng tôi thì việc vận dụng PP này lại càng khó khăn, xong tuỳ từng điều kiện cụ thể mà GV có thể khắc phục .
2- Đối với GV:
*GV phải thực sự nhiệt tình, yêu nghề, say sưa với việc nghiên cứu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, phải kiên trì , có thời gian .
*Việc tổ chức học tập hợp tác theo nhóm nhỏ yêu cầu người GV phải tích cực chuẩn bị và sử dụng thiết bị, dụng cụ và hoá chất trong tiết học, tạo điều kiện cho HS có môi trường nghiên cứu, tìm tòi, khám phá các kiến thức khoa học. Đặc biệt là GV phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo ra các PHT phù hợp với nội dung của từng bài học, để định hướng và yêu cầu HS hoàn thành và rút ra kết luận về kiến thức cần thiết .
* GV phải tiến hành phân loại HS, phân công chỗ ngồi cho các HS, sao cho bàn nào cũng có em khá, em yếu, chia các nhóm ngay từ đầu năm học thành 2 loại nhóm :
+ Nhóm thường xuyên : mỗi bàn / 1 nhóm ( 4-5 em )
+ Nhóm cơ động : 2 bàn / 1 nhóm ( 8-10 em)
- Đặt tên cụ thể nhóm 1,2,3,4,5........
- Có thể thay đổi nhóm theo đặc thù của từng tiết dạy, từng công việc hoạt động theo yêu cầu của GV
+ Thí dụ : Những tiết lý thuyết đơn thuần , không yêu cầu học sinh phải làm thí nghiệm thì GV cho học sinh hoạt động theo mẫu nhóm thường xuyên, tức là tổ chức hoạt động học tập, thảo luận, tìm tòi kiến thức theo từng bàn/nhóm.
( 1 lớp thường có 12 nhóm thường xuyên bằng 12 bàn) .
+ Những tiết học sinh phải trực tiếp làm các thí nghiệm đơn giản để tìm ra các kết luận về kiến thức thì sử dụng các nhóm học tập cơ động . tức là học sinh thực hiện hoạt động học tập theo 2 bàn / 1 nhóm . (1 lớp thường có 6 nhóm cơ động ) nhóm này không cố định , ít hoạt động hơn là nhóm thường xuyên .
*Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ không phải bài nào cũng vận dụng được, có những bài yêu cầu học sinh phải tự nghiên cứu, tự hoạt động theo từng cá nhân để phát huy vai trò của mình, có tiết chỉ có thể tổ chức trong từng phần kiến thức nhỏ của bài. Vì vậy yêu cầu mỗi GV phảI nghiên cứu kĩ nội dung chương trình SGK để có thể thiết kế nội dung bàI giảng của mình theo PP tổ chức HS học tập hợp tác theo nhóm nhỏ .
c- Với học sinh :
*Khi tổ chức học sinh học tập hợp tác theo nhóm nhỏ để nghiên cứu thí nghiệm hoá học thì yêu cầu nề nếp HS phải thật nghiêm ngặt:
+ Mỗi nhóm hoạt động nghiên cứu thí nghiệm hoá học cần phải đảm bảo đúng các nguyên tắc làm thí nghiệm hoá học mà GV đã hớng dẫn trước đấy và trong từng bài cụ thể.
+ Các thành viên của nhóm phải tích cực hoạt động, cẩn thận , khéo léo, làm đúng theo sự hướng dẫn của GV và nhóm trưởng.
+ Trật tự, ngăn lắp, tránh đổ vỡ dụng cụ hoá chất, gây nguy hiểm cho mọi người
* Yêu cầu HS phải thực sự nghiêm túc, nhiệt tình, hăng hái học tập, có hứng thú cùng các bạn nghiên cứu thí nghiệm, nghiên cứu SGK, tranh cãi thảo luận để tìm ra kiến thức .
*Khi thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm thì nhóm trưởng phải phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm để thực hiện 1 nhiệm vụ nhất định :
* Thí dụ : Phân công các thành viên nh sau :
- Nhóm trưởng : phụ trách chung .
- Thư ký nhóm : ghi chép những hiện tượng trong thí nghiệm ...
- Các thành viên trong nhóm : Mỗi thành viên trong nhóm phải được phân công một nhiệm vụ cụ thể.
*Khi hoạt động học tập để thực hiện nhiêm vụ mà nhóm trưởng phân công yêu cầu các thành viên trong nhóm phải hoạt động tích cực, phối hợp nhịp nhàng với nhau, bảo ban, giúp đỡ nhau, nhóm trưởng điều khiển hoạt động của nhóm , thảo luận, thống nhất, ghi chép và báo cáo kết quả của nhóm .
*Trong quá trình học tập thì có thể chỉ đạo nhóm thay đổi ví trí hoạt động của từng thành viên trong nhóm tạo điều kiện cho HS phát huy vai trò của bản thân trong nhiều điều kiện khác nhau .
*Đặc biệt chú ý trong các nhóm học sinh khá phải giúp đỡ phân công , hướng dẫn những học sinh yếu , trung bình thực hiện nhiệm vụ học tập , chủ động , tích cực nắm kiến thức .
V- Vận dụng phương pháp tổ chức HS học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong tiết lên lớp môn hoá học lớp 8 :
1 -Tổ chức HS học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong thí nghiệm hoá học:
a-Thí nghiệm trong dạy học hoá học đợc sử dụng theo nhiều cách khác nhau để đạt được mục đích nhất định .
*Thí nghiệm do GV biểu diễn , qua đó cho HS quan sát nghiên cứu để tìm ra kiến thức mới hoặc chứng minh tính chất của một chất .
*Khi học có những tiết học cần yêu cầu nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm hoá học để rút ra kiến thức mới dưới sự điều khiển, hướng đẫn của GV( như tiết học về tính chất hoá học) hoặc nhóm HS làm thí nghiệm để chứng minh tính chất của một chất ( tiết thực hành ), tôi đã vận dụng phương pháp tổ chức HS học tập hợp tác theo nhóm nhỏ theo nhóm cơ động (2 bàn / 1 nhóm), vì dụng cụ hoá chất chuẩn bị cho các nhóm làm còn hạn chế, mỗi lớp có thể từ 4 đến 6 bộ đồ dùng thiết bị hoá chất là vừa đủ.
*Nếu khi cần phải hoạt động học tập theo nhóm cơ động thì 2 nhóm trưởng có thể tự phân công nhau (1người là nhóm trưởng,1 người là nhóm phó), bảo nhau điều khiển hoạt động của nhóm mình , quán xuyến chỉ dẫn những bạn chưa biết , giải thích các hiện tượng , thảo luận thống nhất ý kiến trong nhóm, về kiến thức tiếp thu được.
b-Trong quá trình tổ chức học tập hợp tác theo nhóm nhỏ , người GV phải giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm tuỳ theo yêu cầu của bài , và theo dõi để có thể giúp đỡ , định hướng, điều chỉnh kịp thời hoạt động của mỗi nhóm đi đúng hướng của GV.
Khi tiến hành nghiên cứu thí nghiệm, thì nhóm trưởng phải phân công thay đổi vị trí, nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm, tạo điều kiện để mọi thành viên đều được tham gia làm thí nghiệm để họ có cơ hội phát huy vai trò cá nhân của mình và mạnh dạn hoạt động hơn.
c-Tuỳ theo mục tiêu của từng bài, từng cách tiến hành thí nghiệm mà yêu cầu HS khai thác kiến thức ở mức độ khác nhau . Mức tích cực nhất là yêu cầu HS phải :
+ Nắm được mục đích của thí nghiệm .
+ Nêu được cách tiến hành thí nghiệm .
+ nhóm HS tiến hành làm thí nghiệm .
+ Quan sát và mô tả được hiện tượng .
+ Giải thích được hiện tượng .
+ Rút ra kết luận về kiến thức qua thí nghiệm .
d- Khi tổ chức học sinh học tập hợp tác theo nhóm nhỏ để nghiên cứu thí nghiệm hoá học thì yêu cầu nề nếp HS phải thật nghiêm ngặt :
+ Mỗi nhóm hoạt động nghiên cứu thí nghiệm hoá học cần phải đảm bảo đúng các nguyên tắc làm thí nghiệm hoá học mà GV đã hướng dẫn trước đấy và trong từng bài cụ thể.
+ Các thành viên của nhóm phải tích cực hoạt động, cẩn thận , khéo léo, làm đúng theo sự hướng dẫn của GV và nhóm trưởng.
+ Trật tự, ngăn lắp, tránh đổ vỡ dụng cụ hoá chất, gây nguy hiểm cho mọi người
đ- Các khâu của hoạt động nhận thức khi tiến hành thí nghiệm hoá học.
- GV hướng dẫn mục đích, yêu cầu của thí nghiệm.
- GV nêu cách tiến hành thí nghiệm ( theo yêu cầu của bài ), các điều cần chú ý khi làm thí nghiệm.
-Phát PHT hoặc nội dung yêu cầu HS hoàn thành .
-Hoạt động theo nhóm nhỏ:
+ Học sinh nhận dụng cụ.
+ Nhóm trưởng phân công cho các thành viên trong nhóm.
+ Nhóm HS tiến hành thí nghiệm .
+Thư ký ghi chép.
+ Nhóm trưởng hướng dẫn, chỉ đạo thảo luận theo nhóm, thống nhất ý kiến để rút ra kết luận hoặc trả lời câu hỏi.
+ Nhóm phân công các thành viên thay nhau báo cáo trước lớp .
e- Những bài trong chương trình hoá học lớp 8 tôi đã từng phần tiến hành thí nghiệm như :
Chương 1 : Chất, nguyên tử, phân tử .
+ Bài 1: Mở đầu môn hoá học
+ Bài 2: Chất .
+ Bài 3 : Bài thực hành 1.
+ Bài 7: Bài thực hành 2
Chương 2 : Phản ứng hoá học .
+ Bài 12 : Sự biến đổi chất .
+ Bài 13 : Phản ứng hoá học .
+ bài 14 : Bài thực hành 3.
+ Bài 15 : Định luật bảo toàn khối lượng .
Chương 4 : O xi – Không khí .
+ Bài 24 : Tính chất của o xi
+ Bài 27 : Điều chế khí o xi – Phản ứng phân huỷ .
+ Bài 28 : Không khí – sự cháy .
+ Bài 30 : Bài thực hành 4.
Chương 5 : Hiđrô - Nước .
+ Bài 31 : Tính chất – ứng dụng của hiđrô.
+ Bài 33 : Điều chế khí Hiđrô - Phản ứng thế .
+ Bài 35 : Bài thực hành 5 .
+ Bài 36 : Nước .
+ Bài 39 : Bài thực hành 6 .
Chương 6 : Dung dịch .
+ Bài 40 : Dung dịch .
+ Bài 41 : Độ tan của một chất trong nước .
+ Bài 43 : Pha chế dung dịch .
+ Bài 45 : Bài thực hành 7.
f- Ví dụ minh hoạ :
*Ví dụ 1 : Dạy bài tiết 21 : Định luật bảo toàn khối lượng .
Phần I : Tiến hành thí nghiệm
- GV nêu mục đích thí nghiệm là nghiên cứu về khối lượng của các chất trước và sau phản ứng hoá học .
-GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm , nêu yêu cầu thí nghiệm theo phiếu học tập :
HS tiến hành thí nghiệm, quan sát, và hoàn thành PHT sau đây:
Các bước tiến hành thí nghiệm
Yêu cầu của PHT
Bước 1: Cân 2 cốc hoá chất
Bước 2: Đổ cốc 2 sang cốc 1, quan sát hiện tượng .
Bước 3 : Cân 2 cốc hoá chất sau thí nghiệm .
- Quan sát vị trí kim của cân trước khi thí nghiệm.
- Quan sát màu của hoá chất trong 2 cốc trước khi thí nghiệm ?
-Có phản ứng hoá học xảy ra không ?
-Nếu có, hãy nêu dấu hiệu của phản ứng ?
-Quan sát vị trí kim của cân sau khi thí nghiệm
- Qua thí nghiệm ta rút ra kết luận gì về khối lượng của các chất trước và sau phản ứng hoá học ?
- Nhóm HS tiến hành thí nghiệm, quan sát, ghi chép, thảo luận nhóm, rút ra nhận xét, kết luận .
-Trong quá trình hoạt động hợp tác theo nhóm, thì nhóm trưởng phải phân công cụ thể công việc cho các thành viên trong nhóm . Cụ thể nh sau :
Các thành viên trong nhóm
Nhiệm vụ
Nhóm trưởng
Thư kí
Các thành viên :
Thành viên 1
Thành viên 2
Thành viên 3
Các thành viên khác :
-Nhóm trưởng :
Phân công nhiệm vụ, điều khiển thảo luận
Ghi chép kết quả thí nghiệm vào phiếu học tập
Quan sát kim của cân, màu sắc, trạng thái của hoá chất trước và sau phản ứng.
Cân 2 cốc trước thí nghiệm .
Đổ cốc 2 sang cốc 1 .
Cân 2 cốc sau thí nghiệm.
Quan sát, nhận xét kim của cân, màu sắc dung dịch, hiện tượng phản ứng trong thí nghiệm.
Chỉ đạo, điều khiển các thành viên, thảo luận, rút ra kết luận chung - báo cáo kết quả của nhóm.
* ví dụ 2: Bài thực hành số 4 : Điều chế - thu oxy, thử tính chất của oxy.
Thí nghiệm 1 : Điều chế - thu oxy
Để kết quả thí nghiệm thành công thì việc hoạt động hợp tác theo nhóm phải được phân công rõ ràng :
Các thành viên
Nhiệm vụ
Nhóm trởng :
Thư ký :
Các thành viên :
Thành viên 1 :
Thành viên 2 :
Các thành viên khác :
Nhóm trởng :
Phân công nhiệm vụ, điều khiển, phụ trách chung.
Ghi chép kết quả thí nghiệm .
Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, thu khí oxy qua không khí hoặc qua nước .
-Tiến hành TN, giữ kẹp gỗ, đốt ống nghiệm chứa KMnO4
-Giữ lọ, thu khí o xi qua không khí hoặc qua nước
-Quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét hiện tượng, giải thích, viết PTHH .
Chỉ đạo các thành viên thảo luận nhóm.
2–Tổ chức HS học tập hợp tác theo nhóm nhỏ để thảo luận để tìm ra lời giải của 1 bài tập, 1 nhận xét, 1 kết luận nào đó hoặc cùng thực hiện 1 nhiệm vụ trong PHT mà GV yêu cầu .
*Trong 1 số bài giảng, GV căn cứ vào 1 bài tập nào đó, hoặc căn cứ vào kiến thức cũ, kiến thức thực tế mà học sinh đã biết, yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động học tập hợp tác theo nhóm, thảo luận và hoàn thành 1 bài tập hoặc 1 PHT cụ thể, qua đó có thể rút ra kiến thức mới.
*Học sinh phải tích cực tư duy lo- gic, sáng tạo tìm ra những căn cứ, những dữ kiện, những đại lượng liên quan đến bài tập hoặc liên quan tới yêu cầu của PHT, vận dụng linh hoạt kiến thức thực tế , kiến thức cũ đã học vào giải bài tập hoặc tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới .
*GV thường dùng bảng phụ đưa ra yêu cầu của PHT ( đó có thể là một bài tập, hoặc một yêu cầu nào đó của GV đối với HS phải thực hiện trong tiết học ). GV chuẩn bị sẵn mỗi nhóm HS một PHT , có kích thước bằng 1/2tờ giấy A4, trên đó có ghi nội dung yêu cầu của PHT, nội dung PHT phải rõ ràng, ngắn gọn, phù hợp với nội dung của từng bài .
Xong để giảm bớt sự chuẩn bị phiền phức tôi đã quy định cho HS : “ở một số phần kiến thức khi nghiên cứu ta có thể coi vở nháp của mình là PHT và thực hiện yêu cầu nhận thức vào đó”. Sáng kiến này không những làm giảm bớt sự phức tạp khi tổ chức cho HS hoạt động mà còn xây dựng, củng cố đợc nền nếp : “sử dụng vở nháp cho HS ” trong quá trình học tập.
*Ví dụ minh hoạ :
Ví dụ 1: Dạy bài 22. Tính theo phương trình hoá học.
+ GV treo bảng phụ, yêu cầu học sinh thực hiện bài tập số 1( thực hiện ngay trên vở nháp của mình )
Cho PTHH :
CaCO3 to+ CaO + CO2
Biết mCaCO3 = 50(g) . Tính m của CaO thu được.
+ Yêu cầu HS thực hiện PHT:
Hãy tính :
a- Tìm n của CaCO3
b - Viết PH hoá học
c - So sánh n CaO với n CaCO3 , tìm nCaO
d - Tìm mCaO
+ Thảo luận nhóm, hãy rút ra các bước tiến hành bài toán tính theo PTHH.
(Sau khi học sinh giải bài tập, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm, tiến hành thảo luận trên lớp , đại diện các nhóm báo cáo, HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến cả lớp và rút ra kết luận )
Ví dụ 2 : Bài 31, tiết 47: Bài T/c, ứng dụng của hiđro
Khi giảng phần tính chất vật lý của hi đro
GVtreo bảng phụ, yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi ( HS chuẩn bị phần trả lời vào vở nháp )
+ Quan sát khí H2 trong ống nghiệm và nhận xét về trạng thái, màu sắc khí H2 ?
+Tại sao quả bóng bay đợc bơm khí H2 bay cao hơn quả bóng bay bơm không khí?
+ Tính DH2 / kk = ?
+ Cho biết 1lít nước ( ở nhiệt độ 15 o C ) hoà tan 20 ml khí H2. Còn 1 líl nước hoà tan 31 ml khí O2, nhận xét độ tan của H2 trong nước?
Ví dụ 3 : Khi dạy bài : “ nước “. Phần :Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, chống ô nhiễm nguồn nước.
Tôi đã treo bảng phụ yêu cầu HS nghiên cứu thực tế, nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi sau đây :
+ Hãy đưa ra các dẫn chứng về vai trò của nước trong đời sống và sản xuất ?
+ Nêu tình trạng của nguồn nước ngọt hiện nay ?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến nguồn nước ngọt bị ô nhiễm ?
+ Cách khắc phục ?
* Trong quá trình HS hoạt động tìm hiểu thực tế , tìm hiểu SGK, tìm hiểu kiến thức cũ để hoàn thành nhiệm vụ mà GV yêu cầu thì HS phải luôn luôn hợp tác với nhau, bàn bạc với nhau, bổ sung những kiến thức cho nhau, giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chúng rất vui mừng khi kết quả hoạt động tốt, hả hê khi tích cực làm việc mà đem lại hiệu quả, qua đó tình cảm bè bạn càng thắm thiết, càng trong sáng, tính cộng đồng càng đợc nâng cao .
* Một yêu cầu không thể thiếu của hoạt động học tập hợp tác theo nhóm nhỏ là hoàn thành PHT do thư ký ghi chép, đại diện nhóm báo cáo trước lớp, coi đây là thành quả , là bằng chứng hoạt động học tập của nhóm mình .
* Hầu hết các bài trong chương trình SGK hoá học lớp 8( kể cả các tiết lí thuyết như chương 3: Mol và tính toán hoá học hoặc các bài luyện tập ) tôi đều vận dụng phương pháp tổ chức HS học tập hợp tác theo nhóm, tạo điều kiện cho HS hăng hái học tập trong tập thể, có hứng thú, say mê học tập hơn
3 - Hoạt động thảo luận theo lớp:
*Mục đích của việc thảo luận theo lớp là HS tự tranh luận, đi đến thống nhất và rút ra kiến thức đúng của bài dới sự chỉ đạo , điều khiển của GV.
*Các bước tổ chức thảo luận theo lớp :
+ Các nhóm đại diện báo cáo.
+ Đaị diện các nhóm khác để nhận xét, bổ sung ý kiến.
+ Thống nhất ý kiến cả lớp.
+GV nhận xét tổng kết, khắc sâu kiến thức học sinh đã tổng kết, đi đến thống nhất về kiến thức .
* Khi báo cáo kết quả hoạt động theo yêu cầu của GV, không chỉ yêu cầu nhóm trưởng báo cáo , mà phải thay đổi nhau các thành viên trong nhóm báo cáo , giải thích hiện tượng , so sánh , tổng hợp kiến thức , kết luận vấn đề nào đó để mỗi học sinh có thể phát huy vai trò cá nhân của mình và mạnh dạn hoạt động nhận thức hơn , qua đó GV có thể đánh giá được nhận thức của học sinh để điều chỉnh hoạt động của các em theo mục tiêu bài dạy.
* Điều đáng lưu ý ở đây là khi thảo luận GV không chỉ gọi các em nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký để báo cáo, mà còn gọi cả những em thuộc thành viên của nhóm, báo cáo kết quả, giải thích, rút ra kết luận, thậm trí gọi cả những em học lực yếu và ít hoạt động, nếu lần đầu chưa phát biểu được thì lần thứ 2, thứ 3 phải phát biểu và giao nhiệm vụ cho cả nhóm phải có trách nhiệm giúp đỡ tạo điều kiện cho các bạn đó được hoạt động, được thảo luận sao cho tất cả mọi thành viên trong nhóm phải biết, hiểu và báo cáo được những kiến thức đã tiếp thu
*Muốn đạt được yêu cầu trên đây thì khi hoạt động học tập hợp tác theo nhóm nhỏ để thực hiện1 bài tập hoặc 1 yêu cầu của PHT, nhóm trưởng phải điều khiển cho nhóm thảo luận, bàn bạc, giúp đỡ nhau sao cho tất cả mọi thành viên trong nhóm đều có thể giải thích được vấn đề, hiểu được phương pháp làm, cơ sở khoa học của từng vấn đề và từng bước giải quyết vấn đề như thế nào .......
Trong nhóm nếu 1 thành viên nào đó không hiểu hoặc chưa có ý thức học tập thảo luận, bàn bạc thì trách nhiệm thuộc về nhóm trưởng và các thành viên khác trong nhóm. Từ đó nâng cao được tính cộng đồng, tinh thần tập thể của cảc thành viên trong nhóm.
*Nếu trong 1 nhóm những thành viên ít hoạt động, hoặc nhận thức chưa nhanh mà từng lúc có ý thức xung phong báo cáo, tích cực hoạt động thì GV phải động viên kịp thời có thể cho điểm tốt cả nhóm, để khuyến khích tinh thần giúp đỡ nhau trong hoạt động học tập của nhóm .
VI-Vận dụng phương pháp tổ chức HS học tập hợp tác theo nhóm nhỏ để thực hiện chuyên đề :
Tôi đã đi sâu tìm hiểu PP tổ chức học tập này để thực hiện chuyên đề ở môn hoá học lớp 8 năm học 2004- 2005 ở cấp trường rất thành công .
*Thực hiện dạy minh hoạ bài : "Tính chất của Hiđrô - ứng dụng của Hiđrô"
(Tiết 2)
Phần II : Tính chất hoá học (Tiếp theo)
2-Tác dụng với đồng II o xít .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
-GVnêu mục đích TN
-Giới thiệu dụng cụ, hoá chất và cách nắp ráp TN
-GV treo bảng phụ, nêu yêu cầu của PHT
- Phát PHT cho HS .
-Thử độ tinh khiết của Hiđro, cho khí Hiđro đi qua bột CuO mầu đen ở nhiệt độ thường .
-Cho khí Hiđro đi qua bột CuO mầu đen ở nhiệt độ cao ( 400oC)
-Hướng dẫn HS thảo luận nhóm .
-Hướng dẫn HS thảo luận theo lớp .
* Nội dung PHT:
-ở nhiệt độ thường, có phản ứng xảy ra không ?
-ở nhiệt độ cao (400oC) có phản ứng xảy ra không ?
-Có hiện tượng gì?
-Viết PTHH của phản ứng ?
-GV uốn nắn, thống nhất ý kiến toàn lớp, rút ra kết luận .
-HS hiểu mục đích TN.
-HS biết được các dụng cụ, hoá chất và cách nắp ráp TN
-HS tìm hiểu yêu cầu, nội dung PHT.
HS phân công thư kí ghi chép kết quả hoạt động .
-HS quan sát theo dõi thí nghiệm, nhận xét hiện tượng TN ở nhiệt độ thường
- HS quan sát, theo dõi TN, nhận xét hiện tượng TN ở nhiệt độ cao.
-HS thảo luận theo nhóm nhỏ, ghi vào PHT .
-HS thảo luận theo lớp, HS đại diện các nhóm báo cáo, đại diện các nhóm khác nhận xét bổ sung, r
File đính kèm:
- KN day hoa 8.doc