Đề tài Lựa chọn ý kiến cá nhân hay tập thể của học sinh để góp phần hoàn chỉnh thí nghiệm vật lý 7

Trong các năm học gần đây, học lực của học sinh có phần giảm xuống. Đứng trước tình hình này, mỗi người thầy ai cũng bâng khuâng và luôn tìm kiếm biện pháp để khắc phục. Tôi là một giáo viên dạy vật lý cũng không ngoại lệ. Trên con đường đi tìm biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh học tốt hơn, tôi phát hiện một vấn đề nan giải. Học sinh học yếu môn vật lý không hẳn do các em mà cơ bản là do thầy. Bởi dạy học vật lý thì không thể không nói đến thí nghiệm

doc16 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lựa chọn ý kiến cá nhân hay tập thể của học sinh để góp phần hoàn chỉnh thí nghiệm vật lý 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang A. Đặt vấn đề 3 B. Giải quyết vấn 4 Ví dụ 1 5 Ví dụ 2 6 Ví dụ 3 9 Ví dụ 4 10 Ví dụ 5 11 DẠNH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1. ThS Thạc sĩ 2. PGS Phó giáo sư 3. SGK Sách giáo khoa 4. GV Giáo viên 5. HS Học sinh 6. VD Ví dụ 7. K Học sinh chưa hiểu bài A. Đặt vấn đề Trong các năm học gần đây, học lực của học sinh có phần giảm xuống. Đứng trước tình hình này, mỗi người thầy ai cũng bâng khuâng và luôn tìm kiếm biện pháp để khắc phục. Tôi là một giáo viên dạy vật lý cũng không ngoại lệ. Trên con đường đi tìm biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh học tốt hơn, tôi phát hiện một vấn đề nan giải. Học sinh học yếu môn vật lý không hẳn do các em mà cơ bản là do thầy. Bởi dạy học vật lý thì không thể không nói đến thí nghiệm. Tuy nhiên, thí nghiệm thành công thì chưa đủ để hoàn chỉnh thí nghiệm. Nó phải lệ thuộc vào sự phản hồi từ phía học sinh. Ý kiến của học sinh đóng góp cho các bước thí nghiệm là yếu tố rất quan trọng để hoàn chỉnh thí nghiệm. Nhưng nếu thầy cho trò thỏa mãn phát biểu để thầy lựa chọn ý kiến thì thật khó mà hoàn chỉnh thí nghiệm. Vì trong vật lý, khi đưa ra một vấn đề, một hiện tượng nào đó thì có rất nhiều ý kiến khác nhau mà nhìn chung ý kiến nào cũng có lý. Có những thí nghiệm chỉ cần một hai ý kiến là đủ hoàn chỉnh và cũng có những thí nghiệm cần đến số đông ý kiến. Vậy “lựa chọn ý kiến cá nhân hay tập thể của học sinh để góp phần hoàn chỉnh thí nghiệm vật lý 7”. Đó là lý do tôi chọn đề tài này. B. Giải quyết vấn đề Trong dạy học vật lý, khi người thầy làm một thí nghiệm biểu diễn cho học sinh theo dõi, về cơ bản thí nghiệm đã thành công. Đến bước lấy ý kiến kết quả quan sát của học sinh để hình thành nên khái niệm hay định luật vật lý thì giáo viên thường hay lúng túng. Bỡi vì sẽ có nhiều ý kiến của học sinh đưa ra cho kết quả thí nghiệm. Nếu thầy không khéo lựa chọn ý kiến thì rất khó để sử dụng kết quả thí nghiệm đúng mục đích. Thậm chó sẽ phải mất thời gian để làm lại thí nghiệm thêm một lần nữa mà chưa chắc đã thành công như ban đầu. Dẫn đến học sinh nghi ngờ khái niệm, nghi ngờ định luật vật lý. Điều này làm cho học sinh mất cân bằng mà điều ứng, đồng hóa không thích nghi để lập lại cân bằng ở một trình độ cao hơn thì phản bác lại học thuyết của J.Piaget (nhà lý luận học người Pháp). Theo ông, trẻ em phát triển trí tuệ, đạt đến một phẩm chất tâm lý đều phải trải qua các giai đoạn: Mất cân bằng, điều ứng, đồng hóa, thích nghi lập lại cân bằng ở một trình độ cao hơn. Thoạt đầu, trẻ em chịu tác động của môi trường bên ngoài, mất cân bằng về sinh học hay tâm lý. Lúc đó nhờ vào cấu trúc sẵn có của cơ thể, trẻ em thực hiện các hành động tự phát của toàn bộ cơ thể để lập lại cân bằng, thích nghi với môi trường, với hoàn cảnh và suy rộng ra là với những tác động bên ngoài xã hội vào bản thân, sự thích nghi được thực hiện qua cơ chế điều ứng và đồng hóa. Điều ứng là huy động tất cả khả năng có thể có của bản thân để vượt qua được khó khăn do tác động của môi trường. Đồng hóa là sử lý các tác động của môi trường, tạo ra sự thống nhất giữa môi trường với bản thân. Như vậy, sự thích nghi được tạo ra bằng cơ chế hoạt động thực tiễn, trong đó có hành động trí tuệ. Tri thức và năng lực nảy sinh và hình thành từ hoạt động. (Trích bài giảng môn Lý luận dạy học vật lý – trang 9, của giảng viên ThS. Cao Thị Song Hương, biên soạn từ quyển Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông của PGS. Nguyễn Đức Thâm – nhà xuất bản đại học sư phạm năm 2002; dựa trên quyển Piaget, J: Ou va I’education. Collection Folio / Essais UNESCO. 1988). Cho nên, người thầy thường hay rơi vào tình trạng vắt công dã tràng. Nghĩa là, thầy chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm thật kỉ, trước khi lên lớp đã làm thí nghiệm thử thành công. Khi lên lớp làm lại cũng thành công nhưng khi phối hợp với ý kiến của học sinh không khớp ở chỗ lựa chọn các ý kiến không phù hợp thì thành công thí nghiệm cũng như không. Thậm chí làm cho học sinh không tin tưởng vào kết quả thí nghiệm. Từ đó học sinh chán học và dĩ nhiên học lực sẽ giảm xuống rõ rệch. Nếu người thầy rơi vào tình trạng như trên thì cần phải làm gì để giúp học sinh lấy lại cân bằng ở một trình độ cao hơn. Sau đây là mộ số biện pháp cụ thể nhằm giúp giáo viên lựa chọn ý kiến cá nhân hay tập thể của học sinh để góp phần hoàn chỉnh trong thí nghiệm vật lý 7. Ví dụ 1. (Bài 4. Đinh lật phản xạ ánh sáng – SGK vật lý 7, trang 12). Dùng thí nghiệm để hình thành định luật phản xạ ánh sáng. Thí nghiệm: Dùng đèn pin chiếu một tia tới SI lên một gương phẳng đặt vuông góc với một tờ giấy như hình vẽ. Tia này đi là là trên mặt tờ giấy, khi gặp gương tia sáng bị hắt lại, cho tia IR gọi là tia phản xạ. R I S N N Hình VD1.1 Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. Đây là loại thí nghiệm cần lấy ý kiến số đông của học sinh (ý kiến tập thể). Cho nên giáo viên đặt câu hỏi cần nhiều ý kiến trả lời và được sự đồng tình của cả lớp. GV: Cho tia tới SI đi là là trên mặt tờ giấy, hày quan sát và cho biết tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào? HS: Rõ ràng tia phản xạ IR nằm trên mặt phẳng tờ giấy. GV: Theo em (HS2) thì (HS1) đúng hay sai? HS2: nhận xét HS1 đúng. GV: Em (HS3) có đồng ý với hai bạn … và … không? HS3: Có. GV: Vậy cả lớp có đồng ý là tia phản xạ IR cùng nằm trên một mặt phẳng với tia tới SI không? Cả lớp: Có. à Kết luận 1: Tia phản xạ, tia tới và đường phán tuyến nằm trên cùng một mặt phẳng. Tiếp tục: GV yêu cầu HS đo số đo góc tới và góc phản xạ. Hai HS cùng đo à chúng bằng nhau. GV: yêu cầu HS3 thay đổi giá trị góc tới và yêu cầu HS4 đo góc phản xạ. Hai HS cùng thực hiện à chúng bằng nhau. I S R N Hình VD1.2 Đến đây, nếu GV đưa ra kết luận 2 thì dể làm cho các HS còn lại nghi ngờ. Cho nên GV cần nhấn mạnh độ chính xác của kết luận 2 bằng cách cho HS hoạt động nhóm để làm thí nghiệm kiểm tra. Như vậy chỗ khó của thí nghiệm này là GV vội đưa ra kết luận 2. Mặc dù đúng nhưng trong thâm tâm HS còn nghi ngờ chưa được giải quyết. Vô tình đưa chúng ta quay lại phương pháp dạy học cũ: “GV gán kết quả cho HS”. Ví dụ 2: (Bài 11. Độ cao của âm. SGK vật lý 7, trang 31). Thí nghiệm về sự dao động nhanh chậm của con lắc đơn. Thí nghiệm: Treo hai con lắc có chiều dài 40cm và 20cm, kéo chúng lệch ra khỏi vị trí đứng yên ban đầu rồi thả cho chúng dao động như hình vẽ. (Mời xem hinh) a) b) Hình VD2.1 Đây là loại thí nghiệm cần lấy ý kiến cá nhân của học sinh. Khi đếm số dao động của hai con lắc a), b) thì phần đông học sinh đếm nhằm ở chỗ đếm sớm hoặc đếm trể, dẫn đến nhiều kết quả cho số dao động của cùng một con lắc. Nếu giáo viên lấy nhiều ý kiến cho một con lắc mà có hai kết quả khác nhau (11 và 12 dao động chẳn hạn) thì giáo viên buộc phải làm lại thí nghiệm. Khi đó có nhiều tình huống xảy ra: hoặc thí nghiệm không thành công, hoặc lấy ý kiến số đông dẫn đến lặp lại tình trạng ban đầu. Từ đó thí nghiệm bị nhàm chán. Điều tệ hại hơn là trong đầu học sinh nảy sinh một ý nghĩ liệu số dao động của một con lắc trong 10 giây có sự chênh lệch không rõ ràng?!L… Đứng trên cương vị là một thầy giáo dạy vật lý 7 nhiều năm. Tôi tin chắc là hiện tượng trên có sự lặp lại theo hướng tiêu cực. Sỡ dỉ có hai kết quả cho một con lắc là vì khi hết giờ (hết 10 giây) thì con lắc thực hiện hoặc hoặc hơn – kém dao động, dẫn đến học sinh lấy kết quả gần đúng. (Xem hình minh họa) b) a) Hình VD2.2 hoặc: Hình VD2.3 Theo tôi, trong thí nghiệm này giáo viên nên thực hiện như sau: - Cho dãy lớp đếm số dao động của con lắc a), còn lại đếm số dao động của con lắc b) trong thời gian 10 giây. - Lấy một ý kiến đại diện của mỗi dãy cho kết quả. - Sau đó lấy kết quả này lần lược chia cho 10 để có kết quả số dao động trong 1 giây. Từ đó hình thành nên khái niệm tần số là xong. Với biện pháp trên, mặc dù có học sinh có kết quả khác về số dao động của con lắc, nhưng người đếm (HS) sẽ nghĩ là mình đã đếm thiếu hoặc thừa một dao động và chấp nhận kết quả của bạn, bởi bạn đã được thầy đồng ý rồi. Cũng cần nói thêm là trong thí nghiệm này ta chie cần xác định dao động nhanh – chậm để hình thành nên khái niệm tần số. Chứ không nhất thiết phải cần đến độ chính xác về số dao động của một con lắc, vì trong vật lý có tính tương đối. Vì thế, cái khó của thí nghiệm này là sự chênh lệch số dao động của một con lắc. Giáo viên không nên giải thích chỗ này. Nếu phải giải thích thì phải nói đến nhiều yếu tố: sức cản của không khí, lực căng của dây treo, khối lượng của quả nặng, trọng lực, phương – chiều chuyển động, độ lệch pha… mà những yếu tồ này không phù hợp với khả năng của học sinh lớp 7. Ví dụ 3: (Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát. SGK vật lý 7, trang 48). Thí nghiệm về vật nhiễm điện. Đây là loại thí nghiệm cần lấy ý kiến tập thể của học sinh. Đưa một đầu thước nhựa lại gần các vụn giấy viết như hình vẽ Hình VD3.1 GV: Hãy quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra không? Cả lớp: Không có hiện tượng gì. GV: yêu cầu cả lớp dùng miếng vải khô cọ xát vào thước nhựa rồi đưa từ từ thước nhựa đã được cọ xát lại gần các vụn giấy nhỏ. Có hiện tượng gì xảy ra với các mẫu giấy? Cả lớp thực hiện: Hình VD3.2 Cả lớp cùng đưa ra kết quả: Thước nhựa sau khi được cọ xát với vải khô thì có khả năng hút các vật khác. Với thí nghiệm này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự làm để từng bản thân học sinh đều công nhận kết quả thí nghiệm. Nếu giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn cho thí nghiệm trên thì chỉ thu hút được số ít học sinh; các học sinh còn lại vẫn chưa được thỏa mãm lắm và nảy sinh ý nghĩ là liệu thầy có chiêu gì đó bí ẩn không?!K Ví dụ 4: (Bài 22. Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện. SGK vật lý 7, trang 60). Thí nghiệm về tác dụng nhiệt của dòng điện. Giáo viên bố trí thí nghiệm như hình vẽ: Hình VD4.1 GV: Khi chưa đóng công tắc, có hiện tượng gì xảy ra với các mảnh giấy nhỏ? HS: Các mảnh giấy nhỏ vẫn bình thường. GV: Khi đóng công tắc, có hiện tượng gì xảy ra với các mảnh giấy nhỏ? HS: Các vụn giấy bị bóc cháy và rơi xuống. GV: Hãy chó biết dòng điện gây ra tác dụng gì với dây sắt? HS: Dòng điện gây ra tác dụng nhiện cho dây sắt. à Kết luận: Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên. Hình VD4.2 Sau khi làm thí nghiện hoàn chỉnh, giáo viên cần khẳng định dòng điện có tác dụng nhiệt bằng cách dựa vào ý kiến tập thể của học sinh. Rõ ràng học sinh nào cũng thấy được: sau khi cho dòng điện chạy qua dây sắt thì dây sắt nóng lên và làm cho các mảnh giấy bị bóc cháy. Ngoài ra trong dạy học vật lý, thí nghiệm có thể làm ở các mục khác; mục kiểm tra bài cũ chẳn hạn. Ví dụ 5: Để kiểm tra khả năng tiếp nhận nội dung thực hành của học sinh ở (Bài 6. Thực hành quan sát và vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. SGK vật lý 7, trang 18). Giáo viên có thể đưa ra yêu cầu như sau: Dùng một cây bút và một gương phẳng đặt thẳng đứng. Em hãy đặt cây bút trước gương sao cho ảnh và vật cùng phương nhưng ngược chiều. HS1: Thực hiện theo yêu cầu như hình vẽ Giáo viên yêu cầu HS2 nhận xét HS1. Nếu giáo viên gọi HS2 ngồi ở những vị trí lệch phương với vật và ảnh thì dẫn đến HS2 nhận xét HS1 làm sai. Mặc dù trong trường hợp này HS1 làm chính xác, nhưng HS2 nhận xét là không sai. Vậy ai đúng, ai sai đây?! Rõ ràng là giáo viên sai, vì khi gọi HS2 ngồi ở vị trí lệch phương như trên thì sẽ quan sát được như hình minh họa dưới đây. HS2 Trong trường hợp này, giáo viên cần khéo léo lựa chọn học sinh ngồi trên dãy cùng phương với ảnh và vật để có lời nhận xét chính xác hơn. Tránh được trường hợp mâu thuẩn không có lợi cho học sinh. Trên đây là một số ví dụ và biện pháp thực hiện. Với tôi đây là một sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân và đã áp dụng cho cho toàn khối 7 ở các năm học 2007-2008 và 2008-2009. Kết quả khảo sát thống kê được thể hiện bởi biểu đồ sau: Biểu đồ thống kê tỉ lệ học lực của học sinh với môn Vật lý 7. Ngoài các ví dụ đã nêu như trên. Bản thân còn lập ra bảng phân loại thí nghiệm theo hướng đề tài nghiên cứu ở từng bài học, cụ thể như sau: STT Bài số Trang Chọn ý kiến cá nhân Chọn ý kiến tập thể 1 1 4 X 2 2 6 X 3 3 9 X 4 4* 12 X 5 5 15 X 6 6* 18 X 7 7 20 X 8 8 22 X 9 10 28 X 10 11* 31 X 11 12 34 X 12 13 37 X 13 17* 48 X 14 18 50 X 15 20 55 X 16 22* 60 X 17 23 63 X 18 24 66 X 19 26 72 X C. Kết luận “Lựa chọn ý kiến cá nhân hay tập thể của học sinh để góp phần hoàn chỉnh thí nghiệm vật lý 7” là một đề tài rất quan trọng cho thầy và trò khi tham gia vào quá trình dạy học vật lý 7. Qua kết quả khảo sát thống kê của các năm học trước, tôi nhận thấy rằng: áp dụng sáng kiến kinh nghiệm như trên đã góp phần cho sự nghiệm giáo dục nói chung, cho trường THCS Ba Trinh nói riêng những thành tựu chất lượng giáo dục vượt bậc. Đây là một kinh nghiệm của bản thân, nhưng nếu đọc giả áp dụng trong công tác giảng dạy của mình thì tôi tin chắc sẽ đem lại nhiều thành tựu chất lượng giáo dục đáng kể… Trong thời gian viết sáng kiến, mặc dù bản thân đã cố gắng và tìm tòi những tài liệu có liên quan nhưng cũng không tránh khỏi sai sót. Kính mong quý đồng nghiệp, quý thầy cô nhiệt tình đóng góp để lần sau tái bản được hoàn chỉnh hơn. Thân ái kính chào! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Một số vấn đề cơ bản về phương pháp viết sáng kiến kinh nghiệm. Phạm Phúc Tuy Trưởng khoa CBQL & Nghiệp vụ Trường CĐSP Bình Dương 2. Sách giáo khoa Vật lý 7 Nhà xuất bản giáo dục 3. Lí luận dạy học vật lý ThS. Cao Thị Song Hương Giảng viên trường ĐHSP Đồng Tháp 4. Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông PGS. Nguyễn Đức Thâm Nhà xuất bản Đại học sư phạm

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem rat tot.doc