Đề tài Môn: Toán số 4 (Tiết 1) Thế giới động vật - Chủ đề lớn: Thế giới động vật - Chủ đề nhỏ: Một số con vật sống dưới nước

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 4 biết cách đếm đến 4 và nhận biết đúng chữ số 4.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kĩ năng thao tác với các đối tượng và khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

3. Thái độ, tình cảm:

- Thông qua các hoạt động giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ các con vật.

4. Kết quả trẻ đạt:

- 85 - 90%.

II. CHUẨN BỊ:

- Mỗi trẻ 4 con mèo, 4 con cá và các thẻ số từ 1 - 4 mỗi trẻ 2 thẻ số 4.

- Đồ của cô giống của trẻ.

- Nhóm con gà trống, con chó, con mèo có số lượng là 3.

- 2 bức tranh có dán các nhóm con vật có số lượng là 3, 4.

III. CÁCH TIẾN HÀNH.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 52905 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Môn: Toán số 4 (Tiết 1) Thế giới động vật - Chủ đề lớn: Thế giới động vật - Chủ đề nhỏ: Một số con vật sống dưới nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án hội giảng cấp trường Năm học: 2008-2009 Môn: Toán số 4 (Tiết 1) Đề tài: Thế giới động vật. Chủ đề lớn: Thế giới động vật Chủ đề nhỏ: Một số con vật sống dưới nước Ngày dạy: 27/11/2008 Người dạy: Vũ Thị Thu Huyền Lớp: Mẫu giáo Múi 3 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 4 biết cách đếm đến 4 và nhận biết đúng chữ số 4. 2. Kỹ năng: - Rèn cho trẻ kĩ năng thao tác với các đối tượng và khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ, tình cảm: - Thông qua các hoạt động giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ các con vật. 4. Kết quả trẻ đạt: - 85 - 90%. II. Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 4 con mèo, 4 con cá và các thẻ số từ 1 - 4 mỗi trẻ 2 thẻ số 4. - Đồ của cô giống của trẻ. - Nhóm con gà trống, con chó, con mèo có số lượng là 3. - 2 bức tranh có dán các nhóm con vật có số lượng là 3, 4. III. Cách tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: ổn định tổ chức. Cô làm tiếng gà trống gáy: ò…ó…o…o ò…ó…o…o Lớp mình vừa nghe thấy tiếng gì đấy? Ai giỏi lên tìm giúp cô 3 con gà trống nào? - Cô cho trẻ đếm và tìm thẻ số ứng với nhóm đối tượng. - Đúng rồi, lớp mình lại nghe xem tiếng gì đây nhé: Gâu…gâu…gâu - Bạn nào giỏi lên tìm giúp cô xem những chú chó trốn ở đâu? - Cô cho trẻ đếm và tìm thẻ số ứng với 3 con chó - Chúng mình nghe tiếp này: Meo…meo…meo - Bạn nào tìm giúp cô xem anh em nhà mèo đang ở đâu? - Cô cho trẻ đếm và tìm thẻ số ứng với 3 con mèo. * Hoạt động 2: Tạo nhóm có số lượng 4, nhận biết chữ số 4. - Hôm nay bầu trời trong xanh nên: Anh em mèo trắng Vác giỏ đi câu Cô xếp tất cả nhóm mèo lên bảng. - Nào các con cùng xếp tất cả các chú mèo ra trước mặt thành một hàng ngang từ trái qua phải nào. Ba mèo anh câu Mỗi anh một cá Cô xếp 3 con cá dưới 3 con mèo: X...X…X…X y…y….y Nào! Các con hãy xếp 3 con cá ra giống như cô nào. - Các con đã xếp song chưa? Cô đi kiểm tra xem trẻ nào xếp sai thì sửa cho trẻ. - Chúng mình hãy cùng quan sát và nhận xét xem nhóm cá và nhóm mèo như thế nào với nhau? - Các con đếm cho cô nhóm cá có mấy con? - Đếm cho cô xem nhóm mèo có tất cả mấy con? - Có mời 2 trẻ nhận xét 2 nhóm số mèo với số cá số nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? - Nhóm nào ít hơn? ít hơn là mấy? - Vậy muốn cho số cá bằng số mèo ta phải làm như thế nào? - Cho cả lớp đếm số cá trẻ vừa xếp. - Cho cá nhân trẻ đếm lại số cá. - Cho cả lớp đếm số mèo trẻ vừa xếp. - Cho cá nhân trẻ đếm số mèo. - Cho từng tổ đếm số cá, đếm số mèo - Cô khen cả lớp. * Giới thiệu chữ số 4: - Để chỉ các đối tượng có số lượng là 4 người ta dùng chữ số 4 và đây là thẻ số 4. - Các con chú ý nghe cô đọc nhé số 4… số 4. - Cả lớp đọc cùng cô nào. - Số 4 được viết bằng 1 nét xiên 1 nét ngang và 1 nét sổ thẳng đấy. - Bây giờ các con tìm cho cô thẻ số 4 đặt bên phải 2 nhóm mèo và nhóm cá nào. - Cả lớp đếm cho cô số mèo nào. - Đếm số cá - Có 1 chú mèo tham ăn đã ăn mất 1 con cá rồi chúng mình cùng cất 1 con cá vào rổ nào. Bây giờ chúng mình cùng đếm lại số cá còn mấy con? - 4 bớt 1 mấy? Như vậy thẻ số 4 còn được đặt ở đấy không? - 3 chú mèo còn lại cũng ăn nốt số cá của mình rồi. - Có còn con cá nào không? Các chú mèo đã ăn no cá và các chú mèo rủ nhau về. Chúng mình đếm cùng cô nào 4, 3, 2, 1. - Xung quanh lớp mình có rất nhiều các con vật có số lượng là 4 bạn nào giỏi lên tìm cho cô nào? Cô mời 2 - 3 trẻ lên tìm. - Bạn tìm đúng chưa cả lớp khen bạn nào. 3. Hoạt động 3: Trò chơi củng cố. “Lắng nghe, lắng nghe” - Các con hãy lắng nghe xem cô Huyền vỗ mấy tiếng vỗ tay nhé. - Trò chơi: Chúng mình rất giỏi cô thưởng cho chúng mình một trò chơi đó là trò chơi “Nối đúng số với số lượng tương ứng” Cách chơi: Chia lớp thành hai tổ, cô có 2 bức tranh có ghi các số từ 2 - 4 và có các con vật có số lượng tương ứng. Nhiệm vụ của chúng mình là phải bật qua các vòng này liên tục trên đây và đọc tên nhóm các con vật và nối các số với nhóm con vật tương ứng. Đội nào gạch sai, nối sai đội đó thua cuộc. Cho trẻ chơi * Kết thúc: Cô cùng trẻ hát Cá vàng bơi và ra sân chơi - Trẻ chú ý quan sát - Tiếng gà trồng gáy ạ - 1 trẻ lên tìm nhóm gà trống - Trẻ tìm số 3 đặt cạnh 3 con gà - Tiếng chó sủa ạ - Trẻ lên tìm thấy 3 con chó - Trẻ tìm thẻ số 3 - Tiếng mèo kêu ạ Trẻ kể - Trẻ lên tìm thấy 3 con mèo. - Trẻ tìm thẻ số 3 đặt cạnh 3 con mèo. - Trẻ chú ý quan sát. - Trẻ xếp tất cả các chú mèo ra. - Trẻ xếp 1 mèo 1 cá - Trẻ nhận xét 2 nhóm không bằng nhau - Trẻ đếm 1..2..3. Tất cả có 3 con cá. - Trẻ đếm 1..2..3..4 Tất cả có 4 con mèo. - Nhóm mèo nhiều hơn, nhiều hơn là 1 - Nhóm cá ít hơn, ít hơn là 1. -Phải thêm 1 con cá. Cả lớp đọc 3 thêm 1 là 4 - Trẻ đếm 1..2..3..4. Tất cả có 4 con cá - 3- 4 trẻ đếm số cá - Trẻ đếm 1..2..3..4. Tất cả có 4 con mèo 4-5 trẻ đếm số mèo. - 3 tổ đếm - Cả lớp - Trẻ chú ý quan sát. - Cả lớp đọc số 4..số 4 - Trẻ chú ý quan sát - Trẻ tìm thẻ số 4 đặt cạnh nhóm mèo và cá - Trẻ đếm có 4 con mèo và đọc số 4. - Trẻ đếm lại số cá, còn 3 con - Trẻ cất 1 con cá - Trẻ đếm còn 3 con - 4 bớt 1 còn 3. - Trẻ cất thẻ số 4 - Trẻ cất 3 con mèo - Không ạ - Trẻ đọc và cất dần số mèo. - Trẻ tìm và đếm nhóm con cua, con tôm, con ốc có số lượng là 4. Tìm thẻ số 4. - Nghe gì, nghe gì - Trẻ chú ý lắng nghe và đếm 4 tiếng vỗ tay. - Trẻ chú ý nghe - Trẻ hứng thú tham gia trò chơi. - Trẻ hát và ra chơi Giáo án hội giảng cấp trường Môn: Môi trường xung quanh Đề tài: Một số con vật sống trong rừng Chủ điểm: Thế giới động vật Ngày dạy: 21/11/2008 Người dạy: Vũ Thu Huyền. Lớp: MG Múi 3. I. Mục dích yêu cầu: Kiến thức: Trẻ gọi đúng tên và nêu được ? một số đặc điểm hình dáng các bộ phận vận động của một số con vật sống trong rừng, con hươu, hổ con v, con sư tử, con gấu và con khỉ…. Kỹ năng: Trẻ biết so sánh những điểm giống và khác nhau của cắc đối tượng. Hổ và voi, hươu, sư tử, gấu. Thái độ: Trẻ yêu quý và bảo vệ các con vật. II. Chuẩn bị. - Mô hình con vật sống trong rừng con hổ, con voi, con hươu, con sư tử, con gấu, nũ cáo và mũ thỏ. III. Cách tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ1: Trò chuyện gây hứng thú. - Cô cho trẻ hát bài ‘Đố bạn” - Chúng mình hát bài hát nói về con vật gì? - Những con vật này sống chủ yếu ở đâu? - Ngoài những con vật này còn rất nhiều con vật khác sống trong rừng đấy. Hôm nay vừa tròn 5 năm kỷ niệm Đại hội rừng xanh cùng có rất nhiều các con vật đến tham dự đấy. HĐ2: Quan sát và đàm thoại: * Làm quen với con hổ. - Các con chú ý lắng nghe ? . Cô đố chúng mình biết đó là tiếng kêu của con gì? - Các con hãy quan sát và nhận xét gì về con hổ. - Chúng mình thấy hổ có những bộ phận gì? - Để biết con hổ có mấy chân cả lớp đếm cùng cô (1, 2, 3, 4). - Chúng mình thấy hổ thường sống ở đâu. Hổ là động vật có lông vằn nó rất nhanh nhẹn khi săn mồi, thức ăn của nó là thịt của các loài động vật khác, nên nó rất hung dữ vì vậy chúng mình nhớ không được đứng lại gần. * Làm quen với con voi “Nghe này”2 - Cô hát một doạn bài hát “Chú voi con” câu hát vừa rồi (nhớ đến) nhắc đến con gì? - Hôm nay bạn voi cũng đến tham dự đại hội đấy. - Các con có nhận xét gì về con voi. - Con voi có những gì? - Voi thường sống ở đâu? Voi thích ăn gì? - Vậy các con có biết voi thường được làm những công việc gì? Voi là động vật khoẻ mạnh và rất hiền lành ngoài việc giúp con người kéo gỗ ? Trước đây khi có giặc ngoại sâm voi còn giúp các tướng sĩ đánh giặc. * Làm quen với con hươu. “Chốn cô, chốn cô” - Lại có một bạn rất là ngộ nghĩnh đến tham dự đại hội, đố các bạn biết đó là ai. - Chúng mình cùng quan sát xem bạn hươu có đặc điểm gì? Hươu có cái cổ như thế nào? Hươu sống ở đâu? Hươu là động vật hiền lành, hươu thường ăn ? * Làm quen với con sư tử. “Đố biết, đố biết” Cô đố chúng mình biết còn đại hội rừng xanh đây, cô cho xuất hiện con sư tử. - Bạn nào có nhận xét gì về con sư tử? - Sư tử có mấy chân? Sư tử sống ở đâu? - Sư tử là động vật hiền lành hay hung dữ. Sư tử là động vật rất hung dữ vì vậy các con không được lại gần. * So sánh hươu và sư tử. Khác nhau: Hươu có cái cổ fài có 4 chân cao là động vật hiền lành. Sư tử cổ có nhiều lông là động vật hung dữ . Giống nhau: Đều là động vật sống trong rừng có 4 chân. * Làm quen với con gấu. - Vẫn còn con nữa đến tham dự đại hội rừng xanh đấy. Cô làm động tác ‘Gấu đi” phục phịch cô đố cả lớp đó là dáng đi của con nào? - Bạn nào có nhận xét gì về con gấu, gấu có những bộ phận nào? Gâú thường sống ở đâu? - Gấu thích ăn gì nhất. - Gấu thường đi kiếm ăn vào mùa nào? - Chúng mình làm (động tác) điệu đi của gấu nào? - Trong các câu truyện các con thường được nghe thì gấu là nhân vật như thế nào? - Cô tóm tắt lại. HĐ3: Đàm thoại sau quan sát: - Chúng minh vừa được làm quen với những con vật gì? Con voi có những gì? Vòi của nó để làm gì? - à đúng rồi hôm nay cô đố chúng mình làm quen với con hươu, con voi, con hổ, con sư tử, con gấu. Các con vật này đều sống ở đâu? ở như thế nào? - Ngoài những con vật này ra còn rất nhiều các con khác như con cáo, con nhím, con công, con sóc, con tê giác, có những con động vật thích ăn cỏ, có con thì thích ăn thịt, có con hiền lành có con hung dữ. * Giáo dục trẻ: Các con vật này rất quý hiếm vì vậy chúng mình phải biết bảo vệ chúng không được bắt, phá rừng ảnh hưởng tới môi trường sống của các con vật. Cô kể con vật rất hung ác vì vậy khi chúng mình đi công viên đi thăm vườn bách thú thì các con phải cẩn thận không được đứng lại gần mà chỉ đứng xa để quan sát chúng. HĐ4: Trò chơi “Con gì biến mất” - Cô cho trẻ các con mất dần. - Tìm trò chơi khác - Cả lớp hát. - Trẻ kể. - Con voi. - ăn lá mía. - Dùng đề kéo gỗ ? - Có con gì đến tham dự. - Mùa he, mùa thu. - Trong rừng.

File đính kèm:

  • docToan so 4 T1.doc