Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Ba Vì

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.

Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ. Là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học tốt.

Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục màm non tốt sẽ mở đầu cho nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chắm sóc, nuôi dưỡng giáo dục các cháu, bồi dưỡng các cháu trở thành công dân có ích.

Vì vậy trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện dược điều đó trước hết người quản lý chỉ đạo phải toàn diện về chuyên mon, phải nhận thức đúng về nhiệm vụ yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững chỉ tiêu kế hoạch của ngành giao cho.

Năm học 2011 - 2012 là năm học toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Không vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh; Không ngồi nhầm lớp; cuộc vận động và học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tiếp tục thực hiện tốt việc chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục là nội dung hàng đầu trong năm học 2011 - 2012.

 

doc15 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Ba Vì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –&— Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Ba Vì” Người thực hiện: Triệu Thị Xuân Chức vụ: Hiệu trưởng Trường: Mầm non Ba Vì - xã Ba Vì - huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội Hà nội năm 2011 - 2012 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc đề tài sáng kiến kinh nghiệm I - sơ yếu lý lịch Họ và tên : Triệu Thị Xuân Ngày tháng năm sinh: 01/12/1962 Đơn vị công tác: Trường mầm non Ba Vì Chức vụ: Hiệu trưởng Đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Ba Vì” A. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài. 1. Lý do khách quan. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ. Là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học tốt. Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục màm non tốt sẽ mở đầu cho nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chắm sóc, nuôi dưỡng giáo dục các cháu, bồi dưỡng các cháu trở thành công dân có ích. Vì vậy trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học tập sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện dược điều đó trước hết người quản lý chỉ đạo phải toàn diện về chuyên mon, phải nhận thức đúng về nhiệm vụ yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững chỉ tiêu kế hoạch của ngành giao cho. Năm học 2011 - 2012 là năm học toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Không vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh; Không ngồi nhầm lớp; cuộc vận động và học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tiếp tục thực hiện tốt việc chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục là nội dung hàng đầu trong năm học 2011 - 2012. 2. Lý do chủ quan Trường mầm non Ba Vì là một trường miền núi của huyện Ba Vì, chủ yếu là con em dân tộc Dao, đời sống kinh tế xã hội còn rất nhiều khó khăn, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của trường. Mặt khác, đội ngũ giáo viên của trường mầm non Ba Vì trình độ chưa đồng đều, mọi công tác triển khai, chỉ đạo nhất là công tác giáo dục chăm sóc còn gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng như vậy, là một Hiệu trường trường mầm non ở vùng khó khăn, học sinh hầu hết là con em dân tộc thiểu số và việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo dục là công việc thường xuyên của người quản lý, bản thân tôi quyết định tìm ra một số biện pháp để bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục cho trường nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Ba Vì”. Đề tài tìm ra tồn tại, nguyên nhân và các giải pháp tối ưu để khắc phục những tồn tại trong vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Ba Vì. III. Đối tượng cơ sở và phương pháp nghiên cứu. 1. Đối tượng Đội ngũ giáo viên trường mầm non Ba Vì - xã Ba Vì - huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (điều tra thực trạng, phỏng vấn trực tiếp giáo viên, phân loại giáo viên). B. Nội dung I. Cơ sở lý luận Để thực hiện tốt nhiệm vụ của giáo viên mầm non và thực hiện lời dạy của Bác hồ đã để lại “Dạy mẫu giáo là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được thì trước hết phải thương yêu trẻ. Ngành học này lấy phương thức giáo dục là người mẹ tình cảm của mẹ để giáo dục các cháu”. Thật đúng như vậy, giáo viên mầm non không chỉ là nhà giáo đơn thuần mà là ca sĩ, nghệ sĩ là người mẹ hiền thứ hai của trẻ. Lứa tuổi mầm non còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện về tâm lý, dễ nhạy cảm với mọi hoạt động xung quanh cho nên chúng ta phải có một vốn kiến thức cơ bản để hướng các cháu đi đúng mục tiêu mà Đại hội Đảng đã đề ra là chăm sóc trẻ dưới 6 tuổi một cách chất lượng để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Muốn thực hiện được như vậy đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng về năng khiếu như đàn, hát, múa, vẽ và phương pháp nghệ thuật giảng dạy để thu hút trẻ. Vì vậy cần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ về toàn diện đức - trí - thể - mỹ. Với nhiệm vụ là cán bộ quản lý của nhà trường, chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá, khảo sát chất lượng giáo dục, xây dựng kỷ cương nề nếp trong nhà trường, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm, chỉ đạo thực hiện giáo dục một cách khoa học nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ, đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. II. Cơ sở thực tiễn Trong những năm qua việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non Ba Vì còn có nhiều hạn chế. Do trình độ chuyên môn tay nghề của giáo viên chưa đồng đều, cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm thực hiện tốt chất lượng giáo dục, phát triển, tiếp cận đổi mới giáo dục mầm non, phương pháp giáo dục trẻ một cách toàn diện, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với “bốn nội dung” của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cần thiết. III. Một số giải pháp tổ chức thực hiện 1. Đặc điểm tình hình Trường mầm non Ba Vì gồm có 3 điểm trường ở 3 thôn do đặc thù của địa bàn. * Năm học 2011 - 2012: - Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 21 Trong đó: - Ban giám hiệu: 2 - Giáo viên: 17 - Nhân viên: 2 - Tổng số trẻ: 168 Trong đó: - Nhà trẻ: 59 - Mẫu giáo: 109 - Tổng số lớp: 10 Trong đó: - Nhà trẻ: 3 - Mẫu giáo: 7 Năm học 2011 - 2012 nhà trường đầu tư đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị hiện đại: Máy chiếu, tivi, đầu đĩa, đàn, đài, máy ảnh kỹ thuật số … Với quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục vì vậy ngoài việc mua sắm các trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ còn cần phải có nhiều biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non trường Ba Vì gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau: 1.1. Thuận lợi - Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao tận tình của phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà trường. - Cơ cấu tổ chức Ban giám hiệu trường phù hợp. - Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao. - Đội ngũ giáo viên, nhân viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện hiện đại được đầu tư, đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay. - Hội phụ huynh của trường quan tâm, chăm lo việc học tập của các cháu, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường. - Tỷ lệ huy động trẻ vượt kế hoạch được giao. 1.2. Khó khăn - Trường có 3 địa điểm cách xa nhau. - Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng còn thiếu các phòng chức năng, nhà lớp đến năm học 2012 - 2013 mới được đưa vào sử dụng. - Nhiều giáo viên nhà xa, số lượng giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề để đạt trên chuẩn còn nhiều. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ tay nghề của gáo viên không đồng đều. Nhiều giáo viên mới ra trường trình độ tay nghề còn non nớt nên ảnh hưởng đến việc nâng cao chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. - Qua khảo sát chất lượng đầu năm còn thấp, so với yêu cầu thì chưa đảm bảo. Trước thực trạng về chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non Ba Vì. 2. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non Ba Vì. 2.1. Biện pháp 1: xây dựng kế hoạch chuyên môn - Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học các cấp đã chỉ đạo và hướng dẫn từ đó xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, xây dựng chế độ sinh hoạt, xây dựng kế hoạch chuyên môn, cụ thể chương trình dạy dành cho các khối lớp phù hợp sát với tình hình của trường. Chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp xây dựng kế hoạch hoạt động và được nhà trường phê duyệt mới được thực hiện. Hàng tháng giáo viên báo cáo kế hoạch lịch dạy của nhà trường. Qua đó Ban giám hiệu có cơ sở đẻ theo dõi, điều tra, đánh giá và biện pháp chỉ đạo kịp tời tốt hơn. - Giao chỉ tiêu chất lượng cho từng khối lớp: + Mẫu giáo lớn: đạt 97% + Mẫu giáo bé: đạt 96% + Mẫu giáo bé + nhóm trẻ: đạt 95% - Chất lượng giao gắn với chỉ tiêu thi đua của lớp của cá nhân của năm. Với biện pháp này giáo viên trăn trở tìm tòi có nhiều biện pháp trong việc giáo dục trẻ, kế hoạch, phương pháp ôn luyện kiến thức. 2.2. Biện pháp 2: Thành lập tổ chuyên môn Tổ chuyên môn gồm có 3 đồng chí đại diện cho các khối lớp mẫu giáo và nhà trẻ, là lực lượng nòng cốt vì vậy cần chọn giáo viên có trình độ đạt chuẩn, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với đồng ngiệp, có năng lực sư phạm tốt để chỉ đạo phân công điều hành giáo viên trong các khối. Xây dựng kế hoạch hoạt động từng tháng, tuần. Hàng tháng sinh hoạt 1 lần tạo nề nếp trong sinh hoạt, có đánh giá kết quả và kế hoạch tiếp theo. 2.3. Biện pháp 3: chỉ đạo tích cực việc thực hiện : “Dạy thật - học thật - kết quả thật” Hưởng ứng năm ứng dụng công nghệ thông tin nhà trường đã phát huy phong trào xây dựng và sử dụng giáo án điện tử trong suốt cả năm học mà không theo đợt. Nhằm tạo cho giáo viên có tính chủ động, có nhiều biện pháp và hình thức sáng tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, vấn đề đầu tiên đó là kết quả việc giáo dục. Bởi vậy tích cực hướng dẫn việc tổ chức dạy học vcos nề nếp là việc làm thường xuyên: - “Dạy thật”: Mỗi giáo viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động như: hoạt động chung, hoạt động chiều. Giáo án soạn đầy đủ, đúng nội dung và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Biết lựa chọn, vận dụng phương pháp giáo dục tích cực tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Tạo môi trường giáo dục phù hợp với chủ đề, chủ điểm, kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, tìm ra những cái mới, thể hiện hiểu biết của trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ đạo nghiêm túc các hoạt động chuyên môn, tổ chức tốt các hội thi. - “Học thật”: Tích cực, hứng thú, tự nguyện tham gia vào các h giáo dục trẻ tạo ra sản phẩm, tìm tòi khám phá, giáo viên không làm thay, vẽ thay, viết thay cho trẻ. Giáo viên hình thành và rèn luyện để cho trẻ có thao tác đúng, thuần thục một số thói quên về nề nếp học tập. - “Kết quả thật”: Giáo viên luôn theo dõi sự phát triển nhận thức của trẻ trên các lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, tình cảm nhận thức, phát triển thể lực. Đánh giá kết quả của trẻ đúng thực chất, khách quan, tôn trọng sản phẩm của trẻ. Vì thế người giáo viên muốn có kết quả thật phải biết thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực hoạt động tạo mọi cơ hội để ôn luyện kiến thức cho trẻ vào các thời điểm trong ngày. Bởi trẻ mầm non đẽ nhớ, dễ quên, nên hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. 2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo chất lượng Thực hiện phân loại giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng thích hợp đối với giáo viên còn non, giáo viên mới tuyển trong năm, chú trọng bồi dưỡng thêm phương pháp giảng dạy, cách tổ chức hoạt động giáo dục. Tổ chức thao giảng, dự giờ dạy tốt, bồi dưỡng công tác tự học tập của giáo viên. Đối với giáo viên khá - tốt bồi dưỡng năng lực sư phạm, kỹ năng tác phong, sự sáng tạo linh hoạt của giáo viên. - Tổ chức hội thi: Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”. Vì vậy phải có kế hoạch chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm túc khoa học., Trong năm qua đã tổ chức tốt các hội thi như: hội thi làm đồ dùng đồ chơi, hội thi an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, hội thi giáo viên giỏi cấp trường - cấp huyện. Qua các hội thi rút ra được nhiều kinh nghiệm về nâng cao chất lượng giáo dục, là dịp để giáo viên và các cháu thể hiện năng lực của mình, có sự học hỏi lẫn nhau. - Chỉ đạo khu điểm, lớp điểm: Chỉ đạo điểm là đòn bẩy phong trào, là cơ sở để nâng cao năng lực chuyên môn về chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, từ đó nhân rộng ra toàn trường. Qua chỉ đạo điểm giáo viên đã học tập tốt thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên. - Đánh giá chất lượng giáo dục, khảo sát chất lượng, đánh giá đúng thực chất kết quả giáo dục trẻ, đánh giá 2 lần trong năm học, lần 1 vào tháng 10, lần 2 vào tháng 4. Qua đánh giá kết quả của giáo viên, cán bộ quản lý phải có sự kiểm tra sác xuất thực chất kết quả. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực, bổ xung những thiếu sót, kịp thời chấn chỉnh bồi ưỡng cho giáo viên cách đánh giá, phát hiện những cháu có kiến thức còn hạn chế để bồi dưỡng ôn luyện thêm. - Phát động phong trào tự làm dồ dùng dạy học, đồ chơi. Đối với trẻ đồ chơi là công cụ quan trọng không thể thiếu dược. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ đối với việc “Học mà chơi, chơi mà học” giúp cho trẻ nắm được những kiến thức cơ bản, ôn luyện củng cố kiến thức cho trẻ qua hoạt động vui chơi. Vì vậy việc phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi là một việc làm thường xuyên, mỗi tháng mỗi giáo viên làm 2 - 3 loại đồ chơi và 2 lần hội thi làm đồ dùng. Do đó số lượng đồ dùng đồ chơi tăng lên. 2.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá Kiểm tra là một việc làm thường xuyên, kiểm tra bằng nhiều hình thức, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất. - Kiểm tra toàn diện được 100% giáo viên. - Kiểm tra chuyên đề mỗi giáo viên kiểm tra 2 lần 1 năm. - Kiểm tra đột xuất một số nội dung, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kiểm tra hồ sơ giáo án, kiểm tra thực hiện chế độ sinh hoạt, kiểm tra việc đánh giá chất lượng, kiểm tra kỹ năng của trẻ (vở tập tô, làm quen toán, tạo hình, các loại vở …) - Qua kiểm tra đã uốn nắn một số sai lệch của giáo viên trong công tác giáo dục, từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể. 2.6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ Đối với trẻ mầm non, thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học, chăm sóc nuôi dạy trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Bởi vậy trường tổ chức phối kết hợp với phụ huynh tuyên truyền những điều cha mẹ cần biết nhằm giúp cho phụ huynh nắm được một số kiến thức giáo dục rèn luyện cho trẻ có thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp, biết yêu thương quý trọng bố mẹ, người lớn. Có thói quen nề nếp trong học tập, trong các hoạt động từ đó chất lượng giáo dục tăng lên. 2.7. Biện pháp 7: Nâng cao trình dộ chuyên môn qua các chuyên dề Đầu năm học nhà trường tổ chức chuyên đề, hướng dẫn cho giáo viên của mình thống nhất làm hồ sơ sổ sách, xây dựng kế hoạch năm học, thống nhất việc trang trí lớp theo chủ điểm quy định. 2.8. Tổ chức tốt hoạt động thi đua khen thưởng Tổ chức phát dộng và đăng ký thi đua, phối hợp tốt với ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức tốt các hội thi như: giáo viên tài năng duyên dáng, tuyên truyền viên giỏi …. Với trẻ thì tổ chức: bé ngoan học tốt, bé với ATGT. Đầu năm cho giáo viên tự đăng ký thi đua thực hiện biểu diễn xếp loại. Hàng năm có đánh giá rõ ràng với từng cá nhân. Yêu cầu phải có phải có phiếu đánh giá cụ thể cuối năm. 2.9. Biện pháp 9: Nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho giáo viên Tổ chức thật tốt hoạt động công doàn trong trường để chăm lo đời sống ho cán bộ giáo viên. Tham mưu với các doàn thể chăm lo xây dựng đến giáo dục mầm non như phối hợp ủng hộ trong công tác giáo dục mầm non. Hàng năm nhà trường phối hợp với ban chấp hành công đoàn tổ chức các chuyến thăm quan để mở rộng nâng cao nhận thức lòng yêu nghề. Nhà trường luôn giải quyết chế độ lương, các phụ cấp khác kịp thời, đầy đủ, công khai, dân chủ. Không để đội ngũ giáo viên thắc mắc. Nhờ có sự quan tâm đúng mức nên giáo viên an tâm công tác, bám trường bám lớp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2.10. Biện pháp 10: Xây dựng khối đoàn kết nhất trí Trong sự nghiệp giáo ục, Lênin đã nói: “Sự nhất trí trong một tập thể sư phạm là yếu tố quyết định mọi sự thành công trong nhà trường”. Do đó muốn xây dựng tập thể đoàn kết thì mỗi Hiệu trưởng phải là trung tâm xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường. Xác dịnh được yêu cầu trên, Hiệu trưởng phải thực sự là con chim đầu đàn, gương mẫu trong công tác sinh hoạt, đầu tư nghiên cứu để tạo được niềm tin thật sự của tập thể, luôn gần gũi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh từng giáo viên để có những giúp đỡ giải quyết phù hợp, chân tình, giải quyết mâu thuẫn để tránh bằng mặt không bằng lòng. Phối hợp với các đoàn thể trong trường, địa phương để làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, xây dựng đơn vị để thực sự là tổ ấm, trao đổi giúp đỡ nhau trong công tác chuyên môn, trong đời sống để từ đó tình cảm gắn bó và yên tâm công tác. Để làm được việc trên bản thân luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, lập trường tư tưởng vững vàng, sẵn sàng giúp dỡ những khó khăn vướng mắc của cán bộ giáo viên trong công tác, đời sống, biết lắng tai nghe tìm hiểu tâm tư giáo viên, nhân viên. Điều quan trọng là phải tạo được niềm tin, uy tín đối với giáo viên. Đồng thời tạo điều kiện để cùng thăm hỏi động viên nhau tạo thành một tập thể yêu thương tôn trọng nhau, cùng chung sức hoàn thành nhiệm vụ. IV. kết quả Nhờ các biện pháp nêu trên, trng những năm qua đội ngũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến tốt về nhận thức, có ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần xây dựng tập thể. Đặc biệt là đội ngũ đã thực sự gắn bó với nghề, xem nhà trường lớp học là tổ ấm, đóng góp rất lớn cho việc xây dựng trường vững mạnh. - Về trình độ chính trị: Đã có 5 đồng chí đứng trong hàng ngũ của Đảng, thành lập chi bộ độc lập, đạt chi bộ trong sạch vững mạnh. - Trình độ chuyên môn: 100% giáo viên đạt chuẩn, 23.8% trên chuẩn. - Đội ngũ giáo viên đã có 3 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện qua các kỳ thi giáo viên dạy giỏi. Chất lượng giáo dục đang ngày càng được nâng cao. v. bài học kinh nghiệm Từ những kết quả đạt được, chúng tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: - Giáo dục mầm non là một bậc học đòi hỏi có nghệ thuật, khoa học khác với các bậc học khác. Vì vậy trước hết người cán bộ quản lý phải có sự năng động sáng tạo, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức lối sống, chủ động trong công tác chỉ đạo chuyên môn, chất lượng giáo dục trong nhà trường. - Xây dựng kế hoạch một cách khoa học và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kế hoạch. - Tham mưu tích cực với các cấp lãnh đạo để mua sắm, bổ xung đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học. - Chỉ đạo thực hiện đúng những chương trình, chế độ sinh hoạt theo quy định từng độ tuổi phù hợp với chủ đề, chủ điểm. - Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục, khảo sát chất lượng trẻ dúng quy định. - Chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn. - Chỉ đâọ đội ngũ luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, anwms bắt kịp thời các thông tin đổi mới về phương pháp giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo ục trẻ trong trường mầm non, xứng đáng với lời dạy của Bác: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. vi. kiến nghị, đề xuất Trước yêu cầu phát triển của giáo dục mầm non trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tôi có một số kiến nghị như sau: - Có chế độ chính sách ưu đãi đối với giáo viên mầm non, được hưởng các chế độ bảo hiểm để đảm bảo đời sống hiện nay và sau này. - Đối với giáo viên nhiều tuổi có từ 15 - 20 năm công tác trở lên nên có chính sách giải quyết chuyển công tác khác để đảm bảo quyền lợi, mặt khác đảm bảo chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, trẻ hóa phù hợp việc chăm sóc và giáo dục các cháu ở lứa tuổi mầm non. - Nhà nước cần có sự đầu tư ngân sách cho màm non, đặc biệt là những vùng nông thôn miền núi, để cùng với ngân sách địa phương nhân dân xây dựng cơ sở vật chất cho trường. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, được áp dụng trong quá trình thực hiện ở trường mầm non Ba Vì. Kính mong sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học để bản thân có thêm kinh nghiệm chỉ đạo tốt hơn. Ba Vì, ngày tháng năm 2012 Người viết Triệu Thị Xuân c. tài liệu tham khảo STT Tên tài liệu Nhà xuất bản 1 Những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục trong chiến lược giáo dục hiện nay 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Phó giáo sư - tiến sĩ Đặng Quốc Bảo 3 Một số định hướng đổi mới trong giáo dục mầm non Vụ Giáo dục mầm non. 4 Chiến lược giáo dục mầm non từ 2001 dến 2020 Vụ Giáo dục mầm non ý kiến đánh giá xếp loại của nhà trường ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... Ngày tháng năm 2012 Hiệu trưởng ý kiến đánh giá xếp loại của hội đồng khoa học ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………...

File đính kèm:

  • docSKKN Mot so BP nang cao giao duc MN.doc