Đề tài Một số biện pháp chống học vẹt trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1

Sau khi rời khỏi bàn tay chăm sóc của các cô mẫu giáo cũng như sự chăm chút của ông bà, cha mẹ, trẻ 6 tuổi bước vào giai đoạn mới được đi học lớp một tại các trường tiểu học. Bước đầu được học chữ, học đọc, học viết nên trẻ còn rất nhiều bỡ ngỡ và tiếp thu kiến thức thật khó khăn. Trẻ phải biết và nói lên được những yêu cầu cần thiết của một bài học từ đó nhìn vào âm-vần-tiếng trẻ đọc lên đúng âm- vần- tiếng giáo viên dạy vì vậy trẻ sẽ hiểu thêm được từ - câu- bài văn. Với những yêu cầu ngày càng cao đòi hỏi học sinh lớp một phải nắm bắt được kiến thức một cách vững vàng để biến kiến thức đó thành kỹ năng, kỹ xảo trong môn học tiếng Việt. Cũng vì muốn học sinh học thật tốt môn học này nên việc dạy cho học sinh nhận biết chính xác, ghi nhớ được lâu bền để làm nền tảng vững chắc cho việc học tập trong những năm tiếp theo là việc làm khó khăn mà người giáo viên dạy lớp một cần phải khắc phục.

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp chống học vẹt trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp chống học vẹt trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1.   Người thực hiện : Hoàng Thị Phương Lan Trường: Tiểu học Hải Thái số 1         I- Lý do chọn đề tài:  Sau khi rời khỏi bàn tay chăm sóc của các cô mẫu giáo cũng như sự chăm chút của ông bà, cha mẹ, trẻ 6 tuổi bước vào giai đoạn mới được đi học lớp một tại các trường tiểu học. Bước đầu được học chữ, học đọc, học viết nên trẻ còn rất nhiều bỡ ngỡ và tiếp thu kiến thức thật khó khăn. Trẻ phải biết và nói lên được những yêu cầu cần thiết của một bài học từ đó nhìn vào âm-vần-tiếng trẻ đọc lên đúng âm- vần- tiếng giáo viên dạy vì vậy trẻ sẽ hiểu thêm được từ - câu- bài văn. Với những yêu cầu ngày càng cao đòi hỏi học sinh lớp một phải nắm bắt được kiến thức một cách vững vàng để biến kiến thức đó thành kỹ năng, kỹ xảo trong môn học tiếng Việt. Cũng vì muốn học sinh học thật tốt môn học này nên việc dạy cho học sinh nhận biết chính xác, ghi nhớ được lâu bền để làm nền tảng vững chắc cho việc học tập trong những năm tiếp theo là việc làm khó khăn mà người giáo viên dạy lớp một cần phải khắc phục.   II- Cơ sở lý luận để chọn đề tài:            Vào những ngày đầu tiên đến trường, trẻ được làm quen với chữ viết mà thường khi ở nhà đã được các anh, các chị lớn hơn học bài hay người lớn trong gia đình cho trẻ xem và dạy trẻ bằng cách truyền khẩu thông qua các hình vẽ có trong sách, báo, truyện và từ đó trẻ nhập tâm ghi nhớ một cách máy móc. Nhiều học sinh mới vào học đã đọc được các bài trong sách một cách thành thạo. Song khi giáo viên hỏi trẻ chỉ xem âm và tiếng đó nằm ở đâu thì trẻ lúng túng không chỉ ra được. Như vậy là trẻ đã học vẹt.           Từ chỗ trẻ học vẹt sẽ dẫn đến kiến thức bị hổng, không vững vàng. Do đó dẫn trẻ đến sự yếu kém, dễ quên kiến thức đã được học và tạo cho trẻ thói quen dựa vào sách giáo khoa có sẵn mà không chịu đọc và tìm hiểu một tài liệu, một sách truyện nào khác. Vì vậy tôi suy nghĩ làm thế nào để trẻ nhận biết được kiến thức mà mình truyền thụ cho trẻ một cách vững vàng. Kiến thức đó phải được thực hiện mọi lúc, mọi nơi và trong mọi điều kiện một cách dễ dàng, nhờ đó trẻ có thể đọc được thành thạo bất kỳ một loại sách- báo- tài liệu gì để tránh biến học trò thành những con vẹt.   III- Hướng giải quyết đề tài:  Sau đây là một số biện pháp chống học vẹt cho học sinh lớp một mà tôi đã thực hiện. 1.     Biện pháp. *. Phần học các nét chữ cơ bản:           Ngay sau những buổi đầu rèn nề nếp, tôi cho học sinh học các nét chữ cơ bản. Tôi đã dạy thật kỹ, thật tỉ mỉ tên gọi và cách viết các nét chữ đó. Để cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ nhứng nét chữ cơ bản tôi phân theo cấu tạo các nét có tên gọi và cấu tạo gần giống nhau thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét chữ cơ bản này mà học sinh phân biệt được các chữ cái, kể cả các chữ cái có hình dáng cấu tạo giống nhau.           Thí dụ: Các nét chữ cơ bản và tên gọi.                                                  |         Nét sổ thẳng                                                 ¾      Nét gạch ngang        Nhóm 1.           \         Nét xiên phải                          /         Nét xiên trái                                                                                                                      Nét móc trên                    Nhóm 2.                          Nét móc dưới                                                           Nét móc hai đầu                                                                                                                                  Nét cong phải Nhóm 3.                     Nét cong trái                                                           Nét tròn                                     Nét khuyết trên                    Nhóm 4.                          Nét khuyết dưới                                                           Nét khuyết lùn                                                                   Nét thắt *. Phần học âm:           Sau khi học sinh đã học thật thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản một cách vững vàng thì tiếp theo là phần học âm ( chữ cái ). Giai đoạn học chữ cái là giai đoạn vô cùng quan trọng. Trẻ có nắm chắc từng chữ cái thì mới ghép được các chữ vào với nhau để thành tiếng, các tiếng đơn ghép lại với nhau tạo thành từ và thành câu.           Giai đoạn này tôi dạy cho trẻ phân tích từng nét chữ cơ bản trong từng chữ cái và nếu chữ cái đó có cùng một tên gọi song có nhiều kiểu viết khác nhau hay gặp trong sách báo như: chữ a, chữ g thì tôi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biết đó là: chữ a,  chữ g để khi gặp kiểu chữ đó trong sách báo trẻ dễ hiểu và không bị lúng túng.           Thí dụ:  Âm:  a - a , g - g.          + Âm a gồm hai nét: nét tròn nằm bên trái và nét sổ thẳng nằm bên phải; a cũng gồm nét tròn và nét móc trên.           + Âm g gồm : nét tròn và nét móc dưới; g gồm nối với nét cong phải.           Từ việc học kỹ cấu tạo âm tạo bởi các nét chữ cơ bản thật kỹ và tỉ mỉ sẽ giúp trẻ phân biệt được sự khác nhau cả về cấu tạo và tên gọi của bốn âm sau: d; b; p; q.           Thí dụ:          + Âm d gồm hai nét: nét tròn nằm ở bên trái và nét sổ thảng nằm bên phải. đọc là: “ dờ “.          + Âm b gồm hai nét: nét tròn nằm ở bên phải và nét sổ thẳng nằm ở bên trái. đọc là: “ bờ “.           Sang phần âm ghép nghĩa là âm gồm hai âm đơn ghép lại với nhau. Tôi cho học sinh sắp xếp các âm có âm h đứng sau thành một nhóm để nói lên được sự giống nhau và khác nhau của các âm đó.              Thí dụ:          + Các âm ghép: ch        -      c nh        -      n                                     th        -      t                                     kh        -      k                                                             gh        -      g                                    ph        -      p                                    ngh     -      ng                 + Còn lại các âm: gi, tr, q, ng, tôi cho học thật kỹ cấu tạo và cách ghép chữ.          + Phân từng cặp: ch-tr, ng-ngh, c-k, g-gh để phát âm chính xác và viết chính tả phân biệt....               Trong từng ngày, từng bài ôn tôi đã nghĩ ra được một số bài để kiểm tra sự nhận thức của trẻ thông qua các giờ chơi, các giờ nghỉ. Từ đó, củng cố thêm kiến thức về từ ngữ, câu văn cho trẻ tránh sự đơn điệu của các bài ôn tập trong sách. Vì những bài ôn này ở trong sách được lặp đi lặp lại  bài nào cúng như bài nào làm cho học sinh tiếp thu một cách nhàm chán nên tôi đã thay vào phần chơi trong tiết hai của bài ôn là những bài mà tôi tự nghĩ và viết ra phiếu. Có thể phiếu chỉ là một từ gồm 2 hoặc 3 tiếng cũng có thể là một câu văn. Song những từ và câu văn này phải có nghĩa và mang tính giáo dục.           Thí dụ:           Góc sân nhà Học có cây ổi đào đâm chồi nảy lộc, lộc non mơn mởn. Cứ mỗi ngày Học đều ra vun gốc để ổi mau ra quả. Cô Phúc khen Học chăm làm.           Cả trong những khi kiểm tra bài có thể là bảng con cũng có khi là phiếu cho học sinh lên bốc thăm rồi đọc lên. Bảng và phiếu là những từ chỉ có âm, vần mới học xong, từ đó không lấy trong sách ra. Nếu học sinh đã thuộc mặt chữ rồi thì bất kỳ một từ mới nào trẻ cũng đọc được. Đến khi học sinh viết chính tả vào bảng con, tôi cũng không đọc cho học sinh viết những tiếng và từ đã có sẵn trong bài. Thông qua phần xây dựng tiếng, từ mới trẻ được hiểu biết thêm nhiều từ và ý nghiã của các từ mà trẻ tìm đựơc của hôm trước nay viết vào bảng. Do đó phong trào tìm tiếng, từ mới học sinh rất hào hứng và phấn khởi tham gia sôi nổi nhiệt tình. Những đọan văn hay bài văn mang tính chất:     -  Cung cấp kiến thức về âm, vần, tiếng. Thí dụ:                              o       a        c        d        đ  /       \        ?        ~       . giỏ đỏ có cà. cò đã có cá.       -  Cung cấp vốn từ, câu phong phú.   Thí dụ:                              u       ư        y        n        m       l         b                                         dì nụ là y tá ở tổ y tế.    bà tư bế bé lệ đi từ từ.             bố tú đi mô tô đỏ.    mẹ na mổ cá mè. ng         ngh           nh        th.           má ngà là ca sĩ                             ba tứ đi xe mô tô về nhà cô thu bé nhã khệ nệ bê ghế gỗ gụ ra ngõ để bà nghỉ       -  Hợp thành đọan hay bài văn có nội dung mang tính giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh theo chủ điểm các đợt thi đua như kỷ niệm các ngày lễ: 8/3, 26/3, 15/5, 19/5, 22/12... để xây dựng bài cho học sinh đọc.   *. Phần học vần:          Sang đến phần học vần, học sinh đã được học chữ hoa nên trong các đoạn văn hay bài văn tôi đã luyện cho học sinh biết nhận biết và đọc chữ hoa sau dấu chấm, các danh từ riêng tên gọi.              - Bài: Ôn các vần có âm m cuối.                   am ăm âm om ôm ơm em êm im um.         .Bà Tám đã già quá nên đi lom khom. Khi bà bị ốm mẹ cho Thêm đến thăm bà và đem cam đến. Bà nhận quà và cảm ơn bố mẹ Thêm. Bà còn khen em lớn quá.         .Cô Thơm  dẫn Trâm đi xem thú ở Thủ Lệ. Trâm nhìn rõ con nhím nằm thu lu bên lùm cây tim tím.                     -          Hôm nay trời rất rét, mẹ nhắc Ngát đi học phải mặc thêm áo ấm. Giờ giải lao, Ngát mải vui nhảy và hò hét nên ra lắm mồ hôi. Thấy vậy, cô giáo nhắc Ngát và các bạn cởi bớt áo dày ra hít thở cho đỡ mệt mồ hôi đã ráo, cô nhắc các em mặc áo ấm.   *. Vì thường xuyên phân loại chất lượng học tập của học sinh nên tôi đã chia chất lượng của lớp ra làm 4 trình độ: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu. Và phân công:                     -          Giỏi kèm yếu.                     -          Khá kiểm tra trung bình.           Hàng ngày tôi giao phiếu bài cho học sinh giỏi. Những ngày đầu, tôi trực tiếp kiểm tra học sinh giỏi, biết được các em học giỏi đã đọc trơn tru, lưu loát rồi thì khi nhận được phiếu là trẻ kiểm tra bạn một cách chính xác. Từ những điều học sinh giỏi  tiếp thu được các em sẽ in sâu và truyền thụ lại cho bạn. Lúc đó, học sinh trung và yếu dễ tiếp thu hơn. Bởi vì ông cha ta đã dạy:                    " Học thầy không tày học bạn  ".  Đúng thế trẻ dạy trẻ ngôn ngữ của trẻ dễ hòa đồng với nhau. Tuy nhỏ song trẻ cũng có lòng tự trọng thấy bạn hơn và lại dạy mình thì cũng phải cũng cố gắng học để đỡ thua kém bạn. Từ đó, chất lượng học sinh trong tương đối đồng đều. Song không ỷ lại cho học sinh giỏi mà tôi vẫn thường xuyên kiểm tra và kèm cặp học sinh trung bình và yếu nhằm củng cố cho các em về kiến thức một cách vững vàng hơn. 2.     Kết quả:           Hết phần học âm ( chữ ) 100% học sinh lớp tôi dạy đều nắm vững chữ, âm và đọc được tiếng, từ một cách chắc chắn.           Đến phần vần: Học sinh nắm vần tốt.                     -          Xây dựng tiếng, từ mới rất phong phú và dần dần đọc được các đoạn văn hay bài văn dài.                     -          Đối với học sinh giỏi và khá đã đọc được sách, báo một cách lưu loát.                     -          Học sinh trung bình cũng bước đầu đã đọc trơn tốt. Song cũng có tiếng đôi lúc còn phải đánh vần.   III- Kết luận:          Việc chống học vẹt cho học sinh lớp 1 là  một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Giúp cho giáo viên nắm được chất lượng của tượng học sinh trong lớp mình phụ tránh. Từ đó, rút ra được những biện pháp thiết thực nhất để kèm cặp các em nhất là học sinh trung bình và yếu, dần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Bài học sẽ gây nhiều hứng thú. Học sinh sẽ hiểu được nhiều ngôn ngữ và ý nghĩa của từ. Cũng từ đây học sinh mới phát huy trí tuệ một cách toàn diện và vô cùng phong phú.

File đính kèm:

  • docSKKN Mon TViet.doc
Giáo án liên quan