Đề tài Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ khi vào bài ở hoạt động có chủ đích của trẻ 5- 6 tuổi tại lớp mẫu giáo lớn khu I trường Mầm non Việt Long

Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD-ĐT huyện Sóc Sơn, Trường Mầm non Việt Long tiếp tục thực hiện đổi mới hình thức giáo dục cho trẻ một cách toàn diện. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên phải có những sáng tạo trong cách tổ chức các hoạt động.

Cách tổ chức cho trẻ hoạt động làm sao phải thực sự tích cực giờ học của trẻ thoải mái không gò ép không dập khuôn máy móc như chương trình cải cách.

Vậy làm thế nào để có được một giờ học mà trẻ thấy thoải mái tiếp thu bài, kiến thức một cách tự nhiên có hiệu quả. Thì theo tôi nghĩ ngoài công tác chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đẹp hấp dẫn, phong phú, tác phong của cô khi vào bài, kiến thức chuẩn mà cô chuẩn bị thì một điều nữa mà tôi cho là rất quan trọng không thể coi thường đó chính là cách vào bài.

Cách vào bài là một khâu cực kì quan trọng vì nó dẫn dắt trẻ từ hoạt động theo ý thích vào hoạt động có chủ đích. Do đó vào bài là giúp trẻ thoải mái, nhẹ nhàng, tự nhiên tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả mà trẻ không thấy gò bó, ép buộc.

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ khi vào bài ở hoạt động có chủ đích của trẻ 5- 6 tuổi tại lớp mẫu giáo lớn khu I trường Mầm non Việt Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- Lý do chọn đề tài. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD-ĐT huyện Sóc Sơn, Trường Mầm non Việt Long tiếp tục thực hiện đổi mới hình thức giáo dục cho trẻ một cách toàn diện. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên phải có những sáng tạo trong cách tổ chức các hoạt động. Cách tổ chức cho trẻ hoạt động làm sao phải thực sự tích cực giờ học của trẻ thoải mái không gò ép không dập khuôn máy móc như chương trình cải cách. Vậy làm thế nào để có được một giờ học mà trẻ thấy thoải mái tiếp thu bài, kiến thức một cách tự nhiên có hiệu quả. Thì theo tôi nghĩ ngoài công tác chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đẹp hấp dẫn, phong phú, tác phong của cô khi vào bài, kiến thức chuẩn mà cô chuẩn bị thì một điều nữa mà tôi cho là rất quan trọng không thể coi thường đó chính là cách vào bài. Cách vào bài là một khâu cực kì quan trọng vì nó dẫn dắt trẻ từ hoạt động theo ý thích vào hoạt động có chủ đích. Do đó vào bài là giúp trẻ thoải mái, nhẹ nhàng, tự nhiên tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả mà trẻ không thấy gò bó, ép buộc. Căn cứ vào khả năng, nhu cầu nhận thức về kiến thức và khả năng thích tìm tòi, khám phá những điều mới lạ của trẻ tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài này. trong khi thực hiện đề tài này tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Bản thân tôi là một giáo viên có nhiều kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo lớn có tinh thần, trách nhiệm cao, yêu nghề, mếm trẻ. - Trẻ phần đông là ham học hỏi, thích khám phá những điều mới lạ. - BGH luôn tạo điều kiện về thời gian và cơ hội để giáo viên học tập trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn. * Khó khăn: - Đồ dùng dạy học phục vụ cho môn học còn hạn chế, chủng loại chưa phong phù, đồ dùng tự tạo chưa bền đẹp. - Một số trẻ chưa qua lớp nhỡ nên trẻ chưa có nề nếp khi học bài chưa có thói quen tập trung chú ý khi học. - Phụ huynh chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình. - Nhiều trẻ còn ham chơi, không thích học hoặc rụt rè, nhút nhát khi tham gia hoạt động học tập. II- Biện pháp thực hiện. 1. Biện pháp thứ nhất: Trò chuyện. - Phương pháp trò chuyện khi vào bài là phương pháp rất cần thiết và quan trọng vì nó giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn gần gũi hơn giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ. Trò chuyện giúp trẻ bộc lộ được những tâm tư suy nghĩ của mịnh, bộc lộ đượng cảm xúc và nguyện vọng của mình. Hơn nữa trò chuyện chính là biện pháp giúp trẻ phá bỏ đựơc hàng rào về khoảng cách về vai vế giữa cô với trẻ khi đó trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, mạnh dạn tự tin hơn với chính bản thân mình với các bạn và với cô giáo. Đó chính là cơ sở để trẻ tiếp thu bài học một cách có hiệu quả. Ví dụ: Trong chủ điểm Trường Mầm non tôi nhận thấy có một số trẻ vừa mới đi còn bỡ ngỡ chưa có kiến thức về việc học. Do đó tôi thường đặt câu hỏi trực tiếp để chính những trẻ đó được trả lời: Như trong hoạt động âm nhạc bài Múa hát “Vườn trường mùa thu” thì tôi đặt câu hỏi như sau: - Sáng nay ai đưa Lan đi học? - Con đi bằng phương tiện gì? - Đến lớp con thấy thế nào? Khi được hỏi những trẻ đó thường trả lời rụt rè, nhút nhát ,để giúp trẻ không còn cảm giác đó. Tôi lại đặt câu hỏi gợi mở cho những trẻ mạnh dạn như: - Các con thấy mùa thu có ngày hội gì lớn? Trẻ trả lời: - Ngày hội đến trường của bé. - Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. - Ngày vui của trẻ. - Ngày trẻ đi học. Khi trẻ trả lời có thể các câu trả lời còn chưa hay, còn vụng về thậm chí còn chưa đúng thì cô giáo cũng không nên chú trọng sửa sai cho trẻ làm như vậy vô hình chung ta lại làm mất đi khả năng bộc lộ của trẻ. Vì chỉ khi chờ cô gợi ý là trẻ sẵn sàng bộc lộ những suy nghĩ và tưởng tượng, kiến thức của mình. Nếu như ta lại sửa sai nhắc trẻ là chưa đúng hoặc phải là thế này, thế kia như vậy trẻ sẽ không dám trả lời vì sợ sai các bạn sẽ cười . Với cách trò chuyện như vậy ,tôi nhận thấy với những trẻ nhút nhát thì lúc đầu còn sợ sệt, ngượng ngùng nhưng thấy các bạn trong lớp đều hào hứng tham gia phát biểu xây dựng bài thì những trẻ đó bắt đầu hào hứng theo , cởi mở hơn , mạnh dạn hơn trong tiết học . Còn với những trẻ mạnh dạn tự tin khi trả lời trẻ lại thấy thích thú , khi được bày tỏ những suy nghĩ , những kiến thức hiểu biết của mình. Như vậy tiết học trở lên sôi nổi và các hoạt động tiếp theo trẻ dễ dàng đón nhận một cách tự nhiên và hứng thú . Hoặc trong hoạt động làm quen với MTXQ bài “ Những con vật sống trong gia đình”, tôi gợi ý đặt câu hỏi: - Nhà cô Thuần buồn lắm vì chả có con vật nào cả? Khi đó trẻ sẽ thi nhau xin được phát biểu là: nhà con nuôi bao nhiêu con vật như: con chó, mèo , trâu, bò… - Con thích con mèo nhà con lắm, nó toàn đùa với con thôi… - Nhà con có con chó lúc nào con đi học về là nó lại mừng chạy quấn lấy con , còn con mèo suốt ngày ngủ lười… Cứ như vậy, không khí sôi động hẳn lên trẻ thấy thích thú vì được kể, được miêu tả, được khoe… Như vậy khi cho trẻ gọi tên miêu tả đặc điểm các con vật trẻ dễ dàng tiếp thụ một cách có chủ đích. Với cách làm như vậy tôi nhận thấy kết quả như sau: - 100% trẻ tập trung chú ý khi học bài. - Giờ học sôi nổi sinh động với sự tham gia phát biểu bài của trẻ. - Ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách rõ rệt khả năng diễn đạt của trẻ lưu loát hơn. - Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. - Kiến thức của các giờ học trẻ tiếp thu được đạt từ 80-95%. 2. Biện pháp thứ hai: Dạng đóng kịch. - Thực hiện chương trình đổi mới lấy trẻ làm trung tâm cô giáo chỉ đóng vai trò là người chỉ dẫn, gợi ý, làm trọng tài. Và hiểu được sự ham thích tìm tòi những điều mới lạ và thích tập làm người lớn, nên khi vào bài tôi đã sử dụng biện pháp dạng đóng kịch cho trẻ dẫn dắt vào bài để tạo hứng thú cho giờ học. Ví dụ: - Giờ hoạt động “Làm quen chữ viết” trong chủ điểm gia đình bài “Làm quen chữ O, Ô, Ơ…”. Tôi cho 1 trẻ đóng bà già với bộ quần áo nâu 8 chiếc khăn mỏ quạ, đi chợ. Khi trẻ đi xung quanh lớp hát “Bà còng đi chợ trời mưa…” (có sử dụng đĩa đài) làm động tác chống gậy đi run,run. Khi hát đến câu “Tiền bà trong túi rơi ra thì trẻ sẽ sờ vào túi và hỏi: Ôi, tiền của tôi rơi đâu mất rồi? Các cháu ơi có ai nhặt được tiền của bà không cho bà xin để bà đi chợ mua rau. - Một trẻ khác đưa cho bà đồng tiền và nói: “Bà ơi,cháu nhặt được tiền của bà đây, cháu xin trả lại bà.” - Cháu ngoan lắm, thế cháu đi học chưa , cháu học lớp nào . - Dạ, cháu học lớp mẫu giáo lớn ạ. - Vậy thì bà thưởng cho cháu một đồng tiền, đồng tiền này sẽ giúp các cháu học giỏi và ngoan. Như vậy, với đồng tiền được làm từ nét (bìa cứng) cong tròn khép kín, tôi giới thiệu cho trẻ làm quen chữ O. Hoặc trong bài “Làm quen chữ e, ê chủ điểm nghề nghiệp nội dung lồng ghép : “Bé với ATGT ” - Một trẻ cầm nét cong tròn không khép kín và nét ngang làm động tác lái xe đi xung quanh lớp hát bài “Em tập lái ôtô” (có sử dụng băng đĩa có bài hát “Em tập lái ôtô” ). Hết bài trẻ làm động tác dật mình và nói: + Ôi suýt nữa lại quên mất đèn đỏ, cũng may là vừa đến lớp. + Cô: Sao con đi học muộn thế? Trên tay con cầm cái gì đấy? + Dạ đây là cái vô lăng ở xe ôtô của bố con. Lúc nãy con đi vù vù, vượt qua đèn đỏ, suýt nữa đâm vào cái ôtô khác nên con đã đâm vào cột mốc làm gẫy cái vô lăng ở xe của bố con. + Chú cảnh sát giao thông nhắc nhở con và bảo đem cái vô lăng này về đưa cho cô giáo để cô giáo dạy con biết chữ và đi đúng luật ATGT. + Nhưng con không hiểu sao cái vô lăng hỏng này lại có thể thành chữ được. + Khi đó tôi sẽ ghép 2 nét chữ đó thành chữ “ e ’’ và giới thiệu cho trẻ làm quen. Hoặc trong giờ Làm quen với MTXQ về những con vật sống trong rừng, cho 1 trẻ đóng Tôn Ngộ Không, 1 trẻ đóng Yêu quái biến thành con hổ (sói), cho trẻ gọi tên các con vật đó và từ từ làm quen gọi tên, miêu tả đặc điểm… Hay trong tiết vẽ cành đào hoặc cành mai cho một trẻ đóng là người đi dự hội thi “Hoạ sĩ nhí” với đề tài vẽ cành đào hoặc cành mai ngày tết. Hoặc trong tiết làm quen với toán, mọi người thường nói đó là tiết khô khan trẻ không thích học, khó dạy nhưng với cách vào bài như cho 1 bé đóng làm người lính với cái loa bằng giấy đi xung quanh lớp và nói “Loa, loa, loa… các bạn ngần xa, nghe ta đọc báo: sắp tới đầu xuân năm mới có cuộc thi tài “Bật xa”, ai giỏi người đó sẽ được thưởng lộc đầu xuân, loa, loa, loa…” ở tiết thao tác đo độ dài của một đối tượng. Khi đó cô sẽ tổ chức thi đua “Bật xa” ở phần I ôn tập xác định số đo để biết độ dài. Như vậy, trẻ rất hào hứng tham gia vào hoạt đọng và 1 giờ học được tiến hành một cách tự nhiên sinh động. *Kết quả đạt được: - Sau những giờ học như vậy tôi nhận thấy 100% trẻ hào hứng tiếp thu bài một cách tự nhiên thoải mái và hào hứng tham gia vào hoạt động do tôi tổ chức. - Khả năng sáng tạo của trẻ phát triển một cách tích cực vì sau giờ học đó trẻ có thể tự sáng tạo ra các vai khác, nội dung khác theo ý thích của trẻ. - Trí tưởng tượng và khả năng tư duy cũng được phát triển một cách tích cực. - Khả năng ghi nhớ có chủ đích được phát triển cao. - Phát triển khả năng quan sát. Sự mạnh dạn và lòng can đảm trước đám đông. 3. Biện pháp thứ 3: Sử dụng âm nhạc. - Song song với đóng kịch là sử dụng âm nhạc vì âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Âm nhạc làm cho con người ta thấy yêu đời hơn, thấy vui tươi hơn và sôi động hơn. Do đó, việc chọn lựa âm nhạc khi vào bài là biện pháp cũng gây được hứng thú cao cho trẻ. Như ở phần trên tôi đã trình bày khi cho trẻ đóng kịch, tôi cũng sử dụng âm nhạc để làm tăng hứng thú cho trẻ. Bên cạnh việc cho trẻ hát thì một số bài tôi cho là phù hợp với việc cho trẻ hát và vận động không chỉ gây hứng thú mà còn giúp trẻ mạnh dạn hơn khi vận động. Ví dụ: như ở tiết Tạo hình cắt dán 1 số con vật sống trong rừng tôi cho trẻ hát và vận động theo cách vận động của các con vật có trong bài hát “Đố bạn”. Hoặc trong bài: “Vẽ người thân trong gia đình”. Tôi cho trẻ hát bài : “Cả nhà thương nhau” để khi trẻ hát trẻ nhớ lại, hình dung ra đặc điểm người thân trong gia đình mình. Hoặc trong bài “Vẽ cành đào hoặc cành mai”, tôi cho trẻ hát bài “Mùa xuân” không chỉ để gây hứng thú cho trẻ mà còn cung cấp về đặc điểm của sự vật hiện tượng đó để giúp trẻ dễ dàng thực hiện hoạt động tiếp theo. - Kết quả đạt được: + Trẻ tiếp thu bài 1 cách hứng thú. Kiến thức cơ bản mà trẻ tiếp thu được đạt 98-100%. + Phát triển khả năng thẩm mĩ cho trẻ. + Phát triển ở trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. + Phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo khi vận động. + Cung cấp kiến thức và vốn từ cho trẻ. 4. Biện pháp thứ 4: Sử dụng văn học. - Sử dụng biện pháp văn học chính là cho trẻ đọc thơ, nghe một đoạn truyện có nội dung liên quan đến nội dung kiến thức cần cung cấp hoặc sử dụng ca dao, đồng dao hoặc câu đố hoặc nhân vật bằng dối. Tất cả những cái đó, nếu biết chon lọc đưa vào nội dung phù hợp đều tạo được hứng thú cho trẻ. Ví dụ như: Trong bài hát “Chị ong nâu và em bé”, tôi sử dụng rối dẹt một con gà trống, một chị ong nâu và một em bé để gây hứng thú cho trẻ như: cho con gà lên làm động tác gáy o ó o… Sau đó chị ong bay đi và nói:Trời đã sáng rồi,tôi phải đi tìm mật hoa để làm mật cho mọi người đây ”.Rồi bay vào, em bé đi lên liền gọi: “Chị ong nâu ơi,chị ong nâu ơi. Không biết chị đã bay đi đâu rồi. Thôi tôi phải học theo sự chăm chỉ của chị ong đây để làm một người có sau khi các con rối làm động tác như vậy xong tôi sẽ hỏi trẻ “ Các con có biết các nhân vật vừa rồi có trong bài hát nào không?Đó chính là các nhân vật trong bài chị ong nâu và em bé đấy .’Bây giờ các con nghe cô hát bài hát này nhé. Với cách làm như vậy tôi nhận ,thấy trẻ rất chắm chú nghe và quan sát, đặc biệt là rất hào hứng khi học hát vì trẻ thích được giống như chị ong nâu và em bé thích sự chăm chỉ ngoan ngoãn để được mọi người khen gợi, yêu mến.Và như vậy trẻ thuộc bài hát rất nhanh và còn hát rất hay,rất tình cảm nữa. Sau khi kết thúc giờ học trẻ còn lưu luyến còn hào hứng làm động tác minh hoạ như trong nội dung bài hát và một số trẻ sau giờ hoạt động góc cũng muốn được sử dụng các nhân vật đó theo ý tưởng của mình. Hoặc trong tiết toán mọi người thường nói đó là tiết khô khan cứng nhắc nhưng văn học lại mượt mà tình cảm. Hiểu được điều đó trong tiết “ôn hình dạng”tôi đã sử dụng văn học trong phần vào bài cuả mình làm cho sự khô khan cứng nhắc trở nên hấp dẫn hơn. VD:Tôi sử dụng câu đố cho các hình như sau: *Hình gì chỉ một nét cong Giống ông trăng Rằm Trong Tết trung thu (hình tròn) *Hình gì có bốn cạnh Đo thấy đều bằng nhau Ai giỏi hãy đoán mau Đó là hình gì nhỉ? (Hình vuông) *Hai cạnh dài bằng nhau , Hai cạnh ngắn bằng nhau Đó hình gì nói mau Ai là người biết trước? (Hình chữ nhật”) *Có ba quoe tính Xếp được một hình Bạn nào thông minh Đoán tên hình đó? (Hình tam giác) Sau mỗi câu đó trẻ hào hứng trả lời và gọi tên các hình. Hoặc trong tiết tạo hình “vẽ cầu vồng sau cơn mưa” tôi cũng sử dụng câu đố như sau: Cầu gì chỉ mọc sau mưa Lung linh bẩy sắc bắc vừa tới mây. Hoặc trong tiết đề tài vẽ về các hiện tượng thiên nhiên,tôi đặt câu đố: *Mặt gì mọc tựa trên cao Toả ra những ánh nắng đào đẹp tươi? (mặt trời) *Không sơn mà đỏ Không gõ mà kêu Không khều mà dụng . * Mặt gì bằng phẳng hôm mai . Cây đa chú cuội đứng đây rõ ràng. ( Mặt trăng ) Sau mỗi câu đó đó tôi sẽ đưa ra những bức tranh để trẻ quan sát.Thay vì hìng thức khô khan đơn điệu là cứ đưa ra một loạt các bức tranh để trẻ quan sát và nhận xét thì tôi muốn tạo hứng thú và cung cấp cho trẻ thêm kiến thức và hình ảnh qua lời văn để trẻ có điều kiện được tưởng tượng, được sâu chuỗi giữa lời nói và hình ảnh và được kiểm chứng kết quả qua quan sát tranh sau đó. Với cách làm như vậy tôi thấy kết quả như sau : - 100% trẻ hào hứng tham gia vào các giờ học . - 100% trẻ có được kiến thức cơ bản mà giờ học cần cung cấp. _ Phát triển khả năng ghi nhớ , trí tưởng tượng và nhận biết mối liên quan giữa lời nói với sự vật , hiện tượng. _ Phát triển tình cảm , tình yêu thiên nhiên , yêu cuộc sống . - Phát triển khả năng sáng tạo . - Cung cấp thêm những vốn từ cho trẻ . 5. Biện pháp trẻ tự khám phá : Đó là biện pháp giúp trẻ tự khám phá đề tài, nội dung và tưởng tượng. Ví dụ như: - Trong truyện “Ba cô gái”, tôi chia lớp ra làm 3 nhóm, mỗi nhóm cho trẻ xem tranh về nội dung câu truyện và thảo luận về bức tranh đó từ 2-3 phút. Sau đó, cho nhóm thảo luận hay nhất lên trình bày về nội dung bức tranh của mình. Sau đó, tôi dẫn dắt trẻ bằng câu: “Các con có muốn hiểu về nội dung của bức tranh này trong câu chuyện gì không? Hãy nghe cô kể chuyện nhé. Như vậy,trẻ sẽ rất hào hứng muốn biết câu chuyện cô kể là gì? có giống với suy nghĩ, tưởng tượng của mình không (tôi có thể áp dụng hình thức này vào nhiều bộ môn khác mà tôi cho là phù hợp). Qua cách làm như vậy, tôi thấy được trẻ lớp tôi rất thích được khám phá những điều mới lạ, muốn tự mình khám phá và thích được tưởng tượng ra những điều mình muốn. Không chỉ vậy mà khả năng phán đoán của trẻ được phát huy một cách tối đa. Tính kỷ luật và sự đoàn kết trong tập thể cũng được trẻ lĩnh hội cao. III- Kết thúc vấn đề. Trước khi áp dụng các biện pháp trên khi hướng dẫn trẻ trong hoạt động có chủ đích tôi thường vào bài một cách cứng nhắc và áp đặt. Do vậy trẻ thường hoạt động một cách gò bó, ép buộc nên kết quả thu được còn nhiều hạn chế. Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy bản thân tôi cũng đã thực sự được trang bị thêm nhiều kiến thức khi vào bài và trong việc giáo dục trẻ có nhiều sáng tạo. Việc tổ chức cho trẻ khi hoạt động có chủ đích trở nên linh hoạt, có hệ thống và khoa học hơn. Trẻ lớp tôi đã thực sự hứng thú trong mỗi hoạt động có chủ đích do tôi tổ chức. Qua đó, trẻ đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản và cần thiết, trẻ đã có nhiều sáng tạo hơn trong mỗi hoạt động. Ngôn ngữ của trẻ cũng đa dạng và phong phú hơn. Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp và khi tham gia vào các hoạt động khám phá thế giới xung quanh. * Bài học kinh nghiệm: + Để áp dụng được những biện pháp trên vào các hoạt động có chủ đích thì đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức sâu rộng, phải yêu nghề, mến trẻ. + Cô phải nắm chắc mục đích, nội dung, yêu cầu của mỗi hoạt động có chủ đích. + Phải luôn là người ham học hỏi, thích tìm tòi suy nghĩ, sáng tạo, phải biết áp dụng phù hợp với mỗi nội dung hoạt động, mỗi chủ điểm. Tôi biết có vô vàn cách vào bài mà gây được hứng thú cho trẻ để giờ học trở lên thoải mái, tự nhiên. nhưng theo tôi đây cũng là một vài trong số vô vàn cách đó tạo được hứng thú cho trẻ để trẻ phát huy một cách toàn diện. Mặc dù vậy nhưng tôi nghĩ tôi đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những sơ xuất. Vì vậy tôi mong muốn được các bạn đồng nghiệp , được cấp trên quan tâm và góp ý, trao đổi thêm để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Việt Long, ngày 12 tháng 01 năm 2009 TM. BGH Người viết Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Nam Lã Thị Thuần

File đính kèm:

  • docNHAC bai hat CD dong vat.doc
Giáo án liên quan