- Là một giáo viên tiểu học chắc hẳn ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết trong hoạt động giáo dục. Ông cha ta đã có câu: “ Nét chữ nết người”. Viết chữ đẹp không chỉ là mong muốn của giáo viên đối với gọc sinh mà còn là mơ ước, nguyện vọng của tất cả mọi người. Nhưng hiện nay số lượng học sinh viết chữ đẹp chưa nhiều. Có rất nhiều bậc phụ huynh. Có rất nhiều bậc phụ huynh còn phàn nàn về chữ viết của con em mình. Có em học hết lớp 5, 9, hoặc hết lớp 12 vào đại học, chữ xấu đến mức không thể chấp nhận được. Trong các kỳ thi, số học sinh bị điểm kém do nguyên nhân chữ viết và trình bày cẩu thả chiếm một tỉ lệ không nhỏ . vì sao như vậy?
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao khả năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1
mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
- Là một giáo viên tiểu học chắc hẳn ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết trong hoạt động giáo dục. Ông cha ta đã có câu: “ Nét chữ nết người”. Viết chữ đẹp không chỉ là mong muốn của giáo viên đối với gọc sinh mà còn là mơ ước, nguyện vọng của tất cả mọi người. Nhưng hiện nay số lượng học sinh viết chữ đẹp chưa nhiều. Có rất nhiều bậc phụ huynh. Có rất nhiều bậc phụ huynh còn phàn nàn về chữ viết của con em mình. Có em học hết lớp 5, 9, hoặc hết lớp 12 vào đại học, chữ xấu đến mức không thể chấp nhận được. Trong các kỳ thi, số học sinh bị điểm kém do nguyên nhân chữ viết và trình bày cẩu thả chiếm một tỉ lệ không nhỏ ... vì sao như vậy?
Qua thực tế cho thấy do một số nguyên nhân sau:
- Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay, một số bậc cha mẹ do mải làm ăn nên ít có thời gian quan tâm tới con cái. Việc ăn uống, sinh hoạt, học tập của trẻ thay vì cha mẹ chăm sóc nay đã được “ chuyển giao” cho người giúp việc, gia sư... và một thực tế đáng buồn đó là phần lớn yêu cầu của họ đối với gia sư là nâng cao chất lượng giỏi văn , toán, ngoại ngữ cho học sinh, không mấy ai yêu cầu gia sư dành một buổi trong tuần để rèn chữ cho con em họ.
- Sử dụng không đồng bộ về bút viết , cách đây 10 đến 20 năm, phần lớn học sinh tiểu học chỉ sử dụng một loại bút tre chấm mưc. ưu điểm của loại bút này là nét mềm, dễ viết được nét thanh đậm, song loại bút này dễ gây bẩn vở, tay, áo... nên đã dần dần được thay đổi bằng các loại bút khác
như: bút bi, bút máy, bút dạ kim, bút bi nước... ưu điểm của các loại bút này là sạch còn nhược điểm là cứng và rất khó viết được nét thanh nét đậm.
- Sử dụng không đồng bộ về vở viết: một số vở viết giấy mỏng, chất
lượng kém, viết bị nhoè, dòng kẻ chưa phù hợp lắm với chương trình giảng dạy, giáo viên vừa phải luyện trên vở tập viết quy định vừa phải hướng dẫn học sinhviết vở ô ly điều đó khiến việc rèn chữ trở nên mất nhiều thời gian mà hiệu quả đạt được còn hạn chế.
- Đội ngũ giáo viên tiểu học phải đặc biệt quan tâm tới chữ viết của mình nhất là chữ viết trên bảng và trong vở học sinh, đó chính là tiêu chuẩn để học sinh làm theo.
- Là một giáo viên dạy lớp 2, tôi rất băn khoăn về những vấn đề còn tồn tại trên. Vì thế tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao khả năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2” nhằm tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp, mong rằng chất lượng chữ viết của học sinh ngày càng đẹp hơn, giúp trẻ yêu tiếng mẹ đẻ hơn.
2. Mục đích- nhiệm vụ của đề tài
- Khi thực hiện đề tài này, tôi muốn thông qua việc khảo sát tình hình thực tế dạy tập viết ở nhà trường để đưa ra những ý kiến đề xuất, những giải pháp khắc phục tồn tại, khó khăn, nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy tập viết ở lớp 2 nói riêng và ở tiểu học nói chung.
- Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài chỉ đi sâu tìm hiểu về cơ sở khoa học của việc thực hiện phân môn tập viết ở tiểu học, tìm hiểu các phương pháp giảng dạy đã được vận dụng trong thực tế ở giờ dạy tập viết ở lớp 2. Từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả củaviệc rèn viết chữ đẹp cho học sinh.
Phần 2
nội dung
chương 1: cơ sở lý luận
I. Vị trí của việc dạy tập viết ở tiểu học
- Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học.Tập viết không những có quan hệ mật thiết với chất lượng học tập các môn khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường- kỹ năng viết chữ. Nếu viết chữ đúng mẫu, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài tốt, như vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập.
- Học vần, tập đọc giúp cho việc đọc thông còn tập viết giúp cho việc rèn năng lực viết thạo. Để làm chủ tiếng nói về mặt văn tự, người học phải rèn cho mình năng lực đọc thông viết thạo văn tự đó. Hai năng lực này có quan hệ mật thiết với nhau. Học sinh học Tiếng Việt phải đọc thông viết thạo chữ quốc ngữ. Đây chính là điểm khác biệt giữa người được học Tiếng Việt và người không được học Tiếng Việt.
- Tập viết là phân môn có tính chất thực hành. Trong chương trình không có tiết lý thuyết, chỉ có các tiết rèn luyện kỹ năng, Tính thực hành của việc dạy tậo viết cũng góp phần khẳng định vị trí quan trọng của phân
môn này ở trường tiểu học.
Ngoài ra tập viết còn góp phần quan trọng voà việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật, khiếu thẩm mỹ.
II. Nhiệm vụ của phân môn tập viết
ở tiểu học, phân môn tập viết rèn luyện cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết, kỹ thuật viết chữ. Trong các tiết tập viết, học sinh nắm được các tri thức cơ bản về cấu tạo của bộ chữ la tinh ghi âm Tiếng Việt, nắm được kĩ thuật viết chữ cái, viết từ và câu...
Nhiệm vụ của phân môn tập viết gồm hai phần việc có liên quanchặt chẽ với nhau:
- Về tri thức: dạy học sinh khái niệm cơ bản về đường kẻ, dòng kẻ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, các khái niệm liên kết nét chữ... Từ đó hình thành cho các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết.
- Về kĩ năng: dạy học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kĩ năng viết nét, liên kết nét tạo thành chữ cái và liên kết chữ cái tạo thành tiếng đồng thời giúp các em xác định khoảng cách, vị trí, cỡ chữ trên vở ô ly để hình thành kĩ năng viết đúng mẫu, viết nhanh, viết đẹp.
Ngoài tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách trình bày bài viết cũng là một kĩ năng đặc thù của việc dạy tập viết mà giáo viên thường xuyên quan tâm.
III. những cơ sở của việc dạy tập viết
* Để dạy tập viết một cách có mục đích, có kế hoạch, người dạy cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
1. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận cơ thể tham gia vào việc viết chữ:
- Quá trình tập viết có quan hệ đến nhiều bộ phận trên cơ thể. Tư thế ngồi viết có quan hệ đến cả ngón tay, bàn tay và cánh tay. Hình dáng, kích thước chữ trong vở tập viết có liên quan đến mắt các em...
- Tập viết không đảm bảo các quy định sẽ để lại di chứng suốt đời cho các em: mắt cận thị, vẹo cột sống, lưng gù, phổi bị ảnh hưởng do ngồi không đúng tư thế. Vì vậy khi hướng dẫn học sinh tập viết cần coi việc phối hợp đồng bộ các bộ phận của cơ thể là nguyên tắc đặc thù.
2. Nguyên tắc coi việc dạy tập viết là dạy hình thành một kĩ năng
Để hình thành kĩ năng viết chữ cho học sinh, việc dạy tập viết phải trải qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: giai đoạn này hình thành cho học sinh biểu tượng về chữ viết, giúp các em hiểu và ghi nhớ hình dáng, kích thước, quy trình viết từng chữ cái. Các hiểu biết này giúp các em viết chữ một cách tự giác. Nhờ vậy kết quả đạt được nhanh hơn và chắc chắn hơn.
- Giai đoạn 2: đây là giai đoạn củng cố, hoàn thiện biểu tượng chữ viết thông qua các hình thức luyện viết. Giai đoạn này hướng dẫn các em luyện viết chữ cái, liên kết các chữ để luyện từ, cao hơn là để luyện viết câu ứng dụng.
* Muốn dạy tập viết đạt hiệu quả cao, ngoài việc tuân thủ hai nguyên tắc trên, giáo viên cần chú ý vận dụng một số phương pháp dạy tập viết sau:
1. Phương pháp trực quan
- Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều giác quan: mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và cấu tạo chữ mẫu, tìm thấy sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đang học với chữ cái đã học trước bằng các thao tác so sánh tương đồng.
2. Phương pháp đàm thoại gợi mở
- Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi về cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước
3. Phương pháp luyện tập thực hành
- Việc hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao giúp học sinh dể tiếp thu. Lúc đầu là viết đúng hình dáng, cấu tạo,
kích thước các chữ, sau đó viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kĩ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở trường cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở môn học khác.
IV. chương trình tập viết lớp 2
1. Về chương trình
- Lớp hai có 35 tiết tập viết được phân đều ra 35 tuần, mỗi tuần một tiết. Học sinh được luyện viết các chữ hoa cỡ vừa và nhỏ.
2. Về vở tập viết lớp 2
- Gồm 2 cuốn vở: tập một và tập hai
chương 2. một số biện pháp nâng cao khả năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2
Từ sự nghiên cứu cơ sở thực tiễn và cơ sở lí luận trên, tôi nhận thấy thực tế dạy học hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội. Vì thế để khắc phục được phần nào hạn chế và phát huy những ưu điểm đã có, tôi xin đề xuất một số biện pháp mà mình đã áp dụng với mong muốn là có thể nâng cao hiệu quả khả năng viết chữ của học sinh lớp 2 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung, đó là:
I. Chuẩn bị cho việc rèn chữ
+ Vở: mỗi học sinh có 2 quyển vở tập viết
- Quyển 1: trong bộ sách giáo khoa để thực hành viết trên lớp
- Quyển 2: vở rèn chữ dùng để rèn viết các nét chữ cơ bản của chữ hoa và chữ thường, rèn viết thêm các đoạn văn các bài thơ có nhiều chữ viết khó.
+ Bút: yêu cầu học sinh viết bút nét hoa
+ Mực: quy định mực tím
+ Bảng con: mỗi học sinh có một bảng Thiên Long + phấn, giẻ lau để thực hành
+ Bìa kê vở: cứng và mỏng, kích thước đúng bằng hai trang vở của học sinh để giữ cho vở không bị giây bẩn, quăn mép.
+ Bút chì, thước kẻ: giúp cho việc chữa bài, ghi lỗi và sửa lỗi khi viết bài.
II. Biện pháp
1.Rèn cách viết đúng các nét chữ cơ bản:
- Chia chữ cái viết hoa và viết thường thành các nhóm và rèn luyện dứt điểm ( biện pháp trọng tâm)
Nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng và đẹp ngay là một điều rất khó có thể thực hiện, bởi vì trẻ lớp hai mới bắt đầu tập viết chữ hoa. Do vậy cùng với việc luyện viết trong vở tập viết, phần rèn chữ tăng cường, tôi chia thành các nhóm nét cơ bản sau:
+ Nhóm nét móc:
nét móc ngược trái hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải dùng để viết các chữ hoa:
nét móc ngược phải dùng để viết các chữ hoa:
nét móc xuôi phải dùng để viết các chữ hoa:
nét nóc hai đầu dùng để viết các chữ hoa:
+ Nhóm nét cong:
nét cong trên, 2 đầu uốn vào trong dùng để viết các chữ hoa:
nét cong dưới và 1 nét lượn dọc tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ
2
dùng để viết các chữ hoa:
nét cong trái, lượn ngang kết hợp với nét móc ngược trái dùng để viết các chữ hoa:
nét cong kín dùng để viết các chữ hoa:
+ Nhóm nét khuyết:
nét khuyết trên dùng để viết các chữ thường:
nét khuyết dưới dùng để viết các chữ thường và chữ hoa:
Song song với việc luyện viết các nhóm nét chữ cơ bản, tôi tiến hành luyện luôn các chữ cái viết hoa đã học có liên quan đến nét đó. Luyện dứt điểmđể học sing viết đẹp nhóm chữ này mới chuyển sang nhóm chữ khác nên học sinh phấn khởi và say mê rèn luyện.
Để học sinh viết được một cách dễ dàng, đúng và đẹp, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định một số điểm đặt bút cho từng nét cơ bản.
2. Rèn chữ hoa trong cụm từ ứng dụng
Khi viết chữ hoa và chữ thường,giáo viên cần đặc biệt lưu ý rèn cho học sinh viết liền nét.Khoảng cách giữa các tiếng trong từ( khoảng 1 con chữ o cùng cỡ), giữa các cụm từ( khoảng 2 con chữ o cùng cỡ), trong 1 chữ thì
khoảng cách giữa 2 con chữ ( khoảng bằng một nửa con chữ o cùng cỡ).
Khi viết, nối chữ hoa với chữ thường cần lưu ý các trường hợp sau:
a. Trường hợp nối thuận lợi:
- Hướng dẫn học sinh đưa tiếp nét bút từ điểm dừng bút của chữ hoa nối sang điểm đặt bút của chữ viết thường đứng sau theo hướng dịch chuyển của nét bút từ trái sang phải( sử dụng kĩ thuật lia bút, rê bút)
VD: nối với n
nối với i
b. Trường hợp nối không thuận lợi:
VD1: nối với a
Trường hợp nét cuối chữ hoa liên kết với chữ viết thường đứng sau.Trong trường hợp này phải viết chữ thường sao cho có 1 điểm tiếp xúc với điểm dừng bút của nét cuối cùng khi viết chữ hoa.
VD2: nối với m
nối với i
Trường hợp dấu của chữ thường đứng sau liên kết với chữ hoa như trên cần lưu ý sao cho điểm đặt bút của chữ thường tiếp xúc với chữ hoa đứng đầu.
c. Trường hợp không nối:
Cần chú ý khoảng cách giữa chữ cái viết hoa với chữ cái viết thường
bằng một nửa con chữ o cùng cỡ
3. Rèn viết dấu chữ cái và dấu thanh
- Kĩ thuật viết dấu chữ cái: chữ cái nào có dấu thì đánh dấu đó cân đối trên đầu chữ, điểm cao nhất của dấu không quá 1 đơn vị, điểm thấp
3
nhất của dấu không chạm vào đầu chữ cái, chiều ngang của dấu phải nhỏ hơn chiều ngang của chữ cái.
- Kĩ thuật viết dấu thanh: đánh dấu ghi thanh trên đầu âm chính( nếu là âm đơn)
VD: rõ ràng( đánh dấu ngã trên âm o, dấu huyền trên âm a)
- Đánh dấu thanh trên đầu con chữ thứ 2( nếu là âm đôi)
VD: viết, hưởng( dấu sắc, dấu hỏi đặt trên con chữ thứ hai của âm đôi iê,ươ)
4. Rèn chữ trong giờ chính tả
Để làm tốt việc rèn chữ trong giờ chính tả, giáo viên phải luôn có ý thức dạy đúng quy trình của giờ học này: rèn chữ khó bằng bảng con và bảng lớp, rèn phần trình bày bài viết, rèn viết đúng chính tả bằng bài tập chính tả.
Phân loại vở của học sinh theo từng loại:
- Loại A
- Loại B
- Loại C
Dựa vào việc phân loại trên, tôi có biện pháp giúp đỡ cụ thể cho từng nhóm
* Nhóm học sinh có vở loại A: chữ viết sạch đẹp, đạt tiêu chuẩn quy định. Những học sinh của nhóm này là hạt nhân trong phong trào rèn chữ của lớp. Tôi thường xuyên tuyên dương bài viết của các em trước lớp, cho từng bàn học sinh xem chữ viết của bạn để học tập. Phân tích cho các em thấy tại sao bài viết của bạn được cô ghi điểm cao để học sinh rút kinh nghiệm cho bài viết của mình. Tạo điều kiện để các em trong nhóm này được viềt bảng trong giờ tập viết, được lên bảng chữa bài trong giờ toán và các giờ học khác để các bạn học tập chữ viết và cách trình bày bài. Cuối tháng, qua xếp loại vở, tôi kết hợp với ban phụ huynh lớp có phần thưởng động viên, khích lệ các em tiếp tục nâng cao việc rèn chữ của mình.
*Nhóm học sinh có vở loại B: vở của những học sinh này chữ viết đúng chính tả, sạch nhưng chưa chính xác về kĩ thuật viết chữ, chữ chưa đều, nét chữ chưa liền mạch, khoảng cách chữ chưa đúng quy định ở một số bài viết. Với những hcọ sinh này, tôi kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để động viên các em tích cực rèn chữ theo hướng dẫn của cô trên lớp ( chú ý nghe cô phân tích cấu tạo, cách viết, cách khắc phục nhược điểm ơ rmột số chữ khó viết mà học sinh hay mắc phải). ở nhà, phụ huynh giám sát, động viên các em khứac phục những chữ các em viết chưa tốt ở lớp thông qua vở rèn chữ.
* Nhóm học sinh có vở loại C: vở của nhóm học sinh này viết sai nhiều lỗi chính tả, chữ viết sai kĩ thuật và bẩn. Đối với những học sinh này, tôi cố gắng dành nhiều thời gian để giúp đỡ các em. Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ quản lí chặt chẽ việc rèn đọc, rèn chữ ơ rlớp cũng như ở nhà. Trong các giờ chính tả, tập viết, các em được lên tập viết trên bảng có sự động viên, chỉnh sửa của cô và chính bản thân các em. ở nhà, các em chỉ thực hiện yêu cầu rèn chữ qua vở tập viết là chính để các em có thể nắm được kĩ thuật viết chữ. Ngoài ra, giáo viên giao thêm bài tập qua hình thức viết mẫu vào vở rèn chữ các nét cơ bản, nhất là những nét các em hay viết sai.
5. Quan tâm đến cách cầm bút, vị trí đặt vở và cánh tay khi viết, tư thế ngồi viết
Trong mỗi giờ, nhất là khi học sinh luyện chữ viết, giáo viên cần luôn luôn chú ý uốn nắn để các em cầm bút và ngồi đúng tư thế. Bài viết đẹp phải đi kèm với tư thế đúng. Rèn cho trẻ viết đẹp mà quên mất việc uốn nắn cách ngồi viết là một thiếu sót lớn của giáo viên. Quan sát các em viết bài, tôi chợt phát hiện ra vì sao khi viết, các em hay cúi sát vở và nghiêng đầu sang một bên? Nguyên nhân là do các em cầm bút quá thấp, các ngón tay cầm bút che khuất chữ viết và dòng kẻ nên khi viết phải cúi thấp và nhìn nghiêng mới thấy chữ và dòng kẻ. Hơn nữa, khi viết, các em ghì ngón tay cầm bút rất chặt nên khi viết chóng mỏi tay. Trong khi viết, các em chưa biết làm thế nào để di chuyển tay một cách linh hoạt từ bên trá sang bên phải để viết, do đó quyển vở còn nbị xoay đi xoay lại. Vậy để cho công việc viết chữ trở nên đơn giản, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cầm bút bằng ba ngón tay theo quy định, dùng 2 ngón út và áp út gập nhẹ làm điểm tựa rê nhẹ bàn tay trong quá trình viết. Đồng thời khi viết cần luư ý đặt cả cánh tay phải lên mặt bàn nhưng không ấn mạnh xuống mặt bàn, viết hết một chữ hay một dòng đều phải di chuyển tay nhẹ nhàng và chuyển vở dần lên phía trên.
Cứ đều đặn mỗi giờ viết trên lớp, cô và trò lại kiên trì luyện tập. Về nhà, các em lại tự rèn thêm dưới sự động viên giúp đỡ của cha mẹ. Cuối cùng nhiều học sinh dần dần khắc phục được nhược điểm, đã cầm bút đúng vị trí, nét bút khi viết nhẹ nhàng, nhấn vừa phải, thoải mái, viết lâu mà không mỏi.
6. Đề cao sự gương mẫu về chữ viết của giáo viên
Người giáo viên phải xác định: rèn chữ cho học sinh thì cô phải rèn chữ mình. Bởi vì cô có viết chuẩn, viết đẹp mới là tấm gương để học sinh soi vào mà rèn chữ của mình. Vì thế bản thân giáo viên phải nỗ lực rèn luyện sao cho chữ viết của mình sao cho chữ viết của mình phải thật là mẫu mực khi chấm bài, ghi sổ liên lạc, nhận xét ở sổ liên lạc, đặc biệt là khi viết bảng.
kết luận
Qua thực nghiệm dạy tập viết có áp dụng một số biện pháp đã nêu vào việc hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành, tôi thấy kết quả thu được ở những giờ dạy này có rất nhiều tiến bộ. Điều đó chứng tỏ giờ dạy đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, giáo viên cần sử dụng linh hoạt các biện pháp ( lựa chọn điểm đặt bút, dừng bút cho từng nét, cách nối giữa chữ hoa với chữ thường ...). Tuỳ từng bài mà áp dụng các biện pháp khác nhau làm sao để đạt hiệu quả cao nhất cho mỗi giờ tập viết.
Người giáo viên cũng cần phải lưu ý một số công việc sau:
1. Trước giờ dạy:
- Nắm nội dung bài viết, xác định nét viết cơ bản có trong bài
VD: Bài 17: Ô, ơ, ơn sâu nghĩa nặng
Nét chủ đạo trong bài là nét cong kín, liên kết giữa nét đầu của chữ thường đứng sau với chữ hoa đứng trước ( ơ với n), khoảng cách giữa s và
â
- Chuẩn bị đồ dùng trực quan cho bài dạy, chữ mẫu của giáo viên to, rõ ràng, đẹp
2. Trong giờ dạy:
- Giáo viên phải bám sát học sinh sửa chữa kịp thời những nét viết sai, tư thế ngồi sai
- Giáo viên phải phối hợp các phương pháp dạy thật linh hoạt và khéo léo để giờ học không trở nên căng thẳng.
3. Giáo viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng, trau dồi, rèn luyện để chữ viết của mình luôn mẫu mực, luôn có ý thức học hỏi đồng nghiệp để tích luỹ kinh nghiệm
Tuy nhiên, biện pháp chỉ là một công cụ còn yếu tố con người mới mang tính chất quyết định. Cụ thể ở đây là lòng nhiệt tình, yêu nghề và năng lực của giáo viên kết hợp với sự siêng năng, chăm chỉ sáng tạo của học sinh sẽ tạo nên sự thành công của giờ học
Những biện pháp trên đây chỉ là kinh nghiệm của bản thân để đồng nghiệp tham khảo. Tôi mong muốn nhận được sự góp ý ban giám hiệu nhà trường cùng các bạn bè đồng nghiệp để giờ dạy tập viết đạt được hiệu quả như yêu cầu mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.
Dương Liễu, ngày 25 tháng 5 năm 2007
Người viết
Lã Thị Kim Nhung
File đính kèm:
- SKKN lop 2.doc