Đề tài Một số biệnpháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường Mầm Non

 Hiện nay trước sự tiến bộ của khoa học, công nghệ đã cải thiện cơ bản cuộc sống của con người, nhưng xã hội và nền công nghiệp ngày càng phát triển thì môi trường càng bị khai phá triệt để dẫn đến ô nhiễm và phá hoại nghiêm trọng hệ sinh thái: không khí ô nhiễm nặng, nguồn nước cạn kiệt, rừng bị tàn phá, ruộng đất bị thu hẹp, nhiều loài bị tiệt chủng , môi trường thiên nhiên – điều kiện sinh tồn của loài người đang bị đe doạ. Ngày nay, ô nhiễm không khí, ô nhiễm chất thải công nghiệp đang gây ra những biến đổi về khí hậu toàn cầu và có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Những con số thống kê cụ thể như sau :

 Hiện nay tốc độ mất rừng nhiệt đới là khoảng 113.000 km2/ năm. Do hậu quả của việc mất rừng, việc sử dụng đất không bền vững qua nhiều thế hệ mà tài nguyên đất bị thoái hoá nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả năng sản xuất và xu hướng hoang mạc hoá ngày càng gia tăng.

 Co 450 triệu người ở 29 quốc gia thuộc thế giới thứ ba đang thiếu nước nghiêm trọng, 70% dân số thế giới phải dùng nước không đảm bảo vệ sinh. Mỗi ngày có 5000 trẻ em chết vì nước bẩn, hàng năm có khoảng 2 triệu trẻ em chết vì những nguyên nhân liên quan đến nước uống(theo thống kê của liên hiệp quốc UNICEF nhân ngày nước Quốc tế 22/3 /2004).

 Theo các nhà khoa học thì từ nay đến năm 2020 sẽ có ¼ dân số thế giới phải liên quan đến nước uống sống trong cảnh thiếu nước nghiêm trọng .

 Trước sự thay đổi khí hậu toàn cầu làm cho môi trường trên thế giới và Việt Nam bị ô nhiễm nặng nề gây hại đến sức khoẻ của con người, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất lượng của môi trường. Mặt khác do sự gia tăng dân số quá nhanh, nghèo nàn và lạc hậu ở các nước đang phát triển, đô thị hoá ở nhiều nơi khí thải của công trường nhà máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều nhưng không được xử lý tốt đã làm mất vệ sinh gây ô nhiễm môi trường.Ngày nay giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách,có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ. Giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: Bậc học mầm non. Đứng trước những sự việc đó,là giáo viên mầm non chúng ta phải làm gì để các cháu hiểu biết về môi trường sống của bản thân và có thói quen gữi vệ sinh môi trường làm cho môi trường trong lành sạch đẹp ?

 

doc20 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 17611 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biệnpháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường Mầm Non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hiện nay trước sự tiến bộ của khoa học, công nghệ đã cải thiện cơ bản cuộc sống của con người, nhưng xã hội và nền công nghiệp ngày càng phát triển thì môi trường càng bị khai phá triệt để dẫn đến ô nhiễm và phá hoại nghiêm trọng hệ sinh thái: không khí ô nhiễm nặng, nguồn nước cạn kiệt, rừng bị tàn phá, ruộng đất bị thu hẹp, nhiều loài bị tiệt chủng , môi trường thiên nhiên – điều kiện sinh tồn của loài người đang bị đe doạ. Ngày nay, ô nhiễm không khí, ô nhiễm chất thải công nghiệp đang gây ra những biến đổi về khí hậu toàn cầu và có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Những con số thống kê cụ thể như sau : Hiện nay tốc độ mất rừng nhiệt đới là khoảng 113.000 km2/ năm. Do hậu quả của việc mất rừng, việc sử dụng đất không bền vững qua nhiều thế hệ mà tài nguyên đất bị thoái hoá nghiêm trọng, nhiều nơi mất khả năng sản xuất và xu hướng hoang mạc hoá ngày càng gia tăng. Co ù450 triệu người ở 29 quốc gia thuộc thế giới thứ ba đang thiếu nước nghiêm trọng, 70% dân số thế giới phải dùng nước không đảm bảo vệ sinh. Mỗi ngày có 5000 trẻ em chết vì nước bẩn, hàng năm có khoảng 2 triệu trẻ em chết vì những nguyên nhân liên quan đến nước uống(theo thống kê của liên hiệp quốc UNICEF nhân ngày nước Quốc tế 22/3 /2004). Theo các nhà khoa học thì từ nay đến năm 2020 sẽ có ¼ dân số thế giới phải liên quan đến nước uống sống trong cảnh thiếu nước nghiêm trọng . Trước sự thay đổi khí hậu toàn cầu làm cho môi trường trên thế giới và Việt Nam bị ô nhiễm nặng nề gây hại đến sức khoẻ của con người, sự phát triển của sinh vật và làm giảm chất lượng của môi trường. Mặt khác do sự gia tăng dân số quá nhanh, nghèo nàn và lạc hậu ở các nước đang phát triển, đô thị hoá ở nhiều nơi khí thải của công trường nhà máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều nhưng không được xử lý tốt đã làm mất vệ sinh gây ô nhiễm môi trường.Ngày nay giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách,có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ. Giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: Bậc học mầm non. Đứng trước những sự việc đó,là giáo viên mầm non chúng ta phải làm gì để các cháu hiểu biết về môi trường sống của bản thân và có thói quen gữi vệ sinh môi trường làm cho môi trường trong lành sạch đẹp ? II.MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI : Qua đề tài giúp giáo viên chúng ta hiểu biết bản chất và các vấn đề về môi trường.Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề về môi trường nói chung,việc cần thiết phải giáo dục môi trường cho trẻ mầm non nói riêng. Từ đó giáo viên mầm non nắm được các kiến thức, nội dung và tìm ra được các giải pháp để thực hiện tốt chương trình giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non dựa trên tình hình thực tế của địa phương. III.LỊCH SỬ ĐỀ TÀI: Trong quá trình công tác giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy đa số trẻ chưa có thói quen trong việc bảo vệ môi trường, chưa hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người. Trước tình hình thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Một số biệnpháp giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường Mầm Non” làm đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm của bản thân mình. Qua đó tôi sẽ nghiên cứu tìm tòi học hỏi những biện pháp tốt nhất, rút kinh nghiệm cho bản thân nhằm vận dụng lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ở đơn vị ngày một tốt hơn. IV.PHẠM VI ĐỀ TÀI: Đề tài mà tôi đang nghiên cứu trong năm học này đã, được và có thể áp dụng trong trường lớp mầm non ở các vùng miền khác nhau. PHẦN II:NỘI DUNG I.THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI: Với đề tài này khi thực hiện ở năm học 2008-2009, bản thân tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 1.Thuận lợi: -Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào :”Xây dựng trường học thân thiện -Học sinh tích cực”. Cho nên Ban Giám Hiệu trường luôn đặc biệt quan tâm đến vệ sinh môi trường sư phạm xanh – sạch đẹp an toàn thân thiện nhằm thu hút trẻ tích cực học tập. Ban Giám Hiệu phối hợp chặt chẽ với Công Đoàn thường xuyên tổ chức cho các giáo viên – công nhân viên làm vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học nhằm tạo cảnh quan cho môi trường Mầm Non thêm sạch đẹp. -Mặt khác nhà trường còn hợp đồng căn tin thu gom rác hàng ngày và xử lý rác kịp thời. -Bên cạnh đó phụ huynh luôn nhiệt tình ủng hôä kinh phí và ngày giờ công lao động giúp đỡ tạo điều kiện cho nhà trường có môi trường sạch đẹp thuận lợi cho các cháu đến trường như : cùng với nhà trừơng trồng cây xanh, đổ đấùt, lót đan vào trường học…. -Bản thân tôi là giáo viên dạy nhiều năm nên cũng có một số kinh nghiệm trong công tác bảo vệ môi trường. 2.Khó khăn: -Trường chưa hệ thống nước sạch phục vụ cho các cháu, nguồn nước trẻ đang sử dụng chủ yếu là nước sông và chưa qua hệ thống xử lý. -Sân trường chưa có nhiều cây xanh, bóng mát nên việc quan sát thiên nhiên của trẻ còn hạn chế . -Khuôn viên trường chưa có hàng rào nên gia súc thả rong vào cắn phá cây xanh và làm mất mỹ quan môi trường sư phạm. -Rác thải trong sinh hoạt hàng ngày ở trường mầm non chưa được phân loại và xử lý đúng qui trình. -Một số phụ huynh chưa thật sự làm gương tốt cho trẻ trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, chưa có ý thức nhắc nhở trẻ gữi gìn vệ sinh trường lớp. Ở nhà cháu chưa thực sự được giáo dục và quan tâm về việc bảo vệ môi trường. -Đa số người dân địa phương sử dụng nguồn nước chủ yếu là nước sông, chưa có ý thức giữ gìn nguồn nước còn xả rác thải và các loại thuốc bảo vệ thực vật một cách bừa bãi, chính những việc làm đó ảnh hưởng đến hành vi thói quen của trẻ. Qua tìm hiểu tôi rút ra được một số nguyên ngân gây khó khăn như đã nêu trên: +Một là bản thân tôi chưa thường xuyên cho trẻ làm vệ sinh vì thời gian sinh hoạt của trẻ ở trường còn hạn chế (do lớp chủ yếu là học một buổi). +Hai là công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh chưa thật sự đi vào chiều sâu,hình thức tuyên tryền chủ yếu là thông qua các biểu bảng tuyên truyền tại lớp. +Ba là tôi chưa chú ý lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt đọâng giáo dục và hoạt động chăm sóc sức khoẻ mà chủ yếu là chú ý nhiều đến hiệu quả hoạt động. Sau khi tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên bản thân tôi đã học hỏi rất nhiều qua sách báo, truyền thanh kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, tôi đã tìm ra cho mình một số nội dung và biện pháp giải quyết như sau: II. NÔÏI DUNG CÔNG VIỆC: Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp đảm bả ocân bằng sinh thái, ngăn chặn những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Đồng thời đó cũng là nhiệm vụ cho tất cả mọi người, đối với bản thân tôi dự định giải quyết như sau: -Nắm bắt kịp thời những thông tin chỉ đạo của ngành, của địa phương, của đơn vị trường trong năm học mới . -Phân tích đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế của năm học vừa qua để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mình. -Xác định rõ nội dung cần thiết ngay từ đầu năm học để lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong từng chủ đề, từng hoạt động giáo dục cụ thể và trong nội dung nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ. -Căn cứ vào nội dung từng chủ đề, từng hoạt động trong ngày để lựa chọn những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường thích hợp để tổ chức cho trẻ thực hiện. -Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các hoạt động trong ngày, làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động. -Xây dựng môi trường thiên nhiên phong phú, vệ sinh trường lớp sạch sẽ,thu hút trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động của trường của lớp. Trong chương trình giáo dục mầm non mới, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp cho từng chủ đề, từng hoạt động và trong nội dung nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ. Căn cứ vào nội dung từng chủ đề, từng hoạt động trong ngày tôi lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như : 1.Tích hợp nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường theo chủ đề: Dựa vào mục đích yêu cầu của từng chủ đề mà tôi lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như sau: *Chủ đề : Bản thân , gia đình, trường mầm non , trường tiểu học. - Trẻ biết giữ gìn vệ sinh nhà cửa, trường lớp, có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định biết quét dọn rác mạng nhện và lau chùi đồ dùng đồ chơi, biết sắp xếp đồ chơi ngăn nắp gọn gàng. -Biết cách phân loại rác thải, thu gom những nguyên vật liệu, phế thải và cùng cô làm đồ dùng đồ chơi. -Trẻ biết giữ gìn đồ dùng g ia đình và trường mầm non ,trường tiểu học . Biết cách chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi và cây trồng. -Biết tiết kiệm điện,tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày. *Chủ đề: Nghề Nghiệp Trẻ biết một số nghề gần gũi xung quanh trẻ như: Nghề giáo viên, nghề bác sĩ,nghề nông dân…từ đó trẻ biết liên hệ trực tiếp với bản thân mình, có ý thức bảo vệ môi trường *Chủ đề:Tết và mùa xuân Trẻ biết môi trường trong dịp tết dễ bị ô nhiễm do nhiều người đi lại tham quan giải trí, do vậy cần giáo dục trẻ biết sống tiết kiệm, không bỏ phí bánh kẹo,hoa quả, không vức rác bừa bãi, không tiểu tiện tuỳ tiện, không hái hoa, ngắt lá, bẻ cành, có ý thức trồng cây nhân dịp đầu xuân… *Chủ đề :Các hiện tượng thiên nhiên Trẻ biết những biểu hiện của một số hiện tượng thiên nhiên như:nắng, mưa, gio,ùbão,lũ…từ đó trẻ biết quan sát dự đoán khi trời sắp mưa, gió, giông, bão… cách phòng tránh nắng, mưa, gió, chống bão lũ như : khi đi ra ngoài biết đội nón tránh nắng, mưa,bịt khẩu trang để tránh bụi… *Chủ đề:Thế giới động vật và thực vật Trẻ biết mối liên hệ qua lại giữa thực vật và động vật, biết lợi ích của cây xanh các các con vật, từ đó trẻ yêu thế giới tự nhiên,mong muốn thực hiện các hành động tốt để bảo vệ chăm sóc con vật, cây cối,yêu quý phê phán các hành vi không tốt đối vối môi trường,tự giác thực hiện các quy định bảo vệ môi trường thiên nhiên : không đánh đập các con vật không chặt phá rừng, đốt rừng… *Chủ đề:Quê hương –Đất nước –Bác Hồ -Trẻ biết tự hào về nơi trẻ sống, có tình cảm tốt đẹp với làng xóm, họ hàng người thân… biết phong tục lối sống của một số dân tộc ảnh hưởng của văn hoá đối với môi trường tự nhiên và cuộc sống con người .Từ đó trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và các địa danh, biết yêu quý quê hương, luôn giữ gìn cho quê hương mình thêm xanh –sạch –đẹp. *Chủđề: Phương tiện và luật giao thông Trẻ biết nguyên nhân của các loại phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường: thải ra khói,tiếng ồn,làm tắc nghẽn giao thông, gây tai nạn giao thông…qua đó trẻ biétû không vức rác xuống đường, xuống sông khi đi trên các phương tiện giao thông. 2.Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường cho trẻ vào các hoạt động giáo dục: a.Hoạt động vui chơi: Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao, thông qua chơi trẻ được học được hiểu biết về thế giới xung quanh. Ví dụ: +Thông qua trò chơi phân vai : trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như : trồng cây, chăm sóc cây, thu gom rác, xử lý chất thải… +Thông qua trò chơi học tập: trẻ tìm hiểu các hiện tượng trong môi trường , trẻ học được cách so sánh, phân loại hành vi tốt –xấu đối với môi trường… +Thông qua trò chơi vận động: trẻ mô tả các hành vi bảo vệ môi trường hoặc làm hại môi trường như : cuốc đất trồng cây, tưới nước, bắt sâu, lau lá …là hành vi có lợi cho môi trường, còn chặt phá cây, hái lá, bẻ cành, dẫm lên thảm cỏ, đốt rừng , săn bắt chim …là hành vi gây tổn hại cho môi trường. +Trò chơi đóng kịch: trẻ biết thể hiện các vai diễn trong câu chuyện về môi trường. b.Hoạt động chung Thông qua các môn học: Tạo hình ,Aâm nhạc, Làm quen văn học ,Khám phá môi trường xung quanh, Làm quen với toán , Làm quen chữ viết…trẻ có kiến thức về môi trường, từ đó trẻ được thực hànhø những như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng cắt xé dán…thể hiện hiểu biết của mình về môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ con người. c. Hoạt đông lao đọäng -Lao động tự phục vụ : trẻ biết ăn hết suất, khi ăn không rơi vãi, trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định. -Lao động chăm sóc vật nuôi, cây trồng: biết trồng cây, chăm sóc vật nuôi, đóng góp công sức của mình vào việc làm bảo vệ môi trường. -Lao động vệ sinh môi trường: biết giúp đỡ cô lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng, nhặt rác, thu gom rác ở sân trường. 3. Phối hợp vớii phụ huynh trong công tác tuyên truyền: Phụ huynh là người nuôi dưỡng chăm sóc trẻ trong suốt thời gian trẻ ở nhà, do đó tôi luôn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh một cách sâu sắc.Nội dung phối hợp với phụ huynh như sau: +Bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại và xử lý rác cẩn thận, hợp lý, có biện pháp giảm tải rác thải có hại cho môi trường. +Trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt, hạn chế sử dụng nước ô nhiễm để đề phòng dịch bệnh. +Không khạc nhổ bừa bãi, khi đi xe không thải khói bụi và khí độc vào không khí +Tiết kiệm trong tiêu dùng,biết tái tạo những thứ có thể sử dụng được. +Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học trong nông nghiệp. 4.Tích hợp nôi dung giáo dục bảo vệ môi trường thông qua trò chơi, chuyện, bài hát, câu đố: Ngoài lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động ,tôi thường xuyên nghiên cứu và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi học tập, kể cho trẻ nghe những câu chuyện, bài hát ,bài thơ …có nội dung liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường , giáo dục bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi. PHẦN III:BIỆN PHÁP 1. Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các thời điểm trong một ngày ở trường mầm non. Các hoạt động giáo dục trẻ diễn ra trong một ngày tại trường mầm non được bắt đầu từ khi đón trẻ cho đến lúc trả trẻ về với bố mẹ. Trong từng hoạt động ở trường tôi luôn có ý thức tích hợp các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường một cách hợp lý nhẹ nhàng tự nhiên, thường xuyên và được lặp đi lặp lại nhiều lần trong hoạt động hàng ngày của trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo nội dung giaó dục, tuỳ theo thời tiết. Sau đây là kế hoạch hoạt động một ngày của trẻ với chủ đề: “Quê hương-Thủ đô –Bác Hồ”: VD: Thứ 2,ngày 6 tháng 4 năm 2009 a. Mục tiêu: giúp trẻ nhận biết về: - Quê hương, làng xóm di tích lịch sử, công trình công cộng, địa danh của địa phương. - Bước đầu hiểu được mối quan hệ và trách nhiệm của trẻ với cộng đồng và môi trường sống. - Rèn luyện kỹ năng quan sát ghi nhớ và chú ý của trẻ. -Trẻ biết diễn đạt những gì vừa quan sát được ở xung quanh. - Cùng cô làm tranh chủ điểm về : Quê hương –Thủ đô –Bác Hồ” - Tích hợp nội dung bảo vệ môi trường: trẻ biết yêu quý quê hương, làng xóm, biết giữ gìn môi trường xanh –sạch- đẹp. b. Nội dung thực hiện: *Đón trẻ –chơi tự do: Tôi đến lớp sớm mở cửa vệ sinh trường lớp sạch sẽ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, ăn uống biết bỏ rác vào sọt. * Trò chuyện đầu giờ: Tôi trò chuyện với trẻ về địa chỉ nơi trẻ sống, những người hàng xóm và bạn bè xung quanh, cách sinh hoạt hàng ngày của mọi người trong gia đình: nhà cháu ở đâu? cháu ăn những thức ăn như thế nào? uống nước ở đâu? khi đi ra ngoài đường thì cháu phải làm gì? *Hoạt động chung: Môn Tạo hình: Hướng dẫn trẻ cắt, xé dán các ngôi nhà khác nhau bằng các nguyên vật liệu: giấy báo cũ, lá cây …để tiết kiệm giấy, có thể tận dụng giấy vụn để làm hoa,cây xanh…xung quanh. Khi trẻ thực hiện nhắc trẻ không nói to, không kéo lê bàn ghếtránh gây ra tiếng ồn và làm hư hỏng bàn ghế. Sau khi trẻ làm xong bức tranh về quê hương, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng và vật liệu gọn gàng đúng nơi quy định. * Dạo chơi: Cho trẻ quan sát cảnh vật ngoài đường, quanh sân trường, chú ý hướng trẻ đến rác thải , khói bụi xung quanh và cho trẻ tự nhận xét về sân trường hôm nay sạch hay bẩn ? Vì sao ? Mỗi người cần làm gì để sân trường thêm sạch? *Vệ sinh trước khi vào lớp: Cho trẻ rửa tay sau khi đi dạo chơi. Trước khi trẻ rửa tay tôi gợi hỏi trẻ : khi rửa tay cháu làm thế nào nước?(trẻ trả lời: Vặn vòi nước vừa phải, rửa tay xong vặn chặt vòi nước, khi rửa cháu rửa gọn gàng không làm nước vung ra ngoài). *Hoạt động vui chơi: Quan sát trẻ chơi, nhắc nhở trẻ giao tiếp với nhau nhưng không ồn ào, không ném đồ chơi, chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định. Ví dụ: +Góc học tập: Dạy trẻ biết cách sử dụng vở học tập của mình, không tẩy xoá làm nhăn,biết giở sách vở nhẹ nhàng. +Góc nghệ thuật: Trẻ biết sử dụng tiết kiệm giấy vẽ, đất nặn, màu sáp…biết tận dụng những giấy hư hỏng vò lại làm các loại quả trẻ thích… * Giờ ăn dặm: -Trẻ ăn hết suất, không để thừa hoăïc rơi vãi.Aên xong trẻ biết xếp tô, muỗng vào đúng nơi quy định một cách gọn gàng -Biết xúc miệng sau khi ăn, biết tiết kiệm nước bằng cách lấy ca hứng nước không để vòi nước chảy liên tục . * Hoạt đông chiều: -Tôi cùng trẻ trang trí tranh chủ đề: “Quê hương- Thủ đô –Bác Hồ” bằng các nguyên vật liệu, phế thải. Đồâng thời giải thích cho trẻ hiểu đó là việc làm có ý nghĩa bảo vệ môi trường . - Khi trẻ làm xong cho trẻ thu dọn các dụng cụ và nguyên vật liệu, kết hợp cho trẻ rửa hoặc lau bụi khi thấy đồ dùng đồ chơi bị bẩn. * Lao động vệ sinh sân trường: -Cho trẻ nhặt rác và chăm sóc cây trong sân trường bằng cách phân công cho nhóm trẻ làm: Một nhóm tươí cây, lau lá ,nhổ cỏ,…một nhóm nhặt rác,đồng thời gợi hỏi trẻ vì sao mình phải làm như vậy? Và giải thích cho trẻ hiểu chăm sóc cây và nhặt rác sẽ làm cho sân trường thêm đẹp. * Hoạt động nêu gương trả trẻ: Tôi động viên tre ûnhận xét các bạn trong lớp để phát hiện và khen ngợi những hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm nước. Đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng những hành vi chưa có lợi cho môi trường. 2. Phát huy khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ thônng qua các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. - Thường xuyên tổ chức các trò chơi cho trẻ: Trò chơi đóng vai, trò chơi vận động, trò chơi học tập có nội dung về môi trường và bảo vệ môi trường. - Qua hoạt động ngoài trời cho trẻ quan sát tìm hiểu về các sự vật hiện tượng xung quanh, kết hợp cho trẻ nhặt rác, chăm sóc cây trong sân trường. - Cho trẻ xem tranh ảnh băng hình có nội dung về hoạt động bảo vệ môi trường đồng thời cho trẻ thảo luận, trò chuyện về môi trường xung quanh. - Cho trẻ làm các thí nghiệm về sự phát triển của cây. - Cho trẻ làm quen với việc xử lý các tình huống có liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường. 3.Tăng cường công tác phối hợp với phụ huynh nâng cao nhận thức về GDBVMT: Để trẻ có những hành vi và thái độ tốt trong việc bảo vệ môi trường tôi luôn có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác tuyên truyền bằng các hình thức sau : -Thường xuyên tổ chức các buổi họp phụ huynh để tuyên truyền những kiến thức về môi trường, bảo vệ môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường cho phụ huynh đồng thời phối hợp với phụ huynh cách giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. -Tổ chức ngày để phụ huynh và trẻ cùng làm vệ sinh trong lớp và ngoài sân trường. -Vận động phụ huynh thu gom những vật liệu, phế thải ủng hộ cho lớp để làm đồ dùng đồ chơi. - Người lớn phải luôn là gương sáng trong việc bảo vệ môi trường xung quanh cho trẻ noi theo. 4.Đổi mới, sáng tác các trò chơi để giáo dục bảo vê môi trường: Có thể nói trò chơi đối với trẻ mẫu giáo là một món ăn tinh thần, thông qua chơi trẻ được học được tìm hiểu về thế giới xung quanh. Cho nên khi dạy trẻ tôi luôn nghiên cứu để đưa ra các trò chơi phù hợp nhằm tạo không khí vui vẻ thoải mái cho các cháu trong khi học cũng như khi chơi .Sau đây là một số trò chơi tôi đã nghiên cứu và áp dụng khi dạy các cháu: Ví dụ : Trò chơi : “Trồng cây” * Yêu cầu: Trẻ biết quy trình trồng cây, biết cách chăm sóc bảo vệ cây . +Rèn cho trẻ tính tập thể khi tham gia trò chơi. * Chuẩn bị: + Một số chậu để cây + Đất màu, bình tưới nước + Một số cây ăn quả, cây kiểng. * Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm, khi bắt đầu bài hát 3 nhóm sẽ thi đua đặt cây vào chậu,xúc đất màu để vào cho cây đứng thẳng, sau đó tưới nước cho cây. Khi kết thúc bài hát,các cháu dừng lại, cho trẻ kiểm tra xem đội nào trồng được nhiều cây và chăm sóc cây cẩn thận đội đó sẽ thắng. Ví dụ : Trò chơi: “Cá Vàng bắt Bọ Gậy ” *Yêu cầu: +Luyện tai nghe,rèn luyện nhanh nhẹn, tính tập thể khi chơi . + Trẻ biết con vật có ích có hại, qua đó trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước. + Phát triển khả năng vận động cho trẻ. *Chuẩn bị: -Một khăn bịt mắt, mũ Bọ Gậy, mũ cá Vàng -Sân chơi bằng phẳng * Cách chơi: Cho nhóm trẻ đứng thành vòng tròn làm Bọ Gậy, một bạn làm cá Vàng đứng giữavòng tròn và bịt mắt lại. Các bạn làm Bọ Gậy vừa đi vừa hát bài “cá vàng bơi” và đi xung quanh cá Vàng. Khi cô hô to “Có Bọ Gậy” cá Vàng tìm bắt Bọ Gậy . *Luật chơi: cá vàng bơi bắt Bọ Gậy. Bọ Gậy nào bị bắt sẽ làm cá Vàng và tròchơi tiếp tục. Cứ như vậy ở mỗi hoạt động ,tôi đều nghiên cứu và đưa ra những trò chơi với từng chủ đề làm cháu rất thích và hứng thú tham gia vào hoạt động. PHẦN VI: KẾT QUẢ Qua thời gian tôi nghiên cứu, thực hiện và áp dụng các giải pháp trên vào lớp học, tôi thấy đạt hiệu quả rất tốt. Các cháu thích thú tham gia váo các hoạt động bảo vệ sinh môi trường, làm cho trường lớp trở nên sạch đẹp và gọn gàng hơn . Một số cháu trước đây còn lơ là, ỷ lại vào bạn nhưng bây giờ luôn tự giác tham gia lao động: thích lau chùi, dọn dẹp đồ dùng đồ chơi ở lớp giúp cô, không xả rác bừa bãi ở sân trường, ở nhà, ở nơi công cộng thích gom nhặt lá và

File đính kèm:

  • docSKKN(9).doc
Giáo án liên quan