-Nhân dân lao động tổ chức nên Nhà nước và tham gia quản lý Nhà nước. Việc thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước là một nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Nó biểu hiện tính hợp nhất bản chất và hiệu quả quản lý đồng thời nó biểu hiện tính nhân dân sâu sắc và tính dân chủ rộng rãi nhất của Nhà nước ta theo phương châm :"Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Lê-nin đã chỉ rõ : “Công đoàn trở thành và phải trở thành người cộng tác gần gũi nhất của chính quyền. Không thể có Chủ nghĩa xã hội khi giai cấp công nhân chưa biết cách quản lý xã hội". "Trong hệ thống chuyên chính vô sản, công đoàn có một vị trí ở giữa Đảng và chính quyền Nhà nước". Điều đó có nghĩa rằng: Công đoàn với chức năng của mình là người có vai trò, vị trí, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời Công đoàn cũng là người bảo đảm, trợ lực để Nhà nước giữ vững và làm tốt chức năng quản lý và điều hành của mình đối với xã hội.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số định hướng góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn toán lớp ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT HUY CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA CÔNG ĐOÀN
ĐỂ XÂY DỰNG ĐƠN VỊ
cd
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Cơ sở lý luận :
-Nhân dân lao động tổ chức nên Nhà nước và tham gia quản lý Nhà nước. Việc thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước là một nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Nó biểu hiện tính hợp nhất bản chất và hiệu quả quản lý đồng thời nó biểu hiện tính nhân dân sâu sắc và tính dân chủ rộng rãi nhất của Nhà nước ta theo phương châm :"Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Lê-nin đã chỉ rõ : “Công đoàn trở thành và phải trở thành người cộng tác gần gũi nhất của chính quyền. Không thể có Chủ nghĩa xã hội khi giai cấp công nhân chưa biết cách quản lý xã hội". "Trong hệ thống chuyên chính vô sản, công đoàn có một vị trí ở giữa Đảng và chính quyền Nhà nước". Điều đó có nghĩa rằng: Công đoàn với chức năng của mình là người có vai trò, vị trí, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời Công đoàn cũng là người bảo đảm, trợ lực để Nhà nước giữ vững và làm tốt chức năng quản lý và điều hành của mình đối với xã hội.
-Việc đổi mới cơ chế quản lý tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa đã đặt ra hàng loạt vấn đề mới mẻ, phức tạp, đòi hỏi tổ chức công đoàn cần quan tâm nghiên cứu để đổi mới cách tổ chức, đổi mới phương pháp hoạt động cho phù hợp, nhằm góp phần tích cực vào việc xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý kinh tế -xã hội của đất nước, phấn đấu làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Điều 10, hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã ghi rõ về chức năng tham gia quản lý của tổ chức Công đoàn như sau: " Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, cùng với Nhà nước, tổ chức kinh tế - xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ công nhân viên chức và người lao động khác tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế và giáo dục CBCNVC và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc".
2. Cơ sở thực tiển:
- Bằng nhiều chương trình, hình thức và biện pháp mới, tổ chức Công đoàn đã và đang thực sự có đổi mới mạnh mẽ, ra sức thực hiện vai trò, vị trí, chức năng của mình, giành những thắng lợi nhất định. Đặc biệt, đang dần dần đổi mới chức năng quản lý của mình ở cơ sở.
- Ở mỗi Công đoàn cơ sở, cụ thể những kết quả ấy mới chỉ là bước đầu. Phía trước, sự khó khăn lúng túng trong hoạt động tham gia quản lý ngày càng sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Việc tổ chức các hoạt động phong trào công nhân lao động ở mỗi đơn vị mang nhiều màu sắc khác nhau nên mức độ dẫn đến thành công chưa được xem là hoàn chỉnh, thống nhất.
- Hoạt động tham gia quản lý của Công đoàn hiện nay có tình trạng chủ yếu dựa vào năng lực, trình độ cá nhân và ý chí chủ quan của cán bộ công đoàn được phân công phụ trách, chưa tập trung được trí tuệ của tập thể của công nhân lao động. Nhiều hoạt động truyền thống của công đoàn để tham gia quản lý như mở các hội nghị , tổ chức các phong trào thi đua, câu lạc bộ, hội thảo, chuyên đề...có nơi chưa làm được hoặc chưa làm được hoàn chỉnh, làm cho hoạt động tham gia quản lý có hiệu quả không cao.
- Trong một số tổ chức Công đoàn cơ sở, thủ trưởng đơn vị còn xem nhẹ sự tham gia quản lý của công đoàn, những hoạt động của công đoàn về một số lĩnh vực về chuyên môn chưa được tạo điều kiện để tham gia, ý kiến của công đoàn chưa được cấp nhà nước nghiên cứu để vận dụng vào công tác quản lý ở cơ sở trong khi đó vai trò của Công đoàn được tham gia quản lý Nhà nước.
Tất cả các nguyên nhân nêu trên cần phải được khắc phục. Làm thế nào để việc tham gia quản lý của Công đoàn ở cơ sở được tổ chức tốt hơn ?
Đây là một trăn trở, đòi hỏi cấp thiết đối với cán bộ công đoàn cơ sở, phải nghiên cứu, đề xuất những biện pháp khả thi tại đơn vị mình trong lúc chờ đợi Công đoàn cấp trên có những định hướng, chỉ đạo kịp thời, tổ chức tập huấn, giúp cơ sở khắc phục những khó khăn lúng túng nhằm thực hiện tốt việc tham gia quản lý một cách có hiệu quả.
- Từ những suy nghĩ trên đây, tôi xin được đề xuất một vài ý kiến nhỏ của mình nhằm góp phần phát huy hết chức năng cố hữu của tổ chức công đoàn, cùng tham gia quản lý với chính quyền thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II/ MỤC TIÊU:
- Tham gia quản lý của Công đoàn là một hoạt động đại diện cho công nhân lao động nói lên thái độ chính trị của Công đoàn, của người lao động đối với cơ quan quản lý.
- Tham gia quản lý của Công đoàn là thể hiện quyền làm chủ của cơ quan đơn vị, của công nhân lao động trong việc đóng góp sức mình cho sự nghiệp giáo dục của địa phương và của Ngành.
-Góp phần lành mạnh hoá cơ quan, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, chống tham nhũng và các hoạt động sai nguyên tắc, lãng phí, trái với quyền lợi của người lao động. Đấu tranh bảo vệ lẽ phải, thực hiện công bằng xã hội, cải thiện đời sống tinh thần vật chất cho CBCNVC, đặc biệt phát động, động viên đoàn viên hưởng ứng tham gia cuộc vận động lớn của Ngành”Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
B. PHÁT HUY CHỨC NĂNG THAM GIA QUẢN LÝ CỦA CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐƠN VỊ TIÊN TIẾN VÀ CĐCS VỮNG MẠNH.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Mục đích :
+ Tạo động lực lành mạnh hóa cơ quan đơn vị.
+ Qua công tác tham gia quản lý để tổ chức công đoàn rèn luyện đội ngũ có khả năng tự quản lý đơn vị, tạo thái độ đúng đắn với công việc quản lý nhằm bảo vệ lợi ích thiết thực của cơ quan và của người lao động.
+Phát huy quyền làm chủ tập thể, tính năng động sáng tạo của đội ngũ, thực hiện tốt nhiệm vụ của chuyên môn, xây dựng đơn vị Tiên tiến và Công đoàn cơ sở Vững mạnh.
+Góp phần thực hiện tốt chức năng của công đoàn là tham gia quản lý và giám sát hoạt động phong trào ở cơ sở.
2. Yêu cầu:
+ Thực hiện tốt chế độ thủ trưởng cơ quan trên nguyên tắc tập trung dân chủ, cơ chế quản lý và quyền tự chủ của đơn vị.
Phải nhằm bảo vệ lợi ích lâu dài của đơn vị, của ngành và của địa phương.
+ Tham gia quản lý toàn diện nhưng có sự lựa chọn những lĩnh vực trọng điểm.
+ Thường xuyên vận động quần chúng thông qua các phong trào công đoàn để cùng tham gia quản lý đơn vị, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ từng năm học của Bộ giáo dục - Đào tạo.
I/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM GIA QUẢN LÝ CỦA CĐCS HIỆN NAY:
Những việc đã làm được :
1.1Công đoàn cơ sở đã tích cực phối hợp với chính quyền tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện quy chế dân chủ ở đơn vị : Tham gia tổ chức Hội nghị CBCNVC hàng năm, tổ chức hội nghị chuyên môn, xây dựng quy chế dân chủ, quy chế phối hợp hoạt động, quy chế khen thưởng, quy chế phối hợp hoạt động quản lý của công đoàn...
1.2 Công đoàn đã tham gia vào các Hội đồng của nhà trường như : Thi đua khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, hội đồng khoa học...
1.3 Công đoàn cơ sở được mời tham dự những phiên họp bàn về công tác chuyên môn, công tác quản lý nhân sự...với mục đích nắm biết nội dung của đơn vị và để tham khảo ý kiến của công đoàn.
1.4 Công đoàn cơ sở đã tham gia tích cực với nhà trường để bố trí việc làm, sắp xếp lao động, giám sát quản lý tài chính, tài sản, vật tư, tham gia hội đồng xây dựng, ký kết hợp đồng lao động, hướng dẫn công nhân viên ký kết hợp đồng lao động...chủ động phối hợp kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của bộ luật lao động trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình theo luật định.
1.5 Công đoàn cơ sở đã tham gia quản lý các phong trào quần chúng : Văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch, nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khoẻ, lập hồ sơ bảo hiểm...nhằm chăm sóc đời sống tinh thần vật chất, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống cho công nhân viên chức.
Những hạn chế tồn tại :
2.1 Công đoàn cơ sở chưa chủ động tìm tòi những nội dung hay, những giải pháp tốt để tổ chức các hoạt động nhằm phục vụ cho việc tham gia quản lý đơn vị, còn thụ động: được mời thì tham gia, không được mời thì không đòi hỏi, đứng ngoài cuộc.
2.2 Hoạt động tham gia quản lý hiện nay ở Công đoàn cơ sở chủ yếu là dựa vào năng lực cá nhân của một số cán bộ công đoàn, chưa tập hợp được trí tuệ của tập thể công nhân lao động trong đơn vị. Mặt khác cán bộ công đoàn chưa được bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ chuyên môn và chưa được bố trí thời gian tham khảo thực tiển các đơn vị có phong trào mạnh.
2.3 Một số CĐCS chưa xây dựng được quy chế và mối quan hệ giữa công đoàn và chuyên môn, trong đó có quy chế phối hợp và tham gia quản lý đơn vị.. Một số hoạt động truyền thống của công đoàn để cùng tham gia quản lý đơn vị thì vài nơi chưa thực hiện được như các loại hình câu lạc bộ, các hội thảo chuyên đề, các phong trào thi đua của công đoàn nhằm hấp dẫn quần chúng lao động...
2.4 Trong báo cáo tổng kết của công đoàn cơ sở, thành tích của CĐCS và chuyên môn chưa có ranh giới rạch ròi, mang tính chung chung, có một số hoạt động tham gia quản lý chưa có màu sắc rõ nét, chưa mang tính chất riêng của công đoàn hoặc có thì còn dẫm đạp qua công tác chuyên môn.
2.5 Thủ trưởng cơ quan ở một số đơn vị còn xem nhẹ việc tham gia quản lý của công đoàn, không muốn Công đoàn tham gia vào lĩnh vực này, còn quyết đoán, thậm chí coi Công đoàn như dưới quyền, chưa tạo điều kiện để công đoàn tham gia hoạt động quản lý đơn vị, chưa dành thời gian, phương tiện cho công đoàn hoạt động quản lý và các phong trào khác trong đơn vị.
III/ ĐỀ XUẤT NỘI DUNG THAM GIA QUẢN LÝ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ:
Do khả năng nghiên cứu có hạn tôi xin đề xuất ba nội dung cơ bản để công đoàn tham tham gia quản lý như sau:
THAM GIA QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH, NHIỆM VỤ NĂM HỌC CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
THAM GIA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TÀI SẢN.
THAM GIA QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA CỦA QUẦN CHÚNG LAO ĐỘNG.
Tham gia quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
1.1 Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động năm học của đơn vị:
a. Sơ thảo kế hoạch định kỳ :
Đầu mỗi năm học ( hoặc đầu mỗi kỳ học) trên cơ sở nghiên cứu nhiệm vụ năm học của Bộ giáo dục - Đào tạo, mỗi đơn vị sẽ triển khai lập kế hoạch năm học ( hoặc kỳ học) dựa trên tình hình thực tiễn của Ngành, của địa phương, đồng thời tổ chức nhóm họp triển khai phương án phối hợp thực hiện sao cho đảm bảo tính hệ thống, khoa học và liên tục của kế hoạch. Do vậy, công đoàn phải có trách nhiệm phát huy vai trò của mình trong việc tham gia xây dựng các văn bản bằng các hình thức như sau:
*Cùng với ban giám hiệu nhà trường, Bí thư chi bộ, Bí thư đoàn trường, Công đoàn sẽ được nghe toàn văn dự thảo phương hướng của hiệu trưởng, đồng thời nhận định, so sánh với tâm tư nguyện vọng và khả năng của cán bộ giáo viên trên cơ sở đã tập hợp được trí tuệ tập thể mà công đoàn lĩnh hội từ quần chúng, phát thảo sơ bộ những công việc chính phải làm, những chỉ tiêu phải đạt và những biện pháp cần thiết phải tiến hành . Góp ý bàn bạc thống nhất với nhà trường để tham gia điều chỉnh, xây dựng văn bản có chất lượng hơn, nội dung sâu hơn và các chỉ tiêu phù hợp hơn.
Như vậy quá trình thực hiện kế hoạch của đơn vị sau nầy không còn bị động và công đoàn dễ dàng đề ra các lĩnh vực hoạt động quản lý mà mình quan tâm
*Xuyên suốt các chỉ tiêu biện pháp đã nêu trong kế hoạch năm học, BCH Công đoàn cần phải đối chiếu với những nội dung mà mình sẽ báo cáo trong Hội nghị giữa nhiệm kỳ (hoặc trong Đại hôị CĐCS) còn những phần nào chưa hợp lý, chưa liên tục để kịp thời điều chỉnh bổ sung, tránh tình trạng kế hoạch năm học chồng chất dẫm đạp lên nhau gây khó khăn cho việc tham gia quản lý cơ sở.
b. Sau khi xây dựng xong văn bản kế hoạch năm học : Cần phải tập trung trí tuệ của đội ngũ cốt cán, cán bộ công đoàn, phân tích, góp ý kiến thêm, bổ sung một số nội dung mới khi nhận thấy rằng phù hợp, sát với thực tế năm học này. Các tổ trưởng công đoàn, các uỷ viên BCH đã được phân công cần tập trung chỉ đạo, động viên cán bộ giáo viên tham gia tích cực góp ý xây dựng dự thảo kế hoạch, đồng thời tổng hợp ý kiến, chọn lọc và hoàn chỉnh, đề ra biện pháp và thời gian thực hiện.
c. Trực tiếp tham gia quản lý việc triển khai kế hoạch năm học của đơn vị tại Hội nghị Công nhân viên chức :
Cần phải đấu tranh thẳng thắn để những ý kiến đóng góp đúng đắn của cán bộ công nhân viên chức phải được tôn trọng, bổ sung xây dựng thành nghị quyết, tránh trường hợp một số ý kiến của cán bộ giáo viên được ghi nhận trong Hội nghị nhưng trong suốt năm học không thấy thực hiện. Điều này sẽ làm hạn chế ý thức dân chủ tập thể của cán bộ công nhân viên chức và hàng năm chúng ta dễ dàng nhận ra rằng có rất ít ý kiến phát biểu của họ trong Hội nghị.
1.2 Cùng với nhà trường quản lý việc tổ chức, giám sát quá trình thực hiện nghị quyết năm học:
Việc tổ chức thực hiện và giám sát quá trình thực hiện nghị quyết là một hành trình đầy khó khăn và thử thách. Do vậy, Công đoàn phải tạo cho mình một uy tín thực thụ trong cơ quan bằng cách : Được chính quyền tôn trọng, phối hợp, tạo điều kiện để tham gia. Được quần chúng lao động ủng hộ, tin tưởng giao cho trách nhiệm để rồi công đoàn mang về cho mình những lợi ích thiết thực chính đáng về tinh thần cũng như vật chất, từ đó, ở họ nảy sinh ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ một cách hoàn chỉnh nhất , đặc biệt là trong việc thực hiện nghị quyết năm học do họ tự xây dựng nên.
Vai trò tham gia quản lý của Công đoàn trong quá trình thực hiện nghị quyết năm học là phải được pháp lý hoá mối quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan và công đoàn bằng các văn bản ký kết hợp đồng trách nhiệm hay còn gọi là Quy chế phối hợp để xác lập mối quan hệ bình đẳng giữa chính quyền và công đoàn, tạo cho mỗi tổ chức có một chức năng nhiệm vụ đặc trưng, không phụ thuộc, dẫm đạp vào nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu : hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Quá trình thực hiện nghị quyết năm học là quá trình đóng góp công sức của người lao động, nên phải biết ghi nhận, kịp thời động viên khen thưởng những thành tựu mà người lao động đã gặt hái được, đặc biệt trong các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo.
Để thực hiện tốt việc quản lý thi đua, giám sát quá trình lao động ở đơn vị, công đoàn cần vạch ra chương trình công tác phù hợp với từng giai đoạn thực hiện, tổ chức hội họp, kiểm tra đánh giá, khen thưởng...Làm tốt công tác này thì chính trong những phong trào ấy sẽ khơi dậy trong mỗi con người lao động sự say mê sáng tạo, lòng yêu nghề, lòng tự trọng, danh dự nghề nghiệp, tạo ra không khí vui tươi sôi nổi, đoàn kết thống nhất nội bộ trong đơn vị sẽ có cải thiện đáng kể, đặc biệt là chất lượng hiệu quả công tác sẽ khả quan hơn.
2.Tham gia quản lý tài chính, tài sản :
Mục đích của việc tham gia quản ký tài chính tài sản của công đoàn là thể hiện trách nhiệm của mình với tập thể công nhân viên chức lao động, chịu trách nhiệm nắm tình hình cơ sở vật chất của đơn vị, góp phần xây dựng và bảo vệ cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác giáo dục trong nhà trường. Tiết kiệm được ngân sách, sử dụng đúng mục đích các loại quỹ, vốn, bảo đảm có hiệu quả, đồng thời tích cực bảo vệ tài sản của Nhà nước.
Tham gia quản lý tài chính tài sản là công việc nhằm cho nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong một chừng mực nào đó do yêu cầu sử dụng các phương tiện dạy học của cán bộ giáo viên, công đoàn có thể đề nghị chi mua sắm các loại hình tài sản, vật tư kỷ thuật và thiết bị để kịp thời phục vụ cho công tác và phong trào.
Tài chính tài sản còn là đối tượng quản lý của mỗi CBCNVC, thông qua đó phát huy quyền làm chủ tập thê, nảy sinh ra ý thức bảo vệ của công, giữ gìn tài sản của đơn vị, tiết kiệm, xem tài sản đơn vị như tài sản của riêng mình.
Công đoàn tham gia quản lý tài chính tài sản là cơ hội để duy trì bảo đảm chế độ chính sách của người lao động bên cạnh quyền lợi hợp pháp và chính đáng của họ. Các khoản chi cho cá nhân như tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp , trợ cấp, hưởng lương bảo hiểm xã hội, chi phí khám chữa bệnh của CBCNVC đều phải được bảo đảm đầy đủ kịp thời và đúng chế độ.
Hàng năm, hàng kỳ, Ban kiểm tra công đoàn phải theo dõi, báo cáo công khai với tập thể công nhân viên chức trong các Hội nghị tổng kết.
Tham gia quản lý lao động và các phong trào thi đua của quần chúng lao động :
3.1 Tham gia quản lý lao động :
Tham gia quản lý lao động là công việc thường nhật của công đoàn trong một số lĩnh vực nhất định nhằm thoả mãn việc cải thiện đời sống và chăm sóc người lao động. Điều 8 Luật công đoàn có nêu :..."Người sở dụng lao động có trách nhiệm cộng tác với công đoàn, bàn bạc các vấn đề về quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất của người lao động..."
Do vậy việc quản lý lao động của Công đoàn có vai trò cực kỳ quan trọng, có tính chất sống còn đối với người lao động. Công đoàn có quyền được biết lao động đó đang làm việc ở đâu, điều kiện làm việc như thế nào, có phù hợp không, người sử dụng lao động trả lương ra sao, các chế độ chính sách có được đáp ứng đầy đủ tối thiểu không, tình trạng sức khỏe sau một quy trình lao động theo nghiệp vụ ra sao ?...
Công đoàn tham gia quản lý lao động với mục đích cùng cơ quan Nhà nước bảo vệ quyền lợi người lao động, tham gia kiểm tra giám sát việc thi hành các quy định của Bộ luật lao động đối với họ, đặc biệt quan tâm đến các chế dộ ưu tiên của lao động nữ, tuyển chọn, hợp đồng lao động, xem xét việc trả lương, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, an toàn lao động.... để công đoàn tham gia giải quyết các vấn đề trong quan hệ lao động, xử lý kỷ luật lao động, tranh chấp lao động, thay đổi công tác, sắp xếp lịch nghỉ, đình chỉ công tác, tiếp tục hợp đồng lao động ngắn hạn...hợp lý hơn.
3.2 Tham gia qủan lý các phong trào quần chúng lao động
Như chúng ta đã biết, khả năng lao động của con người rất lớn, nhưng điều quan trọng là làm thế nào để khai thác phát huy hết khả năng quý giá đó để làm tăng hiệu quả công tác ?
Việc tổ chức phong trào thi đua lao động giỏi, thi đua lao động sáng tạo là một trong những biện pháp tốt để khai thác, phát huy hết những tiềm năng đó. Nếu chúng ta có hình thức tổ chức thi đua tốt, biểu dương, động viên khen thưởng kịp thời thì chính những phong trào này sẽ khơi dậy tính hiếu kỳ trong nghề nghiệp, lòng tự trọng, say mê với công việc của họ, dễ dàng vượt qua những khó khăn thử thách để hoàn thành nhiệm vụ. Biểu dương khen thưởng mang lại cho họ giá trị về vật chất tuy nhỏ nhưng bù lại cho họ giá trị về tinh thần rất lớn, đó chính là danh dự nghề nghiệp.
Điều đặt ra cho CĐCS là làm thế nào để tổ chức các phong trào thi đua này thật tốt, góp phần tham gia quản lý có hiệu quả ở đơn vị trong một số phong trào. Cụ thể như sau :
* Tổ chức và quản lý :
+Phong trào thi đua hai tốt : Chú trọng đến phong trào thi đua Dạy học trong đơn vị, đồng thời triển khai rộng rãi đến tận đoàn viên và động viên đoàn viên hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệng thành tích trong giáo dục”. Đây là một cuộc vận động lớn của Ngành nên việc tổ chức tuyên truyền và thực hiện trong đơn vị nhất thiết cần phải thực hiện đồng bộ để gặt hái được những kết quả tốt đẹp và cam kết rằng: Trường học luôn luôn là nơi tin cậy của phụ huynh nơi con em mình đang học tập.
+Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí.
+Phong trào hoạt động xã hội : Đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ nhân đạo, phòng chống các tệ nạn xã hội...
*Tổ chức, quản lý và hưởng ứng các cuộc vận động :
+ Dân chủ-Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm
+ Xây dựng gia đình Nhà giáo Văn hoá
+ Xây dựng cơ quan văn hoá...
+ Thựchiện quy chế dân chủ ở cơ sở...
+ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM VIỆC THAM GIA QUẢN LÝ TRONG NHIỆM KỲ :
+ Ưu điểm :
Đã xây dựng được Đơn vị Tiên tến và Công đoàn cơ sở Vững mạnh trong nhiều năm nhờ sự phối hợp chặc chẽ với thủ trưởng cơ quan và các tổ chức chính trị trong nhà trường, thường xuyên được sự chỉ đạo của BCH Công đoàn Ngành, Cụm CĐ và sự nổ lực phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên chức.
+ Những tồn tại :
Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia quản lý đơn vị, một số phong trào chưa có chiều sâu, mỗi đoàn viên, mỗi tổ CĐCS vốn vẫn còn những mặt yếu nhất định, chưa phát huy hết quyền làm chủ tập thể để vươn tới việc quản lý đơn vị tốt hơn.
C. KẾT LUẬN :
Thực hiện tốt công tác tham gia quản lý của công đoàn cơ sở đòi hỏi phải xác định được vị trí, quyền hạn trách nhiệm của mình trong mỗi hoạt động cụ thể, phân biệt rõ ràng giữa tham gia và tham dự để chủ động phối hợp tổ chức các phong trào. Phải có một chủ tịch công đoàn và một Ban chấp hành có năng lực, nhiệt tình, đều tay, am hiểu sâu sắc những lĩnh vực mình cần tham gia. Nắm vững các hình thức và nội dung tham gia sao cho thiết thực và hiệu quả. Cần tập hợp được trí tuệ quần chúng, nắm vững chủ trương chính sách, pháp luật lao động, luật công đoàn để vận động quần chúng tích cực tham gia quản lý đơn vị.
Công đoàn cơ sở phải tại ra được uy tín của mình đối với người lao động, nhất quán giữa nói và làm, thẳng thắn, trung thực, sâu việc sát người, biết lắng nghe và tập hợp có chọn lọc ý kiến của người lao động, dám đấu tranh, kiên trì bảo vệ chân lý.
Tham gia quản lý thành công ở đơn vị, đòi hỏi thủ trưởng cơ quan phải có nhận thức đầy đủ vai trò vị trí, chức năng của công đoàn, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phong trào. Xây dựng các quy chế phối hợp về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động công đoàn, tạo động cơ thúc đẩy cho quá trình quản lý được song hành và đi đến thành công có tính chất thuyết phục cao.
Cuối cùng, vai trò gương mẫu và năng lực tham gia quản lý hết sức có ý nghĩa đối với BCH Công đoàn cơ sở trong quá trình xây dựng Đơn vị Tiên tiến và Công đoàn cơ sở Vững mạnh.
Người viết
Phan Văn Thảo
PHÒNG GIÁO DỤC HUẾ
TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯƠNG LONG
svs
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ THAM GIA QUẢN LÝ
CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG HỌC
NGƯỜI VIẾT : PHAN VĂN THẢO
THÁNG 4 NĂM 2008
PHÒNG GIÁO DỤC HUẾ
TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯƠNG LONG
svs
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ THAM GIA QUẢN LÝ
CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG HỌC
NGƯỜI VIẾT : PHAN VĂN THẢO
THÁNG 4 NĂM 2008
PHÒNG GIÁO DỤC HUẾ
TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯƠNG LONG
svs
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG
GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
MÔN TOÁN LỚP BA
NGƯỜI VIẾT : PHAN VĂN THẢO
THÁNG 4 NĂM 2008
File đính kèm:
- DETAITHAO.doc