Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Bài 3 Thực hành về Điện Trở – Tụ Điện – Cuộn Cảm

- Hiện nay, kĩ thuật điện tử là ngành mũi nhọn, nó giúp các ngành khoa học khác phát triển và là một phần quan trọng của cuộc sống. Nó có mặt ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải đến sinh hoạt, hay trò chơi giải trí cho mọi lứa tuổi.

- Mặt khác kĩ thuật điện tử là một phần trong chương trình công nghệ công nghiệp lớp 12, lĩnh vực nghiên cứu của nó rất rộng, bao gồm nhiều dạng mạch khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau. Nhưng tất cả các mạch đó đều được lắp ráp từ các linh kiện rời rạc, vì vậy muốn hiểu về kĩ thuật điện tử thì trước hết phải hiểu về các linh kiện trong mạch. Trong khi đó các linh kiện điện tử cũng tương đối nhiều, được phân làm hai nhóm linh kiện thụ động như điện trở, tụ điện, cuộn cảm và linh kiện tích cực như điốt, tranzito, tiristo, triac.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Bài 3 Thực hành về Điện Trở – Tụ Điện – Cuộn Cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỞ SỞ LÝ LUẬN Lý do chọn đề tài Hiện nay, kĩ thuật điện tử là ngành mũi nhọn, nó giúp các ngành khoa học khác phát triển và là một phần quan trọng của cuộc sống. Nó có mặt ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải đến sinh hoạt, hay trò chơi giải trí cho mọi lứa tuổi. Mặt khác kĩ thuật điện tử là một phần trong chương trình công nghệ công nghiệp lớp 12, lĩnh vực nghiên cứu của nó rất rộng, bao gồm nhiều dạng mạch khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau. Nhưng tất cả các mạch đó đều được lắp ráp từ các linh kiện rời rạc, vì vậy muốn hiểu về kĩ thuật điện tử thì trước hết phải hiểu về các linh kiện trong mạch. Trong khi đó các linh kiện điện tử cũng tương đối nhiều, được phân làm hai nhóm linh kiện thụ động như điện trở, tụ điện, cuộn cảm và linh kiện tích cực như điốt, tranzito, tiristo, triac... Đối với các linh kiện cần phải phân biệt được, kiểm tra được các thông số của chúng việc này là tương đối khó với học sinh THPT đặc biệt với học sinh miền núi như học sinh trường THPT Định Hoá. Lý do là vì ở xa các nhà máy, khu công nghiệp ( Chế tạo, kiểm tra, lắp ráp các thiết bị điện tử) nên việc làm quen, quan sát các linh kiện còn hạn chế. Các kĩ năng đo, kiểm tra, khả năng tư duy lôgíc, trí tưởng tượng còn yếu. Vì vậy để khắc phục tình trạng đó, tôi thấy cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các bài thực hành. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này tôi chỉ nêu ra các giải pháp áp dụng cho bài 3 Thực hành về Điện Trở – Tụ Điện – Cuộn Cảm Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Trường THPT Định Hoá năm học 2009 – 2010 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 12 Phương pháp nghiên cứu Thực nghiệm Khảo sát, thống kê Tổng hợp, phân tích, đối chiếu NỘI DUNG Thực trang của vấn đề Một số ưu điểm và nhược điểm khi giảng dạy bài này . Ưu điểm Nhà trường đã có phòng thực hành, và được cấp một số dụng cụ thực hành như: Đồng hồ vạn năng, các linh kiện điện tử. Các thiết bị, máy móc có gắn các linh kiện điện tử có nhiều trong thực tế nên học sinh có thể tìm được các linh kiện đó. Nhược điểm Linh kiện được cấp nhưng chưa đủ theo yêu cầu của bài. Học sinh không say mê với môn học nên tiếp nhận kiến thức một cách áp đặt mà không thấy được bản chất. Các kĩ năng cần thiết hầu hết học sinh chưa có như : Sử dụng đồng hồ vạn năng, kĩ năng hoạt động nhóm. Học sinh yếu hoặc trung bình thường dựa vào học sinh khá nên không chịu khó tìm hiểu. Giải pháp Để khắc phục các nhược điểm trên, giáo viên cần áp dụng một số giải pháp sau. Thứ nhất để khắc phục tình trạng thiếu thiết bị thực hành, giáo viên cần tìm thêm các linh kiện trong các bo mạch đã hỏng hoặc mua thêm. Đồng thời yêu cầu các nhóm học sinh mang thêm các bo mạch đã hỏng khi thực hành. điều này không những giúp tiết học có nhiều linh kiện hơn, sống động hơn mà còn kích thích tính ham học của học sinh vì khi học sinh mang theo các bo mạch thì học sinh sẽ biết mạch đó, linh kiện đó được sử dụng cho máy nào. Thứ hai, giáo viên khi chia nhóm thực hành thì cho một nửa số nhóm thực hiện tìm hiểu điện trở, nửa còn lại tìm hiểu tụ điện, cuộn cảm. Điều này cũng nhằm khắc phục tình trạng thiếu thiết bị, nhưng đồng thời cũng là để các nhóm cũng tự kiểm tra chéo nhau. Thứ ba, để học sinh có lực học trung bình, yếu tích cực làm việc giáo viên cần chú ý nhắc nhở và tổ chức đột xuất hoặc thường xuyên kiểm tra ngay trong giờ với các học sinh này. Thứ tư, yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài 3 để học sinh biết được phải làm gì khi thực hành, chuẩn bị những kiến thức cần thiết như: Đọc giá trị điện trở màu cần phải biết được quy ước về màu, hay cách đọc thông số của tụ, mẫu báo cáo thực hành Trước khi thực hành, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận để học sinh nắm được cách sử dụng đồng hồ vạn năng. Tiếp nữa, để cho học sinh say mê học tập, ngoài những giải pháp kể trên còn cần tới thái độ của giáo viên. Người giáo viên phải chuẩn bị bài thật kĩ trước khi lên lớp. Các kiến thức, kĩ năng đưa ra phải phù hợp với các đối tượng học sinh. Giáo án mẫu SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT ĐỊNH HOÁ Năm học 2009 – 2010 Ngày soạn: 24/8/2009 GIÁO ÁN THỰC HÀNH Môn: công nghệ 12 Số tiết: 01 Tiết theo PPCT: 02 BÀI 3 THỰC HÀNH ĐIỆN TRỞ – TỤ ĐIỆN – CUỘN CẢM I- Mục tiêu: 1- Kiến thức - Nhận biết hình dạng, thông số của các linh kiện. 2- Kĩ năng - Sử dụng được đồng hồ vạn năng. - Đọc và đo được các thông số kĩ thuật của các linh kiện. 3- Thái độ - Có ý thức tuân thủ các quy trình và quy định về an toàn. II- Chuẩn bị: 1- Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu kĩ bài 2 và 3 sgk. - Làm thử bài thực hành. - Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho mỗi nhóm hs. + Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc. + Các loại điện trở: 10 chiếc. + Các loại tụ điện: 6 chiếc. + Các loại cuộn cảm: 6 chiếc. 2. Chuẩn bị của học sinh - Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị 1 bo mạch điện tử trong các thiết bị đã hỏng ( Chấn lưu, sạc điện thoại, mạch đài ) - Học sinh nghiên cứu qui ước các vòng màu trên điện trở hình 3.1 và quy ước các màu điện trở trong sách giáo khoa trang 15, 16. Cách đọc các số liệu kĩ thuật của tụ điện trang 17. - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành trang 17 sách giáo khoa. III- Tiến trình bài dạy: 1- Ổn định lớp: (1 phút) 2- Kiểm tra bài cũ: 3- Nội dung bài thực hành: Hoạt Động 1 : Hướng dẫn ban đầu: a- GV giới thiệu mục tiêu của bài học. ( 1 phút) - Trong thời gian 45 phút mỗi nhóm học sinh phải biết nhận dạng, đọc và đo được các số liệu kĩ thuật của các linh kiện: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm. - Nộp báo cáo vào cuối giờ b- Giáo viên nêu các quy định về nội quy thực hành (1 phút) c- Giáo viên hướng dẫn(5 phút): Sử dụng đồng hồ vạn năng để đo giá trị điện trở, và cách đọc giá trị điện trở màu, cách kiểm tra chất lượng tụ bằng đồng hồ vạn năng loại cơ học. d- GV giới thiệu nội dung và qui trình thực hành. (2 phút) - Bước 1: Quan sát, nhận biết và phân loại các linh kiện. - Bước 2: Chọn ra 5 điện trở màu lận lượt lấy ra từng điện trở để đọc trị số và đo bằng đồng hồ rồi ghi vào bảng số 01. - Bước 3: Chọn ra 3 loại cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây rồi điền vào bảng 02. - Bước 4: Chọn ra 1 tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không có cực tính để ghi ra các số liệu kĩ thuật rồi điền vào bảng 03. e- Phân chia dụng cụ, vật liệu cho các nhóm học sinh.( 1 phút) - Chia nhóm học sinh - Phát đồ cho các nhóm trưởng Hoạt Động 2: Thực hành Thời gian Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên 2 phút 12 phút 5 phút 7 phút 1- Quan sát,nhận biết và phân loại các linh kiện: Quan sát hình dạng các linh kiện để nhận biết và phân loại ra các linh kiện: điện trở, tụ điện, cuộn cảm trên các bo mạch. 2- Đọc và đo trị số của điện trở màu. - Cách đọc các điện trở màu. - Cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở. - Đo trị số điện trở. - Ghi trị số vào bảng 01. 3- Nhận dạng và phân loại cuộn cảm: Phân loại theo vật liệu làm lõi. Ghi vào bảng 02. 4- Phân loại, cách đọc và giải thích số liệu kĩ thuật ghi trên tụ điện: - Phân biệt tụ có cực tính và tụ không cực tính. - Đọc các số liệu ghi trên vỏ tụ - Giải thích các số liệu trên - Ghi vào bảng 3 - Theo dõi, hướng dẫn quá trình thực hành của học sinh. - Hướng dẫn học sinh cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở. - Hướng dẫn học sinh ghi số liệu vào mẫu báo cáo thực hành. - Hướng dẫn học sinh đọc các thông số, phân biệt các thông số nhở đơn vị đo, ghi số liệu vào bảng. 5 phút Các nhóm thực hiện xong thì làm tương tự với bo mạch mình mang đi Giáo viên kiểm tra một số học sinh. Hoạt động 3- Đánh giá kết quả.(3 phút) - Yêu cầu đại diện các nhóm học sinh lên trình bày kết quả thực hành của nhóm và tự đánh giá. - Giáo viên thu báo cáo thực hành của các nhóm và nhận xét chung về quá trình thực hành. - Thu dọn vật liệu,dụng cụ và vệ sinh lớp học. - Về nhà đọc trước bài 4 sách giáo khoa. IV. Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kết quả đạt được Học sinh say mê hơn, hứng thú học tập điều này được thể hiện qua thái độ học tập, qua việc học sinh đặt ra nhiều câu hỏi để hỏi lại giáo viên. Học sinh biết phân biệt các linh kiện đã học với nhau, biết cách sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện trở, điều này rất hữu ích cho các bài sau. Học sinh biết đọc thông số của các các linh kiện ghi trên vỏ linh kiện. Học sinh hình thành và rèn luyện được kĩ năng hoạt động nhóm. Học sinh yếu và trung bình ít dựa dẫm vào học sinh khá hơn. Mỗi học sinh đều cố gắng hoàn thành công việc của mình mà nhóm giao cho. Đồng thời các học sinh trong nhóm đều giúp nhau hoàn thành công việc đúng thời hạn. Điều này sẽ giúp các em rất nhiều khi làm việc sau này. Kết quả cụ thể lấy báo cáo thực hành của một nhóm làm ví dụ BÁO CÁO THỰC HÀNH ĐIỆN TRỞ – TỤ ĐIỆN – CUỘN CẢM 1. Tìm hiểu về điện trở STT Vạch mầu ở trên điện trở Trị số đọc Trị số đo Nhận xét 1 Nâu, đen, nâu, bạc 10x101 Ω sai số 10% 96Ω Điện trở còn tốt 2 Vàng, cam, lục, kim nhũ 43x105 Ω sai số 5% 44342Ω Điện trở tốt 3 đỏ, đỏ, đỏ, kim nhũ 22x102 Ω sai số 5% 2150Ω Điện trở tốt 4 Vàng, tím, đỏ, kim nhũ 47x102 Ω sai số 5% 5010Ω Điện trở bị xuống cấp 5 Nâu, đỏ, nâu 12x101 Ω sai số 20% 140Ω điện trở tốt 2. Tìm hiểu về cuộn cảm Stt Loại cuộn cảm Kí hiệu và vật liệu làm lõi Nhận xét 1 Cuộn cảm cao tần Không có lõi Tiết diện dây lớn, có ít vòng dây 2 Cuộn cảm trung tần Lõi ferit Số vòng dây tương đối nhiều, tiết diên dây nhỏ hơn cao tần 3 Cuộn cảm âm tần Lõi sắt từ Số vòng dây rất nhiều, tiết diện dây nhỏ hơn so với trung tần 3. Tìm hiểu tụ điện Stt loại tụ điện Số liệu kĩ thuật ghi trên tụ giải thích số liệu 1 Tụ không có cực tính 0.047μF, 100V 0.047μF là trị số điện dung 100V là điện áp định mức của tụ 2 Tụ có cực tính 50μF, 250V 50μF là trị số điện dung. 250V là điện áp định mức KẾT LUẬN Trong thời gian thực hiện đề tài này tôi rút ra được những ưu và nhược điểm sau. 1.Ưu điểm: Phát huy được tính tích cực của học sinh, cuốn hút học sinh vào bài học, kích thích sự ham học của học sinh. * Học sinh : - Chủ động trong việc nhận thức. - Có phương pháp tự học. (tìm tòi tự khám phá kiến thức mới). - Được làm nhiều hơn( sách giáo khoa, tài liệu, trao đổi với bạn phát biểu ý kiến của mình với thầy). - Tự mình hoàn thành nhiệm vụ. * Giáo viên: - Làm việc ít hơn. - Chỉ là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển. - Dẫn dắt học sinh đến kiến thức mới. - Là trọng tài khi học sinh tranh luận. 2. Nhược điểm. Để tiết giảng được thành công cần phải khắc phục những nhược điểm sau. * Giáo viên: - Ấn định thời gian chính xác cho từng đơn vị kiến thức. * Học sinh: - Trong thời gian hoạt động nhóm học sinh yếu thường dựa dẫm vào học sinh khá. - Cần phải chuẩn bị thật kỹ bài mới ở nhà. Trên đây là một vài ý kiến chủ quan của cá nhân tôi về việc soạn giảng bài thực hành đầu tiên trong phần kĩ thuật điện tử, rất mong nhận được các ý kiến phản hồi góp ý của các nhà quản lý, các chuyên gia, các thầy cô giảng dạy cùng bộ môn để tôi tiếp tục bổ xung cho bài giảng ngày một hay hơn. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC . . . . . .

File đính kèm:

  • docmot so giai phap nham nang cao chat luong day va hoc bai thuc hanhDIEN TRO TU DIEN CUON CAM.doc
Giáo án liên quan