Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức trong việc học môn Ngữ văn ở trường phổ thổng

Trong xã hội hiện nay,do nhu cầu phát triển của xã hội cùng với sụ phát triển của cơ chế thị trường.Nên ngày nay,việc học môn Ngữ văn đối với học sinh không còn “mặn mà” lắm.Ngay cả phụ huynh các em cũng thế,chỉ đầu tư cho những môn học tự nhiên mà xem thường các môn xã hội.Đó là một thực trạng đáng buồn đối với những giáo viên dạy các môn xã hội mà đặc biệt là giáo viên dạy môn Ngữ văn.Thời gian gần đây,trong các kỳ thi như thi tốt nghiêp trung học phổ thông,hay trong các kỳ thi tuyển sinh trên toàn quốc,lại thường xuất hiện những bài văn hết sức ngây ngô,buồn cười,kiểu “râu ông này cắm cằm bà kia” không thể nói vào đâu được.Chẳng hạn như:em hãy cho biết hai câu thơ sau đây được trích trong tác phẩm nào của tác giả nào?

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

(đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2010-2011)

Ai trong chúng ta cũng đều biết đó chính là hai câu thơ rất hay trong bài “Vọng nguyệt”hay “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.Một câu hỏi tưởng chừng như vô cùng dễ ,vậy mà khi giáo viên chấm bài thì phát hiện ra một kết quả hết sức bất ngờ và đáng buồn.Có không ít học sinh đã trả lời rằng:hai câu thơ trên được trích trong bài Ngắm trăng của Tố Hữu.Hay khi giáo viên cho các em làm bài kiểm tra trên lớp thì các em cũng làm tương tự như thế:Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu mà đi cứu sống Thúy Kiều của Nguyễn Du. Hay:“Thị quần áo rách bươm, người hôi hám, mặt mày lem luốc khói xà nu",hay "Tràng dẫn Thị về làng Xôman ra mắt dân làng và cụ Mết". Hoặc ông lái đò tài hoa của Nguyễn Tuân cũng được mô tả một cách kì dị: "Cái đầu khuỳnh khuỳnh kẹp lấy bánh lái tưởng tượng, chân thì như hai cái bơi chèo". Thậm chí có em còn cho ông lái đò "vượt" qua khỏi châu lục để cùng Ông lão đánh cá của Hê-minh-uê để "dũng cảm chiến đấu với đàn cá mập bảo vệ con cá kiếm". Nhiều học sinh buộc ông lái đò phải "hy sinh anh dũng khi chiến đấu với dòng thác hung hãn" Đây là một thực tế phủ phàng mà tôi tin chắc rằng người giáo viên môn ngữ văn nào cũng gặp phải.Một bài văn hay không phải chỉ hay ở hình thức,câu từ,ngôn ngữ lời văn trao chuốt ,mà còn phải đúng và chính xác về mặt kiến thức nội dung.Kiểu bài làm văn như thế không thể chấp nhận nhận được.Vì vậy ,việc làm sao để các em nắm vững,nhớ chính xác lâu dài những kiến thức mà mình đã học,không còn lẫn lộn như trên nữa thì đây là một vấn đề được nhiêu giáo viên quan tâm.

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức trong việc học môn Ngữ văn ở trường phổ thổng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU I.Bối cảnh của đề tài: Trong xã hội hiện nay,do nhu cầu phát triển của xã hội cùng với sụ phát triển của cơ chế thị trường.Nên ngày nay,việc học môn Ngữ văn đối với học sinh không còn “mặn mà” lắm.Ngay cả phụ huynh các em cũng thế,chỉ đầu tư cho những môn học tự nhiên mà xem thường các môn xã hội.Đó là một thực trạng đáng buồn đối với những giáo viên dạy các môn xã hội mà đặc biệt là giáo viên dạy môn Ngữ văn.Thời gian gần đây,trong các kỳ thi như thi tốt nghiêp trung học phổ thông,hay trong các kỳ thi tuyển sinh trên toàn quốc,lại thường xuất hiện những bài văn hết sức ngây ngô,buồn cười,kiểu “râu ông này cắm cằm bà kia” không thể nói vào đâu được.Chẳng hạn như:em hãy cho biết hai câu thơ sau đây được trích trong tác phẩm nào của tác giả nào? “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2010-2011) Ai trong chúng ta cũng đều biết đó chính là hai câu thơ rất hay trong bài “Vọng nguyệt”hay “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.Một câu hỏi tưởng chừng như vô cùng dễ ,vậy mà khi giáo viên chấm bài thì phát hiện ra một kết quả hết sức bất ngờ và đáng buồn.Có không ít học sinh đã trả lời rằng:hai câu thơ trên được trích trong bài Ngắm trăng của Tố Hữu.Hay khi giáo viên cho các em làm bài kiểm tra trên lớp thì các em cũng làm tương tự như thế:Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu mà đi cứu sống Thúy Kiều của Nguyễn Du. Hay:“Thị quần áo rách bươm, người hôi hám, mặt mày lem luốc khói xà nu",hay "Tràng dẫn Thị về làng Xôman ra mắt dân làng và cụ Mết". Hoặc ông lái đò tài hoa của Nguyễn Tuân cũng được mô tả một cách kì dị: "Cái đầu khuỳnh khuỳnh kẹp lấy bánh lái tưởng tượng, chân thì như hai cái bơi chèo". Thậm chí có em còn cho ông lái đò "vượt" qua khỏi châu lục để cùng Ông lão đánh cá của Hê-minh-uê để "dũng cảm chiến đấu với đàn cá mập bảo vệ con cá kiếm". Nhiều học sinh buộc ông lái đò phải "hy sinh anh dũng khi chiến đấu với dòng thác hung hãn"…Đây là một thực tế phủ phàng mà tôi tin chắc rằng người giáo viên môn ngữ văn nào cũng gặp phải.Một bài văn hay không phải chỉ hay ở hình thức,câu từ,ngôn ngữ lời văn trao chuốt ,mà còn phải đúng và chính xác về mặt kiến thức nội dung.Kiểu bài làm văn như thế không thể chấp nhận nhận được.Vì vậy ,việc làm sao để các em nắm vững,nhớ chính xác lâu dài những kiến thức mà mình đã học,không còn lẫn lộn như trên nữa thì đây là một vấn đề được nhiêu giáo viên quan tâm. II.Lý do chọn đề tài: Như vậy,giáo viên dạy môn ngữ văn phải làm làm sao gây được sự chú ý học tập của các em,giúp cho các em có được kiến thức chính xác để làm bài .Đây là điều làm suy tư và trăn trở nhiều nhất đối với những ai đứng trên bục giảng,nhất là những thầy cô dạy môn ngữ văn.Bởi lẽ,người giáo viên dạy môn ngữ văn,ngoài việc hướng dẫn cho các em cảm nhận được cái hay,cái đẹp của tác phẩm,còn phải cung cấp kiến thức,kỹ năng cần thiết để các em có được những kiến thức cơ bản làm bài trong các kỳ thi.Và thậm chí các kiến thức về những bài giảng văn đó sẽ theo các em đến trọn đời.Đây quả là một việc làm vô cùng khó khăn. Xuất phát từ những lí do trên, cùng với thực tế giảng dạy trong những năm vừa qua, bản thân đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức trong việc học môn Ngữ văn ở trường phổ thổng”. Với những kinh nghiệm này, bản thân sẽ tháo gỡ được những khó khăn từ thực tế của các lớp giảng dạy, cũng như những khó khăn chung của đồng nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn trong nhà trường nói riêng và tỉnh ta nói chung. III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Do xuất phát từ nhu cầu thực tế dạy học cũng như điều kiện và năng lực của bản thân nên ở đề tài này, chúng tôi không đi sâu vào việc dạy học sinh tiếp cận tác phẩm văn chương mà chỉ tập trung vào việc hướng dẫn học sinh vận dụng, khắc sâu tốt kiến thức để làm bài khi kiểm tra, thi cử. Cách vận dụng như thế nào để đạt kết quả cao? Làm sao để cho học sinh phân biệt rạch ròi kiến thức,đừng để nhầm lẫn giữa tác phẩm, tác giả này với tác phẩm tác giả kia. Nhưng hiện nay, bao nhiêu em có niềm đam mê ,thích thú với văn chương? Với các lớp học thuộc ban cơ bản thì có đa phần học sinh còn yếu kém trong việc vận dụng kiến thức đọc văn vào bài thi? Chính vì vậy đề tài này chỉ tập trung vào những đối tượng từ trung bình yếu trở xuống là chủ yếu. Vì đây là đối tượng chiếm số lượng lớn trong các lớp của bản thân giảng dạy nói riêng và của nhà trường nói chung. IV. Mục đích của đề tài Với phạm vi và đối tượng như trên, đề tài này chỉ nhằm giúp học sinh vận dụng tốt chuẩn kiến thức, kĩ năng vào bài thi. Nâng dần kết quả học tập bộ môn qua từng lần kiểm tra. Mục đích là giúp các em học sinh đạt được kết quả khả quan nhất trong học tập bộ môn, đặc biệt là trong các kì thi như tuyển sinh và thi tốt nghiệp trung học phổ thông V.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Từ khi nghiên cứu đề tài này vào trong thực tế giảng dạy,tôi có thể khẳng định rằng:Chúng ta đừng lo ngại là tiết học sẽ mất nhiều thời gian,hay tiết học sẽ bị loãng,mất hết hứng thú,mất hết chất văn,không còn hấp dẫn nữa.Trái lại,giờ học sẽ càng sinh động hơn,cụ thể chi tiết hơn,các em sẽ có được những kiến thức phong phú hơn:Chẳng hạn khi dạy đến bài thơ Vội Vàng của tác giả Xuân Diệu,thì ở phần tìm hiểu tiểu dẫn về sự nghiệp thơ văn của ông,ta có thể đọc thêm cho học sinh nghe một số bài thơ tiêu biểu khác của ông như:Đây mùa thu tới,Thơ duyên,Xa cách… mà những bài thơ đó phải được nhiều đọc giả biết đến,để các em khắc sâu hơn kiến thức về những tập thơ tiêu biểu của Xuân Diệu,từ đó tránh nhầm lẫn với thơ của các tác giả khác.Hay khi dạy đến tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân,thì ta phải khắc sâu hình ảnh sông Đà vừa hung bạo,vừa trữ tình với những nét miêu tả độc đáo riêng của Nguyễn Tuân,không thể để các em nhầm lẫn với dòng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường được.Nếu làm được điều này,tôi tin rằng sẽ đem lại những kết quả không ngờ,và mang lại hiệu quả rất lớn. PHẦN NỘI DUNG I.Cơ sở lý luận: Cũng là một trong các môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nên môn Ngữ Văn có mối liên quan mật thiết với nhiều môn học khác chẳng hạn như môn Lịch sử,Triết học,Địa lí… Vì vậy, khi tiếp nhận một tác phẩm văn chương,để các em có được những kiến thức một cách chính xác và nhớ lâu hơn thì người giáo viên dạy môn ngữ văn phải đảm nhận thêm những vai trò,nhiệm vụ này.Nghĩa là,khi dạy đến tác phẩm nào,của tác giả nào mà có liên quan đến một thời đại lịch sử,một vị trí địa lý,hay một nền văn hóa,phong tục tâp quán riêng…thì ta phải giảng thêm cho các em về những vấn đề này,tức là gợi cho các em nhớ lại một cách đầy đủ và chính xác về bài mình đang học,tác giả mình đang học nằm ở thời đại nào,có điểm gì đặc biệt,khác so với những tác phẩm,tác giả khác. Muốn vậy,thì người giáo viên phải không ngừng trao dồi kiến thức,học tâp để am hiểu thêm nhiều lĩnh vực,làm cho kiến thức của mình ngày càng phong phú hơn.Từ đó mới truyền thụ cho các em những kiến thức chính xác và đầy đủ hơn. Vì vậy, giáo viên dạy Ngữ văn ngoài việc khơi dậy niềm say mê, bồi đắp tâm hồn cho các em thì việc dạy làm sao để các em có kết quả tốt trong kiểm tra và thi cử lại là vấn đề mà mỗi giáo viên cần quan tâm đến. Có những trường hợp, giáo viên dạy rất hay nhưng kết quả thi cử thì không cao và ngược lại, có giáo viên dạy không hấp dẫn nhưng kết quả thi cử lại đạt yêu cầu. Đó là những nghịch lí mà chúng ta thường thấy.Để dạy văn hấp dẫn và đạt kết quả tốt trong thi cử thì một trong những vấn đề cần được quan tâm là làm sao giúp cho học sinh thấy được thực tế của việc học và khả năng vận dụng kiến thức vào kiểm tra thi cử không phải là chuyện dễ dàng.Đây cũng không phải là một yêu cầu quá khó đối với chúng ta.Tất cả là để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn,và sẽ không còn những bài văn ngây ngô cười ra nước mắt như thế nữa. II.Thực trạng của vấn đề: II.Thực trạng của vấn đề: 1.Thuận lợi: -Tiết học trở nên sinh động,hấp dẫn,thu hút được sự chú ý của học sinh do giáo viên cung cấp thêm nhiều kiến thức mới,bổ sung làm phong phú thêm kiến thức mà trong sách giáo khoa chưa cung cấp đầy đủ.Nhờ vậy mà giờ học không còn khô khan,từ kiến thức này,các em có thể nhớ lại những kiến thức mà mình đã học trước đó,hoặc có thể biết thêm nhiều kiến thức khác nữa. -Các phương tiện thông tin truyền thông ngày nay cũng dồi dào,hiện đại,vì vậy cũng không quá khó trong việc tìm tư liệu đối với giáo viên. 2.Khó khăn: -Thực tế của việc học môn Ngữ văn trong nhà trường có nhiều vấn đề cần nói đến. Một trong những vấn đề nan giải nhất là làm sao tạo được sự hứng thú trong học tập nâng cao chất lượng bộ môn. -Trong khi cuộc sống ngày càng theo hướng “Tự nhiên hóa” thì việc thờ ơ với môn Ngữ Văn ngày càng phổ biến nhưng ngược lại, áp lực về chỉ tiêu trong các kì thi đối với giáo viên ngày càng nặng nề hơn. Dẫu rằng các cấp, các ngành và đặc biệt là mỗi giáo viên đứng lớp đã chung tay với nhau trong việc tìm biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng giảng dạy. Ấy vậy mà kết quả từ các lần kiểm tra,thi cử của học sinh ngay từ đầu năm học không đạt được kết quả như mong muốn. -Để dạy được một tiết học như thế,thì đòi hỏi người giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian,đầu tư cho soạn giảng,phải tham khảo rất nhiều tài liệu,phải đảm bảo tính chính xác của tư liệu…Tất cả giáo viên phải không ngừng làm việc cật lực. Từ thực tế trên, bản thân đã suy nghĩ tìm tòi và đã tìm mọi biện pháp giải quyết, cải tiến để đạt hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh việc tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tập bộ môn, bản thân còn tìm biện pháp làm sao giúp các em vận dụng tốt kiến thức văn học để làm hành trang trong các kỳ thi. III.Các biện pháp để tiến hành: Từ những thực trạng trên, để giúp học sinh không chỉ có niềm đam mê khi học tập bộ môn Ngữ văn mà còn đạt kết quả tốt trong kiểm tra, thi cử. Bản thân đã vận dụng một số biện pháp sau đây trong quá trình giảng dạy,chủ yếu là ở các tiết giảng văn: 1.Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn: -Ở phần này sách giáo khoa thường trình bày gồm có 3 phần: a.Cuộc đời tác giả: -Người dạy phải nhấn mạnh phần này như:Tác giả sống ở thời đại nào?thời đại tác giả sống có biến cố gì?cuộc đời tác giả có điều gì đặc biệt không?những tác giả nào đã học sống cùng thời với tác giả đang hoc?... -Chẳng hạn,khi dạy đến bài Thương Vợ của Tế Xương,thì ta phải nhấn mạnh các yêu cầu trên:Thời đại mà Tế Xương (1870-1907) sống là những năm cuối thế kỷ XIX,đầu thế kỷ XX.Một con người lận đận trong thi cử:Tám khoa khỏi phạm trường qui, thi 8 lần nhưng chỉ đỗ tú tài nên ta quen gọi là Tú Xương.Cùng thời với ông còn có Nguyễn Khuyến(1835-1909) ,cả hai đều là những nhà nho bất lực trong buổi xã hội giao thời,đầy nhố nhăng và lộn xộn.Cái xã hội mà: “Nào có ra gì cái chữ nho Ông Nghè,ông Cống cũng nằm co Chi bằng đi học làm ông Phán Sáng rượu sâm banh,tối sữa bò” Và cả hai đều có những bài thơ trữ tình,trào phúng rất đặc sắc.Có điều, giọng điệu phong cách của hai nhà thơ khác nhau.chẳng hạn,ở mảng thơ trào phúng,giọng điệu thơ của Tú Xương hằn hộc hơn,sâu cay hơn,còn giọng điệu thơ của Nguyễn Khuyến thì nhẹ nhàng,nhưng lại thâm thúy,sâu sắc. -Hay, khi dạy đến bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu,thì ta cũng nhấn mạnh những yêu cầu trên:Cuộc đời nhà thơ có thể gói gọn trong hai câu thơ sau: “Cha đàng ngoài,mẹ đàng trong Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ” Đó chính là điểm khắc sâu về cuộc đời đặc biệt của nhà thơ:Ông được thừa hưởng những đức tính cần cù,chịu thương chịu khó từ người cha của ông,vốn là một ông thầy đồ quê ở Hà Tinh,còn mẹ ông vốn là người quê ở Quy Nhơn,nơi nổi tiếng với những cảnh vật rất thơ mộng,trữ tình.Nơi có những bờ cát trắng,dài phẳng lặng,soi ánh nắng pha lê.Hơn nữa,ông lại là con của vợ lẽ,nên thiếu thốn tình thương.Tất cả những yếu tố đó có ảnh hưởng rất lớn đến con người và hồn thơ của ông sau này:Thiết tha yêu đời,yêu cuộc sống.Giáo viên còn có thể giới thiệu thêm:sống cùng thời và thân thiết nhất với ông là nhà thơ Huy Cận.Cả hai là đôi bạn rất thân,và là nhà thơ của phong trào thơ mới.Có điều,Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới (Hoài Thanh),và giọng điệu thơ của ông là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời,yêu cuộc sống mãnh liệt,say mê.Còn giọng thơ của Huy Cận thì lạc loài,cô đơn,buồn man mác trước thiên nhiên vũ trụ rộng lớn: “…Ảo não như Huy Cận,quê mùa như Nguyễn Bính,kỳ dị như Chế Lan Viên…và thiết tha,rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”(Hoài Thanh) b.Sự nghiệp thơ văn: Ở phần này,giáo viên dạy phải khắc sâu cho các em những tác phẩm tiêu biểu của từng tác giả,thậm chí tựa đề của tác phẩm,ở mỗi giai đoạn sáng tác.Để tránh tình trạng tác phẩm của tác giả này lại gắn vào cho tác giả kia,chẳng hạn: -Khi dạy đến phần sự nghiệp sáng tác của tác giả Nam Cao,ta có thể hướng dẫn cho học sinh hai giai đoạn sáng tác của ông:Trước và sau cách mạng tháng tám 1945.Nhưng chủ yếu là giai đoạn trước cách mạng tháng tám.Ở giai đoạn này Nam Cao sáng tác xoay quanh hai đề tài: +Viết về người nông dân nghèo +Viết về người trí thức nghèo Và ở mỗi đề tài,có những tác phẩm tiêu biểu nào? Ở đề tài thứ nhất,Nam Cao có các tác phẩm như:Lão Hạc (các em đã học ở cấp 2),Trẻ con không được ăn thịt chó,Một bữa no,Một đám cưới…Và Chí Phèo mà chúng ta sắp sửa học.Em thấy ở đề tài này,Nam Cao viết về vấn đề gì?Viết về cuộc sống nghèo khổ,tăm tối của người nông dân trước cách mạng.Nhưng cái nghèo trong các tác phẩm của Nam Cao không phải là cái nghèo vì đói cơm,áo rách,không nhà không cửa mà là sự tha hóa về nhân cách,bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát,bị mất hết nhân hình lẫn nhân tính với lòng cảm thương sâu sắc.Ngay cả ở cách đặt tên tác phẩm,ta cũng thấy có một cái gì đó rất đặt biệt,gợi lên được sự chú ý của người đọc,và ngay cả nhân vật của ông cũng khác với những nhà văn khác:nghèo khổ và lưu manh hóa.Điển hình là nhân vât Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên. Còn ở đề tài thứ hai,Nam Cao có các tác phẩm tiêu biểu như: Đời thừa,Giăng sáng,Sống mòn,Truyện tình,Mua nhà…Ở đề tài này,ông viết về nội dung gì?Viết về tấn bi kịch tinh thần sâu sắc của người trí thức nghèo:Họ là những người có hoài bão,có ước mơ,có lý tưởng tốt đẹp.Nhưng vì gánh nặng nợ cơm áo gia đình,và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt đã đè bẹp dí họ,làm cho họ phải chết mòn và sống một cuộc sống đời thừa Vì vậy,khi nói đến Nam Cao là nói đến nhà văn của những kiếp người nghèo khổ Hay,khi dạy đến Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam,ta cũng lưu ý đến những vấn đề trên:Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương của nhà văn:truyện có sự kết hợp giữa hai yếu tố:hiện thực và lãng mạn trữ tình.Truyện của Thạch Lam có cốt truyện rất đơn giản,hầu như không có chuyện,viết về những kiếp người nhỏ nhoi,mờ nhạt,sống lay lất,hiu hắt đáng thương và tội nghiệp,với hình ảnh hai đứa bé Liên và An trong truyện.Nói đến Thạch Lam là nhớ đến hai tập truyện ngắn tiêu biểu:Nắng trong vườn và Gió đầu mùa. Hoặc,khi ta dạy đến Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân,ta phải cho học sinh tìm hiểu về tập truyện ngắn Vang Bóng Một Thời,để khắc sâu hơn về nhân vật người tử tù,đó là một nho sĩ cuối mùa có tài viết chữ rất đẹp,chuẩn bị đón nhận cái chết chém. Mà vẫn còn đam mê sáng tạo nghệ thuật.Một nhân vật gây ấn tượng sâu sắc với bút pháp tài hoa nghệ sĩ độc đáo của Nguyễn Tuân. c.Hoàn cảnh sáng tác (cảm hứng sáng tác): Đây cũng là phần mà giáo viên cần phải lưu ý,nó gây tác động ,ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm văn học ở các em.Bởi vì mỗi tác phẩm văn học ra đời đều bắt nguồn từ hoàn cảnh,nguồn cảm hứng sáng tác khác nhau.vì vậy,ta không thể lướt qua,chẳng hạn: -Bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử,được gợi cảm hứng sáng tác từ tấm bưu thiếp có in hình phong cảnh xứ Huế lúc hừng đông,kèm theo mấy lời thăm hỏi sức khỏe của cô gái thôn Vĩ gửi cho nhà thơ.Chỉ có vậy,mà thi nhân họ Hàn kia đã tưởng tượng, thêu dệt thành bài thơ.Có nắm bắt được nguồn cảm hứng sáng tác,thì ta mới hiểu được bài thơ là tiếng lòng của một con người thiết tha yêu đời và yêu người,mặc dù khi cái chết đã cận kề. -Dạy bài Chiều Tối của Hồ Chí Minh,thì ta cũng phải cho các em nắm bắt được cảm hứng sáng tác của bài thơ:Bài thơ được gợi cảm hứng trên đường chuyển lao,từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.Trong hoàn cảnh ấy không có gì là vui tươi,ấy vậy mà cảm hứng thơ lại đến với Bác một cách rất tự nhiên.Điều đó đủ để cho ta thấy tinh thần và ý chí thép ở người tù chiến sĩ Hồ Chí Minh.Có như vậy,thì mới khắc sâu và làm cho các em nhớ lâu hơn.

File đính kèm:

  • docskkn(1).doc