Môn Tiếng Việt giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập, nó là tiền đề và cũng là công cụ để học tốt các môn học khác. Nói về mục tiêu môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, văn bản dự thảo chương trình môn Tiếng Việt bậc Tiểu học do tiểu ban Tiếng Việt Bộ GD &ĐT tổ chức soạn thảo năm 1996 do giai đoạn sau năm 2000 đã ghi rõ:
“Mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học là : Hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, cho học sinh nhằm giúp các em sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong việc học tập và giao tiếp ở gia đình, nhà trường và xã hội. Cùng với các môn học khác, góp phần phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học, văn hoá và ngôn ngữ thông qua một số tác phẩm văn học và một số văn bản khác của Việt Nam và thế giới, nhằm hình thành cho các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, trước những buồn vui, yêu ghét của con người. Góp phần hình thành nhận thức, tình cảm thái độ và hành vi đúng đắn của con người Việt Nam hiện đại trong quan hệ gia đình và quan hệ xã hội”.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6930 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình học tập và triển khai bài tập nghiên cứu khoa học : “ Phương pháp rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 3 - Chương trình Tiểu học mới”. Chúng tôi luôn được sự giúp đỡ và quan tâm chu đáo, nhiệt tình đầy trách nhiệm của các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Trường tiểu học Thục Luyện – huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ những người đã hết sức giúp đỡ chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Đến nay, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành xong bài tập nghiên cứu khoa học của mình.
Tôi xin được dành những dòng chữ đầu tiên này để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy cô đã quan tâm giúp đỡ tôi và bạn bè đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt là cô giáo Thạc sĩ Trần Hạnh Phương và Ban giám hiệu trường tiểu học Thục Luyện đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài nghiên cứu này.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng xong do khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học còn ít do đó những thiếu xót trong đề tài là không tránh khỏi. Tôi rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo tận tình của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin trân thành cảm ơn ./
Phú Thọ, tháng 04 năm 2007.
Người viết
Mục lục
Phần I : những vấn đề chung
1. Lý do chọn đề tài 3
1.1. Lý do khách quan 3 1.2. Lý do chủ quan 4
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Cơ sở nghiên cứu 5
Phần II: Nội dung cơ bản
I. Điều tra thực trạng
1. Khái quát tình hình địa phương 6
2. Tình hình nhà trường 6
3. Thực trạng dạy học môn chính tả 7
4. Nguyên nhân của thực trạng trên 8
II. Những biện pháp đã tác động
1. Gợi nhu cầu nhận thức cho học sinh 9
2. Cá biệt hoá từng cá nhân 10
3. Khắc sâu cho học sinh quy tắc chính tả 10
4. Luyện kỹ năng chính tả qua các giờ học khác 12
5. Rèn luyện kỹ năng nghe – viết 13
6. Kết hợp chính âm với chính tả 14
7. Lựa chọn ngữ điệu chính tả phù hợp 15
8. Xây dựng các bài tập chính tả phương ngữ 16
9. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh 16
III. Kết qủa sau khi áp dụng các biện pháp 17
IV. Những bài học kinh nghiệm 18
Phần III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận 19
2. Kiến nghị 19
Tài liệu tham khảo 20
Phần I: Những vấn đề chung
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Lý do khách quan:
Môn Tiếng Việt giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập, nó là tiền đề và cũng là công cụ để học tốt các môn học khác. Nói về mục tiêu môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, văn bản dự thảo chương trình môn Tiếng Việt bậc Tiểu học do tiểu ban Tiếng Việt Bộ GD &ĐT tổ chức soạn thảo năm 1996 do giai đoạn sau năm 2000 đã ghi rõ:
“Mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học là : Hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, cho học sinh nhằm giúp các em sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong việc học tập và giao tiếp ở gia đình, nhà trường và xã hội. Cùng với các môn học khác, góp phần phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Trang bị cho học sinh những hiểu biết ban đầu về văn học, văn hoá và ngôn ngữ thông qua một số tác phẩm văn học và một số văn bản khác của Việt Nam và thế giới, nhằm hình thành cho các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, trước những buồn vui, yêu ghét của con người. Góp phần hình thành nhận thức, tình cảm thái độ và hành vi đúng đắn của con người Việt Nam hiện đại trong quan hệ gia đình và quan hệ xã hội”.
Để đạt được mục tiêu trên giáo dục chỉ dừng lại ở việc dạy đủ kiến thức cho từng phân môn thôi chưa đủ mà phải làm thế nào dạy tốt, dạy hay. Phải đổi mới phương pháp giảng dạy để cho mỗi giờ học thực sự nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Học sinh phải nắm chắc các kỹ năng viết Tiếng Việt.
Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học được chia thành nhiều phân môn nhỏ.
Tập đọc, tập viết, luyện từ và câu, riêng phân môn chính tả thì kỹ năng viết đúng chính tả có vai trò đặc biệt lớn đối với học sinh. Vì viết là một hoạt động giao tiếp, đồng thời là công cụ để học tập các môn học khác. Chỉ đọc tốt nói tốt thôi chưa đủ, vì nói chỉ là một trong những hình thức giao tiếp khác như ngôn ngữ văn bản, ngôn ngữ tín hiệu, ngôn ngữ
ám hiệu ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong sự phát triển không ngừng của xã hội. Do đó viết đúng chính tả có vai trò to lớn trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ bằng văn bản. Các em rất cần sự giúp đỡ của thầy cô giáo trong hình thành kỹ năng viết chính tả.
1.2. Lý do chủ quan:
Nhiều người cho rằng học sinh tiểu học chỉ cần biết đọc biết viết. Chính vì lẽ đó hoạt động học để rèn kỹ năng viết chính tả chưa được coi trọng đúng mức.
Một số học sinh còn mải chơi, chưa chăm chỉ học tập. Phần đa hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn, do đó phụ huynh chưa thực quan tâm tới việc học tập của con em mình.
Mặt khác các em còn rất nhiều bỡ ngỡ khi đọc cũng như khi viết các âm: g / gh ; ch / tr ; r / d ; s / x ; l / n … Cách trình bày một đoạn văn hay một khổ thơ.
Xuất phát từ mục tiêu trên tôi thấy thật cần thiết giúp các em có khả năng viết chính tả nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cho nên tôi đã tiến hành nghiên cứu:
“Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 3”
2. Mục đích nghiên cứu:
1.2. Tìm ra những biện pháp để hình thành và rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh.
2.2. Tìm hiểu thực trang, nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của học sinh khi viết chính tả.
2.3. Đề xuất một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp trong khi viết chính tả của học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Nhiệm vụ khái quát:
Xây dựng và đề xuất một số biện pháp khắc phục những sai lầm thường gặp trong khi viết chính tả của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt.
3.2. Nhiệm vụ cụ thể:
- Điều tra thực trạng những sai lầm mà học sinh hay mắc phải trong khi học tập môn chính tả ở lớp 3
- Đề xuất và áp dụng một số biện pháp khắc phục những sai phạm trên.
- Thống kê các kết quả thu được sau khi áp dụng những biện pháp.
- Hệ thống lý luận, tổng kết rút kinh nghiệm.
4. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 3
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp chính.
- Nghiên cứu lý luận
- Tổng kết kinh nghiệm
- Trao đổi kinh nghiệm
5.2. Phương pháp bổ trợ:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp nghiên cứu cản phẩm
- Phương pháp trò truyện
6. Cơ sở nghiên cứu: Trường tiểu học Thục Luyện
Phần II: Nội dung cơ bản
I . Thực trạng ban đầu:
1. Khái quát tình hình địa phương:
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc nằm trong địa bàn thị trấn Thanh Sơn. Thị trấn Thanh Sơn là trung tâm Kinh tế – Văn hoá - Chính trị của huyện miền núi Thanh Sơn nên thuận lợi về nhiều mặt. Đại đa số dân cư ở đây là công chức nhà nước, bán nông nghiệp, buôn bán và nghề thủ công, trình độ dân trí cao, điều kiện kinh tế khá ổn định, Chính quyền thị trấn rất quan tâm đến các trường học, học sinh trong khu vực thị trấn được sự quan tâm chu đáo của gia đình, nhà trường và xã hội.
2. Tình hình nhà trường:
Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc nằm trong địa bàn thị trấn Thanh Sơn. Trường đã được công nhận trường chuẩn quốc gia từ năm 2002 và đang phấn đấu để đạt trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2 vào năm 2010. Trường có diện tích là 573.600 m2, địa hình của trường bằng phẳng có đủ sân chơi bãi tập, cảnh quan trường lớp sạch đẹp. Cơ sở vật chất của nhà trường đầy đủ phục vụ cho công tác dạy và học.
Tổng số lớp của nhà trường là 20 lớp với 391 học sinh, trong đó.
Khối
1
2
3
4
5
Số lớp
4
4
3
5
4
Số học sinh
82
80
61
91
77
Trường tiểu học Thục Luyện có đội ngũ quản lý năng động sáng tạo trong công việc. Là một trường có bề dạy thành tích nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc.
* Tổng số cán bộ giáo viên: 2
Nữ : 49
* Trình độ cán bộ giáo viên:
Đại học: 13
Cao đẳng: 9
THSP: 17
THHC: 4
Tình hình giáo viên:
- Dạy đúng, đủ các môn học theo chương trình của Bộ GD & ĐT quy định. Đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm phát huy khả năng tích cực sáng tạo của học sinh. Tổ chức tốt các chuyên đề giảng dạy, bồi dưỡng nâng cao phương pháp giảng dạy tất cả các bộ môn. Xây dựng giáo viên cốt cán trong chuyên môn. Các tổ tích cực dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Trường tiểu học Kim Đồng có đội ngũ quản lý năng động sáng tạo trong công việc. Là một trường có bề dày thành tích nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc.
Chuyên môn của nhà trường được chia thành 02 tổ (Tổ 1, 2, 3 và tổ 4,5). Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng có nhiều giáo viên giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh. Trường có giáo viên năng khiếu và giáo viên dạy môn tự chọn. Tập thể nhà trường đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau có ý thức tinh thần tự học hỏi và tự giác trong công việc.
3. Thực trạng dạy học phân môn chính tả:
Qua công tác trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên cùng khối về thực trạng giảng dạy phân môn chính tả có thể rút ra một số nét chính sau:
- Do ảnh hưởng lỗi sai phát âm tiếng địa phương và chưa chú ý đến các trọng âm khi viết chính tả.
- Trong quá trình học tập học sinh thường chưa thực sự chú ý rèn chữ.
- Học sinh mới bước vào lớp đầu cấp của bậc học cho nên khả năng phân biệt và sử dụng những tiếng cùng âm còn nhiều bỡ ngỡ hạn chế. Những quy tắc chính tả còn chưa khắc sâu.
Chính vì lẽ đó kết quả học tập của phân môn chính tả còn hạn chế dẫn đến việc học sinh viết sai chính tả trong hành văn. Nếu không có các biện pháp uốn nắn kịp thời sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học tập các môn học khác, ảnh hưởng đến sự giao tiếp và phát triển tư duy của học sinh.
Qua quá trình nghiên cứu kết hợp với việc điều tra viết chính tả của học
sinh lớp 2 C trường tiểu học Kim Đồng đầu năm học 2006 – 2007 kết quả thu được như sau:
Năm học
TSHS
Loại A
Loại B
Loại C
TS
(%)
TS
(%)
TS
(%)
Kỳ I 2006 - 2007
22
13
59,1
6
27,2
3
13,7
Qua số liệu bảng thống kê cho thấy chất lượng phân môn chính tả còn chưa cao. Mà ở lớp 1 khi học vần các em đã phân biệt được cách phát âm của từng âm và thể hiện bằng chữ viết, quy luật Tiếng – Chữ.
Lên lớp 2, 3 các em phải biết vận dụng kiến thức đó vào các môn học khác. Điều này cho thấy kỹ năng viết chính tả của một số em còn hạn chế so với yêu cầu. Đây là một tồn tại phải khắc phục triệt để, nhằm giúp học sinh nhanh chóng rèn luyện kỹ năng viết, vừa để làm công cụ học tập các môn học khác, vừa để hình thành và phát triển khả năng tư duy cho học sinh.
4. Nguyên nhân của thực trạng trên:
a. Về giáo viên:
- Có một số giáo viên chữ viết còn chưa được đẹp, dẫn đến chữ viết của một số học sinh còn chưa đẹp
- Chưa chú trọng đến sự kết hợp giữa dạy học chính tả với dạy học các môn học khác.
b. Về học sinh:
- Do các em mới viết chữ cỡ nhỏ “ một li” và viết bút mực còn chưa quen.
- Một số em còn chưa chú ý về chữ viết nên chữ viết còn cẩu thả
- Các em hầu hết đều viết theo cảm nhận, chưa khắc sâu vào tư duy, chưa biết sử dụng quy tắc chính tả.
c. Về phía phụ huynh:
- Một số phụ huynh chỉ quan tâm đến dấu hiệu bên ngoài của học tập đó là biết đọc, biết viết … chưa đi sâu xem xét, kèm cặp đến hiện trường viết sai chính tả, cách câu văn …
Từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc học sinh lớp 2 còn mắc lỗi chính tả sai nhiều. Mặc dù có một số giáo viên có năng lực giảng dạy tốt, nhiệt tình xong chữ viết còn hạn chế. Để khắc phục tình trạng này trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đã vận dụng một số biện pháp trong giảng dạy và thu được kết quả khả quan.
II. Những biện pháp đã tác động:
1. Gợi nhu cầu nhận thức cho học sinh:
“… Con người chỉ tư duy tích cực khi có nhu cầu. Hoạt động nhận thức chỉ có kết quả cao khi chủ thể ham thích, tự giác và tích cực”.
(Polya, Tâm lý học, Tập II, Tr 128)
Do đó trong dạy học chính tả cần khéo léo sử dụng các phương pháp thích hợp có tác dụng khêu gợi và kích thích sự chú ý, tích cực hoá hoạt động tư duy của học sinh, làm cho học sinh nhận thức được đầy đủ ý nghĩa thực tiễn của giờ đang học. Đồng thời xây dựng niềm tin vào khả năng cho học sinh, làm cho học sinh cảm thấy rằng nếu mình tập trung, chịu khó học tập thì sẽ thu lượm được những kết quả tốt đẹp có ích cho bản thân, vừa lòng thầy cô, cha mẹ. Đặc thù môn chính tả đòi hỏi có các đức tính cần cù, nhẫn nại … nhưng học sinh tiểu học do tâm lý lứa tuổi thường hay phân tán sự tập trung, chóng chán. Hoạt động gợi nhu cầu nhận thức, gây hứng thú môn học có thể được sử dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Không nhất thiết, đơn thuần chỉ sử dụng ngay đầu tiết dạy.
2. Cá biệt hoá từng cá nhân:
Nhận thức là hoạt động trí tuệ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà hình thức thể hiện của nó là khả năng tiếp thu. Khả năng tiếp thu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường. Xây dựng môi trường riêng cho mỗi cá nhân trong giờ học chính tả có vai trò quan trọng trong việc giúp các em lĩnh hội các kiến thức bài học. Ta đã biết viết chữ là hoạt động đơn phức của hoạt động trí óc và hoạt động cơ bắp (Sự phối hợp thuần thục giữa ngón tay, bàn tay, cổ tay, tư thế ngồi … ). Do đó giáo viên cần nắm thật vững, thật cụ thể đặc biệt của từng cá nhân trong thể lớp để từ đó xây dựng môi trường riêng cho cá nhân trong đó hoạt động nhận thức tiếp thu bài.
VD : Học sinh A có tầm vóc thấp bé, cần bố trí chỗ ngồi hợp lý tránh tình trạng đứng viết hoặc viết trên ghế
VD : Học sinh B có thị lực yếu, cần bố trí vị trí ngồi hợp lý trong lớp để thuận tiện cho quá trình học tập.
3. Khắc sâu cho học sinh quy tắc chính tả:
Trong quá trình dạy giáo viên cần thường xuyên củng cố, khắc sâu cho học sinh các quy tắc chính tả tập trung ở dạng thức viết của cấu trúc âm tiết. Đó chính là con đường hình thành kỹ năng chính tả Tiếng Việt.
a. Quy tắc chính tả đối với g / gh:
Âm đầu “gờ” đứng trước i, e, ê viết là gh (gh + i, e, ê)
VD: Ghi chép, bài ghế …
Đứng trước các nguyên âm khác viết là g (g + a, o, ô, ư … )
VD: Con gà, gò hàn …
b. Quy tắc chính tả đối với g / gh
Âm đầu “ngờ” đứng trước i, e, ê viết là ngh (ngh + i, e, ê)
VD: Nghỉ hè, củ nghệ …
Đứng trước các nguyên âm khác viết là ng (ng + a, o, ô, ư …)
VD: Bắp ngô, bị ngã …
c. Quy tắc chính tả đối với c / k:
Âm đầu “cờ” đứng trước i, e, ê viết là k (k + i, e, ê)
VD: Kỷ niệm, thước kẻ, kể chuyện …
Đứng trước các nguyên âm khác viết là c (c + a, o, ô, ư … )
VD: Cá kho, cô giáo …
d. Quy tắc chính tả đối với i / y:
Đối với những vần được ghi bằng y ở đầu vần thì không có âm bắt đầu nữa.
VD: Con yểng, yên tĩnh …
Đối với những vần được ghi bằng i ở đầu vần thì phải có âm bắt đầu.
VD: Lười biếng, kiên nhẫn …
Cần lưu ý khi dạy các quy tắc chính tả, giáo viên phải thường xuyên dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các quy tắc này (không nên áp đặt). Theo kinh nghiệm của tôi, qua trình hình thành quy tắc nên phân chia thành 3 bước.
- Phân chia nhiệm vụ thực hiện quy tắc thành các bước cụ thể.
- Lần lượt giải quyết các bước cụ thể theo một trình tự logic.
- Vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn vào giải quyết từng bước cụ thể và giải quyết nhiệm vụ chung.
VD: Dạy học phân biệt l / n trong cac chữ âm tiết.
Nhiệm vụ chính tả ở trường hợp này là giải quyết hiện tượng viết như nói, nói sao viết vậy (nếu phát âm sai thì sẽ dẫn đến viết sai). Vì thế có thể liệt kê các nguyên nhân dẫn đến viết lẫn lộn l / n như : Phát âm sai giữa l/ n, sai do biến thể ngôn ngữ địa phương … Trên cơ sở phân tích đó đề ra các bước giải quyết cụ thể: So sánh phát âm l / n. So sánh, đối chiếu, phân biệt giữa các từ có l / n (lương – nương, … ) để từ đó kích thích hứng thú tìm hiểu. Các em nắm chắc các hiện tượng, sau đó giáo viên mới hình thành quy tắc.
4. Luyện kỹ năng chính tả qua các giờ học khác:
Các môn học khác có vai trò rất lớn trong việc rèn luyện kỹ năng viết chính tả như: Tập đọc, Tập viết, Kể chuyện …
- Khi tập đọc, khả năng phát âm của học sinh, khả năng nghe giọng đọc của giáo viên, hay của bạn bè giúp học sinh hình thành kỹ năng viết thông qua nhận diện chữ và âm. Cụ thể hơn là tạo mối liên hệ giữa âm (khi nghe đọc) và chữ (khi nhìn sách theo dõi) từ đó khắc sâu vào tư duy mối liên hệ.
Chữ
Viết
Nghĩa
Âm
Theo các nhà ngôn ngữ học, chữ viết Việt Nam là chữ viết ghi âm (dùng chữ ghi lại âm thanh). Âm khi đọc (của người đọc) quyết định chữ khi viết (của người viết). Vì vậy cần phải đọc đúng viết đúng.Chữ viết là nhiệm vụ của phân môn Tập viết. Nhưng viết đúng kiểu, đúng dạng chữ lại là nội dung của phân môn Chính tả. Vì vậy phân môn Tập viết có quan hệ rất gần gũi với phân môn Chính tả. Tập viết xây dựng và củng cố các kỹ năng Chính tả, ngược lại các kỹ năng chính tả lại được thể hiện nhiều ở hình thức viết. Khi các kỹ năng chính tả được hình thành đầy đủ thì chính nó quay lại điều khiển hoạt động viết.
Do đó trong môn Tập viết giáo viên không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn học sinh viết đúng độ cao, đường nét … mà củng cố, khắc sâu cho học sinh các quy tắc chính tả thông qua hoạt động viết như: Dấu thanh phải đặt
đúng vị trí, những con chữ hay nhầm …
So với các môn học khác môn kể chuyện thu hút được sự chú ý cao của học sinh. Giờ kể chuyện, ngoài nhiệm vụ phân môn, giáo viên cần củng cố rèn luyện cho học sing kỹ năng nghe, kỹ năng phân tích giữa âm và nghĩa thông qua sự tưởng tượng trong trí óc về nội dung câu chuyện. Từ đó hình thành mối liên hệ âm và nghĩa của từ. Xác định đúng được nghĩa sẽ giúp học viết đúng được chính tả.
VD: Con Dao (Viết “d”)
Bàn giao (Viết “gi”)
5. Rèn luyện kỹ năng nghe viết:
Đây là kiểu bài chính tả tổng hợp so với kiểu bài Nhìn – Chép trong kiểu bài này học sinh phải phối hợp các thao tác :
Nghe (giáo viên đọc ) Viết (thao tác của học sinh) Nhìn
(chữ đã viết) Tư duy (so sánh đối chiếu giữa âm, chữ viết với nghĩa của từ)
Do đó trong quá trình dạy giáo viên cần lưu ý.
- Trong khi đọc cần đọc to, chính xác, rõ ràng.
- Đề cao vốn kinh nghiệm của học sinh đồng thời giúp các em phân biệt giữa từ miêu tả so với từ chỉ tên địa danh.
VD: Bắc Kạn ≠ cạn nước.
- Trong giờ học giáo viên cần chú ý đến nguồn gốc dân tộc và địa bàn cư trú của học sinh để phát hiện ra những biến thể phát âm của từ so với phát âm chuẩn để có biện pháp uốn nắn và giải thích kịp thời.
VD: Viết sai do nguồn gốc dân tộc
Con Dao (Tiếng Việt)
CáI Hái (Tiếng Mường)
VD: Viết sai do tiếng địa phương
Huyện (Tiếng Việt)
Huện (Tiếng địa phương)
6. Kết hợp chính âm với chính tả:
Trong thực tế giảng dạy việc tập đọc và dạy chính tả có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng nó lại có quy trình hoạt động trái ngược nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hoá văn bản thành âm thanh thì chính tả lại sự chuyển hoá văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết.
Chính vì vậy muốn cho học sinh viết đúng chính tả thì trước hết đòi hỏi học sinh phải đọc đúng phát âm chuẩn. Ngoài ra trong sự thực tế sự biểu hiện của mối quan hệ giữa đọc và viết khá phong phú đa dạng. Cụ thể chính tả Tiếng Việt không dựa hoàn toàn vào cách phát âm thực tế của một phương ngữ nhất định nào. Cách phát âm của các phương ngữ đó đều có những sai lệch so với chính âm cho nên không thể thực hiện phương châm “Nghe như thế nào ? viết như thế ấy? ”
Ví dụ: Không thể viết là bo vang, ba vi (cách phát âm của phương ngữ vùng Sơn Tây); hay: lo lăng, Buôn Mê Thuật (cách phát âm của phương ngữ Thanh Hoá). Cũng như những hạn chế như vậy của người viết nói chung và của người dân Thanh Sơn nói riêng cho nên ngay từ đầu năm học tôi phải đặt ra những vấn đề luyện phát âm cho học sinh nhất là các tiếng có chứa phụ âm đầu l / n.
Để thực hiện tốt vấn đề này chúng tôi tiến hành kiểm tra từng em qua các giờ tập đọc, nếu thấy phát hiện ra em nào sai, sửa sai cho em đó bằng cách cho các em luyện đọc nhiều lần, giáo viên phát âm trước học sinh phát âm sau. Muốn cho học sinh phát âm đúng thì đòi hỏi giáo viên phải phát âm chuẩn hay hướng dẫn học sinh phát âm đúng bằng cách uốn cong đầu lưỡi (đối với phụ âm l) hoặc giữ đầu lưỡi không được uốn lên đối với phụ âm n …
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài những tiếng có phụ âm l /n,
ch / tr sau đó cho học sinh phát âm. Khi phát hiện ra những học sinh phát âm sai thì cần sửa sai cho những học sinh đó bằng cách giáo viên phát âm mẫu sau đó học sinh phát âm theo.
7. Lựa chọn ngữ điệu phù hợp:
Để giảm bớt lỗi sai chính tả l / n, ch /tr cho học sinh trước hết thì đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp sao cho phù hợp với khả năng sự tiếp thu từng học sinh đưa ra những tình huống yêu cầu cụ thể, rõ ràng. chẳng hạn phải lựa chọn những bài tập đọc mà trong đó chứa nhiều phụ âm l / n,
ch / tr để học sinh đọc được tiếp cận nhiều hơn với các kiểu phụ âm này.
Giáo viên đưa ra những tình huống cụ thể và giải nghĩa một số từ học sinh dễ nhầm lẫn
VD : Từ “No” và từ “lo” khi phát âm nếu không phát âm chuẩn 2 từ này rất dễ nhầm lẫn nghĩa của nhau.
Từ “no” nghĩa của nó là chỉ lượng thức ăn vào dạ dày tương đối đầy đủ thì xuất hiện trạng thái no. Còn từ “lo” chỉ sự suy nghĩ của con người về một vấn để gì đó hay cho học sinh phân tích các âm tiết để khi học sinh lên bảng dễ nhầm lẫn.
Lóng lánh l + ong + thanh sắc
l + Anh + thanh sắc
Lung linh l + ung + thang ngang
l + inh + thanh ngang
Nòi giống n + oi + thanh huyền
Ngoài ra tôi có thể hướng dẫn học sinh nắm vững được các chính âm trong Tiếng Việt và có thể xây dựng các “mẹo” chính tả để hướng dẫn học sinh viết đúng.
Biện pháp này nếu thực hiện một cách triệt để tôi tin chắc rằng sẽ giảm bớt tỷ lệ viết sai chính tả ở học sinh tiểu học.
8. Xây dựng các bài tập chính tả phương ngữ:
Trong môn Tiếng Việt nói chung và chính tả nói riêng việc xây dựng cho học sinh một số những bài tập sao cho phù hợp với yêu cầu cần thiết của
môn học là một điều rất cần thiết bởi lẽ nếu xây dựng được một hệ thống bài tập phù hợp thì mới rèn luyện được cái lỗi của chính môn học đó. Do vậy môn chính tả sửa lỗi đặc biệt là sửa lỗi chính tả l/n, ch/tr thì lại là quan trọng hơn vì học sinh được tiếp cận với loại lỗi chính tả mà mình đang mắc.VD: Điền vào ô trống l/n
“Ơn trời mưa ………ắng phải thì
…ơi thì bừa cạn, …..nơi thì cày sâu
Công lênh chẳng quản bao …..âu
Ngày …..ay ……ước bạc, ngày sau cơm vàng
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.”
(Ca dao)
Với loại bài tập sửa lỗi chính tả này ngoài những bài trong sách giáo khoa tôi còn tăng cường những bài tập do cá mình lựa chọn sao cho phù hợp với trình độ và năng lực của các em hơn nữa nó còn phụ cho chính mình bài học mình đang truyền thụ cho học sinh.
VD: Điền vào chỗ trống l/n
Tôi đang ….o …..ắng vì hôm nay tôi không …..àm bài tập
Trên ….úi có những giọt sương ….ong ….anh.
9. Làm tốt công tác phối hợp:
Xây dựng mối quan hệ Gia đình – Nhà trường có vai trò quan trọng trong tất cả các môn học. Riêng phân môn Chính tả mối liên hệ có vai trò nổi bật hơn so với các môn học khác giáo viên cần có biện pháp phối, kết hợp cùng gia đình, để rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh, cụ thể:
- Đề nghị phụ huynh dành quỹ thời gian hợp lý để các em học môn chính tả.
- Khắc phục tư tưởng tả khuynh coi trọng và đề cao môn Toán và cho rằng chỉ cần biết viết còn lỗi chính tả sẽ khắc phụ dần dần khi học sinh lớn lên.
- Cung cấp các thông tin về tình hình học tập, sai lầm và lỗi hay gặp của học sinh để phụ huynh phối hợp cùng uốn nắn sửa chữa.
- Cung cấp các số liệu về môi trường làm việc của trẻ để phụ huynh nắm được như: Quy cách bàn – ghế phù hợp với trẻ, khoảng thời gian hợp lý để học môn chính tả …
Trong quá trình dạy học và dạy môn chính tả nói riêng có thể nói rằng có rất nhiều biện pháp để nhằm giảm bớt việc sai lỗi chính tả ở học sinh, nhưng theo tôi có lẽ đây là ba biện pháp cơ bản mang lại hiệu quả cao nhất cho môn học này
III. Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp:
Năm học 2006-2007 tôi đã áp dụng các biện pháp trong quá trình dạy học môn chính tả và đã thu được kết quả đáng khích lệ. So với những năm học trước, nhiều em học sinh lớp 2 còn hay nhầm lẫn giữa các nguyên âm ng/ngh; ch/tr; l/n…. Nay nhiều em đã viết đúng hoặc ít mắc lỗi, biết cách trình bày một khổ thơ, một đoạn văn sạch đẹp , ấn tượng cho người đọc. Từ chỗ các em có kỹ năng viết chính tả như vậy cho nên kết quả các môn học khác cũng được nâng cao.
VD: Trong bài chính tả tập chép “Sơn Tinh - Thuỷ tinh”. Các em đã biết trình bày một đoạn văn khoa học, đẹp mắt. Biết viết hoa sau dấu chấm, biết viết hụt vào ở đầu mỗi đoạn, viết đúng các từ hay nhầm lẫn: Chàng trai, Mị Nương, Công chúa, tài giỏi, kén…
VD: Bài chính tả nghe viết “Cháu nhớ Bác Hồ” các em cũng đã biết nghe - viết chính xác khổ thơ trong bài. Không còn hiện tượng viết sai lỗi chính tả tong các từ : Cháu, mắt sáng, chòm dâu, vầng trán…
Các em đã biết vận dụng các quy tắc chính tả để điền đúng các từ, các câu có nghĩa trong các bài tập chính tả điền từ.
VD: Điền đúng các chữ : ch/tr; gi/d/r;… trong các từ như:
Chăm sóc, một trăm, giải thưởng, rải rác, dải núi…
Nhìn chung kỹ năng viết chính tả của các em đã chuyển biết vượt bậc. Kết quả cho thấy nhiều em đã đạt lo
File đính kèm:
- BAI TAP NCKH MON CHINH TA TIEU HOC.doc