Đề tài Một số phương pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức hình học không gian 9

NỘI DUNG

A. Phần mở đầu

B. BiỆn pháp tiẾn hành

I. Phân tích tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng của vấn đề tại sao học sinh chưa khắc sâu được kiến thức hình học không gian

1. Khảo sát xem học sinh nghĩ gì về hình học không gian.?

2. Kiểm tra đánh giá lại phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh.

3. Kiểm tra việc sử dụng các mô hình và đồ dùng dạy học trong tiết dạy.

4. Đánh giá lại hệ thống bài tập và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh.

II. Các biện pháp thực hiện giúp học sinh khắc sâu kiến thức hình học không gian

1. Thiết kế bài giảng kết hợp đồ dùng dạy học.

a) Dạy các khái niệm

b) Dẫn dắt học sinh tự mình tìm ra các công thức

c) Chuẩn bị hệ thống bài tập hợp lí, phong phú, đa dạng.

 2. Chuẩn bị hệ thống bài tập hợp lí, phong phú, đa dạng.

C. ThỐng kê chẤt lưỢng

D. Bài học kinh nghiỆm

E. Kết luận đề xuất

 

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số phương pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức hình học không gian 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG Phần mở đầu Biện pháp tiến hành I. Phân tích tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng của vấn đề tại sao học sinh chưa khắc sâu được kiến thức hình học không gian Khảo sát xem học sinh nghĩ gì về hình học không gian.? Kiểm tra đánh giá lại phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh. kiểm tra việc sử dụng các mô hình và đồ dùng dạy học trong tiết dạy. đánh giá lại hệ thống bài tập và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh. II. Các biện pháp thực hiện giúp học sinh khắc sâu kiến thức hình học không gian Thiết kế bài giảng kết hợp đồ dùng dạy học. dạy các khái niệm Dẫn dắt học sinh tự mình tìm ra các công thức Chuẩn bị hệ thống bài tập hợp lí, phong phú, đa dạng. 2. Chuẩn bị hệ thống bài tập hợp lí, phong phú, đa dạng. C. Thống kê chất lượng D. Bài học kinh nghiệm E. Kết luận đề xuất N oùi veà hình hoïc khoâng gian thì khoâng phaûi laø moät vaán ñeà môùi laï ñoái vôùi học sinh lôùp 9. Bôûi vì caùc em ñaõ ñöôïc laøm quen ôû lôùp 8 vaø ôû caáp 1. tuy nhieân ôû lôùp 8, học sinh chæ bieát moät soá khaùi nieäm cô baûn veà hình hoïc khoâng gian, bieát ñöôïc nhöõng hình maø các maët cuûa noù ñeàu laø moät phaàn cuûa maët phaúng. Ôû lôùp 9, các em seõ ñöôïc nghieân cöùu tieáp veà hình hoïc khoâng gian vôùi các hình truï, hình noùn, hình caàu mang tính chaát phöùc taïp hôn các hình ñaõ hoïc ôû lôùp 8 vì các hình naøy laø các hình khoâng gian coù nhöõng maët laø maët cong. Vaø moät trong soá các vaät theå khoâng gian treân, các em ñaõ bieát ñöôïc coâng thöùc tính dieän tích, theå tích ôû chöông trình caáp 1. Tuy nhieân khi ñöôïc hoûi laïi thì các em haàu nhö khoâng nhôù coâng thöùc thaäm chí khoâng hình dung ñöôïc vaät theå khoâng gian ñoù. Maëc duø chöông naøy chæ chieám moät thôøi löôïng khaù nhoû trong chöông trình toaùn 9 vaø chæ nghieân cöùu nhöõng vaán ñeà cô baûn, ñôn giaûn vôùi các baøi taäp deã laøm, ña phaàn laø aùp duïng coâng thöùc. Nhöng neáu khoâng naém vöõng kieán thöùc cô baûn naøy thì các em seõ gaëp ít nhieàu khoù khaên khi hoïc hình hoïc khoâng gian ôû caáp III Vaø ñoù chính laø lí do vì sao toâi choïn ñeà taøi “moät soá phöông phaùp giuùp học sinh khaéc saâu kieán thöùc hình hoïc khoâng gian 9” nhaèm nghieân cöùu vaø xaây döïng phöông phaùp giaûng daïy toái öu nhaát ñeå coù theå taïo cho các em söï höùng thuù hoïc taäp vaø khaéc saâu kieán thöùc coù ñöôïc trong chöông naøy ñeå laøm haønh trang böôùc vaøo chöông trình hình hoïc khoâng gian ôû caáp III. I. TÌM HIỂU PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ “VÌ SAO HỌC SINH CHƯA KHẮC SÂU ĐƯỢC KIẾN THỨC VỀ HÌNH KHÔNG GIAN 9” 1/ khảo sát xem “học sinh nghĩ gì về hình học không gian” Trước khi thực hiện đề tài tôi muốn biết học sinh của mình nghĩ như thế nào về hình học không gian. Nên tôi đã tiến hành thực hiện cuộc khảo sát. Đối tượng khảo sát của tôi là học sinh lớp  9a1 ; 9a2 , 9a3 (năm học: 2005 – 2006) vào thời điểm học sinh đã học xong chương này Tôi phát cho mỗi học sinh một phiếu trắc nghiệm có nội dung sau: Em hãy đánh dấu “x “vào câu trả lời.  em thấy hình học không gian như thế nào? A. thú vị ¨ B. không thú vị ¨ C. thực tế ¨ D. trừu tượng ¨ ‚ em có thích học hình học không gian không ? A. rất thích ¨ B. thích ¨ C. không thích ¨ Kết quả học sinh cho thấy: 28% học sinh cho là hình học không gian thú vị 72% học sinh cho là hình học không gian không thú vị 45% học sinh cho là thực tế 55% học sinh cho là trừu tượng 9% học sinh rất thích học hình học không gian 27% học sinh thích học hình học không gian 64% không thích Từ kết quả trên cho thấy học sinh chưa có hứng thú với hình học không gian, vì sao như vậy? Tôi thử kiểm tra lại cách truyền đạt của mình như sau: 2/ Kiểm tra đánh giá lại phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh: Trong những tiết dạy đầu tôi chưa có kinh nghiệm, tôi cứ nghĩ rằng mình cứ dạy và áp dụng như sách giáo khoa, lấy những ví dụ và những hình ảnh trong sách giáo khoa là học sinh đã hiểu, đã nắm được bài, vận dụng được vào làm các bài tập. Tuy nhiên tôi không nghĩ đến việc học sinh chỉ tiếp thu bài một cách gượng ép, nhàm chán, không hứng thú với bài học. Vì thế dù các em vẫn áp dụng vào làm được các bài tập nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thì các em lại quên các kiến thức này. Cụ thể là khi làm các bài tập tổng hợp các kiến thức ở cuối chương thì hầu hết các em đều bị nhầm lẫn giữa các công thức tính diện tích, thể tích của các hình. Thậm chí có em còn không nhớ được gì. Kể cả phân biệt giữa các hình. Ví dụ: sau khi học hết chương IV tôi cho học sinh làm bài tập sau Tính thể tích hình sau theo kích thước đã cho. Kết quả cho thấy: 15% học sinh làm đúng 100% 85% học sinh còn lại bị sai sót từ ít đến nhiều Đặc biệt có một vài học sinh không làm được gì. Sai sót ở đây cho thấy phần lớn là do học sinh không ghi được công thức tính một cách chính xác hoặc còn nhầm lẫn các công thức giữa các hình. Tóm lại: với cách thức truyền đạt như trên không mang lại kết quả cao. Vì các em chỉ thuộc công thức chứ không tự xây dựng được công thức, do đó các kiến thức mà các em có được không khắc sâu vào trí nhớ của các em. 3/ kiểm tra việc sử dụng các mô hình và đồ dùng dạy học trong tiết dạy: Như đã trình bày ở mục 2, tôi chỉ vẽ lại các hình có trong sách giáo khoa vào bảng phụ và một số mô hình có sẵn cho học sinh quan sát, theo dõi. Vì đồ dùng dạy học chưa được đầy đủ nên đôi khi phần thực nghiệm cũng không được tiến hành, thay vào đó học sinh vẫn phải nhìn vào các hình vẽ trong sách giáo khoa để phán đoán, suy luận mà không được tiếp cận với thực tế. Chính vì thế tiết dạy không được phong phú sinh động, không tạo được sự hứng thú và không phát huy được khả năng tìm tòi sáng tạo của học sinh. Do đó chưa gây được ấn tượng về nội dung bài, làm cho học sinh khó khắc sâu được kiến thức. 4/ Đánh giá lại hệ thống bài tập và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh Vào cuối mỗi tiết dạy lý thuyết tôi thường cho học sinh làm bài tập để củng cố kiến thức. Tuy nhiên, tôi chỉ chú trọng vào những bài tập có mức độ vận dụng tương đối khó, yêu cầu có sự suy diễn không hình thức, đòi hỏi học sinh phải linh hoạt, tư duy Ví dụ 1: khi dạy xong bài hình trụ tôi đưa ra các bài toán sau: Bài toán 1: chiều cao của một hình trụ bằng bán kính đường tròn đáy. Diện tích xung quanh của hình trụ là 314cm2 Hãy tính bán kính đường tròn đáy và thể tích của hình trụ (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) Bài toán 2: Một bóng đèn huỳnh quang dài 1,2m, đường kính của đường tròn đáy là 4cm, được đặt khít vào một ống giấy cứng dạng hình hộp. Tính diện tích phần giấy cứng dùng để làm một hộp (hộp hở hai đầu, không tính lề và mép dán) Ví dụ 2: tôi đưa ra bài toán như sau, khi đã dạy xong bài hình nón – hình nón cụt. Bài toán: cái mũ của chú hề với các kích thước đã cho theo hình vẽ. Tính tổng diện tích vải cần có để làm nên cái mũ (không kể viền, mép, phần thừa) Kết quả 10% học sinh là đúng hoàn toàn 37% học sinh đúng được 2 bài toán 30% học sinh làm đúng một bài Số còn lại làm không đúng trọn vẹn một bài hoặc không làm được gì. Tôi nghĩ có lẽ vì hệ thống bài tập như thế chỉ thu hút được học sinh khá giỏi và không thể nào tìm được sự tham gia hoạt động giải bài tập một cách đồng bộ, bởi vì học sinh Tb – yếu – kém không thể tiếp cận được với những dạng bài tập như thế. Từ đó có thể tạo nên tâm lý chán nản trong đối tượng học sinh này, các em sẽ lơ là trong việc học. Bên cạnh đó với hệ thống bài tập như thế lượng kiến thức chỉ liên quan đến bài đang học. Kiến thức cũ ít hoặc không được đan xen vào để nhắc lại, và đó cũng là một lý do vì sao các em “mau quên”. Nghĩa là tôi chưa thực hiện được công việc khắc sâu kiến thức cho các em. Làm như thế nào để học sinh không bị “nhầm lẫn” không bị “mau quên” các kiến thức về hình không gian. Sau những lần trao đổi học hỏi các bạn bè đồng nghiệp, với các thầy cô đi trước và với sự nghiên cứu, kinh nghiệm của bản thân tôi đã tìm ra những phương pháp có hiệu quả cao như sau: II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN GIÚP HỌC SINH KHẮC SÂU ĐƯỢC KIẾN THỨC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN: 1/ Thiết kế bài giảng kết hợp với sử dụng đồ dùng dạy học: Để thu hút được học sinh học hình học không gian, và để học sinh khắc sâu, nhớ kỹ các kiến thức đã học trong chương trình này, đặc biệt là có sự phân biệt đúng giữa các hình, các công thức tính thì tôi thấy khâu thiết kế một tiết dạy là một điều rất quan trọng. Bởi vì nếu ở khâu này được thực hiện tốt thì việc lôi cuốn thu hút các em là khá dễ, quan trọng là khi nhắc đến là các em nhớ ra ngay hình vẽ, công thức tính a. Dạy các khái niệm: Trong toàn bộ chương này ta thấy tất cả các khái niệm đều không được viết dưới dạng tường minh. Cho nên để học sinh hiểu được các khái niệm này thì phải thông qua hình vẽ, mô hình thật và quá trình thực nghiệm. Và để cho tiết học được sinh động, phong phú đa dạng, đồng thời để học sinh nhớ kỹ được các hình đang học tôi thường cho học sinh tự mình tìm ra những mô hình thật, vật thật có trong cuộc sống. Bên cạnh đó tôi phải chuẩn bị một số đồ dùng dạy học mang tính chất thực tế để dẫn dắt học sinh. Ví dụ 1: Khi dạy khái niệm hình trụ tôi dùng 1 que thẳng, một tờ giấy màu hình chữ nhật gấp đôi lại dán vào que thẳng và ghi tên các đỉnh A, B, C, D của hình chữ nhật. Sau đó quay hình chữ nhật ấy đúng một vòng với chiếc que là trục. Tiếp theo tôi yêu cầu học sinh tưởng tượng ra hình được tạo thành. Để học sinh dễ hình dung tôi vẽ lại hình trong sách giáo khoa Tôi cho học sinh quan sát hình vẽ và hướng dẫn các em về mặt đáy, trục, mặt xung quanh, đường sinh . . . của hình trụ. Để học sinh thấy rõ ràng hơn tôi cho học sinh quan sát vật thật có dạng hình trụ và yêu cầu học sinh chỉ lại các khái niệm trên qua vật thật đó Để củng cố học sinh về các kiến thức vừa học tôi cho các em nêu lại các khái niệm trên qua các vật thật mà các em đã chuẩn bị. Ngoài ra tôi yêu cầu học sinh nêu lên các vật thật khác có trong cuộc sống có dạng hình trụ như cục pin, lồng chim, bóng đèn huỳnh quang . . . Và tôi cũng đưa ra một số ví dụ khác nếu học sinh chưa tìm được Ví dụ 2: khi dạy khái niệm “đường sinh” của các hình trụ, hình nón, hình nón cụt. Sau khi tôi cho học sinh và nhận biết trên hình vẽ, trên vật thật tôi đưa ra một phản. ví dụ như sau cho hình vẽ sau và yêu cầu học sinh quan sát hình và trả lời trong các đường IK, IJ đường nào được gọi là đường sinh? Vì sao? Ví dụ 3: khi dạy phần “cắt hình trụ bởi một mặt phẳng” vì ở phần này sách giáo khoa chỉ giới thiệu mặt phẳng cắt hình trụ ở 2 vị trí đặc biệt là song song với trục hoặc song song với hai đáy. Nên khi tiến hành nghiên cứu để cho học sinh dể hình dung, dể quan sát và dễ dàng kiểm nghiệm được tôi tiến hành như sau: Pha 1: tôi cho học sinh dự đoán mặt cắt có thể có được trong hai trường hợp trên có dạng hình gì. Pha 2: tôi cho học sinh quan sát kiểm tra lại những gì mà các em dự đoán bằng cách cho mỗi nhóm cắt một đoạn củ cải hoặc củ cà rốt dạng hình trụ theo hai vị trí trên và kiểm tra lại kết quả dự đoán Pha 3: tôi phát cho mỗi nhóm một chiếc cốc thủy tinh có chứa nước và một ống nghiệm không đáy đều có dạng hình trụ và hỏi: “phải chăng mặt nước trong cốc và mặt nước trong ống nghiệm là những hình tròn?” Như thế sẽ có hai tình huống trả lời: tình huống 1: học sinh trả lời mặt nước trong cốc và trong ống nghiệm đều là hình tròn tình huống 2: mặt nước trong chiếc cốc là hình tròn, mặt nước trong ống nghiệm không phải là hình tròn. từ hai tình huống đó sẽ tạo ra được sự tranh luận giữa các nhóm. Từ đó tôi sẽ yêu cầu các nhóm đặt lại vị trí chiếc ống nghiệm như khi thực hành (đặt thẳng đứng, đặt nghiêng) Tiếp theo tôi cho liên hệ với pha 2 và trả lời vì sao có 2 tình huống trên. Bên cạnh đó có thể cho học sinh cắt vát đoạn cà rốt hay củ cải để kiểm chứng lại kết luận ở pha 2. ví dụ 4: khi dạy phần “cắt hình cầu bởi một mặt phẳng” tôi thực hiện các pha sau pha 1: tôi để cho các em dự đoán khi cắt hình cầu bởi một mặt phẳng thì mặt cắt là hình gì? Pha 2: tôi cho học sinh dùng dao cắt 1 quả cam tương đối tròn (xem như hình cầu) theo vị trí trái, trái, trái để học sinh quan sát các mặt cắt đó có bằng nhau không? Khi nào bán kính của mặt cắt bằng bán kính của hình cầu? Từ đó so sánh với dự đoán ở pha 1 pha 3: cho học sinh so sánh điều kiện của mặt cắt hình cầu và hình nón và hình trụ có gì khác nhau? (mặt cắt của hình cầu không phụ thuộc vào điều kiện ràng buộc nào , còn đối với hình trụ - hình nón thì mặt cắt phải thỏa mản điều kiện song song hoặc vuông góc với một đường hoặc một mặt) Pha 4: để học sinh được nhớ kỹ bài và ôn lại kiến thức về mặt cắt tôi cho các em làm bài tập sau Bài toán: Hãy điền vào bảng chỉ với từ “có” hoặc “không” Mặt cắt hình Hình trụ Hình cầu Hình chữ nhật Hình tròn bán kính r Hình tròn bán kính nhỏ hơn r b. Gợi ý, dẫn dắt học sinh tự tìm ra các công thức: để học sinh hứng thú tìm tòi, phát triển tư duy của mình. Đồng thời để học sinh có thể khắc sâu được các công thức tính của từng hình vào trí nhớ. Thông thường khi dạy về công thức tính nào đó tôi thường tạo nên những tình huống thú vị sao cho các em phải tự mình tìm ra câu giải đáp với một tinh thần thoải mái, vui tươi, thú vị chứ không phải ở tâm trạng gò bó, bị bắt buộc. vậy việc dẫn dắt tạo ra tình huống đó được thực hiện như thế nào? Ví dụ 1: để dẫn dắt học sinh tự mình tìm ra công thức tính diện tích xung quanh và công thức tính diện tích toàn phần của hình trụ tôi tiến hành như sau: Pha 1: nghiên cứu thực nghiệm Ở pha này tôi cho học sinh hoạt động nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị một vật thật dạng hình trụ có kích thước khác nhau, có thể cắt khai triển được. Hoặc các hộp (bình) dạng hình trụ có lớp giấy bọc dán xung quanh (như hộp sữa, hộp cá, …) Yêu cầu các nhóm cắt rời hai đáy và cắt dọc theo một đường sinh của mặt xung quanh trải ra. Còn đối với các hộp (bình) có dán nhãn xung quanh thì cắt nhãn dán bên ngoài theo một đường sinh và trải phẳng. Sau đó cho các nhóm tranh luận trả lời hai câu hỏi sau: Câu hỏi 1: chiều cao của hộp và chiều rộng của hình phẳng bằng nhau không? Câu hỏi 2: Chu vi của đường tròn đáy và chiều dài của hình phẳng có bằng nhau không? Câu hỏi 3: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình trụ bằng cách nào? Pha 2: Hợp thức hóa puhỏng đoán Yêu cầu học sinh viết công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình trụ Pha 3: Kiểm nghiệm phỏng đoán Để các nhóm kiểm tra lại các phỏng đoán của mình đúng hay sai, tôi cho các nhóm tiến hành đo đạc trên mô hình của mình và điền vào bảng sau: NHÓM . . . . . . . . . . . . . . ĐÁY HÌNH TRỤ mẶt xung quanh DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN Chiều cao Đường kính Bán kính Diện tích Chu vi Dài Rộng Diện tích Pha 4: Kết luận, viết lại công thức. Dựa vào kết quả ở pha 3, tôi yêu cầu các nhóm viết lại công thức đúng Pha 5: Áp dụng tính Bài toán: Một hình trụ có bán kính đáy là 7 cm, diện tích xung quanh bằng 352 cm2. khi đó chiều cao của hình trụ là: a) 3,2 cm b) 1,8cm c) 4,6cm d) một kết quả khác Ví dụ 2: Tạo tình huống cho học sinh tự tình ra công thức tính thể tích hình nón. Khâu chuẩn bị của các nhóm gồm: Một hình trụ và một hình nón có chiều cao và có hai đáy bằng nhau Trong trường hợp này tôi đưa ra hai phương pháp sau: Phương pháp 1: Pha 1: Yêu cầu các nhóm đổ đầy nước hoặc cát vào bên trong hình nón (nếu là cát thì phải gạt cho phẳng với đáy của hình nón) Pha 2: Đổ cát hoặc nước trong hình nón trên vào hình trụ. Sau đó đo mực nước hoặc cát và đo chiều cao của hình trụ. Pha 3: điền vào chỗ trống. V nón = . . . . . . . Vtrụ Phương pháp 2: Pha 1: Đổ đầy nước hoặc cát vào hình nón. Pha 2: Kiểm tra phải đổ nước hoặc cát từ hình nón vào hình trụ bao nhiêu lần thì mới đầy hình trụ Pha 3: Trả lời cho câu hỏi: “thể tích hình nón bằng bao nhiêu lần thể tích hình trụ” Ví dụ 3: Tìm công thức tính thể tích hình cầu: Phương pháp 1: Chuẩn bị: Một quả cầu có bán kính R và 1 cốc thuỷ tinh hình trụ có chiều cao và đường kính đáy bằng 2R. Pha 1: rót nước vào cho đầy chiếc cốc Pha 2: Thả quả cầu nằm khít trong chiếc cốc hình trụ có đầy nước đó. Sau đó lấy quả cầu ra khỏi cốc. Pha 3: Đo độ cao cột nước còn lại trong cốc và so sánh độ cao này với chiều cao của chiếc cốc hình trụ. Pha 4: Trả lời hai câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Vì sao lượng nước trong cốc còn như thế? Câu hỏi 2: Vậy lượng nước tràn ra khỏi cốc có liện hệ như thế nào với thể tích quả cầu? Pha 5: Vậy V cầu = . . . V trụ = Phương pháp 2: Chuẩn bị: 3 quả cầu bằng nhau có bán kính R, 1 bình hình trụ có đáy bằng 2R, chiều cao bằng 6 R hay hơn 6 R Pha 1: Bỏ ba quả cầu vào trong bình, ấn xuống phía dưới. đối với bình có chiều cao bằng 6R thì đổ nước cho đầy bình. Còn đối với bình có chiều cao hơn 6R thì phải đổ đầy nước vào cho đến khi vừa ngập các quả cầu và đánh dấu mực nước đó lên bình Pha 2: Lấy 3 quả cầu ra khỏi bình, đo mực nước còn lại trong bình. So sánh mực nước đó với chiều cao của bình có chiều cao bằng 6 R, hoặc so sánh với chiều cao cột nước đã đánh dấu ở trên đối với bình có chiều cao hơn 6R Pha 3: Yêu cầu các nhóm đưa ra công thức tính thể tích hình cầu. Pha 4: Điền các kết quả có được đưa vào bảng sau: Chiều cao cột nước Thể tích của nước trong bình, khi bình không có quả cầu nào Thể tích các quả cầu Có quả cầu Không có quả cầu Pha 5: Kiểm tra kết luận và đưa ra công thức đúng. Như vậy tôi vừa trình bày khâu thiết kế bài giảng là một vân đề hết sức quan trọng. tuy nhiên vấn đề học sinh nắm được kiến thức nội dung bài là quan trọng, nhưng vấn đề giải toán cũng là một trọng tâm của việc học toán. Cho nên vấn đề lập kế hoạch cho việc giải một bài toán có sự phân loại lựa chọn loại toán cho việc giải toán không phải là dễ dàng gì. Với đặc thù của các lớp học ở nông thôn là trình độ của học sinh không đồng đều. để cho học sinh trong lớp có thể tiếp cận với hệ thống bài tập một cách dễ dàng, không bị hụt hẫng với kiến thức của mình tiếp thu được, tôi nghiên cứu và soạn ra hệ thống bài tập theo các cấp độ phù hợp với trình độ của học sinh trong lớp. Hệ thống bài tập đi từ cấp độ dễ đến cấp độ khó, để học sinh có thể quen dần và tự nâng cao hiểu biết, vận dụng các kiến thức mình đang có và học hỏi thêm các kiến thức mới Vậy hệ thống bài tập đó được chuẩn bị như thế nào? 2. Chuẩn bị hệ thống bài tập hợp lý, phong phú, đa dạng CẤP ĐỘ 1:hình dung nhớ lại, củng cố kiến thức thông qua quan sát, thực nghiệm, gấp, dán hình Để cho học sinh nhớ rõ, phân biệt được các hình tôi làm như sau: Ví dụ 1: cuối chương tôi đặt hai mô hình có dạng hình trụ và lặng trụ đều kế nhau, cho học sinh nêu tên hai mô hình này. Tương tự đặt mô hình nón và hình chóp đều, hình cầu và một hình đa diện n mặt đều cạnh nhau cho học sinh nêu tên Ví dụ 2: cuối bài hình trụ, tôi cho học sinh làm bài toán sau: Bài toán: Lấy một băng giấy hình chữ nhật ABCD biết AB = 10cm, BC = 4cm. dán băng giấy như hình vẽ (B sát với A, C sát với D. không được xoắn.) Có thể dán băng giấy để tạo nên mặt xung quanh của hình trụ được không? Ví dụ 3: Bài tập cuối bài hình nón - hình nón cụt Bài toán: Hình ABCD khi quay quanh BC thì tạo ra: a. một hình trụ b. một hình nón c. hai hình nón d. một hình nón cụt. Hãy chọn câu trả lời đúng Với cấp độ 1, học sinh sẽ dễ dàng thực hiện được. Bên cạnh đó, học sinh còn học được cách làm việc, học thủ công và được cung cấp những ý tưởng về những mô hình thực tế của cuộc sống. Từ đó học sinh có thể dễ dàng trừu tượng hóa, kiểm tra tính đúng đắn của các kiến thức đã học qua các mô hình vật lý. CẤP ĐỘ 2: Suy diễn không hình thức thông qua tính toán về diện tích, thể tích. Ví dụ 1: Sau khi dạy xong phần diện tích, thể tích hình trụ, tôi cho học sinh làm bài toán bài toán: hãy tính: a) Diện tích xung quanh của một hình trụ có chu vi đáy là 13cm và chiều cao là 3 cm b) Thể tích của hình trụ có bán kính đường tròn đáy là 5 mm và chiều cao là 8mm ví dụ 2: Khi dạy xong bài hình cầu, tôi cho học sinh làm các bài toán bài toán: Hình cầu có diện tích mặt là 314dm2 thì có bán kính là bao nhiêu? bài toán 2: Một hình cầu có thể tích là 113, 04cm3. Hãy tính diện tích mặt cầu CẤP ĐỘ 3: tư duy, có chọn lọc Ví dụ 1: Dành cho bài hình cầu bài toán 1: Thể tích của một hình cầu là 400cm3. bán kính hình cầu là a/ 4,57 cm b/ 4,75 cm c/ 5,74 cm d/ 5,47 cm ví dụ 2: đối với hai hình nón bài toán 1: Hình nón có diện tích đáy là 113,04dm2, chiều cao 8dm. độ dài đường sinh là: a/ 5 dm b/ 10 dm c/ 6 dm d/ 8 dm bài toán 2:  Hình khai triển của mặt xung quanh của một hình nón là một hình quạt. nếu bán kính hình quạt là 16cm, số đo cung là 1100 thì độ dài đường kính của hình nón là: a/ 16 cm b/ 8 cm c/ cm d/ cm CẤP ĐỘ 4: loại bài tập suy diễn đòi hỏi có trí tưởng tưởng về không gian, phân biệt hình, tách hình ở những hỗn hợp bao gồm nhiều hình. Bài toán 1: hãy tính thể tích diện tích bề mặt một chi tiết máy theo các kích thước đã cho trên hình vẽ sau Bài toán 2: hãy tính thể tích các hình dưới đây theo kích thước đã cho. CẤP ĐỘ 5: vận dụng kiến thức vào thực tế, phát triển trí lực. bài toán 1: để xếp bốn quả bóng đường kính 8cm, người ta có thể chọn một trong ba kiểu hộp như hình vẽ a. Đối với cầu thủ, họ thích kiểu hộp có thể tích bé nhất. hãy tính thể tích kiểu hộp này (hình a) b. Đối với nhà sản xuất, họ muốn kiểu hộp có diện tích bé nhất (để tiết kiệnm được nguyên liệu). Hãy tính diện tích toàn phần của hộp này. (hình b) c. Liệu “lợi ích” của cầu thủ và người sản xuất có phù hợp với nhau không? Bài toán 2: Bán kính trái đất vào khoảng 6.400km, nước chiếm khoảng 70,8%, bề mặt, lớp băng bao phủ chiếm khoảng 3% và lục địa chiếm khoảng 26,2%. tính diện tích phần nước, phần băng, phần lục địa bao phủ bề mặt trái đất. S THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG au nhiều tiết dạy với những phương pháp sử dụng như trên tôi thấy đạt được một số kết quả sau: - Tiết dạy phong phú, sinh động hẳn lên. Thu hút được học sinh tham gia hoạt động với sự ham thích, tò mò, muốn khám phá. - Sự kết hợp chuẩn bị cho bài học giữa thầy và trò được phối hợp nhịp nhàng hơn, gắn bó hơn. - Các em có ấn tượng sâu về các “vật thể không gian” đã học, đồng thời nhớ kỹ lâu các công thức tính, vì có vẻ như chính các em là người khám phá ra chúng. - Các em không còn nhầm lẫn giữa các vật thể “không gian” đã học. Bởi vì các em đã cùng giáo viên chuẩn bị những mô hình, vật thật có liên quan đến các vật thể không gian trên. - Học sinh dễ dàng tìm ra hoặc nhớ lại các công thức tính diện tích, thể tích của các hình thông qua việc hình dung ra các hình mà không cần phải học thuộc lòng như trước đây. - Tinh thần học tập của học sinh đồng đều hơn vì hệ thống bài tập đi từ dể đến khó, từ mức độ thấp đến mức độ cao, phù hợp với từng đối tượng học sinh - Học sinh không còn cho rằng “hình học không gian” chẳng có gì thú vị - Tiết học vui hơn, thoải mái hơn, không gây sức ép cho học sinh, tinh thần học sinh không còn mệt mõi trong những tiết như trước đây - Kết quả của sự khắc sâu và vận dụng kiến thức về hình học không gian được thể hiện rõ thông qua bảng số liệu sau: Thời gian Lớp Sỉ số Kết quả kiểm tra của chương (trên TB) % Thích học hình học không gian % Năm học 2005 – 2006 9A1 19 54,3 14 40 9A2 35 16 48,5 12 34,3 9A3 34 19 55,9 12 35,3 Năm học 2006 – 2007 9A1 31 25 80,6 25 80,1 9A2 33 29 87,9 29 87,9 9A3 32 23 71,9 23 71,9 BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua sự nghiên cứu thực hiện đề tài này và qua học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau: - Khâu thiết kế bài dạy phải chu đáo, hợp lý sao cho tạo được sự hứng thú của học sinh, học sinh hoạt động tích cực. - Phân công nhiệm vụ cho học sinh cùng chuẩn bị dụng cụ, mô hình học tập để học sinh thấy được trách nhiệm của bản thân. - Tạo ra những tình huống gợi mở thú vị, sinh động nhằm kích thích sự tò mò, khám phá của học sinh. - Luôn phải chú trọng vào hệ thống bài tập sao cho phong phú, đa dạng, phù hợp với các đối tượng học sinh. - Luôn nghiên cứu sáng tạo ra đồ dùng dạy học khoa học, màu sắc đẹp dể gây ấn tượng cho học sinh - Phải luôn trau dồi kiến thức của bản thân, phải có tinh thần học hỏi cao. - Động viên khuyến khích học sinh trong lớp cùng giúp nhau học tập. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT: i. KẾT LUẬN: Là một giáo viên rất quyết tâm với nghề tôi chỉ mong sau mình có thể tìm ra những phương pháp tốt nhất để truyền thụ kiến thức cho học sinh của mình. Với đề tài này dù tôi đã nghiên cứu và đã tìm được một số kết quả tương đối khả quan. Nhưng tôi biết rằng đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi có được, tôi cần phải học hỏi nhiều hơn, nghiên cứu nhiều hơn nữa để tìm ra phương án tối ưu nhất ii. đỀ XUẤT: Qua việc nghiên cứu giảng dạy trong chương hình học không gian 9 tôi có một số đề xuất như sau: Cần cung cấp cho chúng tôi các mô hình, tranh ảnh về không gian 9 (hình trụ, hình nón,

File đính kèm:

  • docSKKN mot so PP giup HS khac sau hinh hoc KG 9.doc
Giáo án liên quan