PHẦN I
MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài :
Từ thực tiễn trong việc giảng dạy Địa Lý lớp 12 tôi nhận thấy phần kỹ năng thực hành của học sinh chưa tốt nên chất lượng trong thi tốt nghiệp ở phần vẽ biểu đồ vẫn chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng chung của bộ môn. Nên việc rèn luyện phần kỹ năng này cho học sinh là rất cần thiết. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này.
2/ Tình hình nghiên cứu :
Trong quá trình giảng dạy địa lí cấp THPT, các giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học, trong đó phương pháp dạy thực hành. Đặc biệt là thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ cho lớp 12 chưa thực sự được chú ý; trong khi đề kiểm tra và đánh giá, kể cả kỳ thi tốt nghiệp THPT đều có phần kiến thức này. Chính vì vậy phần thực hành kỹ năng vẽ trong chương trình địa lí lớp 12 thường không đạt kết quả cao.
14 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số phương pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các loại và dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lí lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG VẼ CÁC LOẠI VÀ DẠNG BIỂU ĐỒ CƠ BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 12
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài :
Từ thực tiễn trong việc giảng dạy Địa Lý lớp 12 tôi nhận thấy phần kỹ năng thực hành của học sinh chưa tốt nên chất lượng trong thi tốt nghiệp ở phần vẽ biểu đồ vẫn chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng chung của bộ môn. Nên việc rèn luyện phần kỹ năng này cho học sinh là rất cần thiết. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này.
2/ Tình hình nghiên cứu :
Trong quá trình giảng dạy địa lí cấp THPT, các giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học, trong đó phương pháp dạy thực hành. Đặc biệt là thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ cho lớp 12 chưa thực sự được chú ý; trong khi đề kiểm tra và đánh giá, kể cả kỳ thi tốt nghiệp THPT đều có phần kiến thức này. Chính vì vậy phần thực hành kỹ năng vẽ trong chương trình địa lí lớp 12 thường không đạt kết quả cao.
Trong các tài liệu tham khảo, có nhiều tác giả đã đề cập đến những kỹ năng làm bài thực hành, tuy vậy đến nay chưa có một giáo trình chuyên biệt nào giảng dạy riêng cho thực hành kỹ năng địa lí nói chung và việc vẽ biểu đồ nói riêng.
Việc nghiên cứu và thử nghiệm một số phương pháp hướng dẫn thực hành kỹ năng địa lí vẽ các loại và dạng biểu đồ cơ bản trong các bài tập địa lí lớp 12 có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cấp bách .
3/ Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi và giá trị sử dụng của đề tài :
3.1. Mục đích, đối tượng :
* Mục đích :
- Hướng dẫn học sinh kỹ năng vẽ các loại và dạng biểu đồ địa lí trong chương trình SGK địa lí lớp 12.
- Góp phần nâng cao kết quả học tập, đặc biệt trong các bài kiểm tra chất lượng học kỳ và thi tốt nghiệp THPT của bộ môn Địa lí.
* Đối tượng nghiên cứu :
- Giáo viên trong việc giảng dạy.
- Học sinh trong việc học tập.
3.2. Nhiệm vụ :
- Nghiên cứu phương pháp dạy thực hành vẽ các loại và dạng biểu đồ .
- Đưa ra những nguyên tắc chung về thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ cơ bản trong chương trình địa lí lớp 12 qua thực tế kiểm nghiệm của bản thân.
3.3. Phạm vi của đề tài :
- Các bài tập thực hành trong chương trình SGK địa lí lớp 12 .
- Giới hạn trong phương pháp dạy học thực hành kỹ năng địa lí : Vẽ các loại và dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình địa lí lớp 12.
3.4. Giá trị sử dụng của đề tài :
- Đề tài có thể ứng dụng hoặc làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy địa lí nói chung và hướng dẫn thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ trong chương trình địa lí lớp 12 nói riêng ở trường THPT ĐạTẻh
- Làm tài liệu tham khảo học tập, ôn luyện thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH - CĐ cho học sinh 12.
4/ Phương pháp nghiên cứu :
- Kinh nghiệm thực tế của việc giảng dạy địa lí lớp 12 và chấm thi tốt nghiệp THPT, chấm thi Đại học khối C trong nhiều năm.
- Phương pháp thử nghiệm .
- Các phương pháp có liên quan đến lí luận dạy học đổi mới.
PHẦN II
NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1/ Cơ sở của việc lựa chọn đề tài :
1.1. Khái quát về chương trình địa lí lớp 12 :
- Địa lý Việt Nam : 1 bài
+ Địa lý tự nhiên : 14 bài
+ Địa lý dân cư : 4 bài
+ Địa lý kinh tế : 24 bài
+ Địa lý địa phương : 2 bài
* Nội dung chương trình gồm tất cả 43 bài trong đó chủ yếu là các bài lí thuyết ( 33 bài chiếm 76,7 % ), còn lại các bài thực hành ( chỉ bao gồm 10 bài chiếm 23,3 % trong chương trình nhưng trong đó kỹ năng vẽ biểu đồ chỉ có 5 bài chiếm 11,6 % ).
Trong toàn bộ chương trình thì ở cuối mỗi bài thường có từ 3 - 4 câu hỏi bài tập. Trong đó có khoảng 70% câu hỏi tái hiện và mở rộng kiến thức, 20% câu hỏi suy luận, < 10% câu hỏi về kỹ năng ( trong đó vẽ biểu đồ khoảng 2 % )
1.2. Hiện trạng dạy và học địa lí lớp 12 :
- Với nội dung và thời lượng như trên thì việc giảng dạy chủ yếu nghiêng về mặt lí thuyết và giảng dạy theo các phương pháp sau :
+ Nêu vấn đề .
+ Thuyết trình.
+ Trực quan.
+ Thảo luận nhóm.
- Vấn đề thực hành vẽ biểu đồ trong chương trình lớp 12 rất ít. Trong khi kiến thức lí thuyết của các bài học rất dài, giáo viên không còn thời gian hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ. Tuy học sinh đã được học ở lớp 11, nhưng lên lớp 12 những kỹ năng đó phần nào đã không còn nắm chắc, trong khi đến thời điểm này về phần thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ đối với học sinh lớp 12 đã phải hoàn thiện ( phải vẽ nhanh, đúng, chính xác , đầy đủ và đẹp ).
* Để đảm bảo đạt được kết quả cao trong việc học tập bộ môn, các thầy cô giáo cần phải tự bố trí thời gian nhất định và phù hợp để hướng dẫn học sinh thực hành những kỹ năng cơ bản về vẽ biểu đồ thường gặp trong các bài thi chất lượng học kỳ và thi tốt nghiệp bộ môn. Đồng thời phát huy được khả năng vẽ biểu đồ nói chung và vẽ biểu đồ địa lí nói riêng.
1.3. Khái quát chung về kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí trong chương trình cấp THPT :
* Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một đại lượng ( hoặc so sánh động thái phát triển của 2 - 3 đại lượng ); so sánh tương quan về độ lớn của 1 đại lượng ( hoặc 2 - 3 đại lượng ); thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần của 1 tổng thể .
* Các loại biểu đồ rất phong phú và đa dạng. Mỗi loại biểu đồ lại có thể dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, việc đầu tiên là phải nắm hiểu đặc điểm của từng loại và dạng biểu đồ, sau đó xem xét kĩ bảng số liệu và phần yêu cầu cụ thể của đề bài ( có thể nói : Đây là 3 căn cứ cơ bản và khoa học để chọn nhanh, đúng loại và dạng biểu đồ thích hợp nhất ).
* Tuy vậy, bất kỳ một biểu đồ nào sau khi vẽ xong cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau :
+ Tính khoa học ( chính xác )
+ Tính trực quan ( cân đối, dễ đọc )
+ Tính thẩm mỹ ( đẹp ).
1.4. Các loại biểu đồ thường gặp trong chương trình dạy và học địa lí :
- Biểu đồ đường ( đồ thị ) : Bao gồm các dạng : 1 đường , 2 đường, 3 đường hoặc > 3 đường trong cùng 1 biểu đồ .
- Biểu đồ cột : Bao gồm các dạng : cột đơn ( 1 đại lượng ); cột nhóm ( nhiều đại lượng ); cột chồng ( cơ cấu thành phần của một tổng thể ), cột thanh ngang.
- Biểu đồ tròn : Bao gồm các dạng : 1 đường tròn, 2 đường tròn bán kính bằng nhau, biểu đồ tròn bán kính lớn nhỏ khác nhau, biểu đồ nửa đường tròn.
- Biểu đồ kết hợp cột và đường : Cột bvà đường cùng 1 đơn vị, cột và đường đơn vị khác nhau.
- Biểu đồ miền : bao gồm các dạng 2 miền, 3 miền
* Đối với mỗi loại và dạng biểu đồ, quá trình thực hành chọn vẽ khác nhau, do vậy giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm chắc các thao tác và nguyên tắc vẽ của từng loại và dạng .
2/ Hướng dẫn thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ trong chương trình SGK Địa lí lớp 12 :
2.1. Đặc điểm của các loại và dạng biểu đồ :
1. Biểu đồ đường ( đồ thị ) : Thường được sử dụng để thể hiện một tiến trình ,động thái phát triển (tăng giảm ,biến thiên ) của một đại lượng , 2 hoặc 3 đại lượng ( hiện tượng ) qua thời gian .
a. Biểu đồ thể hiện 1 đại lượng : Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc (1 trục tung và 1 trục hoành ) , (vẽ ở giá trị tuyệt đối hoặc tương đối (% ) - thường là tuyệt đối ) .
b. Biểu đồ thể hiện 2 đại lượng : Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc ( 2 trục tung và 1 trục hoành ) , (vẽ ở giá trị tuyệt đối hoặc tương đối (%) .
c. Biểu đồ thể hiện từ 3 đại lượng trở lên : Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc ( 1 trục tung và 1 trục hoành ) nhưng phải lập bảng chỉ số phát triển và chỉ thể hiện được trên số liệu tương đối %.
2..Biểu đồ cột (thanh ngang ) : Có thể được sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn của 1 đại lượng ,2 đại lượng hoặc nhiều đại lượng ,hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể ( Tuy nhiên thường hay được sử dụng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa (1 ) , các đại lượng ) .
a. Biểu đồ cột đơn : Thể hiện tương quan độ lớn của 1 đại lượng qua thời gian hoặc theo vùng, khu vực, sản phẩm .Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc ,thường vẽ ở giá trị tuyệt đối .
b. Biểu đồ cột nhóm : So sánh tương quan độ lớn của 2 hoặc 3 đại lượng qua thời gian. Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc ,vẽ ở giá trị tuyệt đối , gộp 2 hoặc 3 đại lượng trong một năm lại làm một nhóm ,(năm thứ nhất - nhóm thứ nhất ,năm thứ hai - nhóm thứ hai ,năm thứ ba - nhóm thứ ba ).
c. Biểu đồ cột chồng : Thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể và so sánh tổng thể đó qua nhiều năm . Có thể vẽ trong hệ trục tọa độ hoặc không dùng hệ trục tọa độ vuông góc ,vẽ ở giá trị tuyệt đối hoặc giá trị tương đối (%) - thường là giá trị tương đối.
d. Biểu đồ cột thanh ngang : Biểu đồ thanh ngang thực chất là 1 dạng biểu đồ cột, khi trục đứng và trục ngang đổi chỗ cho nhau.Cũng cần lưu ý : Biểu đồ tháp dân số cũng là 1 dạng đặc biệt của biểu đồ thanh ngang, khi từng cặp thang ngang ( nam – nữ ) được vẽ đối nhau qua trục đứng ( trục thể hiện tuổi ).
3 . Biểu đồ tròn : Thường dùng để thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần của một tổng thể . Chỉ vẽ được ở giá trị tương đối (%) .
a. Biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể trong 1 năm . Xử lí số liệu và chuyển sang số % , vẽ 1 hình tròn cho năm đó .
b. Biểu đồ thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể qua 2 năm ,hoặc 3 năm (tối đa là 4 năm , thông thường là 3 năm ) : Xử lí số liệu và chuyển sang số % ,vẽ 2 hình tròn cho 2 năm ,3 hình tròn cho 3 năm ,( chú ý đặt 2 ,( 3 ) hình tròn ngang nhau và tính toán - xác định bán kính ( r ) của 2,( 3 ) năm đó .
c. Biểu đồ nửa đường tròn : Đây là 1 dạng đặc biệt của biểu đồ hình tròn.Vì được thể hiện trên nửa hình tròn nên tỉ lệ 100 % tương ứng 180 0 và 1 % tương ứng với 1,8 0 .Các nan quạt được sắp xếp trong 1 nửa hình tròn.Biểu đồ nửa đường tròn thường được dùng để thể hiện cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu phân theo nhóm hàng và phân theo các thị trường chính.
4. Biểu đồ kết hợp (cột và đường ) : Thường gồm 1 cột + 1 đường để thể hiện cả động thái phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng ( biểu đồ cột thể hiện tương quan độ lớn , biểu đồ đường thể hiện động thái phát triển ) qua thời gian .Chỉ vẽ được ở giá trị tuyệt đối .
5. Biểu đồ miền ( thực chất là biểu đồ đường ( đồ thị ) : Thường được sử dụng để thể hiện cả cơ cấu và động thái phát triển của một đối tượng (1 tổng thể) qua thời gian , chỉ vẽ được ở giá trị tương đối (%) .
2.2. Cách chọn loại ,dạng biểu đồ nhanh - đúng :
E : Nguyên tắc chung :
a. Căn cứ vào đặc điểm của các loại và dạng biểu đồ đã biết ( bằng cách ghi nhơ,ù thuộc ).
b. Căn cứ vào bảng số liệu đã cho ,trong bảng số liệu đã thể hiện tên đại lượng ,bao nhiêu đại lượng , giá trị tuyệt đối hay tương đối ,thời gian - bao nhiêu năm , các số liệu cụ thể như thế nào.v...v...
c. Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề ( phần chữ viết ) để xem yêu cầu gì ? Có thể hiện sự biến thiên không ? Tăng , giảm như thế nào ? Thời gian được ghi như thế nào ? Ví du ï 1989 - 2008 sẽ khác với cách ghi 1989 / 2008 ( Một bên thể hiện thời gian từ 1989 đến 2008 , còn một bên thể hiện thời gian 2 năm : năm 1989 và năm 2008 ) ; có so sánh độ lớn không ? Có so sánh cơ cấu không ? Đề bài có lưu ý , chú giải , chú thích gì không ?v...v...
¯ Sự kết hợp đồng thời cả 3 căn cứ trên cho phép chúng ta xác định một cách nhanh chóng và chính xác .Việc ghi nhớ là quan trọng nhưng cái quan trọng hơn là vừa kết hợp vừa loại bỏ dần các loại ,dạng biểu đồ không thích hợp để chọn loại, dạng biểu đồ đúng.
E: Các ví dụ minh họa cụ thể cho việc chọn loại và dạng biểu đồ :
Ví dụ 1 : Cho bảng số liệu sau:
Bảng cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ( giá thực tế )
( Đơn vị : % )
Thành phần
1995
2000
2005
Kinh tế nhà nước
40,2
38,5
38,4
Kinh tế ngoài nhà nước
53,5
48,2
45,6
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
6,3
13,3
16,0
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ở nước ta
Ví dụ 2 : Cho bảng số liệu sau :
Bảng cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005.
( Đơn vị % )
Khu vực sản xuất
1990
1991
1995
1997
1998
2002
2005
N – L - NN
38,7
40,5
27,2
25,8
25,8
23,0
38,0
CN - XD
22,7
23,8
28,8
32,1
32,5
38,5
41,0
DV
38,6
35,7
44,0
42,1
41,7
38,5
21,0
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 – 2005.
¯ Ví dụ 1 : Ta chọn biểu đồ hình tròn : 3 hình tròn thể hiện 3 năm 1995/2000/2005, đặt ngang nhau, bán kính 3 hình tròn khác nhau . Lí do chọn : Thể hiện cơ cấu của một tổng thể qua 3 năm, số liệu %, có 3 loại biểu đồ thể hiện cơ cấu (hình cột ,hình tròn, miền ),biểu đồ miền không hợp lí vì không yêu cầu thể hiện động thái phát triển, mặt khác biểu đồ miền không thể vẽ được ở số liệu thời gian chỉ có 3 năm (phải từ 4 năm trở lên) ,chỉ còn biểu đồ cột và biểu đồ tròn thì biểu đồ cột không chỉ thể hiện 3 cột chồng trong thời gian 3 năm của 1 loại đại lượngNên ở đây biểu đồ hình tròn là hợp lí nhất .
¯ Ví dụ 2 : Ta lại chọn biểu đồ miền , chứ không phải biểu đồ trònTrước hết biểu đồ tròn không thể hiện nhiều năm, không thể hiện được động thái phát triển của cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế qua nhiều năm; biểu đồ miền vừa thể hiện được cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế trong từng năm lại vừa thể hiện động thái phát triển của cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế qua thời gian, vừa đúng với bảng số liệu lại vừa phù hợp với yêu cầu của đề bài .
Ví dụ 3 : Cho bảng số liệu sau :
Bảng diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.
( Đơn vị : nghìn ha )
Năm
Cây CN hàng năm
Cây CN lâu năm
1975
210,1
172,8
1980
371,7
256,0
1985
600,7
470.3
1990
542,0
657,3
1995
716,7
902,3
2000
778,1
1451,3
2005
861,5
1633,6
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta trong các năm từ 1975 – 2005.
Ví dụ 4 : Cho bảng số liệu sau :
Bảng tổng giá trịù xuất ,nhập khẩu Việt Nam thời kỳ 1985 -2000 (Triệu Rúp - Đô la ) :
( Tập bản đồ Địa lí lớp 12 - trang 21 )
Năm
Tổng số
Xuất khẩu
Nhập khẩu
1985
2555,9
698,5
1857,4
1988
3795,0
1038,0
2757,0
1990
5156,4
2404,0
2752,4
1992
5121,4
2580,7
2540,7
1994
9880,1
4054,3
5825,8
1996
18399,5
7255,9
11143,6
1998
20859,9
9360,3
11499,6
1999
23162,0
11540,0
11622,0
2000
29508,0
14308,0
15200,0
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi giá trị xuất , nhập khẩu của nước ta thời kỳ 1985 -2000.
¯ Ví dụ 3 : Ta chọn biểu đồ cột gộp nhóm ( Cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ) là thích hợp nhất vì có 2 đại lượng , giá trị tuyệt đối ,muốn so sánh tương quan độ lớn qua từng năm ( 1975/1980/1985/1990/1995/2000/2005 ) ,vừa phù hợp với bảng số liệu và vừa phù hợp với yêu cầu của đề bài .
¯ Ở ví dụ 4 : Ta chọn loại biểu đồ miền là đúng nhất vì nó thể hiện cả cơ cấu xuất, nhập trong tổng giá trị xuất nhập khẩu và sự thay đổi của tổng giá trị này qua thời gian (từ 1985 đến 2000 ) ; vừa phù hợp với bảng số liệu và vừa phù hợp với yêu cầu của đề bài, các loại khác không thích hợp .Nếu chọn biểu đồ cột gộp nhóm thì lại không thích hợp với yêu cầu của đề bài .
Ø Lưu ý : Qua 4 ví dụ so sánh ở trên và trên thực tế , có thể bảng số liệu với các dữ liệu trong bảng gần giống nhau ,thì ta phải chú ý so sánh đặc điểm các loại, dạng biểu đồ ; chú ý nhiều đến phần chữ viết yêu cầu của đề bài, cách ghi số thời gian.
( năm ) từ đó loại bỏ dần các loại không thích hợp để chọn loại ,dạng biểu đồ đúng.
2.3. Cách thực hiện nhanh việc vẽ các loại biểu đồ :
1 . Biểu đồ đường ( đồ thị ) :
Ø Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc ,xác định tỉ lệ thích hợp với tỉ lệ của tờ giấy vẽ, trên trục tung ghi giá trị nhỏ nhất (0) ở góc tọa độ , ghi giá trị lớn nhất ( trong bảng số liệu ) ở phần cuối của trục ,sau đó chia các giá trị chẵn (10/20/30/40; hoặc 50/100/150/200). Trên trục hoành ghi số năm đầu tiên ở góc tọa độ , năm cuối trong bảng số liệu ở phần cuối của trục ,sau đó chia khoảng cách năm tương ứng .
Ø Căn cứ vào số liệu của từng năm tương ứng lần lượt dùng các dấu chấm ghi nhớ ,sau đó gạch nối các dấu chấm lại với nhau để tạo thành đường .
2 .Biểu đồ cột :
Ø Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc , xác định tỉ lệ thích hợp với tỉ lệ của tờ giấy vẽ ,sau đó chia trên trục tung ,trục hoành tương tự như biểu đồ đường .
Ø Biểu đồ cột đơn ( chia và không chia khoảng cách năm ) , cột nhóm không chia khoảng cách năm ,biểu đồ cột chồng không chia khoảng cách năm ; có thể không dùng hệ trục tọa độ .
Ø Sau khi đã chia trên 2 trục xong , căn cứ vào số liệu trong bảng số liệu của từng năm tương ứng lần lượt dùng các dấu chấm ghi nhớ ,sau đó dùng các dấu chấm của các năm làm trung điểm của các đoạn thẳng để định kích thước của các cột ( kích thước các cột bằng nhau thích hợp nhất là 1 ô li giấy vở ) .
3 . Biểu đồ tròn :
Ø Mở khẩu độ com -pa chọn (r) bán kính để xác định tỉ lệ của hình tròn sao cho tương ứng với tỉ lệ của tờ giấy vẽ ,sau đó kẻ đường bán kính qui định ở tia 12 h (giờ) - trên mặt đồng hồ giây ) .
Ø Căn cứ vào số liệu đã được chuyển đổi ,xử lí ( số liệu thô ® số tương đối % ® số độ (0) - số đo lượng giác ,sau đó lần lượt vẽ : Các đại lượng lần lượt theo chiều quay của kim đồng hồ ) .
Ø Đặt 0(0) của thước đo độ vào đường (r) căn cứ vào số độ của đại lượng đầu tiên trên thước đo độ chấm ngoài đường tròn để ghi nhớ, sau đó nối chấm vào tâm của đường tròn.Dịch chuyển thước đo độ đến đường vừa vẽ để vẽ tiếp cho đại lượng thứ 2 , tương tự cho đại lượng thứ 3 ,thứ 4
4 . Biểu đồ kết hợp ( cột + đường ) :
Ø Vẽ hệ trục tọa độ vuông góc ,vẽ 2 trục tung và chia trên 2 trục tương tự như biểu đồ đồ thị, chia khoảng cách năm trên trục hoành, chia giá trị trên trục tung cho đại lượng cột và đại lượng đường với các đơn vị khác nhau: Ví dụ giá trị cột có đơn vị là 10 ,thì giá trị đường có đơn vị là 5 ( như vậy cột và đường sẽ có sự kết hợp với nhau ) .
Ø Căn cứ vào số liệu trong bảng ,vẽ giá trị - cột trước, giá trị - đường sau, cách vẽ tương tự như cách vẽ biểu đồ cột và vẽ biểu đồ đường .
5 . Biểu đồ miền :
Ø Vẽ 1 hình chữ nhật nằm ngang ( cạnh chiều dọc = 4, cạnh chiều ngang = 6 ) , xác định tỉ lệ tương ứng với tỉ lệ của tờ giấy vẽ , chia 0 % ở gốc tọa độ,100 % ở cuối trục tung; chia năm đầu tiên ở gốc tọa độ , năm cuối cùng ở cuối trục hoành ,chia khoảng cách năm từ năm đầu đến năm cuối .
Ø Căn cứ vào số liệu % đã cho hoặc số liệu đã chuyển đổi từ số liệu thô sang số % ,lần lượt vẽ đại lượng thứ 1 từ dưới lên ,sau đó vẽ đại lượng thứ 3 từ trên xuống (cơ cấu có 3 thành phần ), ( cơ cấu có 4 thành phần , vẽ lần lượt đại lượng thứ 1,thứ 2 từ dưới lên , đại lượng thứ 4 từ trên xuống ) .Cách vẽ các giá trị của từng đại lượng qua các năm tương tự như cách vẽ đối với biểu đồ đường dùng các chấm ghi nhớ sau đó nối các chấm lại với nhau ) .
2.4. Hoàn thiện một biểu đồ :
Ø Mỗi một biểu đồ thông thường gồm có 4 phần :
- Tên của biểu đồ.
- Phần thực hiện vẽ .
- Chú giải cho biểu đồ.
- Nhận xét
Ø Tên của biểu đồ thường nằm trên biểu đồ ,viết chữ in đứng, viết 2 dòng, dòng đầu tiên ghi nội dung của biểu đồ và địa điểm ( phạm vi không gian ); dòng thứ 2 ghi thời gian. Lưu ý nên ghi ngắn gọn, chính giữa biểu đồ . Ví dụ :
BIỂU ĐỒBIỂU HIỆN GIA TĂNG DÂN SỐ CỦA VIỆT NAM
( 1930 - 2008 )
- “ Gia tăng dân số ” : Là nội dung thể hiện của biểu đồ
- “ Việt Nam ” : Là địa điểm (phạm vi không gian )
- “1930 – 2008 ” : Là thời gian .
Ø Phần thực hiện vẽ, yêu cầu thực hiện đầy đủ các nội dung sau :
- Đối với biểu đồ đồ thị ,trên trục tung ghi : tên đại lượng ( Số dân , sản lượng lúa ,bình quân sản lượng lúa, diện tích , đơn vị tính (triệu người, triệu tấn, kg/ng, nghìn ha,).Trên trục hoành ghi đơn vị năm ,với đầy đủ các năm ( có chia khoảng cách năm ). Trên đường đồ thị ,ứng với các năm , ghi các trị số của đại lượng ( có thể là số % hoặc là số tuyệt đối tùy theo số liệu đã cho ) .
- Đối với biểu đồ cột ,trên trục tung và trục hoành ghi tương tự như đối với biểu đồ đồ thị ; trên đầu mỗi cột ghi các trị số của đại lượng (số tuyệt đối hoặc số %) .
- Đối với biểu đồ hình tròn ,trong mỗi diện tích hình rẽ quạt, ghi các trị số cho từng đại lượng theo giá trị % ; ví dụ : 20 %, 52% , 33 % Ghi số chỉ thời gian (năm) xuống dưới hình tròn .
- Đối với biểu đồ kết hợp ,ta làm tương tự như đối với biểu đồ - đồ thị và biểu đồ cột
( chú ý ghi cả 2 trị số cho 2 đại lượng là đường và cột ) .
- Đối với biểu đồ miền ,trên trục tung và trục hoành ghi tương tự như biểu đồ - đồ thị ,trong biểu đồ miền trên các đường - đồ thị ta ghi các trị số ( giá trị %) cho tất cả các đại lượng.
Ø Phần chú giải cho biểu đồ ,yêu cầu thực hiện như sau :
- Đúng quy định cho từng loại biểu đồ :
Ví dụ :
+/ Biểu đồ đường .
+/ Biểu đồ tròn
.
+/
Biểu đồ cột .
+/ Biểu đồ kết hợp ( cột + đường ) .
+/ Biểu đồ miền .
- Có bao nhiêu đại lượng thì có bấy nhiêu kí hiệu tương ứng , các kí hiệu phải bằng nhau về kích thước , được sắp xếp thứ tự từ trên xuống dưới thẳng hàng với nhau .
- Các kí hiệu luôn luôn có chữ viết đi kèm để làm rõ kí hiệu ; ví dụ :
Sản lượng lương thực qua các năm
Số dân qua các năm
- Các kí hiệu cần sử dụng : Chỉ dùng các ước hiệu toán học ( dấu : +, -, x.) hoặc gạch nền ( gạch dọc, ngang, chéo, ô vuông ) để phân biệt các đại lượng khác nhau ,các kí hiệu ở bảng chú giải phải tương ứng với kí hiệu thể hiện trong biểu đồ .
Ø Phần nhận xét biểu đồ :
- Có thể nhận xét theo lối diễn dịch hoặc theo lối quy nạp.Nhưng khi nhận xét phải nói rõ sự tăng hoặc giảm của các đại lượng thông qua vẽ biểu đồ hoặc thông qua bảng số liệu và phải dẫn chứng số liệu cụ thể ( VD : Tăng hoặc giảm từ bao nhiêu đến bao nhiêu, mấy lần,thời gian nào, .) thông thường dẫn chứng số liệu năm đầu và năm cuối nhưng những bảng số liệu có những số liệu đột biến thì cần lưu ý những số liệu đột biến đó.Đồng thời phải dựa vào kiến thức đã được học và vốn hiểu biết để giải thích nguyên nhân sự tăng giảm của các đại lượng.
E: Các ví dụ minh họa cụ thể cho việc chọn - vẽ các loại và dạng biểu đồ trong chương trình SGK địa lí lớp 12
BÀI TẬP 3 - SGK - TRANG 79
* Xác định dạng biểu đồ kết hợp giữa cột và đường .Vẽ 2 đại
File đính kèm:
- Giai phap huu ichMot so phuong phap huong dan ky nang ve cac loai va dang bieu do co ban trong chuong trinh dia ly 12 .doc