Hiện nay, sự tích cực học tập của học sinh, cụ thể ở đây là học sinh đang là vấn đề được quan tâm. Qua thực tiễn giảng dạy tại trường THPT một câu hỏi đặt ra là: Có phải là do chưa thực sự hứng thú học tập hay là do một lý do nào đó mà quả học tập của học sinh chưa cao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học sinh. Câu trả lời không chỉ ở phía học sinh mà còn đặt ra cho cả người giảng dạy. Người dạy phải làm gì để tích cực hoá học tập ở học sinh.
Để làm sáng tỏ vấn đề đã đặt ra thì ta cần hiểu thêm về tính tích cực hoá:
Có thể nói: Tích cực hoá biểu hiện ở tính tích cực, tự lực, tự giác và năng động trong quá trình học tập của mình, là học tập có động cơ học tập.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý chán học tập của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý chán học tập của học sinh
Hiện nay, sự tích cực học tập của học sinh, cụ thể ở đây là học sinh đang là vấn đề được quan tâm. Qua thực tiễn giảng dạy tại trường THPT một câu hỏi đặt ra là: Có phải là do chưa thực sự hứng thú học tập hay là do một lý do nào đó mà quả học tập của học sinh chưa cao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của học sinh. Câu trả lời không chỉ ở phía học sinh mà còn đặt ra cho cả người giảng dạy. Người dạy phải làm gì để tích cực hoá học tập ở học sinh.
Để làm sáng tỏ vấn đề đã đặt ra thì ta cần hiểu thêm về tính tích cực hoá:
Có thể nói: Tích cực hoá biểu hiện ở tính tích cực, tự lực, tự giác và năng động trong quá trình học tập của mình, là học tập có động cơ học tập.
Một số biểu hiện tính tích cực là:
- ở sự chú ý trong bài học của học sinh.
- ở sự tích cực, hăng hái tham gia xây dựng bài học (thể hiện ở chỗ giơ tay phát biểu ý kiến, ghi chép đầy đủ của học sinh).
- ở sự chuẩn bị bài của học sinh trước khi đến lớp.
- ở việc tự học ở nhà.
- ở sự nắm được nội dung bài học và trình bày lại nôi dung bài học theo cách riêng của mỗi học sinh.
- ở ý thức làm thêm các bài tập khác hoặc tìm hiểu thêm ở các sách tham khảo khác của học sinh .
- ở tốc độ tiếp thu kiến thức nhanh, chậm.
- ở hứng thú học tập do bản thân hay vì một tác động nào đó mà phải học .
- ở quyết tâm, ý chí vượt khó khăn trong học tập.
- ở tính sáng tạo trong học tập .
Một số yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực học tập của học sinh:
Do hổng kiến thức.
Do chưa xác định mục tiêu học tập.
Do sức khoẻ.
Do các bài giảng của giáo viên chưa thực sự kích thích hứng thú học tập cho học sinh.
Do chưa có cách học đúng cũng là nguyên nhân ảnh hưởng khá lớn đến hứng thú học tập của học sinh.
Tuy nhiên tôi nhận thấy: Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng khá lớn đến hứng thú học tập của học sinh là xuất phát từ người học. Bên cạnh đó nguồn tài liệu phục vụ học tập của học sinh còn hạn chế cũng là nguyên nhân quan trọng và phương pháp giảng dạy, lòng nhiệt tình trong nghề nghiệp của thầy cô có mức độ ảnh hưởng hơn cả.
Vì, tính tích cực học tập của học sinh còn xuất phát từ môn học. Một người giáo viên có thể phát huy được hứng thú học tập cho học sinh phải là người giúp học sinh nhận thấy được giá trị mà cụ thể là những ứng dụng cụ thể của môn học mình đang giảng dạy trong thực tiẽn.
Nguyên nhân để dẫn đến chán học của học sinh thì có vô vàn lý do như: học không tập trung, không có hoặc rất ít tài liệu, lượng kiến thức lớn, Thì trong đó yếu tố phương pháp giảng dạy và lòng nhiệt tình trong quá trình giảng dạy của người giáo viên được học sinh đề cập đến nhiều nhất. Với cách dạy đơn điệu, tẻ nhạt một chiều, đơn giản chỉ là thầy đọc trò chép, không có sự trao đổi giữa người dạy và người học. Còn các yếu tố gây hứng thú học tập ở học sinh thì rất ít.
Ngoài ra học sinh có không ít những điều mong đợi từ người giảng dạy mình: Hiểu tâm lí học sinh, có phương pháp giảng dạy có sáng tạo, trình độ chuyên môn của giáo viên cao tạo lòng tin cho học sinh; Hướng dẫn cách học cho học sinh; Lòng nhiệt tình khi giảng dạy; Khơi gợi tính tư duy, sáng tạo; Tạo không khí lôi cuốn trong giờ dạy... Trong số này yếu tố mong đợi nhất từ người giáo viên là phương pháp giảng dạy.
Để khắc phục yếu tố trên tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến sau:
Phải có sự trao đổi hai chiều giữa giáo viên và học sinh là yếu tố cần thiết. Yếu tố chính là học sinh phải tự học để có một vốn kiến thức nhất định thì từ đó mới có thể tiếp thu các kiến thức mới một cách dễ dàng. Khi đó, người giáo viên sẽ phải làm cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học. Để từ đó, học sinh có nhận thức riêng và tạo cho mình một động cơ, một mục đích học tập tốt. Mặt khác giáo viên phải đa dạng hoá phương pháp giảng dạy sao cho kích thích tư duy, khuyến khích học sinh chủ động, tự tin hơn trong quá trình tiếp nhận kiến thức.
Tiếp đến là người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình, kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm.
Bên cạnh đó, khi giảng dạy thì luôn với một thái độ nhiệt tình, quan hệ thân thiện, hợp tác, luôn quan tâm đến học sinh , tạo một không khí thoải mái (có đôi chút hài hước). Điều đó sẽ giúp thầy trò gần gũi nhau hơn.
Đa dạng hoá hoạt động trên lớp với sự sáng tạo của người thầy và sự tích cực của người trò, bằng các hình thức: phát vấn (đưa ra một số câu hỏi mở) và dành nhiều thời gian để học sinh đào sâu kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. Tiếp cận vấn đề từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đã biết đến cái chưa biết để học sinh tin tưởng vào khả năng của mình khi tiếp nhận cái khó. Liên kết các khối kiến thức với nhau để kiến thức có hệ thống. Khi giảng dạy, cần chú ý xem phương pháp có phù hợp với số đông không. Luôn liên hệ kiến thức đó với thực tiễn cuộc sống, có xuất xứ từ những kiến thức đang học. Nhanh chóng tiếp thu các phản hồi của học sinh một cách liên tục, để ngay tại lớp, tại thời điểm đó thay đổi ngay cách tiếp cận.
Còn khi học sinh tỏ ra chán môn học thì người giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân: “Tiên trách kỉ, hậu trách nhân” xem lại bản thân mình, xem lại phương pháp giảng dạy của mình có phù hợp với số đông hay không, phương pháp có quá mới lạ, có quá sức không, có nhàm chán, đơn điệu hay không? Dựa trên một số tìm hiểu như vậy, từ đó có thể đưa ra một số biện pháp giáo dục thích hợp.
Các biện pháp cụ thể để tích cực hoá học tập rất phong phú, nhưng nói chung gồm một số như sau:
- Tăng cường học nhóm và cá nhân.
- Bài giảng phải đảm bảo yêu cầu trực quan, sinh động, đa dạng có liên hệ chặt chẽ với thực tiễn.
- Sử dụng những phương pháp dạy học thích hợp với người học và mục tiêu, nội dung học tập.
- Tổ chức và khuyến khích các hoạt động thực hành, thực nghiệm, ứng dụng tri thức của học sinh trong học tập, và quan trọng hơn nữa cả trong đời sống thực tế, trong công việc hằng ngày ở trường, ở nhà, ở mọi nơi.
- Huy động và sử dụng kinh nghiệm sống, kinh nghiệm học tập của người học trong quá trình học tập.
- Tổ chức các tình huống dạy học linh động, đòi hỏi học sinh phải thực hiện nhiều quan hệ tương tác hợp tác, tham gia và chủ động suy nghĩ, hành động, tự kiểm tra, tự đánh giá.
- Sử dụng trò chơi và những môi trường học tập cởi mở khác để nâng cao tính tự giác, tự nguyện, tự do của học tập, giảm nhẹ sự căng thẳng thể chất và tâm lí của người học.
- Đánh giá người học và kết quả học tập khách quan, công bằng, cụ thể, kịp thời, kết hợp với việc tổ chức, khuyến khích người học tự đánh giá quá trình và kết quả học tập của mình và đánh giá lẫn nhau.
- Thu hút, động viên học sinh hợp tác, tương trợ, quan tâm lẫn nhau trong học tập.
Tóm lại, mặc dù các biện pháp tích cực hoá học tập vô cùng phong phú, nhiều hình nhiều vẻ, nhiếu cấp độ, trên đây chỉ là ý kiến cá nhân tôi đưa ra để bạn đọc tham khảo rất mong có sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.
Nhóm Vật Lý:
Giáo Viên: Phạm Văn Lâm
Hoàng Văn Thanh.
File đính kèm:
- Tap san 2doc.doc