Đề tài Một và kinh nghiệm khi dạy tiết 2 - Kinh tế cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Trung Quốc - quốc gia có nền kinh tế phát triển sôi động và nhanh nhất thế giới đang chuyển mình vươn vào thế kỷ XXI với những thành tựu nổi bật của công cuộc cải cách và mở cửa. Do vậy, học sinh cần hiểu rõ và nắm vững được đường lối phát triển và những thành tựu của kinh tế Trung Quốc. Cho nên, khi dạy bài “Cộng hoà nhân dân Trung Hoa – tiết 2: Kinh tế” tôi đặc biệt chú trọng về cả nội dung và phương pháp để giúp học sinh hiểu rõ nhất về quốc gia này.

 Trước đây khi dạy tiết này tôi đã cố gắng phân tích sâu, đưa ra rất nhiều số liệu và dẫn chứng sôi động cũng như nhiều hình ảnh minh hoạ trình tự các kiến thức trong sách giáo khoa, cách dạy này nhìn chung là có bài bản và cũng có tác dụng tốt nhưng tác dụng không sâu, học sinh rất chưa nắm đựơc kiến thức cơ bản trọng tâm của bài dạy cũng như chưa có cái nhìn khái quát nhất về Kinh tế Trung Quốc, bài dạy thường thiếu thời gian, không khí lớp học nặng nề. Do vậy hiệu quả dạy học chưa cao.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một và kinh nghiệm khi dạy tiết 2 - Kinh tế cộng hòa nhân dân Trung Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận thức cũ, giải pháp cũ Trung Quốc - quốc gia có nền kinh tế phát triển sôi động và nhanh nhất thế giới đang chuyển mình vươn vào thế kỷ XXI với những thành tựu nổi bật của công cuộc cải cách và mở cửa. Do vậy, học sinh cần hiểu rõ và nắm vững được đường lối phát triển và những thành tựu của kinh tế Trung Quốc. Cho nên, khi dạy bài “Cộng hoà nhân dân Trung Hoa – tiết 2: Kinh tế” tôi đặc biệt chú trọng về cả nội dung và phương pháp để giúp học sinh hiểu rõ nhất về quốc gia này. Trước đây khi dạy tiết này tôi đã cố gắng phân tích sâu, đưa ra rất nhiều số liệu và dẫn chứng sôi động cũng như nhiều hình ảnh minh hoạ trình tự các kiến thức trong sách giáo khoa, cách dạy này nhìn chung là có bài bản và cũng có tác dụng tốt nhưng tác dụng không sâu, học sinh rất chưa nắm đựơc kiến thức cơ bản trọng tâm của bài dạy cũng như chưa có cái nhìn khái quát nhất về Kinh tế Trung Quốc, bài dạy thường thiếu thời gian, không khí lớp học nặng nề. Do vậy hiệu quả dạy học chưa cao. II. Nhận thức mới, giải pháp mới Bài Cộng hoà nhân dân Trung Hoa - Tiết 2: Kinh tế, đây là bài có nội dung không phức tạp nhưng khá dài, gồm có 3 phần: - Phần I: Khái quát - Phần II: Các ngành kinh tế - Phần III: Mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc Với bài học này học sinh cần nắm được: - Kiến thức: Trỡnh bày được những thành tựu đỏng kể của nền kinh tế Trung Quốc từ khi tiến hành hiện đại hoỏ. - Biết và giải thớch kết quả phỏt triển kinh tếásự phõn bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hoỏ. - Kĩ năng: Nhận xột, phõn tớch bảng số liệu, lược đồ để cú được những hiểu biết trờn tinh thần cựng cú lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc. - Thỏi độ: Tụn trọng và cú ý thức tham gia xõy dựng mối quan hệ bỡnh đẳng, hai bờn cựng cú lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có liên hệ thực tế Việt Nam. Tuy vậy, Nội dung trọng tâm ở phần II. Phần này có cấu trúc khá dài bao gồm hai ngành công nghiệp và nông nghiệp. Nhưng nội dung chính đều đề cập đến chính sách phát triển, thành tựu phát triển và phân bố. Vậy thì nếu dạy từng phần từng mục theo cấu trúc sách giáo khoa thì tôi thấy các đề mục và các bước đi của bài giảng khá trùng lặp. Hơn nữa, khi chưa tìm hiểu kỹ về các ngành kinh tế thì cái nhìn khái quát về thành tựu nền kinh tế Trung Quốc còn hạn chế, bài dạy bị ngắt quãng trong các phần chuyển ý. Do vậy khi dạy tôi đã mạnh dạn chọn cách dạy thảo luận nhóm kết hợp với phương pháp nêu vấn đề và lập bảng biểu và thay đổi cấu trúc bài dạy. Hoạt động dạy học trình tự theo các bước sau đây: Hoạt động 1: Khởi động - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc phần chữ xanh mở đầu tiết dạy. - Sau đó giáo viên dẫn vào bài: Như vậy sau khi cải cách mở cửa với những quyết sách quan trọng, nền kinh tế Trung Quốc đã có bước phát triển mới. Vậy bước phát triển đó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Để tìm hiểu những thành tựu của nền kinh tế Trung quốc chúng ta sẽ tìm hiểu những chiến lược và thành tựu trong các ngành kinh tế. Hoạt động 2: Tìm hiểu các ngành kinh tế Trung Quốc Bước 1: Tìm hiểu đường lối phát triển kinh tế. - Giáo viên phân nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và phát phiếu học tập cho học sinh: Nhóm 1: Tìm hiểu đường lối phát triển ngành công nghiệp Nhóm 2: Tìm hiểu đường lối phát triển ngành nông nghiệp - 2 học sinh đại diẹn cho 2 nhóm trìm bày nhanh đường lối trong công nghiệp và nông nghiệp. - Giáo viên chuẩn kiến thức, cho 1 - 2 học sinh nhận xét bổ sung. - Giáo viên đặt câu hỏi. + Tại sao Trung Quốc lại tập trung vào phát triển 5 ngành công nghiệp trọng điểm? ( HS dựa vào trang 92 để trả lời : Vì đây là các ngành có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng đựơc nhu cầu người dân khi mức sống đựơc cải thiện) + Các chính sách phát triển nông nghiệp Trung Quốc nhằm mục đích gì? ( HS dựa vào trang 95 để trả lời : Nhằm tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên của đất nước và giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho 1,3 tỷ dân số). + Giáo viên khẳng định: Như vậy đây là đường lối rất đúng đắn và sáng suốt. + Giáo viên cho học sinh liên hệ với các chính sách công nghiệp hoá ở Việt Nam Bước 2: Tìm hiểu thành tựu phát triển kinh tế trong ngành công nghiệp và nông nghiệp. Giáo viên chia các nhóm thành 3 nhóm nhỏ. Nhóm: Công nghiệp +Bàn 1, 2: Dựa vào trang 93 và trang 94 nhận xét cơ cấu ngành công nghiệp Trung Quốc? + Bàn 3, 4 : Dựa vào bảng 10.1 trang 93 nhận xét sản lượng và sự tăng trưởng một số ngành công nghiệp Trung Quốc? +Bàn 5, 6: Dựa vào hình 10.8 trang 93 nhận xét sự phân bố ngành công nghiệp Trung Quốc? Nhóm: Nông nghiệp +Bàn 1, 2: Dựa vào trang 94 và trang 95 nhận xét cơ cấu ngành nông nghiệp Trung Quốc? +Bàn 3 , 4 : Dựa vào trang 95 và bảng 103 trang 97 nhận xét sản lượng ngành nông nghiệp Trung Quốc? +Bàn 5, 6: Dựa vào hình 10.9 trang 94 nhận xét sự phân bố ngành nông nghiệp Trung Quốc? - Các nhóm viết vào phiếu học tập, dán phiếu và lên bảng. - Giáo viên chuẩn kiến thức - Sau đó giáo viên cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa của thành tựu trong công nghiệp và nông nghiệp? - GV cho HS liên hệ thực tế một số thành tựu trong ngành công nghiệp nông nghiệp và giới thiệu ảnh hình 10.7. Trong phần phân bố gọi 1 – 2 học sinh lên bảng xác định sự phân các trung tâm công nghiệp lớn, các ngành công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. - Phân tích các điều kiện tự nhiên, KTXH ảnh hưởng đến sự phân bố ngành công nghiệp? - Vì sao có sự khác biệt trong phân bố nông nghiệp giữa Miền Đông và Miền Tây. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm công nghiệp chưa cao, bình quân lương thực còn thấp. => Chuyển ý: I. Các ngành kinh tế ( Nội dung ở phiếu học tập phần phụ lục) Nội dung phiếu học tập mục I – các ngành kinh tế Ngành công nghiệp Ngành nông nghiệp 1. Đường lối phát triển - Thay đổi cơ chế quản lý: Cỏc nhà mỏy được chủ động lập kế hoạch sản xuất và tỡm thị trường tiờu thụ. - Thực hiện chớnh sỏch mở cửa, thu hỳt vốn đầu tư nước ngoài. - Hiện đại hoỏ trang thiết bị sản xuất cụng nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học cụng nghệ. - Xõy dựng cơ cấu ngành cụng nghiệp hợp lớ.Tập trung vào các ngành trọng điểm. - Giao quyền sử dụng đất và khoỏn sản phẩm cho nụng dõn. - Xõy dựng cơ sở hạ tầng ở nụng thụn: đường giao thụng, hệ thống thuỷ lợi. - Áp dụng KHKT vào sản xuất nụng nghiệp, sử dụng giống mới, mỏy múc thiết bị hiện đại. - Nhà nước giảm thuế, tăng giỏ nụng sản, tổ chức dịch vụ nụng nghiệp 2.Thành tựu + Cơ cấu + Sản lượng + Phân bố - Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng: khai thác, luyện kim, hoá chất, ô tô, chế tạo máy, công nghiệp hàng tiêu dùng... - Sản lượng: tăng nhanh, nhiều ngành công nghiệp có sản lượng đứng đầu thế giới như: Than, điện, thép, xi măng, phân bón... => Sự phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như cơ khí chính xác, điện tử Trung Quốc đã chế tạo thành công tàu vũ trụ - Phân bố: +Các trung tâm công nghiệp lớn chủ yếu phân bố ở Miền Đông và đang mở rộng ra ở Miền Tây. + Một số trung tâm công nghiệp lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu. - Cơ cấu ngành nông nghiệp: Ngành trồng trọt chiếm ưu thế về diện tích và lượng sản phẩm nông nghiệp đa dạng. - Sản lượng: Một số loại sản lượng đứng đầu thế giới như: lương thực, bông, thịt lợn. - Phân bố: + Đồng bằng châu thổ các sông lớn là các vùng nông nghiệp trù phú : Đồng bằng Hoa Bắc: Lúa mì, ngô, củ cải đường Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông. + Miền tây: chủ yếu chăn nuôi du mục. Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho nhân dân. Hoạt động 3: Tìm hiểu khái quát chung về thành tựu nền kinh tế Trung Quốc - Công cuộc hiện đại hoá đã mang lại những thay đổi gì cho nền kinh tế Trung Quốc? - 1 - 2 học sinh trình bày - Giáo viên chuẩn kiến thức => Những thành tựu này chính là thành quả của công cuộc cải cách mở cửa. - GV giới thiệu bức ảnh hình 10.6 SGK. - Gv cho học sinh liên hệ thành tựu công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Một số thành tựu cơ bản của nền kinh tế trung quốc 1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới: Trung bỡnh đạt trờn 8%. 2. Cơ cấu kinh tế thay đổi rừ rệt: Tỉ trọng nụng lõm, ngư nghiệp giảm, tỉ trọng cụng nghiệp và dịch vụ tăng. 3. Là một nước xuất siờu thứ 3 thế giới: Giỏ trị xuất khẩu 266 tỉ đụ la, nhập khẩu 243 tỉ đụ la. 4. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cao: Thứ 7 thế giới. 5. Thu nhập bỡnh quõn tăng: Tăng, năm 2004: 1269 USD. => Kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh Hoạt động 4: Tìm hiểu mối quan hệ Trung Quốc - Việt Nam - GV gọi 1 Học sinh đọc mục III SGK Sau đó GV kết luận: Với những thành tựu trong công cuộc công nghiệp hoá của Trung Quốc cũng như Việt Nam thì mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp và bền vững III. Mối quan hệ Trung Quốc - – Việt Nam. - Quan hệ nhiều lĩnh vực, trờn nền tảng của tỡnh hữu nghị và ổn định lõu dài. - Kim ngạch thương mại tăng nhanh Hoạt động 5: Củng cố Giáo viên sử dụng sơ đồ sau. Đường lối phát triển kinh tế Nông nghiệp Công nghiệp Thành tựu Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ Hoạt động nối tiếp: làm bài tập 1 và 2 SGK trang 95 Điểm mới ở đây là tôi đã thực hiện phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với bảng biểu và phương pháp nêu đặt vấn đề và tôi đã mạnh dạn thay đổi cấu trúc bài dạy. Với cấu trúc trên, giáo viên có thể kết hợp giảng, ghi bài, phát vấn, tinh giản thời gian cho học sinh tự thảo luận tìm ra kiến thức nhưng vai trò người giờ học vẫn nhẹ nhàng, bài dạy vừa sâu vừa thực tế nhưng vẫn đảm bảo được trọng tâm kiến thức cơ bản: + Học sinh nắm vững hệ thống ý bài học, ghi nhớ kiến thức khoa học + Học sinh đã tìm hiểu được sâu hơn về nguyên nhân, mục đích của đường lối phát triển kinh tế. + Học sinh có thể tự xác định sự phân bố các ngành nông nghiệp, công nghiệp trên bản đồ, biết vận dụng kiến thức tiết 1 – tự nhiên dân cư – xã hội để giải thích được sự phân bố. + Học sinh liên hệ đựơc thực tế sự phát triển nền kinh tế Trung Quốc cũng như liên hệ thực tế về đường lối, thành tựu công cuộc đôỉ mới ở nước ta, cũng như về mối quan hệ Việt – Trung. III. Kết luận về giải pháp mới Như vậy với cấu trúc bài dạy trong các giải pháp trên, tôi thấy rằng hiệu quả giảng dạy được nâng lân rõ rệt, học sinh làm việc tích cực hơn, hiểu bài hơn, không khí lớp học rất sôi nổi, giờ học nhẹ nhàng, giáo viên và học sinh không phải làm việc vất vả mà hiệu quả vẫn cao. Hơn nữa, cấu trúc bài dạy đơn giản học sinh dễ ghi, dễ hiểu và dễ nhớ cũng như dễ tìm hiểu bài để trả lời và tìm ra hệ thống kiến thức trọng tâm. Qua giảng dạy và thực nghiệm 2 năm trên nhiều lớp với nhiều đối tượng học sinh khác nhau tôi thấy hiệu quả rõ rệt: Năm học 2007 – 2008: Tôi thử nghiệm tại hai lớp 11 E và 11 G, đây là hai lớp có lực học khá đồng đều nhau nhưng khi sử dụng phương pháp này thì lớp 11 G hiểu bài hơn, nắm vững kiến thức trọng tâm và vận dụng tốt hơn để làm bài tập. Năm học 2008 – 2009 Tôi đã thử nghiệm tại lớp 11 M và 11 B, lớp 11 B là lớp chọn có lực học khá, lớp 11 M có lực học yếu hơn. Kết quả như sau: Lớp 11 B Lớp 11M Hứng thú học bài 90% 100% Ghi nhớ kiến thức 80% 80% Hiểu bài 75% 80% Biết vận dụng làm bài tập SGK 70% 77% Nắm vững và giải thích được sự phân bố các đối tượng trên bản đồ 52% 74% Biết liên hệ thực tế Việt Nam. 46% 69% Bài dạy này có thể sử dụng phương tiện dạy học hiện đại hoặc dạy truyền thống trên lớp, với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. + Tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin : Học sinh làm việc với phiếu học tập, lên bảng dán phiếu học tập, giáo viên chiếu các bảng biểu trong SGK, sơ đồ, lược đồ, các bảng biểu chuẩn kiến thức lên máy. Với học sinh khá, giỏi: Giáo viên cho học sinh tự trình bày kiến thức tổng thể cả mục I – các ngành kinh tế, lên bảng trình bày sự phân bố, giáo viên kết luận, bổ sung. + Với các tiết dạy thông thường: Giáo viên chia nhóm, đạt câu hỏi, cho học sinh lên bảng trình bày bằng phấn, giáo viên sử dụng bảng phụ chuẩn kiến thức hoặc dùng phấn màu sửa lỗi. Sử dụng bản đồ kinh tế chung Trung Quốc và cho học sinh tìm hiểu các bảng biểu trong sách giáo khoa. Nếu đối tượng học sinh quá yếu thì giáo viên có thể gọi đại diện từng học sinh ở từng bàn trình bày kiến thức, giáo viên ghi vào bảng sau đó yêu cầu học sinh khác nhận xét bổ sung. Tại Trường THPT Yên Thành 3 tôi đã thực hiện tại lớp 11N, 11P ( lớp bổ túc văn hoá) và đã thu kết quả khả quan. Như vậy để dạy tốt tiết 2 – Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cũng như các tiết dạy khác, tôi thấy giáo viên cần phải tìm hiểu và đọc kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo, soạn kỹ và chuẩn bị các phương tiện dạy học, phải vận dụng và thay đổi cách trình bày linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh, phải tạo không khí cởi mở gây hứng thú học cho cả tập thể lớp cũng như đánh giá, cho điểm hoạt động của từng nhóm. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi khi giảng dạy Tiết 2 – bài: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, với các giải pháp và cách dạy trên đồng nghiệp cũng có thể phát triển mở rộng để giảng dạy ở tiết 1: tự nhiên, dân cư, xã hội Đông Nam á hoặc tiết 2 - Đông Nam á: mục II , mục III: thành tựu và thách thức của ASEAN Rất mong sự góp ý, động viên của đồng nghiệp Yên thành ngày 10 tháng 06 năm 2009 Người thực hiện: Bùi thị Hậu IV. Phụ lục Mẫu phiếu học tập. Các bảng số liệu và lược đồ trong bài dạy.

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem tiet 2 trung quoc.doc