Trong chương trình thay sách giáo khoa năm học 2002 - 2003. Nghệ thuật là môn học tích hợp 3 phân môn học đó là phân môn Hát nhạc, Mỹ thuật và Lao động kỉ thuật nay đổi là Thủ công. Trước đây theo chương trình cũ nhiều giáo viên cho rằng môn học Lao động kỷ thuật (tức Thu công bây giờ) là những môn học phụ không quan trọng nên chưa được các giáo viên quan tâm giảng dạy như những môn học Toán, Tiếng Việt hay Tự nhiên xã hội. Song thực tế không phải vậy mà việc giảng dạy tốt các môn học này sẽ giúp học sinh phát triển được đầy đủ về các mặt Đức - Trí - Thể - Mỹ theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Cụ thể ở đây tôi muốn nói tới phần môn Thủ công trong chương trình giảng dạy ở lớp 1 tiểu học.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 5801 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài biện pháp để giúp giáo viên dạy tốt phân môn thủ công trong môn nghệ thuật ở lớp 1- Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài:
Một vài biện pháp để giúp giáo viên dạy tốt phân môn Thủ công trong môn Nghệ thuật ở lớp 1- Tiểu học
I - Đặt vấn đề:
Trong chương trình thay sách giáo khoa năm học 2002 - 2003. Nghệ thuật là môn học tích hợp 3 phân môn học đó là phân môn Hát nhạc, Mỹ thuật và Lao động kỉ thuật nay đổi là Thủ công. Trước đây theo chương trình cũ nhiều giáo viên cho rằng môn học Lao động kỷ thuật (tức Thu công bây giờ) là những môn học phụ không quan trọng nên chưa được các giáo viên quan tâm giảng dạy như những môn học Toán, Tiếng Việt hay Tự nhiên xã hội. Song thực tế không phải vậy mà việc giảng dạy tốt các môn học này sẽ giúp học sinh phát triển được đầy đủ về các mặt Đức - Trí - Thể - Mỹ theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra. Cụ thể ở đây tôi muốn nói tới phần môn Thủ công trong chương trình giảng dạy ở lớp 1 tiểu học.
Thủ công chính là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho lao động hướng nghiệp sau này. Bởi thế phân môn Thủ công có vai trò hết sức quan trọng trong nền giáo dục nước ta.
Do đó song song với việc đổi mới phương pháp, đổi mới chương trình các môn học như Toán, Tiếng Việt thì hiện nay chúng ta cũng đã đổi mới luôn nội dung và chương trình sách giáo khoa môn lao động kỷ thuật, đổi tên là môn Thủ công. Được tích hợp trong môn Nghệ thuật với các phân môn Hát nhạc, Mỹ thuật. ở phân môn Thủ công có một số nội dung không phù hợp với trẻ lớp 1 đã được bỏ như lao động tự phục vụ, làm đồ chơi… mà đưa chương "xé, dán giấy" vào chương trình để dạy ở lớp 1, nhằm nối tiếp phần đã học ở các lớp mẫu giáo và cũng phù hợp với tâm sinh lý của các em học sinh lớp 1.
II. Thực trạng và giải pháp
1. Thực trạng:
Tuy tất cả các giáo viên lớp 1 đã được tiếp thu chuyên đề thay sách nhưng không phải ai cũng dạy tốt phân môn Thủ công. Vì sao vậy? Qua dự giờ thăm lớp, qua bản thân tôi trực tiếp giảng dạy và qua kiểm tra đánh giá học sinh khi được học phân môn này tại trường trong một năm học qua, kết quả có thể đánh gía theo ý kiến chủ quan của tôi như sau:
a. Ưu điểm.
Nhà trường đã cử những giáo viên có năng lực sư phạm, tận tuỵ với nghề nghiệp và có năng khiếu về phân môn Thủ công tham gia giảng dạy mẫu theo hướng đổi mới để đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm. Hơn nữa việc dạy phân môn Thủ công có thành công hay không còn phụ thuộc vào việc học tập, tiếp thu kiến thức của học sinh. Đây là môn học rất được học sinh lớp 1 yêu thích, phù hợp với tâm lý trẻ và thuận lợi hơn là một số bài xé dán giấy được tiếp nối nội dung của bậc mẫu giáo.
Bên cạnh đó môn học đã được các cán bộ quản lý, chuyên môn chỉ đạo việc áp dụng phương pháp mới. Với những thuận lợi đó tôi tin chắc rằng giáo viên lớp 1 sẽ dạy tốt môn Nghệ thuật nói chung cũng như phân môn Thủ công nói riêng như đối với các môn học khác.
b. Tồn tại và nguyên nhân.
Trong quá trình dạy học phân môn thủ công phương pháp làm mẫu của giáo viên là rất quan trọng song trong thực tế còn một số giáo viên khi thực hiện các thao tác mẫu chưa thật nhuần nhuuễn, chưa chính xác do vậy hiệu quả giờ dạy chưa cao.
Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lớp một còn rất non nớt, tư duy của các em còn rất cụ thể, cảm tính, các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động. Các em chưa tập trung lâu sự chú ý vào một cái gì đó. Đã vậy kỹ thuật xé, dán giấy lại càng khó vì các em mới bắt đầu làm quen với lao động thủ công và thực hiện quy trình bằng kỹ thuật.
Mặt khác do chương "xé, dán" nằm trong các tuần đầu của năm học các em lúc này chưa biết hết mặt chữ nên các em phải dựa vào quan sát giáo viên làm mẫu và ghi nhớ để làm theo chứ không tự đọc được hướng dẫn trong sách giáo khoa. Tuy chương "xe, dán giấy" được nối tiếp của chương trình mẫu giáo nhưng do đặc điểm của chương "xé, dán giấy" là tất cả các hoạt động làm ra sản phẩm đều phụ thuộc vào sự điều khiển của bàn tay. Các em phải dùng tay để xé các hình cơ bản như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác. Đó quả là một điều khó đối với học sinh lớp 1 nên kỹ thuật xé, dán của học sinh chưa đạt, sản phẩm làm ra chưa đúng, chưa phẳng.
- Do từ trước tới nay môn Lao động kỹ thuật là môn giáo viên "ngại" dạy, tuy kiến thức nó không khó nhưng nó đòi hỏi người giáo viên phải có năng khiếu, linh hoạt, khéo léo và có sự tưởng tượng phong phú. Đặc biệt với chương trình thay sách năm nay đã đưa chương "Xé, dán giấy" vào giảng dạy nên có một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, giáo viên chưa quen với kỹ thuật xé, dán giấy.
Dạy phân môn Thủ công đòi hỏi giáo viên vận dụng nhiều phương pháp linh hoạt trong đó chủ yếu là phương pháp làm mẫu. Song, do giáo viên chưa nắm chắc được kỹ năng thao tác làm mẫu hoặc do thao tác làm mẫu chậm, chiếm nhiều thời gian nên phần thực hành của học sinh còn ít, do đó sản phẩm hoàn thành của học sinh chưa nhiều.
Quy trình dạy phân môn Thủ công là giáo viên cho học sinh quan sát mẫu đ học sinh nhận xét mẫu vật đ học sinh thưc hành. Chính vì vậy, việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học là không thể thiếu. Nhưng do đặc điểm của môn học này là không có sẵn đồ dùng mà giáo viên phải tự chuẩn bị nên rất mất thời gian dẫn đến tâm lý "ngại" làm đồ dùng hoặc đã làm nhưng chưa đạt yêu cầu của bài dạy.
Hiện nay phân môn Thủ công đang được phân công cho giáo viên lớp 1 dạy kèm nên chất lượng giờ thủ công chưa cao, giáo viên dạy phân môn đó chưa phải và giáo viên chuyên sâu.
2. Giải pháp.
Từ những thực trạng và nguyên nhân trên cho nên việc nắm bắt các quy trình kỹ thuật trong chương xé, dán của các em còn hạn chế. Các em học sinh không hứng thú với giờ học thủ công dẫn đến kết quả giờ học thủ công chưa cao. Vậy để giờ học thủ công đạt hiệu quả hơn nữa để giúp học sinh hoàn thành những sản phẩm đạt yêu cầu, đạt mục tiêu mà môn học Thủ công đặt ra đối với học sinh lớp 1 thì tôi thấy có một vài biện pháp sau:
- Trước hết giáo viên phải nghiên cứu kỹ mục tiêu, nội dung, chương trình, trình độ chuẩn của từng bài để từ đó lập kế hoạch giảng dạy chi tiết cho từng bài, chú ý đi sâu vào phần trọng tâm, phần khó.
- Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học phù hợp với từng bài dạy. Vì đây là môn học đòi hỏi học sinh phải được quan sát mẫu trước khi làm, do vậy nếu thiếu đồ dùng dạy học thì học sinh không thể hiểu và làm được theo yêu cầu của giáo viên. Vì đồ dùng dạy học giúp học sinh hình dung được sản phẩm hoàn thành. Qua phương tiện dạy học cung cấp cho học sinh những thông tin đầy đủ chính xác và cụ thể của công việc.
- Giáo viên phải biết kết hợp với các phương pháp dạy học để mang lại hiệu quả cao. Nhưng cũng không được lạm dụng quá đồ dùng dạy học mà phải biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
- Giáo viên cần tổ chức cho học sinh thực hành theo nhiều hình thức để dạy học như thực hành theo cặp, theo nhóm và cho học sinh thực hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Khi học sinh thưc hành giáo viên cần quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh nhất là những học sinh yếu để giúp đỡ các em đó hoàn thành sản phẩm.
Đặc điểm của phân môn thủ công thường sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp làm mẫu, phương pháp trực quan, phương pháp quan sát, phương pháp giải thích, phương pháp diễn giảng, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề.
Tuy nhiên, không có phương pháp nào là vạn năng, là duy nhất mà mỗi phương pháp đều có đặc thù riêng của nó. Do vậy, người giáo viên phải biết vận dụng khéo léo và linh hoạt cho từng bài dạy cụ thể, chương học cụ thể.
ở chương "xé, dán giấy" trong chương trình môn Thủ công được coi là chương khó nhất. Đặc biệt hai bài khó đó là "xé dán hình con gà"và "xé dán hình con mèo".
Saukhi học tập và bồi dưỡng chuyên đề cùng với việc nghiên cứu các tài liệu khác. Bản thân tôi đã vận dụng vào thực tế giảng dạy tại đơn vị công tác.Tôi xin trình bày một kế hoạch bài học trong chương trình "xé, dán giấy" (Đây là một bài khó trong chương này).
Bài: Xé, dán hình con gà (1 tiết)
I. Mục tiêu.
- Biết cách xé, dán hình con gà con đơn giản.
- Xé được hình con gà con cân đối, phẳng.
II. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên .
- Bài mẫu về xé, dán hình con gà con có trang trí cảnh vật.
- Giấy thủ công màu vàng.
- Hồ dán, giấy trắng làm nền.
- Khăn lau tay.
2. Chuẩn bị của học sinh .
- Giấy nháp có kẻ ô.
- Bút chì, bút màu.
- Vở thủ công, khăn lau tay.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu.
1. Bài cũ.
- Tiết trước em học bài gì?
- Xé, dán hình ngôi nhà.
2. Bài mới.
- Giáo viên cho học sinh xem mẫu xé, dán con gà con.
- Đây là con vật gì? (Con gà con)
- Giáo viên ghi mục bài:
T.gian
Nội dung
Phương pháp
5 phút
7 phút
10 phút
15 phút
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- Giáo viên treo tranh vẽ con gà con. Cho học sinh quan sát.
- Con gà có những bộ phận gì?
(Đầu , thân, đuôi, mỏ, cánh, chân)
- Đầu gà hình gì? (Hình tròn)
- Thân gà giống quả gì? (giống hình quả trứng)
- Toàn thân con gà có màu gì? (vàng)
- Gà con có gì khác với gà lớn? (gà trống, gà mái): Gà con mình nhỏ, không nhìn thấy cổ, chân, đuôi ngắn hơn, chưa có mào
2. Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Giáo viên làm mẫu - Học sinh quan sát
a) xé, dán hình thân gà
Giáo viên dùng tờ giấy màu lật mặt sau đếm ô đánh dấu vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô, ngắn 8 ô.
Xé hình chữ nhật khỏi tờ giấy
Xé 4 góc hình chữ nhật, chỉnh sửa lại
Lật mặt sau cho học sinh quan sát
b) Xé hình đầu gà (giấy cùng màu)
- Đếm ô, đánh dấu, vẽ và xé hình vuông mỗi cạnh 5 ô.
- Xé 4 góc hình vuông, lật mặt sau: Học sinh quan sát.
c) Xé hình đuôi gà (giấy cùng màu)
Đếm ô đánh dấu, vẽ, xé một hình vuông có cạnh 4 ô.
- Vẽ hình tam giác
- Xé hình tam giác
Lật mặt sau cho học sinh quan sát.
d) Xé hình mỏ, chân, mắt gà.
Dùng giấy màu khác để xé hình mỏ, mắt, chân gà, (Các hình này các em xé ước lượng không xé theo ô)
Giáo viên vẽ các hình đó lên bảng:
e) Dán hình:
- Giáo viên thao tác bôi hồ và lần lượt dán thứ tự: thân gà, đầu gà, mỏ, mắt và chân trên nền giấy trắng.
3. Giáo viên cho học sinh nêu lại quy trình xé, dán (thân, đầu, đuôi các bộ phận khác)
4. Thực hành:
Học sinh thực hành trên giấy trắng kẻ ô.
Giáo viên theo dõi và gợi ý thêm cho học sinh
Phương pháp trực quan
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp nêu vấn đề
Phương pháp làm mẫu
P. pháp diễn giảng
Phương pháp giải thích
Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát
Phương pháp luyện tập huấn luyện.
Phương pháp thực hành luyện tập
5. Tổng kết: (5 phút)
Giáo viên nhận xét và tuyên dương những em biết cách xé đúng, đẹp, chuẩn bị đồ dùng đầy đủ.
Dặn dò: Chuẩn bị giấy màu, hồ dán, vở thủ công, bút chì cho tiết học sau.
Cho học sinh hát bài "Đàn gà con".
III. Kết quả:
Cùng bài "Xé, dán hình con gà" khi chưa dạy theo phương pháp mới ở lớp 1B cùng với 32 em học sinh. Khi dạy xong khảo sát thu được:
Hoàn thành sản phẩm: Chưa hoàn thành sản phẩm:
54% (17 em) 46% (15 em)
Sau khi dạy bài "xé, dán hình con gà" theo phương pháp dạy học theo hướng đổi mới của chương trình thay sách. Tôi nhận thấy lớp tôi (1D) với 32 em kết quả thu được:
Hoàn thành sản phẩm: Chưa hoàn thành sản phẩm:
80% (26 em) 20%(6 em)
Sau khi áp dụng dạy phân môn Thủ công theo tinh thần đổi mới tôi nhận thấy học sinh lớp tôi rất hứng thú học tập, hoàn thành sản phẩm nhiều hơn và kết quả giờ dạy đạt cao hơn.
VI. Bài học:
Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy tôi đã tích luỹ được các bài học sau cho bản thân trong khi dạy học phân môn Thủ công:
- Cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung bài Thủ công sẽ dạy.
- Xây dựng một kế hoạch chung cho giờ dạy Thủ công.
- Xây dựng thiết kế riêng cho từng bài học cụ thể để đi sâu vào trọng tâm và những điểm khó của bài.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phù hợp với từng bài dạy cụ thể.
- Trao đổi, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp đối với những bài dạy khó. Tổ chức dạy mẫu, góp ý rút kinh nghiệm.
- Đối với các bài dạy khó giáo viên cần kịp thời luyện tập các thao tác cho thành thạo để hướng dẫn và tạo niềm tin cho học sinh.
Tham gia đầy đủ các chuyên đề và nắm bắt kịp thời những đổi mới về môn học để áp dụng vào các bài daỵ.
- Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1 nên giáo viên cần khuyến khích động viên các em khi các em thực hành và hoàn thành được sản phẩm để từ đó các em có hứng thú học tập và thi đua làm được những sản phẩm đúng và đẹp.
- Giáo viên cần chú ý đến trình độ của học sinh lớp mình dạy để lựa chọn phương pháp dạy học và sử dụng nó một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giờ dạy giúp học sinh hứng thú học tập, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức.
V. Kết luận:
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Nghệ thuật nói riêng.
Là yêu cầu cấp bách trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học. Một lần nữa tôi khẳng định đổi mới phương pháp dạy học phân môn thủ công giữ vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân cách, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, tính sáng tạo nghệ thuật và làm ra sản phẩm theo quy trình công nghệ . Mặc dù vậy, việc thực hiện những điều đó không phải là dễ. Nhìn lại trách nhiệm và sự cố gắng của bản thân. Với năng lực có hạn tôi mạnh dạn trình bày suy nghĩ của mình về việc vận dụng lý luận đổi mới phương pháp dạy học đê thiết kế, triển khai bài dạy về phân môn Thủ công trong môn Nghệ thuật ở lớp 1 chương trình mới.
Tất nhiên không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để tôi có thêm nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc giảng dạy phân môn Thủ công theo chương trình mới./.
Xin chân thành cảm ơn !
File đính kèm:
- SKKN chon loc.doc