Hiện nay để theo kịp với sự phát triển không ngừng của đất nước, ngành Giáo dục - Đào tạo của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về giáo dục và đào tạo. Mục tiêu của việc giáo dục là:
- Học sinh phải được chuẩn bị để đạt chuẩn kiến thức của các môn học ở các lớp.
- Học sinh phải được trang bị kiến thức để có hiểu biết về Tổ quốc, về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân, về tinh thần làm chủ và nếp sống văn minh, về nền văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam ta. Biết hưởng ứng những cuộc vận động lớn của Đảng và nhà nước đang tiến hành ở miền núi, vùng dân tộc .
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4612 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài biện pháp giáo dục đạo đức học sinh trường THCS tại Trường THCS thị trấn ĐăcRve huyện Kon Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay để theo kịp với sự phát triển không ngừng của đất nước, ngành Giáo dục - Đào tạo của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về giáo dục và đào tạo. Mục tiêu của việc giáo dục là:
- Học sinh phải được chuẩn bị để đạt chuẩn kiến thức của các môn học ở các lớp.
- Học sinh phải được trang bị kiến thức để có hiểu biết về Tổ quốc, về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân, về tinh thần làm chủ và nếp sống văn minh, về nền văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam ta. Biết hưởng ứng những cuộc vận động lớn của Đảng và nhà nước đang tiến hành ở miền núi, vùng dân tộc ...
- Học sinh phải được rèn luyện thông qua các hoạt động trong và ngoài trường để sau khi ra trường có thể tham gia tổ chức và điều kiện các hoạt động cải tạo và xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Muốn thực hiện tốt mục đích đào tạo của Trường phổ thông đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực sự là những người có năng lực, có lòng nhiệt tình, độ lượng và biết cách tổ chức, quản lý những em học sinh với mọi đối tượng học sinh khác nhau.
Chính vì vậy tôi thực sự trăn trở với công tác giáo dục đạo đức hcọ sinh, trải qua các năm làm công tác chủ nhiệm lớp cùng với sự trao đổi, học hỏi đúc rút kinh nghiệm ở đồng nghiệp nên tôi chọn đề tài: “ Một vài biện pháp giáo dục đạo đức học sinh trường THCS tại Trường THCS thị trấn ĐăcRve huyện Kon Rẫy” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2004-2005.
II. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Đánh giá thực trạng công tác chủ nhiệm của giáo viên trong năm học 2004-2005.
2. Đề xuất, hệ thống các biện pháp nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
3. Đánh giá kết quả vận dụng các biện pháp.
III. Đối tượng và cơ sở nghiên cứu.
1. Đối tượng: Công tác giáo dục đạo đức học sinh 9B.
2. Cơ sở nghiên cứu: Trường THCS thị trấn ĐăcRve, huyện Kon Rẫy.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp như:
1. Phương pháp điều tra.
2. Phương pháp đàm thoại, vấn đáp.
3. Phương pháp quan sát.
4. Phương pháp phân tích, tổng hợp.
V. Phạm vi nghiên cứu.
Vì thời gian có hạn và điều kiện giảng dạy trong năm học nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu công tác chủ nhiệm trong phạm vi Trường THCS thị trấn ĐăcRve, huyện Kon Rẫy.
Việc giáo dục đạo đức của Nhà trường qua những năm qua được nâng lên khi tôi áp dụng những biện pháp đã đưa ra ở trên. Những biện pháp mà tôi hệ thống và đề xuất cũng có thể áp dụng có hiệu quả đối với các trường có điều kiện đặc điểm như trường THCS thị trấn ĐăcRve.
phần Nội dung
I/. Thực trạng Tình hình Học sinh và công tác giáo dục đạo đức các lớp ở trường THCS thị trấn đăcrve
1. Thuận lợi:
a. Học sinh:
Học sinh THCS của trường THCS thị trấn ĐăcRve, huyện Kon Rẫy đềuthường trú tại địa bàn. Các em học sinh chủ yếu là người Kinh, có một số em là người dân tộc thiểu số.
- Học sinh trên địa bàn gần trường, có nhiều em là con của cán bộ, công nhân viên.
- Tất cả học sinh vào học ở trường đều được gia đình và các thầy cô quan tâm tới việc học tập của các em.
b. Giáo viên:
- Các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đựơc đào tạo chuẩn và trên chuẩn. Một số giáo viên có tuổi nghề cao có kinh nghiệm trong các vấn đề giảng dạy và giáo dục các em.
- Đội ngũ giáo viên phân lớn là các thầy cô giáo trẻ, nhiệt tình, thực sự tâm huyết đối với học sinh, đối với nghề nghiệp, có ý thức tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực giáo dục của bản thân.
- Nhiều thầy cô thực sự yêu nghề đã có không ít những trăn trở, lo lắng vì vậy đã cố gắng khắc phục mọi điều kiện hoàn cảnh, suy nghĩ, để tìm ra các phương pháp giảng dạy kiến thức bộ môn, giáo dục đạo đức cho các em một cách hiệu quả nhất.
2. Khó khăn:
a. Học sinh:
-Đối tượng học sinh người kinh lẫn người dân tộc, chênh lệch về trình độ nhận thức, thành phần gia đình đa dạng, một số gia đìnhlơ là việc học tập và giáo dục các em còn phó mặc cho nhà trường. Một số gia đình bất lực trước việc giáo dục con cái.
- Một số em ý thức tự học tập, tự rèn luyện còn thấp; đặc biệt chưa xác định rõ động cơ học tập nên hay nghỉ học, thiếu chịu khó trong học tập.
- Một số em là người dân tộc thiểu số sự tiếp thu kiến thức của các em còn chậm, tư duy trừu tượng kém, khả năng nghe, ghi chép bài, nhớ bài còn yếu nên hiểu và vận dụng kiến thức còn chậm.
- Các em hay nhút nhát, chưa mạnh dạn trong việc góp ý xây dựng bài, không mạnh dạn học hỏi bạn bè, thầy cô về những kiến thức mà bản thân chưa rõ, chưa hiểu.
b. Giáo viên:
- Phần lớn là giáo viên mới ra trường, tuổi nghề còn ít, chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy, giáo dục học sinh. Một số giáo viên còn thờ ơ với viẹc giáo dục các em chưa quantâm tới học sinh, chưa thực sự tìm ra phương pháp giáo dục thích hợp. Tài liệu tham khảo không có, không nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm, chưa tìm hiểu được tâm tư của các emvà hoàn cảnh gia đình các em.
- Giáo viên cùng bộ môn ở trong trường ít, lại thiếu giáo viên có kinh nghiệm nên không có điều kiện để học tập trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ.
- Học sinh giáo viên từ nhiều nơi khác nhau nên việc phát âm cũng có phần gây nhiều khó khăn trong việc giảng dạy.
3. Nguyên nhân.
a. Học sinh:
- Do gia đình quan tâm chưa đúng mức đối với các em.
- Một số em còn ỷ lại, một số em do học lực yếu nên chán nản việc học hành.
- Có những em đã mất cha, mẹ hoặc gia đình không hoà thuận, bố mẹ đi làm xa làm cho các em bị thiếu thốn tình cảm.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà đông con.
- Đối với học sinh dân tộc một số chưa ý thức được lợi ích của việc học cần thiết cho các em như thế nào.
- Do phong tục tập quán của một số em học sinh người dân tộc.
b. Đối với giáo viên:
- Một số chưa hiểu rõ hoàn cảnh, tâm tư của học sinh.
- Có những biện pháp nghiêm khắc, cứng nhắc không phù hợp.
- ít quan tâm đến sinh hoạt, việc làm hàng ngày của các em, chưa nắm bắt được hoàn cảnh gia đình các em.
4. Kết quả hạnh kiểm của học sinh lớp trong các năm qua.
Năm học
Lớp
Tổng số
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2003-2004
8B
37
17
45
13
35
4
10
3
8
2004-2005
9B
37
20
54
13
35
4
10
0
0
II. Những biện pháp nâng cao chất lượng về công tác giáo dục đạo đức học sinh đối với giáo viên chủ nhiệm.
Đổi mới giáo dục đang đặt ra những yêu cầu mới cho người giáo viên; đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Nếu không có sự giúp đỡ của GVCN thì các em khó tránh khỏi những ảnh hưởng không lành mạnh từ phía xã hội.
Chính vì vậy trong khi làm công tác giáo dục đạo đức học sinh, bản thân tôi đã hệ thống và đề xuất những biện pháp sau để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
Biện pháp 1: Có kế hoạch giáo dục các đối tượng học sinh khác nhau.
Điều kiện chủ yếu để người giáo viên thành công trong công tác chủ nhiệm là phải nắm thực vững học sinh. Chính vì vậy mà công tác đầu tiên của người giáo viên chủ nhiệm là nghiên cứu học sinh một cách chu đáo và toàn diện. Giáo viên có thể sử dụng một số phương tiện và phương pháp cơ bản sau đây:
a. Về phương tiện.
Thông tin lớp của người giáo viên chủ nhiệm là gia đình, sổ điểm lớp, học bạ, sơ yếu lý lịch, sổ ghi đầu bài, sổ chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm ở lớp dưới của các em.
Các câu hỏi cho các đối tượng nhằm trợ giúp cho quá trình tìm hiểu và nghiên cứu học sinh. Như là
- Em muốn lớp ta phải là một tập thể như thế nào?
- Trong gia đình vấn đề gì làm em phải suy nghĩ?
- Theo em, người bạn tốt cần có những phẩm chất như thế nào?
- Những đức tính nào làm cho em quý nhất?
. . . . . . . . . . .
b. Về phương pháp.
* Xem xét theo dõi hồ sơ học sinh: phân loại học sinh và xác định nội dung cần tìm hiểu.
* Điều tra và xử lý thông tin: ghi lại các thông tin liên quan đến hành vi đạo dức của học sinh, cần đầy đủ chính xác và phân loại theo nội dung, yêu cầu giáo dục.
* Có thể trực tiếp với học sinh hoặc giáo viên bộ môn, với giáo viên chủ nhiệm cũ, với cha mẹ , với bạn bè. của các em. . .
* Thường xuyên theo dõi các hiện tượng biểu hiện hành vi của học sinh trong học tập, lao động và hoạt động tập thể.
c. Những nội dung cần tìm hiểu học sinh:
* Đặc điểm tâm lý và khí chất: biểu hiện về khả năng tư duy, nhận thức, trí thông minh, sự nhạy bén, ngôn ngữ, tình cảm.
* Đặc điểm phát triển về thể chất và sinh lý lứa tuổi: sức khoẻ, đặc điểm giới tính.
* Hoàn cảnh sống của học sinh: sơ yếu lý lịch; điều kiện kinh tế gia đình; đặc điểm và quan điểm giáo dục của gia đình, anh em thân thích .
* Năng khiếu: thể thao, múa hát, chơi nhạc, làm thơ .
* Những phẩm chất đạo đức chủ yếu: trung thực hay dối trá; cần cù chăm chỉ hay lười biếng; khiêm tốn hay kiêu căng.
*Những phẩm chất khác: tinh thần trách nhiệm; ý thức xây dựng tập thể, ý thức kỷ luật, đạo đức.
Sau đó, chúng ta phân loại học sinh ra từng nhóm nhau và theo dõi quá trình học tập của các em. Giáo viên chủ nhiệm quản lý lớp, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em để nắm được đặc điểm của từng em. Để cho các em thấy được GVCN là người bạn, vừa là cha mẹ tức là khi biết mình sai trái, các em thực sự biết hối lỗi, khi làm tốt và được khen thì vui mừng.
Biện pháp2: Xây dựng tập thể lớp.
Việc xây dựng lớp tự quản vừa là một hoạt động, là một quá trình giáo dục. Do vậy, các bước tiến hành được thực hiện như sau:
a. Tổ chức và giáo dục cơ bản:
- Cho học sinh biết về sơ đồ tổ chức lớp, các mối quan hệ và hoạt động tự quản của tập thể lớp; đội ngũ cán bộ lớp, tổ và các cán sự lớp.
- Sau khi chọn được đội ngũ cán bộ lớp, tổ trong lớp , GVCN giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em. Tổ chức bồi dưõng nội dung, phương pháp hoạt động cho các em: Mỗi ngày làm gì? Mỗi tuần làm gì? Mỗi tháng làm gì? Cách sử dụng sổ ghi chép, theo dõi, quản lý, và điều khiển lớp thực hiện có hiệu quả các hoạt động.
- Cho lớp thảo luận, xây dựng kế hoạch để tập thể học sinh xác định được trách nhiệm thực hiện và phấn đấu.
b. Thực hiện trong hoạt động thực tế:
GVCN phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ cán bộ lớp, tổ, cán sự phát huy được vai trò làm chủ tập thể. GVCN luôn giúp học sinh định hướng và kỷ luật tự giác, tự quản, dân chủ thực sự cho lớp, tránh sự áp đặt. GVCN cần tổ chức để học sinh tự quản các hoạt động sau:
- Các giờ học trên lớp.
- 15 phút truy bài đầu giờ.
- Giờ trống giáo viên.
- Tiết sinh hoạt lớp hàng tuần.
- Các hoạt động vui chơi, lao động, thể thao , . . .
Tổ chức các buổi thăm hỏi, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc bản thân các em gặp khó khăn trong học tập, sinh hoạt ...
Đưa các em vào hoạt động tập thể, xây dựng chương trình hành động, các yêu cầu đề ra phải được nâng cao. Dựa vào nội dung hoạt động của nhà trường, xác định mục tiêu thi đua cụ thể, vừa sức. Đôn đốc, theo dõi, duy trì trong trào liên tục. Sơ kết kịp thời biểu dương khen thưởng, kịp thời uốn nắn những khuyết điểm tồn tại trong công tác thi đua. Dùng nhiều hoạt động lôi cuốn để tổ chức thi đua.
- Xây dựng Chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ở lớp mình, góp phần phát triển Đoàn, bồi dưỡng cán bộ Đòan, kết hợp chặt chẽ mọi hoạt động của Đoàn và lớp. Lấy một số học sinh Đoàn viên làm nòng cốt.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp: Có một đội ngũ cán bộ lớp vững vàng thì việc giáo dục tập thể học sinh mới đạt được kết quả tốt. Có như thế, phong trào lớp mới sôi nổi, mới mạnh mẽ, mới bảo đảm thực hiện thành công mọi kế hoạch do nhà trường và tập thể lớp đề ra. Vì vậy, người GVCN phải hết sức coi trọng việc lựa chọn và bồi dưỡng cán bộ lớp, tổ trưởng, cán sự bộ môn. Đội ngũ cán bộ lớp phải có những tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ lớp, tổ trương, cán sự bộ môn đáp ứng được yêu cầu. Các tiêu chuẩn đó như sau:
* Có ý thức tổ chức kỷ luật, có khả năng gương mẫu.
* Tính tình thẳng thắn, dám đấu tranh phê bình.
* Ham hoạt động, sẵn sàng nhận việc.
* Có khả năng học tập tốt, kết quả từ khá trở lên.
Có như vậy, đội ngũ cán bộ lớp mới có tác dụng tích cực đối với việc góp phần rèn luyện toàn lớp theo mục đích giáo dục của Nhà trường XHCN.
+ Việc bồi dưỡng cán bộ lớp: Công tác cán bộ lớp là công tác tổ chức, điều khiển, tuyên truyền tôt lôi cuốn có sức thyuết phụccao, như vậy mới có hiệu qủa tốt. Chúng ta cần bồi dưỡng cho các em về các nội dung: Tinh thần trách nhiệm và phương pháp công tác.
* Phải chú trọng bồi dưỡng cho cán bộ lớp tinh thần trách nhiệm đối với tập thể, tinh thần phục vụ tập thể, nguyên tắc tập trung dân chủ, tinh thần phê và tự phê ... Phải kích thích tính ưa hoạt động của các em, lấy gương làm việc tốt của các em trong lớp để giáo dục tinh thần phục vụ lớp. Phải tìm những khía cạnh thú vị trong công tác để tâm sự với các em, gợi cho các em những mong muốn tốt đẹp. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, giúp các em biết cách cộng tác với nhau, tôn trọng nhau, lắng nghe ý kiến của nhau ... Phát hiện một biểu hiện không nhất trí trong lãnh đạo lớp, chúng ta phải uốn nắn kịp thời.
* Phương pháp công tác: Bồi dưỡng chủ yếu cho các em là phương pháp vận động quần chúng. Cần trang bị cho các em một cách đầy đủ những kiến thức đầy đủ của người làm công tác lãnh đạo, những lý luận cơ sở, rồi qua công tác thực tế hướng dẫn các em rút ra những bài học thích hợp, làm cho các em ngày một trưởng thành. Phải truyền đạt cho các em nắm được vai trò quần chúng và vị trí của người lãnh đạo, hiểu rõ sức mạnh của tập thể và sự cần thiết tập hợp đông đảo quần chúng hoạt động trong tổ chức. Rèn luyện cho các em phải phát huy những ý kiến quần chúng, giúp đỡ bạn giải quyết khó khăn. Muốn vận động quần chúng tốt phải tổ chức thi đua tốt, xây dựng được vai trò làm chủ của quần chúng.
Biện pháp 3. Kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm, gia đình, nhà trường và xã hội:
- Việc vận dụng các lực lượng xã hội và gia đình phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt đối với các em học sinh chậm tiến, là một việc làm cần thiết có ý nghĩa và tác dụng rất lớn đến kết quả giáo dục học sinh.
- Với cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương: Tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ về các chủ trương và biện pháp giáo dục như vận động nhân dân xây dựng gia đình văn hoá mới, quản lý học sinh ở địa phương xây dựng cơ sở vật chất để giáo dục, vận động các đoàn thể tham gia quản lý và giáo dục các em.
- Với Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên: Tìm hiểu và trao đổi về các hình thức, biện pháp để tiến hành giáo dục học sinh ở trong trường và ngoài trường. Động viên và kiểm tra việc tham gia các hoạt động do Đoàn và Đội tổ chức.
- Với gia đình học sinh: Tổ chức cha mẹ học sinh thành một lực lượng giáo dục. Hướng cho họ phương pháp giáo dục các em tuỳ vào từng đối tượng :
+ Mục tiêu của nhà trường, nội dung và phương pháp giáo dục mới, những yêu cầu với gia đình trong việc giáo dục con em, thông báo kịp thời tình hình của các em cho gia đình rõ, cũng như đề ra những yêu cầu cụ thể từng thời kỳ.
Mặt khác chúng ta có kế hoạch thăm hỏi các gia đình học sinh, đặc biệt là các học sinh chậm tiến.
Ví dụ: Kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình giáo dục học vắng học thường xuyên.
* Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu lý do bỏ học của học sinh.
* Nhắc nhở riêng các em về việc bỏ học nhiều sẽ dẫn đến chất lượng học tập giảm sút.
* Nếu các em còn tiếp tục nghỉ học thì cho viết bản tự kiểm điểm và đưa ra phê bình trước lớp.
* Giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp gặp gia đình thông báo việc nghỉ học của học sinh cho gia đình biết.
- Giáo viên chủ nhiệm bàn bạc với gia đình nếu các em nghỉ học mà về nhà thì gia đình phải có trách nhiệm nhắc nhở các em đi học.
- Giáo viên chủ nhiệm khuyên gia đình trực tiếp động viên các em thực hiện đúng qui định của nhà trường.
- Đối với học sinhlà người dân tộc có tư tưởng muốn bỏ học thì giáo viên chủ nhiệm cần gặp riêng các em và gia đình. Phải biết phân tích cho các em và gia đình về lợi ích của việc học của các em.
Biện pháp 4: Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn
Sự phối hợp công tác của giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên dạy các môn học ở lớp mình phụ trách là thường xuyên, gắn bó, thống nhất giữa dạy học và giáo dục.
- Giáo viên chủ nhiệm bàn bạc với giáo viên bộ môn đưa ra những biện pháp cụ thể để cùng tham gia hoạt động quản lý và xây dựng lớp, trước hết là việc theo dõi và nâng cao chất lượng các môn học. Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch trao đổi với các giáo viên bộ môn hàng tuần, hàng tháng thông qua các buổi họp giao ban tuần, họp hội đồng giáo dục hàng tháng. Từ đó nắm vững tình hình của lớp trong các tiết học, các học sinh học yếu, học kém, các em có ý thức kỷ luật chưa cao . . . Việc này phải được tiến hành một cách thường xuyên và kịp thời qua các hình thức thông báo hoặc hội ý chung cũng như riêng. Biểu hiện về tinh thần thái độ của các em đối với các tiết học của giáo viên bộ môn khác là sự biểu hiện khách quan hơn. Vì nếu một lớp có phong trào yếu và các giáo viên bộ môn dễ tính thì các em sẽ coi trọng tiết học của giáo viên chủ nhiệm hơn, ngược lại sẽ biểu hiện thái độ xem thường các tiết học khác. Vì vậy việc kết hợp công tác với giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh lớp mình là nhiệm vụ không thể thiểu được của người giáo viên chủ nhiệm.
Biện pháp 5. Xây dựng tập thể:
Phải xây dựng tập thể học sinh thành một tập thể có dư luận lành mạnh và tiến bộ. Cần giúp cho một thành viên trong lớp thấy được thế nào là cái đẹp, thế nào là cái xấu, phải đứng trên lập trường quan điểm cách mạng để đánh giá đúng một sự vật, hiện tượng. Nên giúp cho các em thấy được những việc như nhắc bài cho bạn, coi bài làm của bạn hoặc xem tài liệu khi kiểm tra để đạt được điểm cao là một việc làm sai trái ... Khi ý thức tự giác của các em hình thành thì các em sẽ biết khẳng định cái đúng, cái sai, sẽ góp phần làm cho tập thể vững mạnh và phát triển nhanh chóng thực sự.
Các em sinh ra và lớn lên trên quê hương có nhiều truyền thống tốt đẹp. Truyền thống sẽ có tác dụng nâng tầm suy nghĩ của các em lên, giúp các em vươn tới để xứng đáng lớp người đi trước.
Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm khơi dậy những thành tựu của lớp đạt được trong các năm qua.
Trong các buổi sinh hoạt hàng tuần giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch cụ thể để thông báo truyền thống của địa phương hoặc thông qua các hình thức thi tìm hiểu. Nhằm giúp cho các em thấy rõ truyền thống của địa phương, của nhà trường, của Đoàn thể, của lớp để mỗi em có những chỉ tiêu cụ thể dựa vào ưu điểm và khắc phục những thiếu sót của mình mà đăng ký phấn đấu... Nội dung đó được thể hiện qua việc tổ chức những ngày lễ, những buổi tham quan các tác phẩm truyền thống , qua đó chúng ta đánh giá biểu dương những em học tập và rèn luyện có nhiều thành tích . Sự tự hào về truyền thống sẽ giúp các em vượt qua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Về giáo dục lao động: Phải bồi dưỡng cho các em thái độ và tình cảm lao động mới, tổ chức cho các em tham gia lao động ở địa phương, tổ chức tốt những buổi lao động.
- Phải phối hợp và vận động các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường cùng tham gia giáo dục tập thể học sinh.
- Về công tác giáo dục học sinh chậm tiến: Phải tìm hiểu kỹ các em về mọi mặt, tuỳ thuộc vào nguyên nhân của khuyết điểm, tuỳ thuộc vào cá tính của học sinh chậm tiến, giáo viên chủ nhiệm phải có những biện pháp thích hợp. Chúng ta phải đưa các em vào hoạt động tập thể, lấy tập thể để giáo dục, phải phát huy đúng mức những nhân tố tích cực trong tính cách của các em, phối hợp chặt chẽ với gia đình các em và các lực lượng giáo dục ngoài xã hội.
Biện pháp 6. Lập kế hoạch phấn đấu:
Các giáo viên chủ nhiệm phải giúp các em đặt ra mục tiêu phấn đấu và hướng về mục tiêu đó mà phấn đấu hoạt động trong tập thể. Mục tiêu phấn đấu sẽ làm cho các em sự hưng phấn, niềm hứng thú, để thúc đẩy phong trào. Mục tiêu phấn đấu đó phải đảm bảo tính vừa sức của các em. Tùy theo từng điều kiện mà ta đặt ra mục tiêu phấn đấu cho các em và qui định các mục tiêu về mặt thời gian:
- Nội dung được nâng cao hơn về số lượng cũng như chất lượng do đó yêu cầu về mặt thời gian dài hơn.
- Thực hiện trong khoảng 2-3 tuần với những nội dung ngắn và thiết thực.
- Đó là sự phấn đấu để đạt đợưc mục đích, để đạt được những thành tích và kế hoạch đặt ra. Có thể dùng cho một học kỳ hoặc một năm học.
Tôi đã thu được một số kết quả đáng kể.
III. Kết quả nghiên cứu .
Thực tế công tác giáo dục đạo đức học sinh tại trường THCS thị trấn ĐăcRve huyện Kon Rẫy. Tôi đã thực hiện các biện pháp ở trên và đã được kết quả tương đối cao trong năm học 2004-2005.
Kết quả xếp loại hạnh kiểm học kỳ I năm học 2004 -2005 của lớp 9B cụ thể như sau:
Tổng số học sinh: 37 em.
Tốt: 20 tỷ lệ: 54%
Khá: 15 tỷ lệ: 40%
Trung bình: 2 tỷ lệ: 6%
Không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu.
Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận chung.
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy rằng vai trò của người giáo viên rất quan trọng, chịu trách nhiệm giáo dục toàn diện cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người có vai trò trọng trách công tác chủ nhiệm học sinh của lớp, quản lý giáo dục học sinh của lớp. Nhiệm vụ quan trọng là xây dựng giáo dục đạo đức học sinh cho tập thể lớp, có như vậy thì nhà trường mới vững mạnh được.
Giáo viên chủ nhiệm phải tập hợp khai thác các sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, thúc đẩy phát triển nhân cách của từng cá nhân trong lớp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc phối hợp cùng gia đình đôn đốc theo dõi tình hình học tập ở nhà và tình hình học tập ở trường thông qua phiếu liên lạc. Đây là môi trường liên lạc giữa nhà trường và gia đình tốt nhất.
Nói tóm lại, công tác chủ nhiệm lớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh. Do vậy giáo viên chủ nhệm luôn là tấm gương sáng và không ngừng nâng cao trình độ của bản thân mình.
II. Kiến nghị.
1. Đối với nhà trường:
1. Cần bố trí những giáo viên có kinh nghiệm kinh giáo dục làm chủ nhiệm lớp . Không nên bố trí những giáo viên dạy thiếu tiết qui định mà năng lực giáo dục yếu làm chủ nhiệm.
2. Tạo điều kiện tốt cho giáo viên chủ nhiệm về mặt thời gian đối với thời khoá biểu.
2. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo.
Cần có những buổi hội thảo trao đổi về phương pháp giáo dục đạo đức học sinh ở các trường trong toàn huyện.
Do hạn chế về mặt thời gian, thiếu các điều kiện nghiên cứu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của quý thầy giáo, cô giáo và các đồng nghiệp để đề tài có chất lượng và hữu hiệu hơn.
Mục lục
Phần Mở đầu.
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................
2. Nhiệm vụ nghiên cứu. .......................................................................
3. Đối tượng và cơ sở nghiên cứu...........................................................
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................
5. Phạm vi nghiên cứu. ..........................................................................
Phần Nội dung.
I/ Thực trạng tình hình HS và công tác chủ nhiệm lớp....................
1.Thuận lợi. ...........................................................................................
2. Khó khăn. ...........................................................................................
3. Nguyên nhân. ....................................................................................
4. Kết quả hạnh kiểm HS các năm học qua. ..........................................
II/. Những biện pháp nâng cao chất lượng...
III/. Kết quả nghiên cứu. ...................................................................
Phần Kết luận và kiến nghị.
I/. Kết luận chung. ........................................................... ...................
II/. Kiến nghị. ........................................................... ...........................
File đính kèm:
- SANG KIEN KINH NGHIEM.doc