Từ tình hình thực tế giảng dạy, qua những năm thay sách gần đây tôi nhận thấy rằng môn Tiếng việt ở Tiểu học nói chung và môn Tiếng việt ở Lớp 1 nói riêng có nhiều đổi mới về chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy nên việc rèn đọc cho học sinh có một vị trí rất quan trọng đối với học sinh lớp 1. Với nhận thức của bản thân về yêu cầu và nhiệm vụ năm học 2007-2008 về dạy môn Tiếng việt lớp 1 nó là môn học đóng vai trò quan trọng vì trong suốt qua trình học tập học sinh phải biết đọc, đọc đúng, đọc lưu loát dẫn đến đọc diễn cảm – Biết viết đúng mẫu chữ, viết rõ ràng và viết đẹp để góp phần trong việc nâng cao chất lượng học tập các môn khác ở lớp 1 cũng như các em học lên lớp trên sau này. Đồng thời môn Tiếng việt còn giúp học sinh hiểu cái hay, cái đẹp trong sinh hoạt, trong giao tiếp hàng ngày.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng việt và rèn đọc cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – Xuất phát từ đề tài và hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Từ tình hình thực tế giảng dạy, qua những năm thay sách gần đây tôi nhận thấy rằng môn Tiếng việt ở Tiểu học nói chung và môn Tiếng việt ở Lớp 1 nói riêng có nhiều đổi mới về chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy nên việc rèn đọc cho học sinh có một vị trí rất quan trọng đối với học sinh lớp 1. Với nhận thức của bản thân về yêu cầu và nhiệm vụ năm học 2007-2008 về dạy môn Tiếng việt lớp 1 nó là môn học đóng vai trò quan trọng vì trong suốt qua trình học tập học sinh phải biết đọc, đọc đúng, đọc lưu loát dẫn đến đọc diễn cảm – Biết viết đúng mẫu chữ, viết rõ ràng và viết đẹp để góp phần trong việc nâng cao chất lượng học tập các môn khác ở lớp 1 cũng như các em học lên lớp trên sau này. Đồng thời môn Tiếng việt còn giúp học sinh hiểu cái hay, cái đẹp trong sinh hoạt, trong giao tiếp hàng ngày.
Trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng việt (trong đó bào gồm phần âm, phần vần, phần tập đọc), cộng với nghiên cứu tài liệu tham khảo tôi thấy môn Tiếng việt lớp 1 rất quan trọng và cần thiết việc rèn đọc cho học sinh. Vì vậy người giáo viên phải chú ý trong việc rèn đọc cho học sinh ngay từ đầu năm học. Hơn nữa khi học hết lớp 1 yêu cầu học sinh phải đọc và viết được tất cả các âm, chữ cái, vần của tiếng việt và dấu thanh. Biết đọc rõ ràng, lưu loát không thừa, không thiếu tiếng việt, phát âm đúng các phụ âm đầu và đọc các bài văn ngắn. Chữ viết rõ ràng tương đối đều nét, rõ khoảng cách và thẳng hàng.
Với những yêu cầu trên so với học sinh ở lớp minh dạy môn tiếng việt tôi thấy vẫn còn một số em yếu đọc nên tôi đã tự nêu và vận dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy và giúp hóc sinh học tốt như sau:
II- Giả thuyết nghiên cứu
Muốn nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tiếng việt lớp 1 và rèn đọc cho học sinh yếu đọc tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo để phù hợp với nội dung bài dạy giúp học sinh hiểu bài, nhớ bài sâu sắc và đọc bài tốt.
III- Tóm tắt nhiệm vụ
1. Lý luận.
Tích cực tham khảo tài liệu như sách giáo khoa, sách hưỡng dẫn giành cho giáo viên và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Tham gia thăm lớp dự giờ để học hỏi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy của đồng nghiệp.
- Tham gia các buổi họp chuyên môn của phòng, trường, tổ khối tổ chức.
2. Thực tiễn.
- Cơ sở vật chất của nhà trường tuy đã có đủ phòng học, bàn ghế, bảng và một số thiết bị đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh nhưng vẫn còn hạn chế về bàn, ghế ngồi cho học sinh chưa đúng quy cách, đồ dùng dạy học phục vụ cho bài học con ít.
- Phụ huynh vẫn còn một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con mình còn để thiếu đồ dùng học tập (nhất là những em học còn yếu) nên ảnh hưởng đến việc học của học sinh và giảng dạy của giáo viên.
IV – Cơ sở nghiên cứu:
Với nội dung và đề tài tôi đang nghiên cứu là nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tiếng việt và rèn đọc cho học sinh yếu đọc ở lớp 1 tôi trực tiếp giảng dạy trong phạm vi trường.
1. Đối tượng:
Để thực hiện đề tài và áp dụng đề tài có hiệu quả trong quá trình giảng dạy tôi tiến hành như sau:
- Tham mưu với ban giám hiệu và các đồng chí trong tổ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng cho học sinh.
- Thường xuyên thăm lớp và dự giờ và trực tiếp thao giảng trong tổ để tiếp thu ý kiến đóng góp của các đồng chí.
- Tăng cường khảo sát chất lượng hàng tuần, hàng tháng của học sinh lớp mình, nhất là những em còn yếu đọc âm, vần, tập đọc để có kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh.
2. Phạm vi:
Đề tài nghiên cứu của tôi là giới hạn trong trường cụ thể là lớp 1 tôi đang giảng dạy và phụ trách thời gian từ tháng 9/2007 đến hết tháng 4/2008.
V – Các biện pháp thực hiện:
1. Khảo sát chất lượng đầu năm: Đầu năm nhận lớp tôi đã tiến hành tìm hiểu đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh và khả năng nắm bắt kiến thức của từng học sinh để biết lực học của học sinh theo từng loại giỏi, khá, trung bình, yếu. ư
Số liệu cụ thể:
Tổng số học sinh là 16 em:
Lực học môn Tiếng việt
Giỏi: 3
Khá: 4
Trung bình: 5
Yếu: 4
2. Những biện pháp cụ thể:
Muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh về đọc thì giáo viên phải nắm rõ đối tượng từng học sinh trong lớp về điểm yếu mà các em hay mặc phải, tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao học sinh học yếu để có biện pháp kịp thời giúp đỡ, bồi dưỡng rèn cho học sinh và động viên kịp thời với những học sinh tiến bộ trong học tập.
a) Liên hệ với phụ huynh.
Thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về việc học tập và rèn luyện của học sinh qua sổ liên lạc hoặc trao đổi trực tiếp để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con mình để có trách nhiệm kèm cặp giúp đỡ các em trong học tập ở nhà cũng như ở lớp.
b) Nghiên cứu tài liệu.
Thường xuyên đọc sách tham khảo và nghiên cứu kỹ sách giáo khoa để nắm vững nội dung cần chuyền đạt cho học sinh từng bài. Môn tiếng việt là môn học mang tính chất tổng hợp ngoài nhiệm vụ dạy cho học sinh biết đọc, biết viết mà nó còn
nhiệm vụ trao đổi kiến thức về ngôn ngữ tiếng việt cho học sinh và việc phát âm chuẩn của các em mà còn cung cấp kiến thức đầu tiên về văn học, đời sống dinh hoạt hằng ngày, tình cảm gia đình và trao đổi đạo đức, óc thẩm mỹ cho học sinh. Vì vậy khi lên lớp giáo viên cần nắm chắc nội dung bài giảng hình thành các bước lên lớp chuẩn bị và
sử dụng đồ dùng trực quan cho từng bài dạy phù hợp, đúng lúc. Lời nói ngắn ngọn rễ
hiểu nhưng súc tích và sáng tạo, linh hoạt phù hợp với đối tượng học sinh. Ngoài ra còn tham khảo các ý kiến đồng nghiệp trong tổ học kinh nghiệm để nâng cao nghiệp vụ và chuyên môn.
c) Tăng cường phương pháp dạy học mới, coi trọng việc luyện âm, vần, tiếng, câu cho học sinh (nhất là những em còn yếu đọc).
Giáo viên luôn chú trọng tới việc rèn đọc cho học sinh trong tiết học giành nhiều thời gian hơn và cần phát huy tính tích cức, chủ động, sáng tạo, tự giác trong học tập của học sinh.
Ví dụ: Trong tiết 1 của phần môn tiếng việt (học phần vần)
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Gv: Giới thiệu bài mới:
Cho HS quan sát tranh theo thứ tự
Gv: Giới thiệu vần
Gv: Giới thiệu tiếng khoá
Gv: Giới thiêu từ khoá
Gv: Giới thiệu tiếng, từ ứng dụng – hưỡng dẫn cách đọc
HS đọc bài – Gv nhận xét-đánh giá
Tự nêu nội dung tranh.
HS: Nhận biết vần-phân tích-đọc
Gv: Nhận xét-sửa
HS nhận biết – phân tích tiếng để biết âm đầu, vần, thanh - đọc.
Gv nhận xét sửa cho HS
HS phân tích tiếng trong từ - đọc
Gv nhận xét, chỉnh sửa.
HS nêu nhận biết về tiếng, từ ứng dụng - đọc.
- Trong giờ học giáo viên chỉ là người tổ chức hưỡng dẫn con học sinh phải suy nghĩ tìm ra cách giải quyết mà luôn coi trọng việc thực hành luyện tập. Trong quá trình học tập tôi thương chia lớp thành các nhóm yêu cầu các nhóm tham khảo với nhau để thống nhất ý kiến và nhóm trưởng đại diện trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá để phát huy tính tự chủ, sáng tạo, tự giác trong học tập của học sinh. Khi luyện viết tôi hưỡng dẫn cho học sinh nhận dạng âm, vần, tiếng, từ sau đó mới cho học sinh viết bài. Việc giả quyết khúc mắc trong bài giáo viên giả quyết từng ý kiến cá nhân hoặc từng nhóm và động viên klhuyến khích học sinh kịp thời có như thế mới giúo học sinh hứng thú trong học tập nhớ bài sâu sắc dẫn đến giờ dạy đạt kết quả cao.
3. Hiệu quả đạt được:
Qua việc thực hiện theo phương pháp dạy học mới (phát triển tính tích cức, chủ động, sáng tạo tìm tòi, tự giác trong học tập của học sinh) đối với bộ môn tiếng việt nhất là rèn đọc cho học sinh như đọc đúng, đọc lưu loát ở lớp 1 tôi đã đạt được kết quả:
- Về bản thân: Qua các giờ thao giảng của tổ, ban thanh tra nhà trường đều đạt loại tôt, khá. Hồ sơ xếp loại tốt.
- Đối với học sinh: Đã có nhiều tiến bộ về chất lượng và có ý thức trong học tập. Qua kiểm tra cuối kỳ I và giữa kỳ II số học sinh khá, giỏi tăng lên số học sinh yếu được giảm đi cụ thể là:
Tổng số học sinh là 16 em:
Lực học môn Tiếng việt
Giỏi: 5 em
Khá: 6 em
Trung bình: 4 em
Yếu: 1 em
VI – Yếu tố thành công.
Để đạt được hiệu quả và chất lượng khi dạy môn Tiếng việt lớp 1 và rèn cho học sinh yếu đọc tốt hơn. Người giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung, yêu cầu bài dạy, có đồ dùng trực quan biết sử dụng các phương pháp dạy học linh hoạt vào từng bài, từng đối tượng học sinh, coi trọng việc luyện tập thực hành để bồi dưỡng giúp đỡ cac học sinh còn học yếu. Một điều không thể thiếu là người giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ và kiên trì, gần gũi và thương yêu học sinh luôn có lời nói nhẹ nhàng ân cần để động viên khuyến khích học sinh trong học tập.
VII – Kết luận:
Trên đây là một số việc là của bản thân tôi về việc nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tiếng việt và rèn cho học sinh yếu ở lớp 1 giúp cho học sinh đủ kiến thức về đọc, viết để chuẩn bị cho việc thi lên lớp cuối năm đạt kết quả cao và các em học lên lớp trên vững vàng về kiến thức môn Tiếng việt. Tôi rất mong hội đồng Sang kiên kinh nghiệm góp ý để Sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Ngọc lương, ngày 29 tháng 4 năm 2008
Người viết sáng kiến
Nguyễn Thị Nhiều
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem(1).doc