Đề tài Nâng cao chất lượng môn Hóa học cho học sinh lớp 12 thông qua việc áp dụng các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm

 Môn Hóa là một môn khoa học tự nhiên đòi hỏi sự tư duy phân tích và khả năng tìm tòi sáng tạo để nắm vững kiến thức

 Hiện nay do yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo môn Hóa học là môn phải thi trắc nghiệm 100%

 Đề thi trắc nghiệm thường rất dài (40 câu đối với thi tốt nghiêp và 50 câu đối với thi đại học) và bao quát kiến thức cúa tất cả chương trình Hóa học phổ thông.Thời gian để làm một bài thi trắc nghiệm ngắn (60 phút đối với thi tốt nghiệp và 90 phút đối với thi đại học). Chính vì vậy đòi hỏi các em học sinh không những làm chính xác mà còn phải làm nhanh

 

doc23 trang | Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng môn Hóa học cho học sinh lớp 12 thông qua việc áp dụng các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Môn Hóa là một môn khoa học tự nhiên đòi hỏi sự tư duy phân tích và khả năng tìm tòi sáng tạo để nắm vững kiến thức Hiện nay do yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo môn Hóa học là môn phải thi trắc nghiệm 100% Đề thi trắc nghiệm thường rất dài (40 câu đối với thi tốt nghiêp và 50 câu đối với thi đại học) và bao quát kiến thức cúa tất cả chương trình Hóa học phổ thông.Thời gian để làm một bài thi trắc nghiệm ngắn (60 phút đối với thi tốt nghiệp và 90 phút đối với thi đại học). Chính vì vậy đòi hỏi các em học sinh không những làm chính xác mà còn phải làm nhanh Phương pháp làm nhanh bài tập trắc nghiệm vô cùng quan trọng đối với học sinh. Nếu nắm vững được các phương pháp làm nhanh bài tập trắc nghiệm các em không những có thể làm chính xác mà còn có thể làm nhanh bài thi trắc nghiệm Từ những lí do trên mà tôi đưa ra đề tài nghiên cứu: Nâng cao kết quả dạy học thông qua các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm cho học sinh lớp 12 Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp tương đương là lớp 12A3 và lớp 12A4 của trường THPT Lê Chân. Lớp 12A3 là lớp thực nghiệm, lớp 12A4 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm 12A3 được dạy các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm. Kết quả như sau: điểm trung bình bài kiểm tra của lớp thực nghiệm là 7,8, của lớp đối chứng là 6,5. Như vậy lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng, Kết quả kiểm tra t-test cho thấy p< 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng. Điều đó chứng tỏ rằng việc áp dụng các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm sẽ làm tăng kết quả học tập môn Hóa cho học sinh lớp 12 II. GIỚI THIỆU 1. HIỆN TRẠNG Trường THPT Lê Chân, Hải Phòng là một trong những trường THPT còn nhiều khó khăn nhất trong thành phố, cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu, học sinh thi tuyển đầu vào với mức điểm còn khá khiêm tốn, rất nhiều em không nắm vững được kiến thức môn Hóa học ở cấp THCS nên khi tiếp xúc với môn học các em thường có tâm lí sợ sệt dẫn đến kết quả học tập không tốt. Chính vì vậy đòi hỏi giáo viên nhà trường cần phải đổi mới phương pháp cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và yêu cầu của Bộ giáo dục, làm sao cho các em học sinh có thể hiểu bài và yêu thích môn học. Trong quá trình dạy học tôi thấy khi áp dụng các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm các em thường giải bài tập rất nhanh mà không mất quá nhiều thời gian. 2. GIẢI PHÁP THAY THẾ - Giáo viên tự nghiên cứu và biên soạn tài liệu về các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm cho học sinh . Trong tài liệu đó giáo viên hướng dẫn cụ thể cho học sinh cách giải của từng phương pháp (nguyên tắc, các ví dụ cụ thể và cách giải, các bài tập tự làm), sau đó giáo viên lên lớp hướng dẫn cho học sinh cụ thể nội dung và bài tập của từng phương pháp để các em có thể nắm được vấn đề. Các phương pháp giải nhanh một bài tập trắc nghiệm đã được viết ở rất nhiều tài liệu như: 1. Các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm - Nguyễn Ngọc Sơn 2. Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm Hóa học – Phạm Đức Bình và Lê Thị Tam (NXB Giáo dục) 3. Chuyên Đề Luyện Thi Đại Học - Môn Hóa (Hóa đại cương và vô cơ) – Ngô Ngọc An (NXB Giáo dục) 4. 16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn hoá học – Phạm Ngọc Bằng (chủ biên) –NXB ĐH Sư Phạm Tuy nhiên, các tài liệu đó chủ yếu viết cho học sinh khá và giỏi tự đọc và có thể hiểu ngay vấn đề và áp dụng vào các bài tập khác, còn đối với học sinh THPT Lê Chân các em tương đối yếu về kĩ năng cùng như kiến thức thì việc tự nghiên cứu các tài liệu để nắm kiến thức là vô cùng khó khăn chính vì vậy tôi sẽ kết hợp phương pháp vừa cung cấp tài liệu, vừa lên lớp hướng dẫn học sinh. - Qua việc nghiên cứu đề tài này, tôi muốn chứng minh rằng việc áp dụng các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm sẽ tạo ra hiệu quả cao và tiết kiệm được thời gian hơn trong quá trình làm bài tập trắc nghiệm. Từ đó nâng cao chất lượng của các bài kiểm tra, tạo hứng thú học tập cho học sinh. 2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU - Áp dụng các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm có nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Lê Chân không ? 3. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU Áp dụng các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm sẽ nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 12 trường THPT Lê Chân III. PHƯƠNG PHÁP 1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU - Tôi lựa chọn học sinh lớp 12A3 và lớp 12A4 trường THPT Lê Chân để nghiên cứu vì hai lớp có lực học tương đương nhau, kết quả các bài kiểm tra học kì và kiểm tra một tiết là gần tương đồng nhau - Cả hai lớp trên đều do tôi giảng dạy. 2. THIẾT KẾ - Chọn hai lớp 12A3 làm lớp thực nghiệm, lớp 12A4 là lớp đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra chung đề toàn trường học kì I môn hoá làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh lệch trung bình về điểm số của hai nhóm trước khi tác động Kết quả như sau: STT Nhóm thực nghiệm Điểm Nhóm đối chứng Điểm 1 Nguyễn Trọng An 5 Nguyễn Đình Cương 7 2 Nguyễn Trung Anh 8 Lê Minh Đức 6 3 Trần Hải Anh 6 Lương Xuân Duy 5 4 Trần Công Bình 5 Lê Đức Hải 6 5 Vũ Văn Dũng 7 Trần Thị Hậu 9 6 Đinh Thành Đức 6 Nguyến Thị Thanh Hiền 6 7 Nguyễn Giáng Hương 8 Nguyễn Hữu Hưng 7 8 Đặng Văn Hoàn 8 Nguyễn Thu Huyền 7 9 Phạm Trọng Huy 7 Phạm Thanh Hoa 5 10 Mai Phương Ngát 4 Lê Kim Linh 9 11 Nguyễn Mai Phương 9 Nguyễn Thị Nhung 5 12 Nguyễn Hương Thảo 6 Trần Phương Oanh 7 13 Trẫn Phương Thanh 7 Phạm Thế Phúc 4 14 Phạm Mạnh Thường 7 Nguyễn Văn Tân 5 15 Vũ Đức Trọng 8 Vũ Văn Tú 6 Giá trị trung bình 6.73 6.27 Độ lệch chuẩn 1.387 1.437 Giá trị p 0.187 Bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động Nhóm Số HS Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn (SD) p Thực nghiệm 15 6.73 1.39 0,187 Đối trứng 15 6.27 1.44 Ta thấy p= 0,187> 0,05 nên sự chênh lệch về điểm số trung bình của hai nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Tôi lựa chọn thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương tương Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm 01 Áp dụng phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm trong dạy học 03 Đối chứng 02 Không áp dụng phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm trong dạy học 04 Dùng phép kiểm chứng T-test độc lập. 3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU a. Sự chuẩn bị bài của giáo viên: - Lớp 12A4 (lớp đối chứng): Dạy theo phương pháp thông thường. - Lớp 12A3 (lớp thực nghiệm): Giáo viên biên soạn tài liệu về các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm có hướng dẫn cụ thể phương pháp và cách làm, sau đó giáo viên lên lớp giảng dạy cho học sinh nội dung bài tập của từng phương pháp, ra bài tập cho các em tự làm để nắm vững các phương pháp b. Tiến hành dạy thực nghiệm: Ngoài thời gian theo phân phối chương trình, tôi bố trí một số buổi chiều để lên lớp cho học sinh 4. ĐO LƯỜNG - Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra do tôi tự biên soạn dựa theo chương trình sách giáo khoa và sách bài tập và sách tham khảo - Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau chương “kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm” và chương “sắt và một số kim loại quan trong khác” (xem phụ lục). - Tiến hành kiểm tra và chấm bài 5. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ a. Trình bày kết quả Bảng thống kê điểm kiểm tra đầu ra (sau 1 tháng tác động): STT Nhóm thực nghiệm Điểm Nhóm đối chứng Điểm 1 Nguyễn Trọng An 8 Nguyễn Đình Cương 7 2 Nguyễn Trung Anh 8 Lê Minh Đức 7 3 Trần Hải Anh 8 Lương Xuân Duy 5 4 Trần Công Bình 9 Lê Đức Hải 6 5 Vũ Văn Dũng 7 Trần Thị Hậu 9 6 Đinh Thành Đức 7 Nguyến Thị Thanh Hiền 6 7 Nguyễn Giáng Hương 8 Nguyễn Hữu Hưng 7 8 Đặng Văn Hoàn 8 Nguyễn Thu Huyền 7 9 Phạm Trọng Huy 9 Phạm Thanh Hoa 5 10 Mai Phương Ngát 7 Lê Kim Linh 9 11 Nguyễn Mai Phương 8 Nguyễn Thị Nhung 7 12 Nguyễn Hương Thảo 8 Trần Phương Oanh 7 13 Trẫn Phương Thanh 7 Phạm Thế Phúc 4 14 Phạm Mạnh Thường 7 Nguyễn Văn Tân 5 15 Vũ Đức Trọng 8 Vũ Văn Tú 7 Mốt 8 7 Trung vị 8 7 Giá trị trung bình 7.8 6.53 Độ lệch chuẩn 0.676 1.407 Giá trị p 0.0025 SMD 1.87 Bảng so sánh điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình 6.53 7.8 Độ lệch chuẩn 1.4 0,67 Giá trị p của t- test 0,0025 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn( SMD) 1,87 b. Phân tích dữ liệu Như trên đã chứng minh: kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng t-test cho kết quả p= 0,0025<0,05, đây là kết quả rất có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Giá trị SMD = 1,87 theo bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng tài liệu tự học đến kết quả là rất lớn. Như vậy giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng. c. Bàn luận: - Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là là 7,8, của nhóm đối chứng là 6,53. Chứng tỏ điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau rõ rệt. Lớp thực nghiệm có điểm cao hơn lớp đối chứng. - Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) của hai bài kiểm tra là 1,87. Chứng tỏ biện pháp tác động có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả - Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp 12A3 và 12A4 là p= 0,002<0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải do nhẫn nhiên mà do kết quả tác động. d. Hạn chế: Để có thể áp dụng các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải tìm tòi và tự học tự nghiên cứu dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên. Để có thể giải nhanh được các bài tập trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng và kiến thức vững vàng. Giáo viên phải hướng dẫn các em một cách cẩn thận và tỉ mỉ. IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Áp dụng các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm sẽ giúp các em làm bài tập một cách hiệu quả trong thời gian ngắn nhất và đạt kết quả cao trong các kì thi. Kiến thức của học sinh ngày càng được củng cố và phát triển sau khi nắm vững các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Do thời gian có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu hai phương pháp quan trọng nhất là bảo toàn khối lượng và bảo toàn electron, ngoài ra còn rất nhiều phương pháp học sinh có thể áp dụng để giải nhanh bài tập trắc nghiệm mà tôi không nghiên cứu trong đề tài này. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài của tôi giúp cho kết quả học tập của học sinh trường THPT Lê Chân ngày một tốt hơn. 2. KHUYẾN NGHỊ + Đối với giáo viên: Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, Dạy học kết hợp các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm để tạo cho học sinh thói quen làm bài tập theo các phương pháp giải nhanh + Đối với học sinh Đọc kĩ tài liệu, học bài và làm bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. Nắm vững được các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm, thường xuyên áp dụng vào bài tập Trao đổi với giáo viên về những vấn đề còn chưa rõ trong các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm. Lê Chân, tháng 2 năm 2012 Người viết Phan Văn Hữu V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm - Nguyễn Ngọc Sơn 2. Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm Hóa học – Phạm Đức Bình và Lê Thị Tam (NXB Giáo Dục) 3. Chuyên Đề Luyện Thi Đại Học - Môn Hóa (Hóa đại cương và vô cơ) – Ngô Ngọc An (NXB Giáo Dục) 4. 16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn hoá học – Phạm Ngọc Bằng (chủ biên) –NXB ĐH Sư Phạm 5. Sách giáo khoa lớp 10,11,12 – NXB Giáo Dục 6. Sách bài tập Hóa học lớp 12 (cơ bản và nâng cao) –NXB Giáo Dục VI. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI Biên soạn các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm Phương pháp 1: PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG A. Tài liệu tham khảo *Đọc tài liệu theo các hướng dẫn: Các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm – Phạm Ngọc Sơn Sách giáo khoa hóa học 10,11,12 Sách bài tập Hóa học 12 (nâng cao và cơ bản) B. Hướng dẫn học sinh tự học. Học sinh đọc tài liệu trên và nắm nguyên tắc, cách làm của phương pháp dùng định luật bảo toàn khối lượng Sau đó học sinh làm một bài kiểm tra kiến thức C. Bài tập điều tra kiến thức học sinh sau khi đã tự đọc tài liệu (PRETEST – Kiểm tra trước) Đề gồm 10 câu – Thời gian: 15 phút Câu 1. Cho 6,2 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối tan. Tên hai kim loại và khối lượng m là A. 14,92 gam; Li và Na C. 18,6 gam; Na và K.. B. 18,6 gam; Li và Na. D. 13,3 gam; Na và K Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 22,48 gam hỗn hợp gồm Al2O3, FeO, CuO trong 500 ml axit H2SO4 0,8M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là A. 54,48 gam. B. 54,81 gam. C. 53,84 gam. D. 54,8 gam. Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 25 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại (đứng trước H trong dãy điện hóa) bằng dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là A. 41,71 gam B. 42,75 gam. C. 43,55 gam D. 34,2 gam. Câu 4. Hoà tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp một muối cacbonat của các kim loại hoá trị (I) và muối cacbonat của kim loại hoá trị (II) trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 13 gam. B. 15 gam. C. 26 gam. D. 30 gam. Câu 5. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm K2CO3 và BaCO3 thu được 36,75 gam chất rắn và 3,36 lít khí (đktc). Tính m ? A. 43,34 B. 43,35. C. 43,36 D. 43,37 Câu 6: (Bài 6.27 SBT Hóa 12) Hòa tan hoàn toàn 4 g hh MCO3 và M’CO3 vào dd HCl thoát ra V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 5,1 g muối khan. Xác định V ? A. 1,12 B. 1,68 C. 2,24 D. 3,36 Câu 7: (Bài 6.3 SBT Hóa 12) Cho 6,2 g hh 2 kim loại kiềm tác dụng hết với H2O thấy có 2,24 lít khí bay ra. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 9,4 B. 9,5 C. 9,6 D. 9,7 Câu 8: (Bài 5.30 SBT Hóa 12) Đốt cháy hết 3,6 g một kim loại hóa trị II trong khí Cl2 thu được 14,25 g muối khan của kim loại đó. Xác định kim loại thu được ? A. Zn B. Cu C. Mg D. Ni Câu 9: (Bài 5.31 SBT Hóa 12) Khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp gồm CuO, MgO, Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần dùng 8,4 lít CO (đktc). Xác định khối lượng của chất rắn thu được sau phản ứng ? A. 39g B. 38 gam. C. 24gam. D. 42 gam. Câu 10. Cho 2,4 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức, bậc một tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1,2 M thì thu được 2,96064 gam muối. Thể tích dung dịch HCl phải dùng là: A. 0,128 lít. B. 0,0128 lít. C. 0,014 lít. D. 0,048 lít. D. Nội dung lý thuyết cần nghiên cứu( Thông tin phản hồi) 1. Nội dung định luật bảo toàn khối lượng: Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm Trong phản ứng: A + B C + D Ta có: mA + mB = mC + mD 2. Nguyên tắc áp dụng - Gọi mT là tổng khối lượng các chất trước phản ứng, mS là tổng khối lượng các chất sau phản ứng. Dù phản ứng xảy ra vừa đủ hay có chất dư, hiệu suất phản ứng <100% ta luôn có mT=mS - Khi cation kim loại kết hợp với anion gốc axit (gốc axit, OH-) để tạo ra các hợp chất như (oxit, hiđroxit, muối) thì ta luôn có: Khối lượng hợp chất = khối lượng kim loại + khối lượng anion - Khi cation kim loại thay đổi kết hợp với cùng một anion tạo ra hợp chất mới thì sự chênh lệch khối lượng giữa hai hợp chất bằng sự chênh lệch khối lượng giữa các cation - Tổng khối lượng của một nguyên tố trước phản ứng bằng tổng khối của nguyên tố đó sau phản ứng. - Trong phản ứng khử oxit kim loại bằng CO, H2 hoặc Al + Chất khử lấy O của oxit tạo ra CO2, H2O, Al2O3. Biết số mol CO, H2, Al tham gia phản ứng hoặc số mol CO2, H2O, Al2O3 tạo ra tính được lượng oxi trong oxit (hay hỗn hợp oxit) từ đó suy ra lượng kim loại (hay hỗn hợp kim loại) + Khử oxit kim loại bằng CO hoặc H2, CO hoặc H2 lấy O của oxit. Khi đó ta có: nO(trong oxit) = nCO = nCO nO(trong oxit) = nH= nHO + Áp dụng ĐLBT khối lượng tính khối lượng hỗn hợp oxit ban đầu hoặc khối lượng kim loại sau phản ứng Tổng khối lượng các chất đem phản luôn bằng tổng khối lượng các chất thu được. - Tổng khối lượng các chất tan trong dung dung dịch bằng tổng khối lượng của các ion. - Tổng khối lượng dung dịch sau phản ứng bằng tổng khối lượng của dung dịch trước phản ứng cộng khối lượng chất tan vào dung dịch trừ đi khối lượng chất kết tủa, chất bay hơi. 3. Một số ví dụ Ví dụ Hướng dẫn giải 1. Trộn 16,2 gam Al với 18 gam Fe3O4 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Tính m ? Theo định luật bảo toàn khối lượng : m hh sau = m hh trước = 16,2 + 18 = 34,2 gam 2. Cho 12 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn tác dụng với dung dịch HCl thu được 2,688 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được . Cách 1: Cách 2: mMuối clorua = mKL+71nH= 12 +71. 0,12 = 20,52 gam 3. Cho 14 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được 3,136 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng muối thu được . Cách 1: Cách 2: mMuối Sunfat = mKL+96. nH= 14 + 96. 0,14 = 27,44 gam Khái quát: 1. Kim loại +dung dịch HCl muối clorua + H2: mMuối clorua = mKL + 71. nH 2. Kim loại +dung dịch H2SO4 muối sunfat + H2: mMuối sunfat = mKL + 96. nH 4. Cho 43,92 gam hỗn hợp K2CO3, Na2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 70,92 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua. Tính m Cách 1 Theo ĐLBT khối lượng: m muối cacbonat + mBaCl= m kết tủa + m m = 43,92 + 0,36.208 – 70,92 = 47,88 gam Cách 2: mmuối clorua = m muối cacbonat + 11n kết tủa mmuối clorua = 43,92 + 11.0,36 = 47,88 gam Khái quát: Muối CO32- + BaCl2/CaCl2 Muối Cl- + kết tủa mmuối clorua = m muối cacbonat + 11n kết tủa 5. Hoà tan hoàn toàn 4,76 gam hỗn hợp một muối cacbonat của các kim loại hoá trị (I) và muối cacbonat của kim loại hoá trị (II) trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 0,896 lít khí (đktc). Đem cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan? Cách 1: X2CO3 + 2HCl 2MCl + CO2 + H2O YCO3 + 2HCl MCl2 + CO2 + H2O Ta có: Theo ĐLBT khối lượng ta có: m muối cacbonat + mHCl= m muối clorua + mCO+ mHO 4,76 + 0,08.36,5 = mmuối clorua + 0,04.44 + 0,04.18 mmuối = 5,2 gam Cách 2 mMuối clorua = mMuối cacbonat + 11.nCO = 4,76+ 11.0,04 = 5,2 g Khái quát: 1. Muối cacbonat + dd HCl → muối clorua + CO2 + H2O mMuối clorua = mMuối cacbonat + 11.nCO 2. Muối cacbonat + dd H2SO4 → muối sunfat + CO2 + H2O mMuối sunfat = mMuối cacbonat + 36.nCO 6. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 0,02 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được B gồm 4 chất nặng 2,392 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 4,531 gam kết tủa. Xác định % khối lượng Fe2O3 trong hỗn hợp A 0,02 mol hỗn hợp A (FeO và Fe2O3) + CO ® 2,392 gam hỗn hợp B + CO2. CO2 + Ba(OH)2 dư ¾® BaCO3 ¯ + H2O Áp dụng ĐLBT khối lượng ta có: mA + mCO = mB + ÞmA =2,392+ 0,023´44 - 0,023´28 = 2,76 gam Gọi ta có: Þ 7. Đun 33,2 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 27,8 gam. Số mol của mỗi ancol trong hỗn hợp là bao nhiêu? Cứ 3 ancol tách nước ở điều kiện H2SO4 đặc ở 140oC thì tạo thành 6 ete và loại ra 6 phân tử H2O ĐLBTKL ta có: Þ Do 6 ete có số mol bằng nhau Þ 3 ancol có số mol bằng nhau suy ra số mol mỗi ancol là: 8. Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, MgO nung nóng thu được 10 gam chất rắn Y. Toàn bộ khí thoát ra sục vào nước vôi trong dư thấy có 60 gam kết tủa trắng. Tính m ? Ta có: mX = mY + mO Þ mX = 10 + 0,6.16 = 19,6 gam Khái quát: moxit = mCR + mO 9. Thổi một luồng khí CO dư đi qua ống đựng hỗn hợp FeO và CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra được đưa vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5 gam kết tủa trắng. Xác định khối lượng hỗn hợp oxit ban đầu CO + O (trong oxit ) ® CO2 Þ moxit= mkim loại + mO = 2,32 + 0,05.16 = 3,12 gam 10. Thuỷ phân hoàn toàn 5,72 gam hỗn hợp 2 este đơn chức là đồng phân của nhau bằng dung dịch NaOH thu được 5,54 gam hỗn hợp muối và 2,78 gam hỗn hợp rượu. Xác định công thức cấu tạo của 2 este. Gọi CTPT trung bình của hai este đơn chức đồng phân là . + NaOH ® + ROH Áp dụng ĐLBT khối lượng ta có: mNaOH = 2,78 + 5,54 – 5,72 = 2,6 gam CTPT của este là C4H8O2 Vậy công thức cấu tạo 2 este đồng phân là: HCOOC3H7 và C2H5COOCH3 hoặc C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5 E. Bài kiểm tra để tự đánh giá sau khi đã nghiên cứu phương pháp bảo toàn khối lượng (POSTTEST - Bài kiểm tra sau) Đề gồm 10 câu – Thời gian: 15 phút Cho nguyên tử khối (đơn vị: đvC): Mg=24, Al=27, Fe=56, Cu=64, Mn=55 Zn=65N=14, O=16, Cl=35,5, H=1 Câu 1: Khử hoàn toàn 26,54 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần dùng 8,96 lít CO (đktc). Khối lượng Fe thu được là A. 20,14 gam. B. 5,40 gam. C. 5,05 gam. D. 5,06 gam. Câu 2: Cho 5,52 gam hỗn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dung dịch HCl thu được V lít CO2 (đktc) và 7,17 gam muối clorua. Giá trị của V là : A. 6,72 lít. B. 3,36 lít. C. 0,224 lít. D. 0,672 lít. Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 4,38 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một dịch H2SO4 loãng, thu được 2,016 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 9,52. B. 10,27. C. 13,02 D. 7,25. Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 7,025 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,25M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là: A. 17,025 gam. B. 14,805 gam. C. 13,81 gam. D. 15,801 gam. Câu 5: Cho 1,84 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là A. 97,80 gam. B. 50,74 gam. C. 58,20 gam. D. 50,68 gam. Câu 6. Khử hoàn toàn 64 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2 thấy tạo ra 18 gam H2O. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là A. 42 gam. B. 46 gam. C. 48 gam. D. 44 gam. Câu 7. Trộn 36,45 gam bột Al với 14,4 gam bột Fe2O3 rồi cho tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm lượng chất rắn thu được là: A. 61,5 gam. B. 50,85 gam. C. 65,1 gam. D. 51,6 gam Câu 8. Chia hỗn hợp gồm hai anđehit no đơn chức làm hai phần bằng nhau: - Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 4,32 gam H2O.  - Phần 2: Tác dụng với H2 dư (Ni, to) thì thu được hỗn hợp A. Đem đốt cháy hoàn toàn thì thể tích khí CO2 (đktc) thu được là A. 1,344 lít. B. 5,76 lít. C. 5,376 lít. D. 0,672 lít. Câu 9. Hòa tan 11,5 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 5,6 lít khí X (đktc) và 6,4 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được lượng muối khan là A. 29,1 gam. B. 23 gam. C. 29,5 gam. . D. 26,3 gam. Câu 10: Cho 36,5 gam muối hiđrocacbonat phản ứng hết với dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch chứa 30 gam muối sunfat trung hoà. Công thức của muối hiđrocacbonat là A. NaHCO3. B. Mg(HCO3)2. C. Ba(HCO3)2. D. Ca(HCO3)2. *Đáp án bài điều tra kiến thức Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A B A B C C C A B *Phần đáp án

File đính kèm:

  • doccac bai toan lien quan den khao sat ham so.doc