ỉ Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. Trước những biến đổi không ngừng vừa theo dòng chảy của qui luật vừa đột biến bất thường, con người trong tương lai phải là con người biết hành động một cách năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với những thay đổi và có một khả năng tiếp cận giải quyết vấn đề một cách mềm dẻo, linh hoạt.
ỉ Nhà trường với phương pháp cổ truyền cùng với thời gian đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó, nhường chỗ cho nhà trường mới với phương pháp đảm bảo cho ra đời những sản phẩm đáp ứng với yêu cầu càng cao của thế kỉ 21 đó là phương pháp dạy học tích cực. Một trong những phương pháp của dạy học tích cực là phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm, có người cho rằng dạy học theo phương pháp hợp tác nhóm chỉ dùng trong giảng dạy các môn khoa học thực nghiệm như: Toán, Lý, Hoá, Sinh, còn đối với môn ngữ văn thì rất ít sử dụng. Là một giáo viên dạy ngữ văn, qua thực tế giảng dạy, áp dụng, tôi thấy làm việc theo nhóm là một hoạt động học tập tích cực mang lại kết quả khả quan trong lĩnh vực Tiếng Việt và Văn học. Với phương pháp này giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn “Thắp sáng ngọn lửa” chủ động của từng học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
ỉ Từ lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy- học môn ngữ văn ở trường THCS bằng việc áp dụng phương pháp hợp tác nhóm”
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả dạy- Học môn ngữ văn ở trường THCS bằng việc áp dụng phương pháp hợp tác nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
Một số vấn đề chung
Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. Trước những biến đổi không ngừng vừa theo dòng chảy của qui luật vừa đột biến bất thường, con người trong tương lai phải là con người biết hành động một cách năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với những thay đổi và có một khả năng tiếp cận giải quyết vấn đề một cách mềm dẻo, linh hoạt.
Nhà trường với phương pháp cổ truyền cùng với thời gian đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó, nhường chỗ cho nhà trường mới với phương pháp đảm bảo cho ra đời những sản phẩm đáp ứng với yêu cầu càng cao của thế kỉ 21 đó là phương pháp dạy học tích cực. Một trong những phương pháp của dạy học tích cực là phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm, có người cho rằng dạy học theo phương pháp hợp tác nhóm chỉ dùng trong giảng dạy các môn khoa học thực nghiệm như: Toán, Lý, Hoá, Sinh, còn đối với môn ngữ văn thì rất ít sử dụng. Là một giáo viên dạy ngữ văn, qua thực tế giảng dạy, áp dụng, tôi thấy làm việc theo nhóm là một hoạt động học tập tích cực mang lại kết quả khả quan trong lĩnh vực Tiếng Việt và Văn học. Với phương pháp này giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn “Thắp sáng ngọn lửa” chủ động của từng học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Từ lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy- học môn ngữ văn ở trường THCS bằng việc áp dụng phương pháp hợp tác nhóm”
Phần thứ hai
Nội dung đề tài
I/ ý nghĩa, tác dụng của hoạt động nhóm trong dạy học ngữ văn:
Dạy học ngữ văn thực chất là dạy học sinh hoạt động theo đặc trưng của môn học, học sinh được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, chỉ đạo, thông qua đó học sinh tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những kiến thức đã sắp đặt sẵn. Trong phương pháp học tập theo nhóm thì: Nhóm học tập gồm từ hai người trở lên cùng hợp tác thực hiện một nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết một vấn đề nào đó ( làm bài tập, trả lời câu hỏi ... ), cùng chia sẻ những suy nghĩ, kinh nghiệm về bài học để tiến tới đạt được mục tiêu bài học.
Tổ chức hoạt động nhóm là một biện pháp dạy học tích cực nhằm mục đích tạo ra điều kiện cho học sinh:
Phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp xã hội.
Phát triển kỹ năng nhận thức kiến thức môn học.
Mạnh dạn chủ động giải quyết vấn đề do được sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm và sự khuyến khích của giáo viên.
Với môn học ngữ văn: Hoạt động nhóm là môi trường thuận lợi để học sinh cùng nhau bàn bạc những vấn đề về nội dung, ý nghĩa của một văn bản văn học, phân tích ngôn ngữ, phong cách nghệ thuật văn bản, là biện pháp tích cực để khai thác những hướng khác nhau trong cảm nhận văn chương...
Qua hoạt động nhóm trong giờ học, giáo viên có cơ hội phát hiện vốn sống, đặc điểm tâm lý và khả năng tiếp nhận văn học của từng cá nhân học sinh từ đó mà hỗ trợ cho từng em theo cách riêng phù hợp.
Nhìn chung với dạy học theo nhóm, giáo viên trở thành người hướng dẫn và tạo sự tương hỗ giữa học sinh với nhau, học sinh tự giác tiến hành các hoạt động chiếm lĩnh tri thức. ở hoạt động nhóm , phương thức học tập hợp tác và phương pháp học tập tự học đều được phát huy tốt. Mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể nhóm, lớp trở nên gần gũi, thân thiện hơn.
II/ Cơ sở thực TIỄN :
Về bản thân và tình hình học sinh lớp 8c ( Lớp 8c là lớp mà tôi đảm nhận giảng dạy trong năm học 2012-2013).
1. Về bản thân: Tôi là giáo viên làm công tác giảng dạy và quản lý đã lâu năm; rất nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong giảng dạy, công tác. Tôi cũng luôn suy nghĩ, tìm tòi và tiếp cận với những cái mới trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Tôi đã sử dụng phương pháp mới đặc biệt là đã áp dụng phương pháp hợp tác nhóm từ khi được phổ biến, ở một số lớp trước và lớp 8c để nâng cao hiệu quả giảng dạy và công tác của mình. Với mong muốn cùng các đồng nghiệp trong nhà trường đào tạo được thế hệ học sinh chăm, ngoan, có chất lượng học tập thực chất, nhiều học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đáp ứng niềm mong đợi, sự quan tâm của các cấp lãnh dạo, của cha mẹ học sinh và nhân dân địa phương. Tuy vậy qua một số năm áp dụng tôi thấy dạy học theo phương pháp hợp tác nhóm cũng gặp rất nhiều khó khăn: Không chuẩn bị chu đáo và không linh hoạt trong quá trình thực hiện dễ dẫn tới “ cháy giáo án” và nếu không quán xuyến được sự thảo luận của nhóm thì đây là cơ hội nói chuyện của một số em, học sinh sẽ ỉ lại, lười thêm và kết quả giờ học sẽ không được như mong muốn.
2. Về học sinh: Lớp 8c gồm 32 học sinh. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có truyền thống cách mạng và truyền thống hiếu học hết học sinh đều chăm chỉ, tích cực học tập, chủ động, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp ứng xử, ham thích học hỏi và tìm hiểu những điều mới lạ. Trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học các em đã được làm quen với phương pháp hợp tác nhóm ở các bộ môn và đặc biệt là môn ngữ văn qua một năm học lớp 6 ở trường THCS . Tuy vậy, dù là lớp chất lượng cao của trường nhưng lớp vẫn còn có học sinh hiếu động và chưa chăm.
III/ Quá trình thực hiện phương pháp hợp tác nhóm trong giảng dạy ngữ văn ở lớp 7A
1. Chuẩn bị: Chuẩn bị cho việc thực hiện hoạt động nhóm trong tiết học, chúng ta thực hiện các khâu sau:
a) Trước tiên là khâu soạn bài: Trong dạy học theo phương pháp hợp tác nhóm thì hoạt động của học sinh chiếm tỉ trọng cao so với hoạt động của giáo viên về thời lượng cũng như về cường độ làm việc. Nhưng thực ra để có tiết học như thế ở trên lớp giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức trong khâu soạn bài. Trong bài soạn: trên cơ sở mục tiêu của bài dạy và mục tiêu của từng phần giáo viên phải dự kiến cho học sinh hoạt động nhóm mấy lần trong tiết học, hoạt động nhóm vào lúc nào? với thời lượng bao lâu: 3 phút, 5 phút hay 7 phút. Vấn đề tổ chức cho thảo luận nhóm là vấn đề gì? Câu hỏi được đặt ra sao? Vấn đề đó có phải là trọng tâm để làm nổi bật mục tiêu của bài học không? Qui mô của cuộc thảo luận như thế nào? Điều chỉnh hoạt động của học sinh ra sao? để khỏi cháy giáo án và qua thực tiễn tôi thấy bài tập ngữ văn phù hợp với hoạt động nhóm thường là các bài tập sau:
Bài tập là các câu hỏi phân tích tác phẩm ( thảo luận khai thác nội dung và nghệ thuật của văn bản ); giải bài tập Tiếng Việt trong sách giáo khoa, thực hiện bài tập theo phiếu yêu cầu của giáo viên.
Thảo luận một chủ đề cho trước: Tìm hiểu tiểu sử của tác giả, lí giải các vấn đề lí luận văn học, tập hợp các kinh nghiệm, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.
Đọc cùng nhau, kết hợp giải bài tập- nhằm tiếp cận với một trích đoạn hay một truyện kể
Làm chung một nhiệm vụ: chuẩn bị bài trình bày của nhóm, lập kế hoạch và luyện tập để thể hiện một màn kịch ngắn minh hoạ tác phẩm văn học, sưu tầm tư liệu theo một chủ đề văn học v.v
Với những bài tập này, hoạt động nhóm đặc biệt hiệu quả, chẳng hạn như hình thức đóng vai có tác dụng tích cực đến khả năng đọc hiểu, thảo luận nhóm giúp nâng cao kỹ năng trình bày miệng ...
Trên cơ sở các loại bài tập để hoạt động nhóm phù hợp người giáo viên phải biết cách đặt câu hỏi cho phù hợp với qui mô của nhóm . Những nhóm nhỏ (2; 3 người) thường thảo luận những câu hỏi dạng ngắn. Những nhóm lớn (Từ 4 đến 8 người) thường thảo luận có thể là một chùm câu hỏi và câu hỏi thường hướng vào những vấn đề chính: Khai thác một nội dung hoặc ý nghĩa, giá trị của văn bản trong giờ văn học; hoặc thực hiện các bài tập để hình thành, khắc sâu, nâng cao kiến thức cơ bản ở giờ dạy Tiếng Việt và Tập làm văn. Từ chọn bài, chọn vấn đề làm việc theo nhóm, giáo viên thiết kế nội dung làm việc:
Ví dụ 1: Trong bài 1, tiết 1 ngữ văn 7 “ Cổng trường mở ra” tôi đã định ra trong giáo án: thảo luận nhóm (nhóm 4em – 2 bàn) 2 lần:
Lần 1:
Mục đích: Thảo luận để khắc sâu kiến thức trọng tâm và chuẩn bị cho bình nâng cao ở ý 2: Cảm nghĩ của người mẹ về tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ.
Câu hỏi: Câu nói của người mẹ: “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Qui mô: Nhóm lớn 8 em,
Thời gian thảo luận: 5 phút
Phương tiện thực hiện: Bút dạ, phim trong
Lần 2
Mục đích: Thảo luận để bình khắc sâu, nâng cao nội dung của toàn bài
Câu hỏi: Đoạn văn thâu tóm nội dung văn bản “ Cổng trường mở ra” là đoạn văn nào ? Đoạn văn đã diễn tả tình yêu và lòng tin của người mẹ, theo em mẹ đã dành tình yêu và lòng tin ấy cho ai ?
Qui mô: thảo luận nhóm nhỏ (4 em)
Thời gian thảo luận: 3 phút
Cách thức thực hiện: Trả lời miệng
Ví dụ 2: Trong tiết 54 bài “ Tiếng gà trưa” , tôi đã định ra trong giáo án thảo luận nhóm ba lần:
Lần 1:
Mục đích: Thảo luận nhóm để bình nâng cao ý 2: Tiếng gà trưa thức dậy những kỉ niệm thời ấu thơ
Câu hỏi: Những chắt chiu, lo toan của bà được bù lại bằng niềm vui của cháu. Chi tiết niềm vui được quần áo mới gợi cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ và tình bà cháu ?
Qui mô thảo luận: nhóm nhỏ 4 em
Thời gian thảo luận: 5 phút.
Phương tiện thực hiện: bút dạ, giấy trong.
Lần 2:
Mục đích: Thảo luận nhóm để khắc sâu kiến thức trọng tâm của ý 3 và toàn bài
Qui mô thảo luận: nhóm 2bàn – 4em
Nhóm 1; 3; 5 với câu hỏi: Cho biết ý nghĩa tiếng gà trưa với phần cuối bài thơ ?
Nhóm 2; 4; 6 với câu hỏi: Cho biết ý nghĩa của ba từ “ tiếng gà trưa” đối với toàn bài thơ ?
Thời gian thảo luận: 3 phút
Phương tiện: học sinh trình bày vào bảng phụ
Lần 3:
Mục đích: Thảo luận nhóm để củng cố kiến thức của bài.
Qui mô thảo luận: 2bàn – 4em
Câu hỏi:
Nhóm 1; 3; 5 với Bức tranh trong SGK minh hoạ cho chi tiết nào? Hình ảnh đó, chi tiết đó diễn tả điều gì ?
Nhóm 2; 4; 6 với câu hỏi: Vì sao tác giả đặt nhan đề của bài thơ là “ tiếng gà chưa” ?
Thời gian thảo luận: 3 phút
Thực hiện hoạt động: Trả lời miệng
Ví dụ 3: Trong bài 29 tiết 117: Văn bản chèo cổ “Quan âm Thị Kính”
Lần 1: ở phần đọc đoạn trích “ Nỗi oan hại chồng” , tôi chọn một nhóm học sinh đọc cùng nhau theo kiểu phân vai. Cụ thể tôi chọn nhóm 5 học sinh đọc: Mỗi học sinh đảm nhận đọc một trong các vai phù hợp với giọng đọc của mình cụ thể:
Vai người dẫn truyện: em Thắm
Vai Thị Kính: em Quỳnh
Vai Thiện Sĩ : em Việt
Vai Sùng bà : em Hải Yến
Vai Sùng ông : em Thắng
Vai Mãng Ông : em Sơn
Lần 2:
Mục đích: Thảo luận nhóm để thấy được ý nghĩa con đường Thị Kính chọn để giải oan.
Câu hỏi: Cái cách giải oan mà Thị Kính nghĩ tới là gì ? Con đường mà Thị Kính chọn để giải oan có ý nghĩa gì ?
Qui mô thảo luận: Nhóm nhỏ 4em
Thời gian thảo luận 2 phút
Thực hiện: Trả lời miệng
Ví dụ 4: Trong bài 12 tiết 48 : Thành ngữ
Tôi định ra trong giáo án sẽ cho học sinh thảo luận nhóm 3 lần.
Lần 1:
Mục đích: Thảo luận nhóm để hình thành kiến thức mới ở ý 2: Sử dụng thành ngữ:
Câu hỏi: Xác định vai trò ngữ pháp và phân tích cái hay của thành ngữ trong các câu sau:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
( Hồ Xuân Hương)
Anh đã thương em như thế thì hay là anh đào giúp em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào tới bắt nạt thì em chạy sang ...
(Tô Hoài)
Quy mô: Nhóm lớn 8 em.
Thời gian thảo luận : 5 phút.
Phương tiện: Bút dạ, phim trong
Lần 2 :
Mục đích: Hoạt động nhóm trong phần luyện tập để củng cố kiến thức: Giải bài tập 2
Câu hỏi: Kể vắn tắt các truyện truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.
Thời gian thảo luận : 5phút
Phương tiện: Bút dạ, phim trong.
Quy mô: Nhóm nhỏ: 2bàn- 4em .
Nhóm 1, 2, 3: Truyện 1.
Nhóm 4, 5, 6: Truyện 2.
Nhóm 7, 8: Truyện 3
Lần 3:
Mục đích: Hoạt động nhóm để phát huy sự sáng tạo của học sinh ở mức độ thấp: Giải bài tập 3.
Câu hỏi: Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn .
Thời gian : 2 phút.
Qui mô nhóm nhỏ : 1bàn – 2em.
Phương tiện: Trình bày trên phiếu học tập bằng phim trong.
b) Khâu thứ 2: Dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra: Để điều chỉnh đúng với tiến trình của bài học, người thầy phải biết dự đoán các tình huống có thể xảy ra và chủ động giải quyết các tình huống. Có thể áp dụng phương pháp hoạt động nhóm vào tình huống thiết kế câu hỏi cho tiết học: Tuy đã chuẩn bị câu hỏi cho hoạt động nhóm trong giáo án, song trong tiến trình thảo luận có thể xuất hiện tình huống cần có những câu hỏi phụ để dẫn dắt suy nghĩ và hoạt động của học sinh. Do vậy bên cạnh câu hỏi chính giáo viên có thể xây dựng thêm chùm câu hỏi phụ.
Ví dụ: Trong bài “ Cổng trường mở ra”
Câu hỏi thảo luận của nhóm lần 1 là:
Câu nói của người mẹ: Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Dự kiến tình huống: Nếu các em lúng túng, người giáo viên phải có một hệ thống câu hỏi dẫn dắt: Kì diệu là gì ? Em hiểu thế giới kì diệu khi bước qua cánh cổng trường là gì ? Câu nói đó thể hiện suy nghĩ, tình cảm gì của người mẹ đối với nhà trường và con yêu của mình ?
c) Khâu thứ ba là chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Tuỳ từng bài, từng hoạt động nhóm với qui mô, nội dung của nó mà giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học : Đồ dùng có thể là: Tranh ảnh, máy chiếu, máy projector, bút dạ, phim trong, giấy lớn, bảng phụ, phiếu học tập. . . cho từng thành viên hoặc đại diện nhóm viết, thực hiện.
2) Tiến trình tổ chức theo phương pháp hoạt động nhóm
a. Bước 1: Thành lập nhóm: Tuỳ theo nội dung thảo luận của nhóm đã định ở mỗi lần hoạt động trong từng bài mà chia thành các kiểu nhóm cho phù hợp. Cụ thể tôi thường lập nhóm như sau :
Với những bài tập đơn giản hoặc câu hỏi nhỏ không cần nhiều công sức và thời gian thì có thể chia học sinh theo nhóm 2(1bàn) hoặc 3em
Ví dụ: ở tiết 48- bài 12: Thành ngữ. Trong hoạt động nhóm lần 3: Giải bài tập 3- bài tập đơn giản trên phiếu học tập. Tôi thành lập nhóm một bàn với qui mô nhỏ: 2 em.
Với nhiệm vụ lớn hơn: Các câu hỏi hoặc bài tập khó hơn khi cần phát huy sức mạnh của nhiều người thì tổ chức nhóm học tập theo số lượng lớn hơn: khoảng 4 đến 8 em trở lên.
Ví dụ : ở bài “Cổng trường mở ra”: Cả hai lần hoạt động đã định trong bài đều có nội dung khó, phức tạp đòi hỏi cần nhiều ý kiến để bàn bạc, giải quyết tôi đã cho thành lập nhóm 8 em (lần 1); 4 em ( lần 2)
Khi có vấn đề giải quyết, cần sự phát huy sở trường cá nhân của các em để hoàn thành nhiệm vụ, tôi đã tổ chức nhóm theo tính chất: nhóm kinh nghiệm
Ví dụ: Dạy vở chèo cổ “ Quan Âm Thị Kính”, ở phần đọc đoạn trích “ Nỗi oan hại chồng” tôi đã chọn nhóm học sinh có sở trường đọc phù hợp với vai nhân vật và cho học sinh đọc theo kiểu phân vai.
Song thông thường và kiểu nhóm tôi dùng nhiều là nhóm gần nhau: Với những học sinh ngồi bàn trước, bàn sau. Kiểu nhóm này thích hợp với những câu hỏi, bài tập thực hiện trong thời gian ngắn giữa các tiết học văn bản hoặc tiếng Việt
b) Bước 2: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm hoặc cả lớp, qui định thời gian, yêu cầu sản phẩm:
Giao nhiệm vụ: Giáo viên phát phiếu hỏi hoặc phiếu học tập hoặc nêu vấn đề cần giải quyết trên màn hình cho các nhóm. ấn định qui thời gian của từng hoạt động: Có thể là 2 phút, 3 phút 5 phút hoặc 10 phút tuỳ theo vấn đề cần giải quyết.
Sau khi nhận nhiệm vụ, các nhóm sẽ bầu ra nhóm trưởng và thư kí phân công phần cồng việc cho mỗi thành viên trong nhóm. Với việc này, các em làm rất nhanh qua một vài lần lúc đầu.
Ví dụ: Trong lớp 7A có 8 nhóm 4, các em đã quen thứ tự nhóm với vị trí và các nhóm trưởng, thư kí của các nhóm cụ thể:
Tổ 1:
Nhóm 1: Em Thắng nhóm trưởng, Đạt Anh thư kí.
Nhóm 2: Quỳnh nhóm trưởng, Hằng thư kí
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Cho đến tổ 4:
Nhóm 7: Tú Anh nhóm trưởng, Nga thư kí.
Nhóm 8: Việt nhóm trưởng, Hoàng Anh thư kí
c) Bước 3.
Hoạt động của mỗi nhóm : Đây là bước vô cùng quan trọng trong qui trình dạy học theo nhóm . ở đây mỗi học sinh phải biết quan sát, nghiên cứu dữ liệu, suy ngẫm, phân tích, khái quát, tưởng tượng, so sánh, đối chiếu, vận dụng linh hoạt những điều đã học những kiến thức đã có vào tình huống mới để tự rút ra những kết luận về ý nghĩa, tính chất của sự vật, sự việc tức là phát hiện kiến thức mới và giải quyết vấn đề đặt ra. Như vậy học sinh phải tham gia tích cực vào quá trình nhận thức, chủ động thực hiện hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn, trợ giúp của thầy cô
Sau khi mỗi học sinh đã tìm ra kết quả và cách giải quyết vấn đề theo ý kiến của mình, các em sẽ trao đổi , tranh luận: Do kết quả sử lí thông tin của mỗi cá nhân chưa chắc đã chuẩn xác, hợp lí nhất là đối với tác phẩm văn chương đa thanh, đa âm, giàu ý nghĩa, lắm cách hiểu khác nhau nên rất cần có sự trao đổi, tranh luận giữa các cá nhân trong tập thể để cùng nhau tìm hiểu, giải quyết vấn đề hình thành kiến thức mới hoặc để củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức của bài. Trên cơ sở ý kiến của các thành viên trong nhóm, nhóm trưởng sẽ tổng hợp rút ra kết luận về vấn đề được đặt ra và thư kí sẽ tập hợp ghi chép lại vào giấy hoặc phim trong, giấy lớn phiếu học tập.
Mỗi nhóm hoạt động trên cơ sở học sinh tự điều hành, song mỗi lớp học thường có nhiều nhóm hoạt động đồng thời, với các đối tượng học sinh khác nhau cho nên có thể có những khó khăn xảy ra trong quá trình hoạt động nhóm nhất là đối với môn ngữ văn. Vì thế trong việc tổ chức và quản lí tiến trình hoạt động của các nhóm, người giáo viên cần có những kĩ năng cần thiết cụ thể:
Có thể trực tiếp tham gia công việc của nhóm như theo dõi, ghi chép các nội dung cầc thiết, gợi ý, dẫn dắt tiến trình thảo luận nếu cần.
Nắm đặc điểm của mỗi học sinh khi có cơ hội, ghi nhận thành tích của học sinh trong một nhóm nào đó. Tuy nhiên vẫn không bỏ qua việc theo dõi hoạt động của các nhóm khác.
Nắm chắc tâm lí học sinh, đông viên những học sinh thụ động trông chờ vào bạn hoặc chưa có cơ hội làm việc. Giải toả tâm lí khi học sinh có thái độ thách thức, tranh chấp hoặc cố tình bảo vệ ý kiến của mình. Giúp điều hoà công việc cho các thành viên trong nhóm, tránh tình trạng “ ngôi sao”, chỉ một hay một số ít học sinh làm hết mọi việc của nhóm
Luôn luôn ý thức về trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng độc lập, sáng tạo của học sinh nhất là trong cảm thụ văn chương.
Yêu cầu thư kí ghi chép kết quả hoạt động của nhóm
Lưu ý các nhóm đảm bảo tiến đọ thời gian
d) Bước 4: Thảo luận, tổng kết
Sau khi các nhóm hoàn thành công việc giáo viên hoặc lớp trưởng điều khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả. Người báo cáo kết quả của nhóm là người đại diện của nhóm. Học sinh trình bày có thể trả lời miệng đối với kiến thức dễ diễn đạt, có thể trả lời trên giấy trong đối với kiến thức cần độ chính xác hoặc trả lời trên giấy lớn đối với kiến thức trình bày ở dạng biểu bảng( có thể học sinh chuẩn bị từ trước), có khi các em trả lời trên phiếu học tập hoặc trả lời vào vở bài tập.
Khi mỗi nhóm trình bày song, giáo viên gọi đại diện các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét, đánh giá kết quả và bổ sung kiến thức nếu kết quả của nhóm vừa trình bày chưa đầy đủ, hoàn chỉnh hoặc các em có thể thống nhất với ý kiến của nhóm đó. Đồng thời các em có thể nhận xét giữa các nhóm với nhau: Về kĩ năng diễn đạt khi nói, chữ viết về sự trình bày trên phim hoặc trên giấy lớn. Như vậy từ việc thảo luận, trao đổi giữa học sinh với nhau, giữa nhóm này với nhóm khác học sinh sẽ khắc sâu hơn nữa kiến thức cần lĩnh hội. Do đó học sinh vừa nắm được kiến thức, kỹ năng mới vừa nắm được phương pháp “ làm ra” kiến thức. Thực hiện tốt hoạt động này học sinh sẽ bộc lộ và phát huy được những tiềm năng sáng tạo của mình.
Đối với việc tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm văn học, nhất là với tác phẩm giàu ý nghĩa nhiều khi khó có thể đưa ra một kết luận duy nhất, đúng nhất. Vì thế giáo viên cần phải để học sinh tự rút ra kết luận, khuyến khích các em tự tìm ra cách hiểu phù hợp nhất với bản thân mình miễm là tránh được những kết luận cứng nhắc, gượng ép.
Trên cơ sở học sinh thảo luận, giáo viên uốn nắn, lúc cần có thể bổ sung một vài tư liệu đã chuẩn bị cho bài học thêm sâu sắc. Cuối cùng giáo viên kết luận vấn đề, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm: khen ngợi các nhóm có câu trả lời hoặc đáp án đúng nhất, nhanh nhất; xếp loại các nhóm theo thứ tự nhất, nhì, ba, tư ..., Cho điểm dối với các thành viên tích cực của nhóm rồi đặt vấn đề tiếp theo .
Ví dụ: Trong bài 26- Tiết 106 Ngữ văn 7: Tìm hiểu văn bản “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn tôi định ra có hai lần hoạt động nhóm trong phần tổng kết-luyện tập để khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm rồi tứ đó nêu ý nghĩa của truyện .
ở hoạt động lần hai trong tiết học này, tôi đã cho học sinh thảo luận nhóm vấn đề: “ Vì sao Phạm Duy Tốn lại đặt tên truyện ngắn của mình là: “Sống chết mặc bay” và thứ tự tiến hành như sau:
Chuẩn bị:
Trong giáo án
Máy chiếu, bút dạ, phim trong
Tiến trình:
Chia nhóm: Các em hoạt động theo nhóm lớn 8 em 4 bàn- một dãy( đây là vấn đề khó) và lớp có 4 nhóm.
Giao nhiệm vụ cho cả lớp:
Vấn đề thảo luận: Giải thích ngắn gọn vì sao Phạm Duy Tốn lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Sống chết mặc bay” (Trên màn hình)
Giao nhiệm vụ cho từng nhóm: Mỗi nhóm sẽ trả lời các câu hỏi mà mỗi câu hỏi là từng phần của vấn đề.
Nhóm 1, 2 trả lời câu hỏi sau: Nguồn gốc của nhan đề và giải thích nguồn gốc?
Nhóm 3, 4 thảo luận câu hỏi: Nhan đề “ Sống chết mặc bay” nói về thái độ của nhân vật nào trong tác phẩm ? Thái độ của nhân vật đó đối với ai và như thế nào mà gọi là “Sống chết mặc bay”? ý nghĩa của nhan đề đó đối với truyện ?
Thời gian thực hiện: 5 phút
Cách thức thực hiện:
Học sinh các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí
Các nhóm học sinh hoạt động:
Học sinh trao đổi để hoàn chỉnh câu trả lời và thể hiện kết quả trên giấy trong.
Giáo viên theo sát hoạt động của học sinh và sẵn sàng hỗ trợ khi cần.
Công bố thời gian hoạt động đã hết, yêu cầu học sinh dừng trao đổi.
Thảo luận, tổng kết:
Các nhóm nộp bài làm, giáo viên lần lượt đưa bài của các nhóm học sinh lên màn hình.
Đại diện nhóm 1 trình bày câu hỏi 1 trước lớp, học sinh các nhóm khác đặc biệt là nhóm 2 nêu ý kiến thảo luận bổ sung
Đại diện nhóm 3 trình bày câu hỏi 2- các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét- bổ xung.
Giáo viên uốn nắn, bổ sung để các câu trả lời đầy đủ, hoàn chỉnh:
Ví dụ:
Nhan đề truyện là phần đầu của câu thành ngữ dân gian “ Sống chết mặc bay, tiền thày bỏ túi”
Câu thành ngữ chỉ bọn người sống vô trách nhiệm trước quyền lợi, cuộc sống, tính mạng của nhân dân.
Nhan đề “Sống chết mặc bay” nói về thái dộ của nhân vật trung tâm – viên quan phụ mẫu trong tác phẩm, đối với dân qua cảnh y đi hộ đê: Trong tình huống căng thẳng khúc đê có nguy cơ sắp vỡ, những người dân vật lộn với nước, với bùn, dưới trời mưa tầm tã vậy mà quan bỏ mặc dân; quan cứ ngồi trên đình cao ráo, vững trãi, có kẻ hầu người hạ để ăn yến, chơi bài; có người nhắc: “Khéo đê vỡ”, quan gắt: “Mặc kệ”; khi có người cấp báo đê vỡ, quan quát, doạ bỏ tù rồi tiếp tục chơi. Quan sung sướng ù to trong lúc đê vỡ dân trôi. Thái dộ của tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm đến vô nhân đạo. Đúng là thái độ “sống chết mặc bay” mà Phạm Duy Tốn dặt tên cho truyện ngắn của mình. Tác phẩm có giá trị tố cáo cao.
Giáo viên đánh giá quá trình hoạt động, kết quả của các nhóm; khen nhóm 2, 4; nhắc nhở nhóm 3 cần cố gắng hơn và cho em Thắm, Quỳnh, Việt điểm 9.
Giáo viên dặn học sinh về nhà.
3. Kết quả:
Từ nhận thức được vai trò, tác dụng của phương pháp dạy học hợp tác nhóm nói riêng, phương pháp dạy học tích cực nói chung trong đổi mới phương pháp dạy học trong đó có đổi mới phương pháp giảng dạy môn ngữ văn ở trường THCS, từ sự thấy được những khó khăn của phương pháp dạy học này, được sự chỉ đạo của Sở giáo dục Bắc Ninh, Phòng giáo dục và BGH nhà trường qua một số năm gần đây đặc biệt là trong năm học này tôi đã nắm vững tác dụng, qui trình tiến hành hoạt động hợp tác nhóm. Tôi đã thực hiện phương pháp thảo luận nhóm trong hầu hết các tiết dạy ở trên lớp. Cùng với các môn học khác tôi đã tạo cho học sinh thực hiện thành thạo hoạt động nhóm trong học tập đặc biệt là trong giờ học môn ngữ văn ở lớp 8c. Hầu hết học sinh trong lớp chủ động hoạt động, tích cực tham gia, tham gia xây dựng bài, lớp học sôi nổi, các em hiểu nội dung bài giảng sâu sắc hơn, các em đã có thói quen tự quan sát, tự nghiên cứu. Kỹ năng làm việc trong nhóm và kỹ năng giao tiếp khi hoạt động nhóm của các em tiến bộ rất nhiều: như không xen ngang khi bạn đang nói, biết chờ đến lượt mình nói, biết lắng nghe sử lí thông tin trong hoạt động, biết yêu cầu giải thích những ý chưa hiểu, sẵn sàng giải thích cho bạn những điều mình đã biết. Bên cạnh đó học sinh cũng rèn được tính tự kiềm chế, không xúc phạm bạn khi bất đồng ý kiến với bạn và thay vào đó là các em biết cách phản đối nhẹ nhàng, biết đưa ra ý kiến thuyết phục. Các em biếtchủ động, tự giác lĩnh hội tri thức. Hiệu quả các giờ học văn cao hơn. Các em tìm thấy sự thoải mái, niềm hứng thú trong giờ ngữ văn có hoạt động nhóm. Mối quan hệ bạn bè, thầy trò gắn bó hơn, không khí thi đua trong học tập của lớp sôi nổi hơn. Nhừ vận dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm và kết hợp với nhiều phương pháp dạy học tích cực khác trong các tiết học, kết quả học tập của lớp càng khả quan hơn. Kết quả môn ngữ văn của lớp 8c học kỳ I như sau:
100% h/s đạt xếp loại khá và giỏi, trong đó xếp loại:
Giỏi: 13/32 em đạt 40%
Khá: 19/32 em đạt 60%
Không có học sinh xếp loại t
File đính kèm:
- THAO LUAN NHOM LOP 7ASKKN.doc