Trong sự nghiệp giáo dục, nghề dạy học thực sự rất khó khăn, nhưng mỗi một ai được đứng lớp thì cũng cảm thấy rất tự hào và càng hạnh phúc vui sướng hơn khi học sinh mình say sưa học tập,hăng say phát biểu và hứng thú với từng tiết học,từ đó nắm vững kiến thức và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Để đạt dược kết quả như vậy mỗi giáo viên cần thể hiện rỏ khả năng, nghệ thuật sư phạm phù hợp với nội dung từng bài học ,với từng đối tượng học sinh khác nhau, đòi hỏi người giáo viên phải uốn mình theo cách giáo dục tối ưu nhất.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học ,tạo hứng thú cho học sinh đối với môn học của mình,thì mỗi giáo viên hay một bộ môn có thể có một phương pháp khác nhau. Nhưng qua áp dụng tốt trong nhiều tiết dạy qua dự giờ một số đồng nghiệp, tôi cảm thấy rằng giáo viên dành thời gian phù hợp cho dặn dò bài cũ, hướng học sinh vào những thực tế và tiếp theo là việc chuẩn bị bài mới thật cụ thể, xem đây là một phần quan trọng của tiết dạy.Là những cơ sở ban đầu giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức và tư duy, nên tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả, tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc chú trọng phần dặn dò .”
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc chú trọng phần dặn dò, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO
HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC CHÚ TRỌNG PHẦN DẶN DÒ.
I.Lý do chọn đề tài:
Trong sự nghiệp giáo dục, nghề dạy học thực sự rất khó khăn, nhưng mỗi một ai được đứng lớp thì cũng cảm thấy rất tự hào và càng hạnh phúc vui sướng hơn khi học sinh mình say sưa học tập,hăng say phát biểu và hứng thú với từng tiết học,từ đó nắm vững kiến thức và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Để đạt dược kết quả như vậy mỗi giáo viên cần thể hiện rỏ khả năng, nghệ thuật sư phạm phù hợp với nội dung từng bài học ,với từng đối tượng học sinh khác nhau, đòi hỏi người giáo viên phải uốn mình theo cách giáo dục tối ưu nhất.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học ,tạo hứng thú cho học sinh đối với môn học của mình,thì mỗi giáo viên hay một bộ môn có thể có một phương pháp khác nhau. Nhưng qua áp dụng tốt trong nhiều tiết dạy qua dự giờ một số đồng nghiệp, tôi cảm thấy rằng giáo viên dành thời gian phù hợp cho dặn dò bài cũ, hướng học sinh vào những thực tế và tiếp theo là việc chuẩn bị bài mới thật cụ thể, xem đây là một phần quan trọng của tiết dạy.Là những cơ sở ban đầu giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức và tư duy, nên tôi chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả, tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc chú trọng phần dặn dò .”
II.Cơ sở lí luận:
Trong phương pháp dạy học trước đây, mọi người đều cho rằng việc học sinh soạn bài trước khi lên lớp chỉ áp dụng cho môn văn học. Hiện nay, trong quá trình dạy học theo đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm theo chỉ thị 40 của thủ tướng chính phủ, thì việc hướng dẫn học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp là rất cần thiết cho tất cả các môn học. Việc soạn bài sẽ giúp học sinh tự tin , tích cực, hứng thú hơn trong giờ học trên lớp.Từ đó, hoạt động dày và học sẽ bớt căng thẳng mà chất lượng được nâng cao.
III.Thực trạng dạy học ở trường THPT trong những năm gần đây và chỉ tiêu đề ra:
Trước khi lên lớp mỗi giáo viên đều soạn giảng chuẩn bị các phương tiện cần thiết và tất cả các giáo viên đều cố gắng chuyển tải những kiến thức trọng tâm cho học sinh. Điều đó thể hiện rõ trong giáo án với một hệ thống câu hỏi, nhưng chủ yếu là đàm thoại, hỏi đáp và đã dùng một thời lượng nhất định để chuyển tải hết nội dung. Xét về một khía cạnh khác thì đó mới là biến tướng của phương pháp cổ truyền vì trong đó học sinh chưa đóng vai trò chủ thể, giáo viên chưa lấy học sinh làm trọng tâm, giờ học sẽ trở nên căng thẳng, học sinh không hứng thú, thậm chí tiếp thu kiến thức một cách thụ động miễn cưỡng.Với nhiều lí do khác nhau nhưng chung quy lại giáo viên chưa chú trọng đến vấn đề hướng dẫn học sinh soạn bài trứơc khi lên lớp hoặc chỉ dặn dò qua loa.
* Thực tế bản thân có một số tiết dạy do phân bố thời gian chưa được hợp lý nên việc dặn dò chỉ qua loa “ về nhà học bài cũ và trả lời câu hỏi ở sgk, đọc trước bài tiếp theo để hôm sau học tiếp”. Như vậy, không kích thích được tính tò mò, sự tìm tòi sáng tạo của học sinh, mặt khác còn không có cơ sở để ràng buộc học sinh với việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp,các em từ đó sinh ra lười biếng, đối phó với từng bài học.
-Qua kiểm tra lại tiết sau thấy được,chỉ có khoảng:
+20%số học sinh chuẩn bị bài khá tốt .
+20%số học sinh chỉ trả lời là em đã học bài rồi.
+50% số học sinh soạn đối phó chỉ ghi lại một vài dòng theo sách giáo khoa hoặc các mục chính của bài và một số em khi giáo viên hỏi còn lại là em đã soạn những gì thì học sinh hoàn toàn không biết mình đã ghi cái gì trong vở soạn.
+10%số học sinh không soạn bài.
-Qua dự giờ một số đồng nghiệp:
+Những tiết dạy mà thầy trò chuẩn bị bài tốt ở nhà thì thấy lớp học sôi nổi hẵn, học sinh có thể liên hệ thực tế vào bài học rất tốt, mỗi câu hỏi giáo viên đưa ra có đến 60-70% học sinh trong lớp phát biểu.
+Một số tiết dự giờ đột xuất mà thầy trò chuẩn bị bài chưa tốt, đặc biệt là khâu chuẩn bị của học sinh, thấy lớp học tẻ nhạt, trầm lắng và cả thầy trò đều lúng túng chỉ có 20-30% học sinh hứng thú phát biểu xây dựng bài.
*Nhiều giáo viên vẫn chưa vận dụng tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, xem nhẹ việc dặn dò bài cũ và hướng dẫn học sinh soạn bài mới.
Với việc chuẩn bị bài không tốt thì đương nhiên trong 45 phút trên lớp đa số học sinh chỉ tiếp thu kiến thức bài học một cách thụ động, miễn cưỡng hoặc chỉ trả lời theo yêu cầu của giáo viên, mà chưa chưa tự mình giải quyết những tình huống có vấn đề do giáo viên đưa ra.
Mặt khác với một chuổi hỏi đáp , đàm thoại mà giáo viên sử dụng trong suốt giờ dạy sẽ làm cho học sinh không tự mình hệ thống được kiến thức, hoặc nắm kiến thức một cách dàn trải không có chiều sâu.
Từ thực tế trên, theo bản thân tôi để dạy học đạt kết quả cao thì 100% tiết học cần chú trọng vào khâu dặn dò, lúc đó kết quả sẽ là:
+75%số học sinh chuẩn bị bài khá tốt .
+20%số học sinh chỉ trả lời là em đã học bài rồi.
+5% số học sinh soạn đối phó chỉ ghi lại một vài dòng theo sách giáo khoa hoặc các mục chính của bài và một số em khi giáo viên hỏi còn lại là em đã soạn những gì thì học sinh hoàn toàn không biết mình đã ghi cái gì trong vở soạn.
+Không có học sinh không soạn bài.
IV.Biện pháp:
a.Dặn dò bài cũ
Đây là một vấn đề quan trọng sau mỗi tiết học bởi giáo viên khi dặn chu đáo sẽ giúp học sinh nắm được cách học bài và nội dung cần học ở nhà.
-Giáo viên cần chọn kiến thức trọng tâm nhất của bài học yêu cầu học sinh nắm kĩ không học một cách tràn lan.
- Nắm một cách logic các kiến thức bài học của các bài bài trước.
- Đưa ra một số câu hỏi cụ thể tuỳ theo từng nội dung kiểu bài và từng đối tượng học sinh nhằm kích thích tính sáng tạo, phát triển tư duy học sinh.
-Không xem nhẹ, bỏ qua các câu hỏi cuối mỗi bài học và bài tập nếu có.
b.Dặn dò bài mới
Hiệu quả bài dạy tiếp theo phụ thuộc rất nhiều vào phần dặn dò chuẩn bị bài mới(soạn bài) trước khi lên lớp.Nếu học sinh chuẩn bị chu đáo bài soạn ở nhà thì lên lớp sự hợp tác giữa giáo viên và học sinh để giải quyết vấn đề trong một tiết dạy sẽ thuận lợi hơn, trôi chảy hơn và sẽ giúp giáo viên giải quyết tốt ý đồ cho tiết dạy của mình.Vì vậy, dặn dò bài mới cần thực hiện theo các bước sau:
Giáo viên cần đọc trước bài học hôm sau để xác định đượcnội dung trọng tâm của bài đó.
Gợi ý cho học sinh những câu hỏi ngắn gọn, khái quát.
Có thể cho học sinh tòm hiểu trước thực tế địa phương đối với các môn học có liên quan.
Cần chú ý khai thác trước các bảng số liệu, bảng thống kê, hình ảnh... bởi đây là một chuỗi hệ thống kiến thức ngầm rất quan trọng của bài học.
Cam Chính, ngày 09 tháng 9 năm 2009
Người viết
NGUYỄN THỊ THU THUỶ.
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem.doc