Đề tài Nâng cao kết quả học tập bài “ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường” thông qua việc tạo lập và tích hợp sơ đồ tư duy trong giáo án điện tử môn Công nghệ 10 trường THPT Quang Trung

1. Tóm tắt đề tài:

 Đối với bài “Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường” đặc điểm của bài này là những lý thuyết không có hình ảnh minh họa, cũng không có đồ dùng dạy học. Giáo viên đã cố gắng tăng cường hình ảnh minh họa cho bài học này thông qua giáo án điện tử. Tuy nhiên thì kết quả vẫn chưa khả quan, chưa giúp học sinh tư duy sáng tạo, ghi nhớ và gợi nhớ thông tin tốt.

 Nhằm để khắc phục những hạn chế trên thì giáo viên đã sử dụng sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy có những ưu điểm: tạo nên sự thu hút, hấp dẫn thông qua các hình ảnh, màu sắc, mã số, kích thước được sử dụng để làm nổi bật và phong phú sơ đồ tư duy. Nhờ đó mà đẩy mạnh sáng tạo, khả năng ghi nhớ một cách khoa học và đặc biệt là sức gợi nhớ thông tin.

 Ở sơ đồ tư duy, từ tư duy động não với từ và động não với hình ảnh sẽ tạo nên một sơ đồ tư duy mà ở đó thể hiện được sự liên tưởng, gợi nhớ và ghi nhớ vấn đề, sự liên kết giữa các vấn đề. Từ đó nâng cao được hiệu quả học tập, nâng cao được kết quả giảng dạy.

 

doc25 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nâng cao kết quả học tập bài “ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường” thông qua việc tạo lập và tích hợp sơ đồ tư duy trong giáo án điện tử môn Công nghệ 10 trường THPT Quang Trung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Tóm tắt đề tài Trang 2 Giới thiệu Trang 3 Phương pháp Trang 4 Khách thể nghiên cứu Trang 4 Thiết kế nghiên cứu Trang 4 Quy trình nghiên cứu Trang 5 Đo lường và thu thập dữ liệu Trang 6 Phân tích dữ liệu và bàn luận Trang 6 Kết luận và khuyến nghị Trang 7 Tài liệu tham khảo Trang 7 Phụ lục của đề tài Trang 8 Kế hoạch bài học Trang 8 Đề và đáp án bài kiểm tra trước và sau tác động Trang 14 Bảng điểm Trang 17 Sơ đồ tư duy Trang 19 + Lý thuyết Trang 19 + Hướng dẫn sử dụng phần mềm Trang 21 Phiếu đánh giá Trang 22 Đề tài NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI “ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG” THÔNG QUA VIỆC TẠO LẬP VÀ TÍCH HỢP SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN CÔNG NGHỆ 10 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG *** 1. Tóm tắt đề tài: Đối với bài “Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường” đặc điểm của bài này là những lý thuyết không có hình ảnh minh họa, cũng không có đồ dùng dạy học. Giáo viên đã cố gắng tăng cường hình ảnh minh họa cho bài học này thông qua giáo án điện tử. Tuy nhiên thì kết quả vẫn chưa khả quan, chưa giúp học sinh tư duy sáng tạo, ghi nhớ và gợi nhớ thông tin tốt. Nhằm để khắc phục những hạn chế trên thì giáo viên đã sử dụng sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy có những ưu điểm: tạo nên sự thu hút, hấp dẫn thông qua các hình ảnh, màu sắc, mã số, kích thước được sử dụng để làm nổi bật và phong phú sơ đồ tư duy. Nhờ đó mà đẩy mạnh sáng tạo, khả năng ghi nhớ một cách khoa học và đặc biệt là sức gợi nhớ thông tin. Ở sơ đồ tư duy, từ tư duy động não với từ và động não với hình ảnh sẽ tạo nên một sơ đồ tư duy mà ở đó thể hiện được sự liên tưởng, gợi nhớ và ghi nhớ vấn đề, sự liên kết giữa các vấn đề. Từ đó nâng cao được hiệu quả học tập, nâng cao được kết quả giảng dạy. Hiện nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin mọi người thường sử dụng những phần mềm chuyên dùng như mindmap đế cho việc thiết kế được nhanh hơn và đẹp hơn. Nó giúp chúng ta có thể tạo ra các kênh chữ và hình liên kết trên cùng một trang, màu sắc và cách bố trí cũng khá phong phú. Giải pháp của tôi là tạo lập và tích hợp sơ đồ tư duy trong giáo án điện tử bài ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể và môi trường. Giải pháp này sẽ giúp khắc phục được khuyết điểm của bài học này (vừa có hình minh họa và sơ đồ nên sẽ giúp cho việc học tập của các em hiệu quả hơn, ghi nhớ bài tốt hơn) Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: 2 lớp 10 Trường THPT Quang Trung. Lớp 10CB4 là lớp thực nghiệm và lớp 10CB5 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy bài “ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường”. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,16; Điểm bài kiểm tra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 6,05. Kết quả kiểm tra ttest (phụ thuộc) cho thấy: p = 0,00012 < 0,05 Tức là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc tích hợp sơ đồ tư duy trong giáo án điện tử để dạy học đã làm nâng cao kết quả học tập mà đặc biệt là bài “Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường” 2. Giới thiệu: Hiện nay, yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Thay đổi phương pháp dạy không những giúp các em nâng cao kiến thức mà đôi khi còn tạo ra sự thay đổi trong cách học và tư duy. Đều này là đều giáo viên cần đạt đến. Qua thời gian dạy bài “Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường” tôi nhận thấy học sinh chưa am hiểu bài này. Do bài không có hình ảnh min họa, khi học thì các em phải tưởng tượng theo những lời giáo viên kể thì hiệu quả học tập chưa cao. Để thay đổi hiện trạng trên thì giáo viên đã tạo ra sơ đồ tư duy thông qua việc sử dụng phần mềm minmap để thiết kế. Tạo sơ đồ tư duy thông qua phần mềm này rất nhanh mà việc chuyển phần sơ đồ này sang định dạng word, pdf, powerpoint. Nhờ đó mà việc tích hợp sơ đồ tư duy để làm giáo án điện tử cũng dễ dàng hơn. Giải pháp thay thế: Tích hợp sơ đồ tư duy của bài thông qua giáo án điện tử. Giáo viên chiếu hình ảnh để học sinh quan sát, nêu câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh phát hiện kiến thức. Qua đó, sẽ giúp các em có sự hiểu biết sâu sắc hơn về bài học này, giúp các em tư duy hơn và thấy được một cách học mới. Trong quyển “Sơ đồ tư duy” của Tony và Barry Buzan đã chứng minh rằng việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ cải thiện hiệu quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc. Tuy nhiên, khi chúng ta sử dụng sơ đồ tư duy ở một bài học cụ thể thì kết quả sẽ như thế nào và mức ảnh hưởng của nó có lớn hay không. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng sơ đồ tư duy ở bài “Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường” có làm tăng kết quả học tập không? Giả thuyết khoa học: Việc sử dụng sơ đồ tư duy ở bài “Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường” có làm tăng kết quả học tập. 3. Phương pháp: a/. Khách thể nghiên cứu: * Giáo viên: Luôn nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. * Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau: Về thành tích học tập: hai lớp này có điểm đầu vào thấp nhất khối 10 Về ý thức học tập: chưa tích cực trong học tập. b/. Thiết kế nghiên cứu: Chọn 2 lớp nguyên vẹn: lớp 10CB4 làm nhóm thực nghiệm và 10CB5 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng Ttest để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 1: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 5,1 5,6 p 0,124 p = 0,124 > 0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 1) Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm 01 Dạy học có tích hợp sơ đồ tư duy vào giáo án điện tử 03 Đối chứng 02 04 Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập. c/. Qui trình nghiên cứu: *Chuẩn bị bài của giáo viên: - Lớp đối chứng : Thiết kế kế hoạch bài học không sử dụng việc tích hợp sơ đồ tư duy vào giáo án điện tử, quy trình chuẩn bị bài như bình thường. - Lớp thực nghiệm : Thiết kế kế hoạch bài học gồm tạo lập sơ đồ tư duy và cuối cùng là tích hợp sơ đồ tư duy vào giáo án điện tử. -Chuẩn bị đề kiểm tra chung cho 2 lớp *Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm vào thời điểm tuần 16 của học kì 1. d/. Đo lường và thu thập dữ liệu: *Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ. Bài kiểm tra sau khi tác động là bài kiểm tra sau khi học xong nội dung bài. Sau khi tôi tiến hành tác động đối với lớp thực nghiệm và dạy bình thường đối với lớp đối chứng. Tôi tiến hành cho các em làm bài kiểm tra và chấm điểm. Sau khi thu thập đủ số liệu, chúng tôi đã tiến hành lập bảng thống kê và tiến hành áp dụng các phương pháp kiểm chứng dữ liệu nhằm đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của đề tài. 4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả: Bảng 3: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng Thực nghiệm Trung bình cộng 6,1 7,2 Độ lệch chuẩn 1,37 1,40 Giá trị p của ttest 0,00012 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn(SMD) 0.81 Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, sau kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng ttest cho kết quả p = 0,00012 cho thấy sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức sự chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Bên cạnh đó, theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD của điểm kiểm tra là 0,81; cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc tích hợp sơ đồ tư duy vào giáo án điện tử đối với nhóm thực nghiệm là rất lớn. Vậy: giả thuyết của đề tài “nâng cao kết quả học tập bài ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường thông qua việc tạo lập và tích hợp sơ đồ tư duy trong giáo án điện tử môn công nghệ 10 trường THPT Quang Trung” đã được kiểm chứng. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng: 5. Kết luận và khuyến nghị: a/. Kết luận: Việc tích hợp sơ đồ tư duy vào giáo án điện tử vào bài “Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường” có làm tăng kết quả học tập. b/. Khuyến nghị: -Đối với giáo viên: Nên nghiên cứu thiết kế nhiều sơ đồ tư duy ở các bài học khác nhau trên cơ sở chọn lọc từng bài cho phù hợp đối với đối tượng học sinh để giúp các em học tốt hơn. Đặc biệt là những em học sinh ở những lớp có trình độ thấp vì phần lớn các em hay quên, không hệ thống được kiến thức và cũng không tư duy tốt để liên hệ giữa các kiến thức. Có thể áp dụng với những lớp khá giỏi. -Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ, đóng góp ý kiến để đề tài hoàn chỉnh hơn. Đồng thời giáo viên môn công nghệ có thể áp dụng nhằm tăng kết quả trong học tập của bài. Đồng thời thông qua đó cũng góp phần thay đổi cách học của học sinh: các em có thể tạo ra sơ đồ tư duy theo ý tưởng riêng của mình và qua đó ghi nhớ bài học tốt hơn. 6. Tài liệu tham khảo: - Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội - Sơ đồ tư duy – Tony & Barry Buzan – Nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh - Sách giáo khoa Công Nghệ 10 PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI *** I*. KẾ HOẠCH BÀI HỌC: Giáo án điện tử (gồm file powerpoint gởi kèm) Giáo án word Bài 19: ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰCVẬT ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG *** I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nêu được những tác hại của việc sử dụng không hợp lí thuốc hóa học bảo vệ thực vật đối với: + Hệ sinh thái + Môi trường + Chất lượng nông sản + Sức khỏe con người - Kể những tác hại do thuốc hóa học BVTV đã gây ra ở địa phương. - Đề xuất được giải pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của việc sử dụng thuốc hóa học BVTV một cách có cơ sở. - Xác định được những ưu và nhược điểm của thuốc hóa học BVTV để có quyết định sử dụng hợp lí. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện tính thận trọng khi tiếp xúc với thuốc hóa học. 3. Thái độ: - Có thức bảo vệ môi trường khi sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật. - Tuyên truyền vận động mọi người nên hạn chế dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (chỉ thật sự sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết). II. TRỌNG TÂM - Phân bố đều ở cả 3 phần. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: * Nếu gv dạy theo hướng không sử dụng máy chiếu thì cần chuẩn bị: - Tranh ảnh về những tác hại do thuốc hóa học gây nên. - Sơ đồ đường truyền thuốc hoá học bảo vệ thực vật vào môi trường và con người. Thuốc hoá học BVTV Cây trồng Vật nuôi Người Nước Đất Sơ đồ đường truyền thuốc hoá học bảo vệ thực vật vào môi trường và con người. Tồn lưu Tồn lưu - Phiếu học tập: Đối tượng bị ảnh hưởng Quần thể sinh vật Môi trường Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học Nguyên nhân Biện pháp * Nếu giáo viên sử dụng máy chiếu: Cần chuẩn bị giáo án điện tử của bài và các thiết bị cần thiết 2. Học sinh: Ngh/c SGK. IV. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện 2. Kiểm tra bài cũ:(không kiểm tra bài cũ) 3. Giảng bài mới Thuốc hoá học bảo vệ thực vật tuy giúp ta bảo vệ được cây trồng nhưng cũng có nhiều hạn chế gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường, quần thể SV và vệ sinh an toàn thực phẩm .Muốn nâng cao hiệu quả của thuốc hoá học bảo vệ thực vật thì người dùng cần biết những mặt hạn chế và cách khắc phục những hạn chế. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu hơn vấn đề đó. Bài mới: ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰCVẬT ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ NỘI DUNG GV: Khi phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật thì thuốc này sẽ ảnh hưởng đến những đối tượng nào trên đồng ruộng ? HS: Suy nghĩ và trả lời Giáo viên nhận xét, bổ sung: gv sẽ thống kê và bố trí các yếu tố theo 2 hướng: ảnh hưởng đến quần thể sinh vật và môi trường. Chúng ta xét yếu tố con người là yếu tố đặc biệt trong quần thể sinh vật. Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật GV: Đọc sách giáo khoa phần 1 và điền vào phiếu học tập Đối tượng bị ảnh hưởng Quần thể sinh vật Ảnh hưởng xấu Nguyên nhân GV: Hãy nêu những ảnh hưởng xấu đến cây trồng, động vật có ích, động vật có lợi, con người (giáo viên treo sơ đồ ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với con người để thấy rõ hơn về ảnh hưởng của thuốc hóa học) HS: Ngh/c trả lời GV: Từ những ảnh hưởng đó, hãy tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng ? HS: Ngh/c trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng xấu của thốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường GV: Đọc sách giáo khoa phần 2 và điền vào phiếu học tập Đối tượng bị ảnh hưởng Môi trường sống Ảnh hưởng xấu Nguyên nhân GV: Hãy nêu những ảnh hưởng cụ thể đến đất, nước, không khí ? HS: trả lời Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thốc hóa học BVTV GV: Thống kê những nguyên nhân ảnh hưởng của thuốc BVTV ở 2 phần vừa tìm hiểu lên bảng và bổ sung cho hoàn chỉnh - Nồng độ, liều lượng cao - Dùng thuốc phổ rộng - Thời gian tồn lưu trong môi trường lâu ...... à Do kiến thức về thuốc và sâu bệnh của người dân của một bộ phận người dân chưa cao GV: Từ những nguyên nhân đó. Theo em, người dùng thuốc hoá học bảo vệ thực vật phải làm gì để khắc phục những mặt hạn chế của thuốc? HS: trả lời GV bổ sung: - Bảo đảm thời gian cách li. - Chỉ dùng thuốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép I. ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN QUẦN THỂ SINH VẬT: - Cây trồng: + Tác động đến mô, tế bào của cây trồng (gây cháy, táp lá, thân, ) ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển à giảm năng suất và chất lượng nông sản. + Tích lũy trên nông sản - Động vật có ích: + Gây chết một số sinh vật có ích à Làm phá vỡ cân bằng quần thể sinh vật - Động vật có hại + Gây lờn thuốc, kháng thuốc - Con người + Tích lũy độc hại trong cơ thể + Ngộ độc, gây chết II. ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN MÔI TRƯỜNG - Đất: + Tích lũy trong đất + Tiêu diệt một số sinh vật đất - Nước: + Tích lũy trong nước + Gây chết hoặc tích lũy trong cơ thể động vật thủy sinh. - Không khí: gây ô nhiễm nguồn không khí III. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG XẤU CỦA THUỐC HÓA HỌC BẢO VỆ THỰC VẬT - Chỉ sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật khi dịch hại tới ngưỡng gây hại. - Sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao; phân hủy nhanh trong môi trường . - Sử dụng đúng cách, đúng thuốc, đúng thời gian, đúng nồng độ và liều lượng. -Trong quá trình bảo quản, sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật cần tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường . Nếu gv không dạy giáo án điện tử thì bố trí dàn bài theo sơ đồ sau: 4. Củng cố và luyện tập Bước 1: Dùng những câu hỏi trong sgk để củng cố Bước 2: Dùng những câu hỏi trắc nghiệm bên dưới để củng cố hay làm bài kiểm tra. 1. Biện pháp nào dưới đây được áp dụng để dập tắt dịch hại một cách nhanh chóng để bảo cây trồng ? a) Biện pháp canh tác b) Biện pháp sử dụng giống chống sâu, bệnh c) Biện pháp hóa học d) Biện pháp sinh học 2. Khi nào dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật có hiệu quả nhất ? a) Khi chưa phát hiện mầm mống sâu, bệnh b) Khi thấy sâu, bệnh trên đồng ruộng ở mọi giai đoạn phát triển c) Khi sâu bệnh đã phát triển với mật độ cao d) Khi phát hiện sâu, bệnh ở giai đoạn mẫm cảm (sâu non tuổi 1, vết bệnh cấp 1) 3. Xác định yếu tố nào sau đây không phải là tác hại của thuốc hóa học bảo vệ thực vật? a) Tiêu diệt đối tượng sâu hại b) Tạo ra những dòng sâu bệnh kháng thuốc c) Ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng d) Tiêu diệt đối tượng côn trùng có ích trên đồng ruộng 4. Xác định yếu tố nào sau đây đảm bảo sức khỏe người phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật ? a) Đi trên ngược chiều gió khi đang phun xịt b) Để bụng đói khi phun thuốc c) Phun xịt thuốc có dụng cụ bảo hộ lao động d) Hút thuốc lá trong thời gian phun thuốc 5. Sử dụng thuốc BVTV với nồng độ, liều lượng cao liên tục trên đồng ruộng sẽ dẫn đến: a) Cây trồng bị chết toàn bộ b) Xuất hiện tình trạng kháng thuốc ở sâu bệnh c) Nguồn dịch hại sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn d) Nguồn dịch hại và các đối tượng có ích trên đồng ruộng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn 6. Tìm cặp đôi đúng cho các trường hợp sau: 1) Chỉ dùng thuốc bvtv khi a. Tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường 2) Sử dụng thuốc theo nguyên tắc b) Có tính chọn lọc cao, phân hủy nhanh trong môi trường 3) Sử dụng các loại thuốc c) Dịch hại tới ngưỡng gây hại 4) Bảo quản và sử dụng thuốc hóa học bvtv cần d) 4 đúng: đúng lúc, đúng thuốc, đúng cách, đúng nồng độ và liều lượng Đáp án: 1-c, 2-d, 3-b, 4-a 7. Tìm cặp đôi đúng cho nguyên tắc sử dụng thuốc “4 đúng” 1) Đúng thuốc a) Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. 2) Đúng lúc b) Đảm bảo đúng liều lượng hoặc nồng độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một đơn vị diện tích. 3) Đúng nồng độ và liều lượng c) Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc. 4) Đúng cách d) Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc cần sử dụng. Đáp án: 1-d, 2-c, 3-b, 4-a 8. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật còn tồn lưu trong nông sản khi nào ? - Chưa đảm bảo thời gian cách ly - Sử dụng thuốc không đảm rõ nguồn gốc (thường là những loại thuốc độc và thời gian phân hủy lâu trong môi trường) 9. Giải thích vì sao có hiện tượng sâu bệnh kháng thuốc? Do sử dụng nhiều loại thuốc có tính năng gần giống nhau và sử dụng kéo dài, làm sâu bệnh phát sinh đột biến có khả năng chịu đựng cao với thuốc hóa học BVTV. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Trả lời câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị ôn tập kiểm tra V. RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung: - Phương pháp: - ĐDDH: ˜˜˜˜˜˜˜˜¯™™™™™™™™ II*. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG VÀ SAU TÁC ĐỘNG 1. Đề và đáp án kiểm tra trước tác động *Câu 1: Hãy nêu các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu? (1 điểm) *Câu 2: Em hãy trình bày quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào? (3 điểm) **Câu 3: Tại sao phải khảo nghiệm giống cây trồng trước khi đem vào sản xuất đại trà? (2 điểm) **Câu 4: So sánh sự khác nhau về đặc điểm của phân hữu cơ và phân hóa học? Tại sao trước khi sử dụng phân hữu cơ cần phải ủ hoai? (3 điểm) ***Câu 5: Tại sao quá trình sản xuất giống ở cây thụ phấn chéo lại phải chọn ruộng ở khu cách li và luôn loại bỏ hàng và cây xấu trước khi tung phấn mà ở cây tự thụ phấn lại không có? (1 điểm) Đáp án Câu 1: Các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu (1 điểm) - Xây dựng mương, bờ để trử nước, tưới tiêu hợp lí. (0.25 điểm) - Cày sâu dần (0.25 điểm) - Bón vôi (0.25 điểm) - Bón phân hữu cơ và phân hóa học hợp lí. Có thể luân canh với cây họ đậu.(0.25 điểm) Câu 2: Quy trình nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào (Có 6 bước, mỗi bước đúng 0.5 điểm) - Chọn vật liệu: thường dùng mô phân sinh, vật liệu phải sạch bệnh. - Khử trùng: Phân cắt đỉnh sinh trưởng thành các phần tử nhỏ→rửa sạch + khử trùng. - Tạo chồi: Cấy mẫu vào môi trường dinh dưỡng nhân tạo MS để tạo chồi. - Tạo rễ: khi chồi đạt chiều cao quy định, tách chồi cấy vào môi trường tạo rễ (chứa chất kích thích sinh trưởng) - Cấy vào môi trường thích ứng: khi chồi ra rễ cấy vào môi trường gần giống môi trường mà cây sinh trưởng để cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên. - Trồng ra vườn ươm: khi cây đạt tiêu chuẩn cây giống, chuyển cây ra vườn ươm. Câu 3: Tại vì khảo nghiệm giống cây trồng cho chúng ta biết: - Giống cây trồng đó được đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống luân canh. - Cung cấp những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác và hướng sử dụng những giống mới à Giúp ta sử dụng đúng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới. Câu 4: Khác nhau về đặc điểm của phân hóa học và phân hữu cơ Đặc điểm của phân hóa học Đặc điểm của phân hữu cơ - Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. VD: Phân ure ((NH2)2CO): 46% N - Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp và không ổn định. VD: Phân chuồng 2-5% N, 1,5- 3% P2O5, 1-2% K2O... - Đa số dễ tan nên dễ hấp thu, hiệu quả nhanh (trừ lân). - Chất dinh dưỡng không dùng được ngay mà phải qua qúa trình khoáng hóa nên hiệu quả sử dung chậm. - Không có tác dụng cải tạo đất - Có tác dụng cải tạo đất. - Bón liên tục nhều năm đặc biệt là đạm và kali đất bị chua. - Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất. Trước khi sử dụng phân hữu cơ cần phải ủ hoai vì: - Quá trình phân hủy sẽ thải ra nhiệt lượng nếu chúng ta sử dụng trực triếp mà không ủ sẽ làm cho cây trồng bị chết, ngoài ra còn có các sinh vật gây hại trong chất hữu cơ sẽ làm cây dễ bị sâu bệnh hơn. Như vậy tác dụng của việc ủ là: - Tận dụng nhiệt độ của đống ủ tiêu diệt các sinh vật có hại cho cây trồng. - Quá trình ủ sẽ giúp phân giải những chất khó hấp thụ thành những chất dễ hấp thụ cho cây - Giảm mùi hôi do phá trình phân hủy tạo ra. Câu 5: Cây thụ phấn chéo quá trình sản xuất giống phải thực hiện ở khu cách li và luôn loại bỏ hàng, cây xấu trước khi tung phấn là gì: - Đặc điểm sinh sản của cây, nếu không cách li sẽ làm giống dễ bị tạp nhiễm. - Bản chất là cây giao phấn, nếu không loại bỏ cây xấu trước khi tung phấn thì sẽ làm ảnh hưởng đến những cây khác.Ngoài ra thì bản thân của cây giao phấn cũng có ẩn chứa những gen lặn nên khi thụ phấn cho nhau sẽ làm xuất hiện một số cây xấu nên lúc nào cũng cần phải tiến hành loại bỏ cây xấu. 2. Đề và đáp án kiểm tra sau tác động Câu 1,2,3,4,5,8 mỗi câu 1đ; câu 6,7 mỗi câu 2 điểm 1. Biện pháp nào dưới đây được áp dụng để dập tắt dịch hại một cách nhanh chóng để bảo cây trồng ? a) Biện pháp canh tác b) Biện pháp sử dụng giống chống sâu, bệnh c) Biện pháp hóa học d) Biện pháp sinh học 2. Khi nào dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật có hiệu quả nhất ? a) Khi chưa phát hiện mầm mống sâu, bệnh b) Khi thấy sâu, bệnh trên đồng ruộng ở mọi giai đoạn phát triển c) Khi sâu bệnh đã phát triển với mật độ cao d) Khi phát hiện sâu, bệnh ở giai đoạn mẫm cảm (sâu non tuổi 1, vết bệnh cấp 1) 3. Xác định yếu tố nào sau đây không phải là tác hại của thuốc hóa học bảo vệ thực vật? a) Tiêu diệt đối tượng sâu hại b) Tạo ra những dòng sâu bệnh kháng thuốc c) Ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng d) Tiêu diệt đối tượng côn trùng có ích trên đồng ruộng 4. Xác định yếu tố nào sau đây đảm bảo sức khỏe người phun thuốc hóa học bảo vệ thực vật ? a) Đi trên ngược chiều gió khi đang phun xịt b) Để bụng đói khi phun thuốc c) Phun xịt thuốc có dụng cụ bảo hộ lao động d) Hút thuốc lá trong thời gian phun thuốc 5. Sử dụng thuốc BVTV với nồng độ, liều lượng cao liên tục trên đồng ruộng sẽ dẫn đến: a) Cây trồng bị chết toàn bộ b) Xuất hiện tình trạng kháng thuốc ở sâu bệnh c) Nguồn dịch hại sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn d) Nguồn dịch hại và các đối tượng có ích trên đồng ruộng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn 6. Tìm cặp đôi đúng cho các trường hợp sau: 1) Chỉ dùng thuốc bvtv khi a. Tuân thủ quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường 2) Sử dụng thuốc theo nguyên tắc b) Có tính chọn lọc cao, phân hủy nhanh trong môi trường 3) Sử dụng các loại thuốc c) Dịch hại tới ngưỡng gây hại 4) Bảo quản và sử dụng thuốc hóa học bvtv cần d) 4 đúng: đúng lúc, đúng thuốc, đúng cách, đúng nồng độ và liều lượng Đáp án: 1-c, 2-d, 3-b, 4-a 7. Tìm cặp đôi đúng cho nguyên tắc sử dụng thuốc “4 đúng” 1) Đúng thuốc a) Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. 2) Đúng lúc b) Đảm bảo đúng liều lượng hoặc nồng độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một đơn vị diện tích. 3) Đúng nồng độ và liều lượng c) Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc. 4) Đúng cách d) Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc cần sử dụng. Đáp án: 1-d, 2-c, 3-b, 4-a 8. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật còn tồn lưu trong nông sản khi nào ? - Chưa đảm bảo thời gian cách ly - Sử dụng thuốc không đảm rõ nguồn gốc (thường là những loại thuốc độc và thời gian phân hủy lâu trong môi trường) III*. BẢNG ĐIỂM: Lớp thực nghiệm Danh Sách lớp 10CB4 Kiểm tra trước tác động Kiểm tra sau tác động 1 Nguyễn Quế Anh 4 6 2 Nguyễ

File đính kèm:

  • docDE TAI NCKHSPUD DA SUA.doc