Đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng môn hóa 9

I/ TÓM TẮT

II/ GIỚI THIỆU

1. Lý do chọn đề tài

2. Thực trạng sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Hoá học tại trường THCS.

3. Giải pháp thay thế

4. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu

5. Vấn đề nghiên cứu

 

doc47 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 9952 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng môn hóa 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I/ TÓM TẮT II/ GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài 2. Thực trạng sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Hoá học tại trường THCS. 3. Giải pháp thay thế 4. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu 5. Vấn đề nghiên cứu 6. Giả thuyết nghiên cứu III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu 2. Thiết kế nghiên cứu 3. Quy trình nghiên cứu 3.1. Xây dựng kế hoạch giảng dạy ở hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 3.2. Thiết kế bài dạy: 3.3 Xây dựng các mức độ chuẩn bị và sử dụng bản đồ tư duy của học sinh: 3.4 Phân loại học sinh theo nhóm đối tượng để yêu cầu các mức độ chuẩn bị và sử dụng bản đồ tư duy 3.5. Xây dựng kế hoạch chuẩn bị bản đồ tư duy của giáo viên và học sinh trong từng bài dạy cụ thể của các bài trong chương I : Các loại hợp chất vô cơ - Môn Hoá học 9 tại lớp thực nghiệm 3.6 Ví dụ về việc sử dụng bản đồ tư duy đã được tiến hành tại lớp thực nghiệm. 4. Đo lường và thu thập dữ liệu IV/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ V/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO VII/ PHỤ LỤC Kế hoạch bài học ( Giáo án có áp dụng đề tài) Đề bài và đáp án kiểm tra trước và sau tác động Bảng điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 2 3 5 6 7 9 15 20 21 24 25 26 38 43 TÓM TẮT ĐỀ TÀI Hoá học là môn khoa học thực nghiệm. Sử dụng các thí nghiệm trong giảng dạy Hoá học là phương pháp đặc trưng của bộ môn. Tuy nhiên, từ việc làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm đế việc hình thành kiến thức cho học sinh là cả một quá trình đòi hỏi sự linh hoạt của người thầy giáo. Mặt khác, làm thế nào để học sinh tự học, tự ghi nhớ được hệ thống kiến thức một cách nhanh nhất, hào hứng nhất lại phải đòi hỏi tư duy sáng tạo của người thầy phải giúp học sinh biết tự hệ thống hoá kiến thức một cách sáng tạo theo tư duy, trình độ năng lực của mỗi học sinh. Những kiến thức cơ bản về tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế, ứng dụng…. thường được giáo viên trình bày dưới dạng tuần tự các đề mục như trong sách giáo khoa theo một khuôn khổ quy định sẵn, lặp đi lặp lại đôi khi làm cho học sinh thấy nhàm chán, học sinh vẫn tiếp thu bài một cách thụ động, chưa gây được hứng thú và niềm say mê cho học sinh. Nhiều học sinh thuộc bài nhưng khi vận dụng để giải các bài tập thì các em còn gặp nhiều khó khăn, lung túng. Từ đó tôi đã lựa chọn giải pháp là: Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy chương I - M ôn Hoá học 9 để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 lớp 9 tương đương tại trường THCS Nam Toàn - Nam Trực - Nam Định: lớp 9A là lớp đối chứng, lớp 9B là lớp thực nghiệm đều do cùng một giáo viên dạy. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài học của chương I : Các loại hợp chất vô cơ năm học 2011 – 2012. Kết quả cho thấy tác động đã ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,7. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 6,3. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p < 0,05, có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng: Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy Hoá học 9 đã phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Trong SGK Hóa học 9, kiến thức trọng tâm là chương I, đó là nền tảng để học sinh học tiếp kiến thức chương II, chương III và các bậc học cao hơn. Từ việc học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết của chương I, giáo viên có thể rèn kỹ năng giải tất cả các dạng bài tập hoá học cơ bản của chương trình phổ thông như: bài tập viết PTHH theo sơ đồ dãy chuyển hoá, bài tập nhận biết, bài tập tính theo PTHH,….. 2. Thực trạng sử dụng bản đồ tư duy trong hoạt động dạy học môn Hoá học. Từ trước đến nay, tôi nhận thấy hầu hết giáo viên chỉ trình bày cấu trúc bài học lý thuyết và bài ôn tập, luyện tập theo mô hình SGK in sẵn , không có sự thay đổi một cách sáng tạo. Vì vậy, mặc dù giáo viên đã cố gắng tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực tham gia các hoạt động nhận thức theo hướng tich cực, chủ động sáng tạo nhưng kết quả là học sinh vẫn tiếp thu bài một cách thụ động, ít hứng thú với bài học và kiến thức mau quên; nhiều học sinh không ghi nhớ được hết tất cả các vấn đề trọng tâm của bài học ( Ví dụ như: không nhớ đủ các tính chất hoá học của một hợp chất, hay nhầm lẫn giữa tính chất hoá học của axit sunfuric loãng và đặc,…….) 3. Giải pháp thay thế Sau khi được tham gia lớp tập huấn về đổi mới PPDH “Dạy và học tích cực” do Sở GD - ĐT tổ chức vào tháng 12 năm 2010, tôi đã được tiếp cận với nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học mới, trong đó tôi nhận thấy việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học Hóa học là rất hợp lý, dễ vận dụng và trường THCS nào cũng có đủ cơ sở vật chất để tiến hành. Vì vậy tôi đã chọn giải pháp thay thế là: Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy chương I - Môn Hoá học 9 để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. 4. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh đã được đề cập đến trong nhiều tài liệu, nhiều đề tài nghiên cứu và sáng kiến kinh nghiệm như: “Dạy và học tích cực” của nhóm tác giả : Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) - Đỗ Hương Trà - Nguyễn Phương Hồng - Cao Thị Thặng. - “Phương pháp Grap trong dạy và học Hoá học ” của TS. Phạm Văn Tư Tuy nhiên tôi nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu về vai trò và các kỹ thuật sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy Hoá học nói chung và Hoá học 9 nói riêng. Đây là một phương pháp quan trọng trong việc giảng dạy bộ môn Hoá học. Thông qua việc xây dựng BĐTD trong từng đơn vị kiến thức, từng bài, từng chương, giáo viên giúp các em chủ động tiếp thu bài học ngay tại lớp bằng sức sáng tạo của học sinh, do đó học sinh sẽ nhớ được lâu và nhớ một cách có hệ thống; bồi dưỡng cho các em niềm tin vào khoa học, say mê tìm hiểu khoa học và các ứng dụng của môn học trong đời sống và sản xuất. 5. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn Hoá học 9 có nâng cao kết quả học tập của học sinh không? Những khó khăn gặp phải khi sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy Hoá học 9 là gì? 6. Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy môn Hoá học 9 để gây hứng thú và nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 9 – Trường THCS Nam Toàn. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu Tôi tiến hành nghiên cứu tại trường THCS Nam Toàn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, là đơn vị mà tôi đang công tác và có nhiều điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài nghiên cứu KHSPƯD. * Về giáo viên: Tôi là Phạm Thị Thuỳ Vân, là một giáo viên đã có 10 năm công tác và giảng dạy, trình độ chuyên môn: Cử nhân Hoá học, đạt giáo viên giỏi cấp huyện nhiều năm liền, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Năm học 2011 – 2012 tôi được phân công giảng dạy môn Hoá học 9 ở cả 2 lớp: 9A và 9B * Về học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về :Thành phần, tỉ lệ giới tính, tôn giáo, năng lực nhận thức được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1 Lớp Tổng số Nam Nữ Dân tộc Kinh 9A 23 11 12 23 9B 25 17 8 25 * Về ý thức học tập: - Ưu điểm : Là những học sinh ở nông thôn, các em đều yêu thích môn học. Đa số các em có ý thức học tập tốt, trên lớp chú ý nghe giảng, về nhà có học bài, làm bài và chuẩn bị bài mới đầy đủ, trong năm học 2010 - 2011 các em đều có học lực đạt TB trở lên. - Hạn chế : Một số HS có các kĩ năng đọc, nói, viết, trình bày một vấn đề chưa tốt, hoặc chưa mạnh dạn trước thầy cô và bạn bè; còn có một số học sinh còn lười học. 2. Thiết kế nghiên cứu Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 9B là lớp thực nghiệm và lớp 9A là lớp đối chứng. Tôi đã dùng bài kiểm tra khảo sát đầu năm là bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác nhau: Lớp 9A điểm TB: 6,2; Lớp 9B điểm TB: 6,1. Do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Lớp 9A (đối chứng) Lớp 9B ( thực nghiệm) Điểm TBC 6,2 6.1 p = 0,105 p = 0,105 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, 2 nhóm được coi là tương đương nhau. Sử dụng thiết kế 2 : Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2) Bảng 3 : Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm O1 Chuẩn bị và tổ chức cho học sinh xây dựng BĐTD, có hướng dẫn cụ thể trong các giờ lên lớp. O3 Đối chứng O2 Chuẩn bị và tổ chức dạy học tuân thủ cấu trúc bài dạy trong SGK O4 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 3. Quy trình nghiên cứu: 3.1. Xây dựng kế hoạch giảng dạy ở hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Bảng 4: Thời gian thực nghiệm Tuần Thứ, ngày Tiết dạy Lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy 1 Thứ 2 3 9A 1 Ôn tập đầu năm và khảo sát 4 9B 1 Ôn tập đầu năm và khảo sát Thứ 5 1 9B 2 Tính chất hoá học của Oxit. KQ về sự phân loại Oxit. 2 9A 2 Tính chất hoá học của Oxit. KQ về sự phân loại Oxit. 1 Thứ 2 3 9A 3 Một số oxit quan trọng (T1) 4 9B 3 Một số oxit quan trọng (T1) Thứ 5 1 9B 4 Một số oxit quan trọng (T2) 2 9A 4 Một số oxit quan trọng (T2) 1 Thứ 2 3 9A 5 Tính chất hoá học của axit 4 9B 5 Tính chất hoá học của axit Thứ 5 1 9B 6 2 9A 6 Tính chất hoá học của Oxit. KQ về sự phân loại Oxit. 1 Thứ 2 3 9A 1 Ôn tập đầu năm và khảo sát 4 9B 1 Ôn tập đầu năm và khảo sát Thứ 5 1 9B 2 Tính chất hoá học của Oxit. KQ về sự phân loại Oxit. 2 9A 2 Tính chất hoá học của Oxit. KQ về sự phân loại Oxit. 1 Thứ 2 3 9A 1 Ôn tập đầu năm và khảo sát 4 9B 1 Ôn tập đầu năm và khảo sát Thứ 5 1 9B 2 Tính chất hoá học của Oxit. KQ về sự phân loại Oxit. 2 9A 2 Tính chất hoá học của Oxit. KQ về sự phân loại Oxit. 1 Thứ 2 3 9A 1 Ôn tập đầu năm và khảo sát 4 9B 1 Ôn tập đầu năm và khảo sát Thứ 5 1 9B 2 Tính chất hoá học của Oxit. KQ về sự phân loại Oxit. 2 9A 2 Tính chất hoá học của Oxit. KQ về sự phân loại Oxit. 1 Thứ 2 3 9A 1 Ôn tập đầu năm và khảo sát 4 9B 1 Ôn tập đầu năm và khảo sát Thứ 5 1 9B 2 Tính chất hoá học của Oxit. KQ về sự phân loại Oxit. 2 9A 2 Tính chất hoá học của Oxit. KQ về sự phân loại Oxit. 3.2. Thiết kế bài dạy: - Ở lớp 6A ( nhóm đối chứng): Thiết kế bài học có sử dụng các PPDH theo hướng đổi mới, kết hợp quan sát tranh ảnh, mô hình là chủ yếu. Sử dụng mẫu vật đơn giản để kiểm chứng kiến thức GV đưa ra. GV có hướng dẫn HS về nhà sưu tầm mẫu vật cho bài học sau nhưng không chú trọng nhiều. - Ở lớp 6B ( nhóm thực nghiệm) : Thiết kế bài học theo hướng sử dụng mẫu vật thật đa dạng, phong phú kết hợp với các PPDH theo hướng đổi mới. GV lựa chọn và hướng dẫn học sinh sưu tầm mẫu vật cho bài học sau và có kiểm tra, đánh giá chặt chẽ. Thông qua các mẫu vật thật, GV hướng dẫn học sinh quan sát từ đó rút ra kiến thức khoa học cần lĩnh hội nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh. Sau các tiết học, GV thường ra các bài tập để củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh. 3.3 Xây dựng các mức độ chuẩn bị và sử dụng mẫu vật thật của học sinh: a. Mức 1: (là mức tối thiểu mà GV yêu cầu mỗi HS phải thực hiện) Mỗi HS phải sưu tầm được mẫu vật thật theo yêu cầu của giáo viên. Khi sử dụng mẫu vật đối tượng HS này chỉ cần quan sát mẫu vật, đối chiếu với hình vẽ hoặc tranh ảnh để kiểm chứng kiến thức đã được đưa ra. b. Mức 2: Ngoài việc đảm bảo tốt Mức 1, GV yêu cầu HS phải biết quan sát thành thạo mẫu vật, đối chiếu so sánh mẫu vật với mô hình, tranh vẽ và phát hiện ra những điểm sai khác giữa chúng. c. Mức 3: (là mức độ nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS). Trên cơ sở đã hình thành kiến thức mới, giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu, sưu tầm thêm các mẫu vật tương tự, giải thích sự sai khác giữa mẫu vật với mô hình, tranh vẽ để phát hiện ra những trường hợp đặc biệt, đồng thời khuyến khích các em đặt ra những câu hỏi liên hệ với thực tế theo nội dung bài học. 3.4 Phân loại học sinh theo nhóm đối tượng để yêu cầu các mức độ chuẩn bị và sử dụng mẫu vật thật. + Nhóm đối tượng HS khá giỏi và có ý thức học tập tốt: GV yêu cầu nhóm đối tượng này phải thực hiện tốt mức 1 và mức 2, từ đó trong quá trình dạy học GV bồi dưỡng thêm mức 3. Nhóm đối tượng này chính là “cánh tay phải” của GV, được gọi là “nhóm yêu sinh vật”, hăng hái tích cực trong giờ học, giúp GV trong việc sưu tầm các mẫu vật cần thiết. + Nhóm đối tượng HS có năng lực nhận thức, tư duy khá nhưng chưa có kĩ năng sưu tầm thêm mẫu vật để mở rộng kiến thức: GV yêu cầu HS nhóm này phải thực hiện tốt mức 1 và mức 2. + Nhóm đối tượng có năng lực nhận thức trung bình - yếu, GV cần rèn cho HS nhóm này thực hiện tốt mức 1 và phân công HS nhóm đối tượng khá giỏi hỗ trợ bằng các hình thức: học nhóm, đôi bạn cùng tiến... 3.5. Xây dựng kế hoạch chuẩn bị mẫu vật của giáo viên và học sinh trong từng bài dạy cụ thể của học kì I - Môn Sinh học 6 tại lớp thực nghiệm ( Phụ lục) 3.6 Ví dụ về việc sử dụng mẫu vật thật đã được tiến hành tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng a. Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân Tại lớp đối chứng (Lớp6A) Tại lớp thực nghiệm ( Lớp 6B) 1. Chuẩn bị của GV và HS - GV cùng các nhóm chuẩn bị thí nghiệm: Sự vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan.( trang 54/ SGK) -Trước bài học khoảng 1 tháng Các nhóm học sinh làm thí nghiệm về sự vận chuyển chất hữu cơ (trang 55/ SGK) GV phân công 2 nhóm lamg thí nghiệm 1 như trong SGK ( dùng mực đỏ hoặc mực tím) GV phân công 2 nhóm còn lại cũng làm thí nghiệm 1 như SGK ( nhưng dùng phẩm màu đặc biệt trong chế biến thực phẩm) -Trước bài học khoảng 1 tháng Các nhóm học sinh làm thí nghiệm về sự vận chuyển chất hữu cơ (trang 55/ SGK) 2. Tiến hành sử dụng mẫu vật thật trong giờ học Kết quả thí nghiệm 1 sẽ không thành công => làm giảm hứng thú học tập cho HS. Nhóm 1: GV hướng dẫn HS quan sát kết quả thí nghiệm ( không thành công). Nhóm 2: HS sẽ quan sát được sự vận chuyển của chất màu lên hoa => Hs sẽ rút ra được kết luận. 3. Sử dụng mẫu vật thật trong kiểm tra đánh giá GV yêu cầu HS nắm được kiến thức bài học theo nội dung ghi nhớ và trả lời các câu hỏi trong SGK GV yêu cầu HS nắm được kiến thức bài học theo nội dung ghi nhớ và trả lời các câu hỏi trong SGK. Ngoài ra GV còn yêu cầu h ọc sinh trên cơ sở kiến thức đã h ọc tìm hiểu và giải thích về những hiện tượng quan sát được trong tự nhiên xung quanh. - Quan sát mép vỏ cây tại điểm buộc dây phơi. - …………………… Bài 29: Các loại hoa Tại lớp đối chứng (Lớp6A) Tại lớp thực nghiệm ( Lớp 6B) 1. Chuẩn bị của GV và HS - Một số loại hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm: Hoa cây khoai tây, hoa bưởi, hoa cải, hoa liễu, hoa dưa chuột, hoa táo tây... Nhóm 1 ( nhóm đối tượng HS yếu): Một số loại hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm: Hoa cây khoai tây, hoa bưởi, hoa cải, hoa liễu, hoa dưa chuột, hoa táo tây... Nh óm 2 (nhóm đối tượng hs trung bình - khá) Ngoài yêu cầu sưu tầm những hoa như ở nhóm 1, HS phải sưu tầm thêm những hoa thay thế: Hoa râm bụt, hoa bưởi, hoa cải, hoa cúc, hoa hồng... Nhóm 3 (nhóm đối tượng HS khá - giỏi): Ngoài yêu cầu sưu tầm những hoa như ở nhóm 1 và nhóm, 2 HS phải sưu tầm thêm những hoa đặc biệt: Hoa giấy, hoa dọc khoai, hoa trạng nguyên, …. 2. Tiến hành sử dụng mẫu vật thật trong giờ học GV hướng dẫn HS sử dụng tranh và mẫu vật sưu tầm: - Dựa vào bộ phận sinh sản của hoa để phân chia thành 2 nhóm: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. - Dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây phân chia thành 2 nhóm: hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm Nhóm 1: GV hướng dẫn HS sử dụng tranh và mẫu vật sưu tầm: - Dựa vào bộ phận sinh sản của hoa để phân chia thành 2 nhóm: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. - Dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây phân chia thành 2 nhóm: hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm. Nhóm 2: Trên cơ sở đảm bảo như ở nhóm 1, GV hướng dẫn HS phân chia các nhóm hoa trên những mẫu vật thay thế. Nhóm 3: Trên cơ sở đảm bảo hoàn thành như ở nhóm và nhóm 2, GV yêu cầu HS quan sát và phân tích những hoa đặc biệt và phân loại. 3. Sử dụng mẫu vật thật trong kiểm tra đánh giá GV yêu cầu HS nắm được kiến thức bài học theo nội dung ghi nhớ và trả lời các câu hỏi trong SGK GV yêu cầu HS nắm được kiến thức bài học theo nội dung ghi nhớ và trả lời các câu hỏi trong SGK. Ngoài ra GV còn yêu cầu học sinh trên cơ sở kiến thức đã học tìm hiểu trong tự nhiên xung quanh về cấu tạo và phân loại hoa. * Lưu ý: GV khi xây dựng giáo án có chú trọng đến việc chuẩn bị và sử dụng mẫu vật thật theo hướng phát huy tính tính cực, chủ động và sáng tạo của HS cần tuân theo nguyên tắc sau: Đồ dùng trực quan và thiết bị dạy học cần thiết PPDH và tổ chức sư phạm tốt Quan sát mẫu vật, mô hình, tranh ảnh…và làm thí nghiệm. Hệ thống câu hỏi hợp lý và các bài tập định hướng Đưa kiến thức đó vào hệ thống kiến thức đã có Kiến thức mới Các bài tập thể hiện và củng cố kiến thức Áp dụng kiến thức vào thực tế (nếu có thể) 4. Đo lường và thu thập dữ liệu Trong tất cả các tiết học sau khi tiến hành tác động, tôi đều nhận thấy các biểu hiện học tập của HS ở 2 lớp có sự khác nhau rõ rệt, thể hiện ở bảng sau: Biểu hiện học tập của HS Lớp 6A ( đối chứng) Biểu hiện học tập của HS lớp 6B ( thực nghiệm) 1. HS giơ tay phát biểu, nhưng theo phong trào, khi yêu cầu trả lời thì im lặng hoặc tìm sự trợ giúp, hoặc trả lời không đúng nội dung câu hỏi. 1. HS hăng hái trả lời câu hỏi của GV và bổ sung câu trả lời của bạn, chỉ ra những chỗ được, chưa được và nêu lí do, nguyên nhân chưa được. Có thể câu trả lời chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng thể hiện sự tích cực tham gia vào hoạt động. 2. Tham gia các hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên nhưng ít tư duy, động não. 2. HS thích thú tham gia vào các hoạt động: Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, thực hành, để lĩnh hội kiến thức. 3. Thiếu tập trung vào các nội dung trong giờ học, ít hứng thú với nhiệm vụ được giao. 3. Tập trung chú ý vào các vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành nhiệm vụ được giao. 4. Ít đặt câu hỏi với GV và với bạn về nội dung bài học. 4. Hay hỏi bạn và giáo viên về nội dung bài học. 5. Chỉ một số thành viên (nhóm trưởng, thư kí) làm việc, các thành viên khác không làm, thường ngồi chơi, xem, quan sát bạn làm. 5. Trao đổi cùng nhau, có sự phân công cụ thể cho mọi thành viên tham gia thực sự vào các hoạt động, ý kiến cá nhân được tôn trọng và đi đến thống nhất ý kiến. 6. Kết quả học tập chưa cao, thiếu tính chủ động, phụ thuộc nhiều vào GV. 6. Ghi nhớ kiến thức tại lớp, giờ học thoải mái, tính độc lập cao, không chờ đợi, lệ thuộc vào sự giúp đỡ của GV. - Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra khảo sát đầu năm (Thời gian làm bài 30 phút) do giáo viên bộ môn ra đề đã được Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn thống nhất. - Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra Học kỳ I do Phòng GD&ĐT Nam Trực ra đề ( xem phần phụ lục). Sau khi học xong chương trình của học kì I học sinh được kiểm tra và chấm bài công bằng, khách quan theo lịch và đề của Phòng GD&ĐT Nam Trực ( Ở phần phụ lục) . PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ * Bảng 5: So sánh điểm trung bình kiểm tra sau tác động Lớp 6A (đối chứng) Lớp 6B ( thực nghiệm) Điểm TBC 6,3 7,7 Độ lệch chuẩn 0,99 0,83 Giá trị p của T-Test 0,000000949 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1,34 Như trên đã chứng minh kết quả kiểm tra 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test p = 0,000000949, cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa; tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng không phải là ngẫu nhiên mà đó chính là nhờ quá trình tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,34 Theo b¶ng tiªu chÝ Cohen, chªnh lÖch gi¸ trÞ trung b×nh chuÈn SMD = 1,34 cho thấy rõ rằng mức độ ảnh hưởng của dạy học có chuẩn bị và sử dụng mẫu vật thật đến kết quả học tập của của nhóm thực nghiệm là rất lớn. Giả thuyết của đề tài “Sử dụng mẫu vật thật trong giảng dạy môn Sinh học 6 sẽ gây hứng thú và nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 6 – Trường THCS Nam Hồng” đã được kiểm chứng. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Bàn luận Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình = 7,7. Kết quả của bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình = 6,3. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là:1,4. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,34. Điều này có ý nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình kiểm tra sau tác động của hai lớp là: p = 0,000000949. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch giữa điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không phải là do ngẫu nhiên mà do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm. *Hạn chế : Sử dụng mẫu vật thật trong giảng dạy Sinh học 6 là một giải pháp rất tốt nhưng giáo viên phải thiết kế bài học một cách hợp lý, sử dụng mẫu vật một cách linh hoạt, hiệu quả. Giáo viên phải có sự hiểu biết rộng về sinh vật ở địa phương. Một số mẫu vật khó tìm hoặc không đúng mùa, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm các mẫu vật thay thế. Một số thí nghiệm phải thực hiện trước hàng tháng, đòi hỏi GV phải có kế hoạch cụ thể, kịp thời. Một số thí nghiệm khó thành công, đòi hỏi GV phải linh hoạt. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc sử dụng linh hoạt mẫu vật thật trong giảng dạy môn Sinh học 6 thay cho các hình ảnh tĩnh có trong SGK và tranh ảnh, mô hình bên ngoài đã nâng cao kết quả học tập của học sinh. 2. Khuyến nghị - Đối với các cấp lãnh đạo:. Cần mở thêm các lớp tập huấn, lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ từng bộ môn cho giáo viên để nâng cao năng lực sư phạm của GV; cung cấp thêm các tài liệu chuyên môn, sách tham khảo cho các trường học. - Đối với Ban giám hiệu nhà trường và Công đoàn nhà trường Cần quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ chuyên môn, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi GV. Tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện nghiên cứu KHSPƯD. - Đối với giáo viên Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; đặc biệt nâng cao trình độ hiểu biết thực tế. Mỗi GV luôn tự bồi dưỡng lòng nhiệt tình, yêu nghề, hăng say trong công tác giảng dạy. - Đối với học sinh HS phải luôn có ý thức rèn luyện bản thân, nỗ lực và chăm chỉ trong học tập. Trong phạm vi thời gian hạn hẹp, do trình độ chuyên môn của bản thân còn chưa sâu sắc, kinh nghiệm giảng dạy môn Sinh học chưa nhiều, nên đề tài còn có nhiều hạn chế. Kính mong các thầy cô là chuyên viên, các thầy cô phụ trách chuyên môn Sinh học trong tổ chuyên môn của phòng GD &ĐT Nam Trực, sở GD &ĐT Nam Định cùng các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Sinh học - NXB Giáo dục.2007 2. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Sinh học - Bộ giáo dục - đào tạo. 2004 3. Dạy và học tích cực ( Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học) - Bộ GD - ĐT ( Dự án Việt - Bỉ) - NXB Đại học sư phạm.2010 4. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm - Lê Văn Hồng - NXB Thế giới.2008 5. Bài giảng Lý luận dạy học - TS. Ngô Thu Dung - Đại học Quốc gia Hà Nội.2005 6. Giáo dục so sánh - Nguyễn Tiến Đạt. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.2004 7. Sách giáo khoa, Sách giáo viên, Sách bài tập Sinh học 6- NXB Giáo dục 8. Các tài liệu về chuẩn kiến thức kĩ năng môn Sinh học 6 PHỤ LỤC 1. Xây dựng kế hoạch chuẩn bị mẫu vật của giáo viên và học sinh trong từng bài dạy cụ thể của học kì I - Môn Sinh học 6 tại lớp thực nghiệm Tuần Bài Chuẩn bị của giáo viên Chuẩn bị của học sinh Thời gian sử dụng mẫu vật 4 Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ. - Trước 10-15 ngày: Gieo một số hạt đậu, cải ,ngô hoặc vùi củ hành vào cát ẩm. Trước bu

File đính kèm:

  • docDe tai NCKHSPUD Hoa.doc
Giáo án liên quan