Đề tài Nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo

Nhà thơ Thanh Thảo đã bước vào thi đàn Việt Nam từ những năm 70 của

thế kỉ trước, từ bấy đến nay ông vẫn chung thủy với con đường của mình. Từ một

nhà thơ chiến trường, vào thời bình ông tiếp tục hòa mình vào dòng chảy của thơ

ca đương đại. Do đó, tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo là một cách tiếp

cận hiệu quả một trong những khuynh hướng thơ, cũng tức là thông qua một

phong cách tiêu biểu để hình dung gương mặt của một giai đoạn thơ phát triển

phong phú, phức tạp như hiện nay.

Thanh Thảo là nhà thơ có sức viết dồi dào cùng ý thức cách tân sâu sắc.

Phong cách thơ ông được định hình ngày càng rõ rệt qua hàng loạt những thể

nghiệm mới mẻ ở đủ các khía cạnh của thơ ca, từ ngôn từ, giọng điệu đến thể loại,

cấu trúc Thanh Thảo hiện vẫn đang tiếp tục làm thơ, thế giới thơ ông là một

nguồn năng lượng chưa được khám phá trọn vẹn. Cùng với những thành phẩm và

những ấp ủ nghệ thuật của mình, Thanh Thảo là một cá tính cần được nghiên cứu

kĩ lưỡng, không chỉ vì những đóng góp ông đem lại cho nền thơ Việt Nam, mà còn

bởi chính lối đi riêng ông đã chọn cho thơ mình.

Nghiên cứu thế giới thơ Thanh Thảo không là gì khác hơn việc tìm hiểu

thấu đáo phong cách nghệ thuật của ông, những quan niệm nghệ thuật độc đáo mà

trong những tiểu luận, phê bình, tản văn hay bài trả lời phỏng vấn ông chưa thể tỏ

bày hết được. Đặc biệt, trong khi khám phá thơ Thanh Thảo như một tổng thể

hoàn chỉnh, ta cũng đồng thời góp phần “giải mã” những giá trị của thơ ông ở một

góc nhìn bao quát, khách quan, từ những bài thơ đầu tiên cho đến những thi phẩm

mới được công bố.

pdf101 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG NĂM 2011 THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ THANH THẢO Sinh viên thực hiện: Thái Nguyễn Hồng Sương Lớp Văn 2010B Khóa 2010 – 2014 Cán bộ hướng dẫn: TS. Lê Thị Thanh Tâm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 2 1. Quan niệm nghệ thuật và những nguồn cảm hứng chính ................................ 9 1.1. Quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo ................................................ 9 1.1.1 Quan niệm về thơ .......................................................................... 9 1.1.2. Quan niệm về nhà thơ ................................................................. 12 1.1.3. Quan niệm về việc sáng tạo ........................................................ 16 1.2. Những nguồn cảm hứng chính ........................................................... 17 1.2.1. Triết luận về đời sống ................................................................. 17 1.2.2. Suy ngẫm về thế sự ..................................................................... 24 1.2.3. Đối thoại với quá khứ ................................................................. 30 1.2.4. Sống với tri âm ........................................................................... 38 2. Cái tôi trữ tình trong thơ Thanh Thảo .......................................................... 41 2.1. Cái tôi vô thanh ................................................................................. 41 2.2. Cái tôi đa thanh .................................................................................. 51 2.3. Cái tôi thế hệ...................................................................................... 58 2.4. Cái tôi công dân ................................................................................. 67 3. Những phương diện nghệ thuật .................................................................... 77 3.1. Hình tượng nghệ thuật ....................................................................... 77 3.2. Ngôn ngữ thơ ..................................................................................... 85 3.3. Giọng điệu nghệ thuật ........................................................................ 90 KẾT LUẬN......................................................................................................... 96 1 TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo là công trình nghiên cứu xoay quanh bản chất, đặc trưng về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật thơ Thanh Thảo. Đề tài đề xuất một cái nhìn bao quát đối với những sáng tác nghệ thuật của Thanh Thảo, hướng đến khám phá thế giới ấy như một chỉnh thể thống nhất. Thông qua việc đào sâu vào những vấn đề cốt yếu: quan niệm nghệ thuật, những nguồn cảm hứng chính, cái tôi trữ tình và một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu, đề tài hướng tới việc giải mã những mối quan hệ và quy luật nội tại cấu thành nên thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo, đồng thời đưa ra những lý giải mang tính hệ thống về tư duy nghệ thuật của Thanh Thảo trong mối liên hệ so sánh với một số tác giả có liên quan. 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà thơ Thanh Thảo đã bước vào thi đàn Việt Nam từ những năm 70 của thế kỉ trước, từ bấy đến nay ông vẫn chung thủy với con đường của mình. Từ một nhà thơ chiến trường, vào thời bình ông tiếp tục hòa mình vào dòng chảy của thơ ca đương đại. Do đó, tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo là một cách tiếp cận hiệu quả một trong những khuynh hướng thơ, cũng tức là thông qua một phong cách tiêu biểu để hình dung gương mặt của một giai đoạn thơ phát triển phong phú, phức tạp như hiện nay. Thanh Thảo là nhà thơ có sức viết dồi dào cùng ý thức cách tân sâu sắc. Phong cách thơ ông được định hình ngày càng rõ rệt qua hàng loạt những thể nghiệm mới mẻ ở đủ các khía cạnh của thơ ca, từ ngôn từ, giọng điệu đến thể loại, cấu trúc…Thanh Thảo hiện vẫn đang tiếp tục làm thơ, thế giới thơ ông là một nguồn năng lượng chưa được khám phá trọn vẹn. Cùng với những thành phẩm và những ấp ủ nghệ thuật của mình, Thanh Thảo là một cá tính cần được nghiên cứu kĩ lưỡng, không chỉ vì những đóng góp ông đem lại cho nền thơ Việt Nam, mà còn bởi chính lối đi riêng ông đã chọn cho thơ mình. Nghiên cứu thế giới thơ Thanh Thảo không là gì khác hơn việc tìm hiểu thấu đáo phong cách nghệ thuật của ông, những quan niệm nghệ thuật độc đáo mà trong những tiểu luận, phê bình, tản văn hay bài trả lời phỏng vấn ông chưa thể tỏ bày hết được. Đặc biệt, trong khi khám phá thơ Thanh Thảo như một tổng thể hoàn chỉnh, ta cũng đồng thời góp phần “giải mã” những giá trị của thơ ông ở một góc nhìn bao quát, khách quan, từ những bài thơ đầu tiên cho đến những thi phẩm mới được công bố. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ lúc mới xuất hiện trên thi đàn đến nay, đời thơ Thanh Thảo đã trải qua không ít những biến cố thăng trầm. Quá trình sáng tạo đối với ông là một hành trình không thôi kiếm tìm những ngả đường mới cho thi ca. Đồng hành với ông, không ít những bài báo, bài nghiên cứu, phê bình về thơ ông đã ra đời như những hồi đáp từ quá trình tiếp nhận. Đó hầu hết đều là những bài viết giá trị và rất đáng 3 chú ý. Những gợi mở từ đó đã giúp cho người viết đề tài có một nền tảng hỗ trợ vững chắc khi tiếp cận vấn đề. Thật ra, Thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo là một mảng đề tài còn khá mới, từ trước đến nay vốn chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, cũng đã có một số bài viết với nhiều góc nhìn khác nhau, cách tiếp cận khác nhau chạm đến được những độc đáo trong thế giới thơ Thanh Thảo. Những bài nghiên cứu đó tuy chỉ mới khai thác những góc nhìn hẹp về một khía cạnh nào đó trong thơ Thanh Thảo, nhưng cũng đã gợi ý rất nhiều cho quá trình tiếp nhận và nghiên cứu. Tiêu biểu cho cách tiếp cận từ góc độ đề tài, bài viết Dấu chân những người lính trẻ và thơ Thanh Thảo của Lại Nguyên Ân đã chú ý tìm hiểu chân dung người lính được phác họa trong thơ Thanh Thảo như “một quan tâm xuyên suốt, một ý tứ chủ đạo”. Trong đó hình ảnh người lính nổi bật nhất ở những điểm: vẻ đẹp bình thường và vô danh, chất trẻ, sự tự ý thức về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và cá nhân với lịch sử. Lại Nguyên Ân cho rằng thơ Thanh Thảo là sự đan xen nhuần nhị giữa cái cụ thể và cái khái quát, là cảm quan chân thật về thực tại được trình bày bằng chất giọng trầm, dồn nén. Với phạm vi khảo sát chủ yếu qua tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ và trường ca Những người đi tới biển, bài viết của Lại Nguyên Ân liên tục soi chiếu hình tượng người lính trong thơ Thanh Thảo trong tương quan với dòng cảm hứng chung đương thời. Góc nhìn này đã đóng góp một cách nhận chân giá trị và chất riêng của thơ Thanh Thảo trong số rất nhiều những tác phẩm cùng viết về mảng đề tài này. Cùng cách tiếp cận như Lại Nguyên Ân nhưng lại có cách lý giải khác, Boey Kim Cheng trong bài viết Thơ Thanh Thảo chống lại ngày quên lãng đã khám phá và phân tích xuyên suốt một “tứ” quan trọng trong thơ Thanh Thảo: đó là nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh. Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh ám ảnh quá khứ, sự tổn thương của con người hậu chiến và khát khao phục dựng một ký ức vô tư, hồn nhiên nằm ngoài những hệ lụy của chiến tranh. Boey Kim Cheng đã có những nhận định rất sâu sắc về vấn đề: “Ký ức, việc thực hiện lời hứa với quá khứ đang trở nên đặc biệt khẩn thiết tại nước Việt Nam mới, nơi sự phát triển nóng đang làm rạn nứt đức tin mà những cựu chiến binh như Thanh Thảo đã vì nó mà chiến đấu. Thơ ông là bằng chứng, cung cấp bằng chứng cho nỗi đau của những người không thể lên tiếng thể hiện nỗi đau của họ. Đó còn là thi ca về sự 4 tồn tại, thứ thi ca có thể giành ý thức về cái đẹp trong những trải nghiêm hoang sơ và khủng khiếp nhất.” Bài viết mở ra những góc nhìn tinh tế, đưa ra những kiến giải thuyết phục cho mảng thơ viết về quá khứ của Thanh Thảo, nhất là nỗ lực tái tạo ký ức, hàn gắn mất mát của nhà thơ. Một đoạn Boey Kim Cheng viết: “Bằng việc đặt cá nhân vào trong lịch sử và lịch sử vào trong cá nhân, và đưa quá khứ, dù khó khăn và khủng khiếp đến đâu chăng nữa, vào mối quan hệ bao quát nào đó với hiện tại, nhà thơ đã hoàn tất một viễn cảnh đem lại khả năng phục hồi và hàn gắn.” Nhìn từ khía cạnh biểu tượng trong thơ Thanh Thảo, Chu Văn Sơn trong bài Thanh Thảo – nghĩa khí và cách tân đã tập trung nghiên cứu cặp biểu tượng cốt lõi: lửa và nước. Ông cho rằng chính cặp đối cực này đã tạo nên vẻ đẹp của thơ Thanh Thảo: “Thô sơ mà hực sáng chính là cái đẹp Thanh Thảo. Nó sẽ âm thầm dẫn dắt anh tìm đến với những vẻ đẹp sáng tiềm ẩn ngay trong những gì thô sơ, giản phác, bình dị, mộc mạc.” Cùng nghiên cứu về biểu tượng, Mai Bá Ấn cũng phần nào có sự đồng tình với Chu Văn Sơn khi cho rằng thơ Thanh Thảo có một sự kết hợp đến mức nhuần nhuyễn giữa hai đối lập: cỏ xanh và lửa đỏ. Toàn bài Cỏ xanh và lửa đỏ - một đối lập logic của thơ Thanh Thảo, Mai Bá Ấn đã tập trung khai thác ý nghĩa của hai hình tượng đặc biệt này. “Cỏ đã được Thanh Thảo chú tâm khai thác để nhằm qua những hình ảnh đơn sơ, bình thường, nâng lên thành những biểu tượng thơ đầy nghệ thuật nhằm bộc lộ những suy ngẫm tầng sâu về triết lý cuộc sống […]Lửa đỏ trong thơ Thanh Thảo không chỉ là lửa thực hay ngọn lửa tinh thần ta thường gặp mà anh còn sáng tạo ra những biểu tượng lửa rất lạ như “nước rực cháy”, “trái tim dòng sông bốc cháy”, rồi “mặt trời như trái dừa lửa kỳ lạ/ treo trên đầu tất cả chúng ta”...” Mặt khác, khi nghiên cứu về tư tưởng thơ Thanh Thảo, Chu Văn Sơn trong bài Thanh Thảo – nghĩa khí và cách tân cho rằng “chất người chính là nỗi trăn trở, niềm day dứt cả đời Thanh Thảo”, hơn nữa đó phải là chất người nghĩa khí, vì “viết về nghĩa khí và viết bằng nghĩa khí là một mãnh lực của ngòi bút Thanh Thảo”. Quan trọng hơn, theo Chu Văn Sơn, một trong những đóng góp lớn nhất của Thanh Thảo trong hành trình cách tân thơ là ở bình diện cấu trúc: “Rubic – đó là cấu trúc của thơ”. Sáng tạo theo cấu trúc rubic chính là “hành vi mà sự cố ý ẩn sâu trong tiềm thức, đẩy những màu sắc ngẫu nhiên nổi lên như rubic xoay quanh cái trục bí mật của nó”[1]. Qua chuyên luận này, tác giả Chu Văn Sơn đã khám phá 5 thế giới thơ Thanh Thảo một cách trực diện, lý giải những luận điểm của mình dựa trên chính văn bản thơ với những trích dẫn cụ thể, xác đáng. Nghiên cứu về không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo, nổi bật nhất có thể kể đến là Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật trong trường ca Thanh Thảo của Mai Bá Ấn. Trong đó, ông đã gọi tên ba cặp không gian - thời gian xuất hiện thường xuyên trong thế giới thơ Thanh Thảo: không gian mở rộng - thời gian cô đặc, không gian chuyển hóa – thời gian đa tuyến, không gian hồi tưởng - thời gian quá khứ. Trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh: “không gian mở rộng và thời gian cô đặc là quan niệm nghệ thuật quán xuyến trong toàn bộ Trường ca Thanh Thảo. Trong đó, ta có thể dễ dàng nhận ra, trong thời gian cô đặc ấy, không gian nghệ thuật mở rộng khá phổ biến và có tần suất xuất hiện cao nhất trong Trường ca Thanh Thảo chính là không gian trời xanh - nơi phát ra những tia chớp đỏ, không gian rừng núi - nơi phát ra những đám cháy, không gian đồng bằng với những dấu chân, lối mòn, con đường - nơi tồn tại vĩnh cửu của cỏ xanh, và không gian biển - nơi của những ngọn sóng, của gió và cát. Tất cả đó đã làm nên một phong cách Thanh Thảo khá rõ nét qua Trường ca”. Đây là những đúc kết khá công phu và sâu sắc của Mai Bá Ấn về những phương diện nghệ thuật đặc sắc trong thơ Thanh Thảo. Thanh Thảo là một nhà thơ có bề dày sáng tác và hiện vẫn tiếp tục dấn thân trên con đường thơ ca. Bản thân ông hoàn toàn không xa lạ với độc giả hiện đại. Song song với điều đó, chúng ta cần một sự phân tích, nghiên cứu tương xứng với sự nghiệp của ông cũng như những đóng góp không thể phủ nhận của ông trong quá trình cách tân thơ Việt Nam hiện đại. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Về mục đích nghiên cứu, chúng tôi muốn làm rõ những đặc trưng của thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo trong dòng chảy của văn học Việt Nam giai đoạn sau năm 1975. Qua đó, đề tài góp phần làm rõ những đóng góp của Thanh Thảo trong quá trình hiện đại hóa thơ ca, xác định vị thế của ông trong tiến trình thơ Việt Nam đương đại. Đặc biệt, đề tài chú trọng việc khai phá những góc nhìn mới về thơ Thanh Thảo, mở ra những khía cạnh nghiên cứu mới về vấn đề này. Từ mục đích nêu trên, chúng tôi xác định đề tài này có nhiệm vụ: tiếp thu, kế thừa những quan điểm đi trước về thơ Thanh Thảo và đề xuất những kiến giải 6 mới mẻ nhằm từng bước tiếp cận được tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựa trên những lý luận về thơ kết hợp với những hiểu biết về tác giả Thanh Thảo cùng những tác phẩm của ông. Trong đó, chúng tôi vận dụng chủ yếu ba phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu loại hình: áp dụng những kiến thức lý luận về đặc trưng thể loại để nghiên cứu. Với đề tài này, chúng tôi chủ yếu vận dụng những đặc trưng của thơ để tiếp cận thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo, kết hợp với một số hiểu biết về thể trường ca, thơ văn xuôi… - Hướng tiếp cận thi pháp học: vận dụng thi pháp học để nghiên cứu nhằm tiếp cận toàn bộ tác phẩm thơ của Thanh Thảo như một chỉnh thể thống nhất, một thế giới. Vận dụng phương pháp này giúp chúng tôi có thể đi từ mô hình, hình thức nghệ thuật của tác phẩm đến bản chất thẩm mỹ của thế giới mà nó tái hiện, qua đó từng bước khám phá phong cách nghệ thuật của nhà thơ. - Phương pháp so sánh: đối chiếu, so sánh đối tượng nghiên cứu với những đối tượng khác có liên quan để làm nổi bật tính đặc trưng, độc đáo của đối tượng nghiên cứu. Đối với đề tài này, chúng tôi nhận thấy Thanh Thảo là một tác giả thuộc thế hệ các nhà thơ hậu chiến, mang nặng tâm tư của những con người bước ra từ khói lửa chiến trường và vẫn tiếp tục một cuộc chiến không ngừng nghỉ với những biến động trong đời sống hiện tại. Vì lẽ đó, không thể hiểu thế giới thơ Thanh Thảo một cách tách biệt với thời đại của ông, với những tác giả ông chịu ảnh hưởng cũng như những người dẫu khác biệt ông về quan niệm thơ những vẫn có nét tương giao trong nguồn cảm hứng sáng tác. Việc phân chia những phương pháp như trên chỉ mang tính tương đối, vì trong thực tế nghiên cứu chúng tôi luôn kết hợp đan xen chúng với nhau. 7 5. Giới hạn của đề tài Đề tài đi vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo, với những quan niệm nghệ thuật, nguồn cảm hứng sáng tạo chính, đặc điểm của hình tượng cái tôi trữ tình cùng những phương diện nghệ thuật tiêu biểu. Trong đề tài này, chúng tôi lấy đối tượng khảo sát là toàn bộ sự nghiệp thơ của Thanh Thảo từ trước năm 1975 đến nay, kể cả trường ca và những bài thơ ngắn. Cụ thể về trường ca, gồm 10 tác phẩm: Những người đi tới biển, Trẻ con ở Sơn Mỹ, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Đêm trên cát, Bùng nổ mùa xuân, Trò chuyện với nhân vật của mình, Cỏ vẫn mọc, Khối vuông Ru bích, Metro, và Chân ruộng. Về thơ, gồm những tập như: Dấu chân qua trảng cỏ, Khối vuông Ru bích, Thanh Thảo 70…và một số bài thơ lẻ chưa in thành tập. Với lượng tác phẩm lớn như vậy, chúng tôi không có ham muốn thâu tóm tất cả vào trong đề tài. Chúng tôi chỉ muốn thông qua toàn bộ sự nghiệp thơ Thanh Thảo để có cái nhìn bao quát và xác đáng hơn về vấn đề, từ đó có cơ sở khám phá thế giới nghệ thuật thơ, đời thơ và phong cách thơ ông. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài được thực hiện hướng tới việc khẳng định chân dung một tác giả văn học hiện đại Việt Nam, một nhà thơ với sự nghiệp sáng tác trải qua cả hai giai đoạn: giai đoạn văn học cách mạng và giai đoạn văn học đương đại. Bên cạnh đó, đề tài còn khảo sát, phân tích những tác phẩm của Thanh Thảo chưa được “giải mã” hoặc những tác phẩm mới công bố trong thời gian gần đây. Đề tài giới thiệu một cách áp dụng lý luận văn học về thơ đối với trường hợp Thanh Thảo xung quanh vấn đề thế giới nghệ thuật thơ ông. 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn Về mặt lý luận, đề tài muốn khảo sát, giải thích một số hiện tượng loại hình đặc biệt trong thơ Thanh Thảo như thơ tự do, trường ca, thơ văn xuôi…và góp phần xây dựng chân dung và phong cách nghệ thuật của tác giả Thanh Thảo trong văn học Việt Nam. Về mặt thực tiễn, đề tài đóng góp một cách thưởng thức, cảm nhận thơ ca Việt Nam hiện đại, góp phần làm phong phú tư liệu học tập cho sinh viên chuyên 8 ngành Văn học Việt Nam và Lý luận văn học, đồng thời đề xuất, gợi mở một vài hướng tiếp cận đối với việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại. 8. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 chương như sau: - Chương 1: Quan niệm nghệ thuật và những nguồn cảm hứng chính: chương này tập trung tìm hiểu quan niệm của Thanh Thảo về thơ, về người nghệ sĩ và công việc sáng tạo thể hiện qua những bài viết ngắn, một số bài trả lời phỏng vấn và cả trong chính những tác phẩm của ông. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đi vào khám phá những nguồn cảm hứng chính đã chi phối ngòi bút của nhà thơ, bao gồm: triết luận về đời sống, suy ngẫm về thế sự, đối thoại với quá khứ và sống với tri âm. - Chương 2: Cái tôi trữ tình trong thơ Thanh Thảo: ở chương này, đề tài cố gắng giải mã sự sống nội tại trong thế giới thơ Thanh Thảo thông qua hình tượng cái tôi trữ tình, trong đó nổi bật ở bốn khía cạnh: cái tôi vô thanh, cái tôi đa thanh, cái tôi công – dân – thao - thức và cái tôi thế hệ. - Chương 3: Những phương diện nghệ thuật tiêu biểu: chương này tìm hiểu một số đặc điểm về hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ thơ và giọng điệu nghệ thuật của thơ Thanh Thảo, nhằm lý giải một số nét quan trọng trong bút pháp của ông. 9 1. Quan niệm nghệ thuật và những nguồn cảm hứng chính 1.1. Quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo 1.1.1 Quan niệm về thơ Thanh Thảo đã không ít lần phát biểu quan niệm của mình về thơ trong các bài trả lời phỏng vấn, các bài tản văn, tiểu luận - phê bình…Nỗ lực định nghĩa thơ, gọi tên thơ của Thanh Thảo cũng là khát khao chính đáng của bất kỳ người cầm bút nào. Biết bao thế hệ thi sĩ tự cổ chí kim đã không ngừng dằn vặt suốt cuộc đời mình để đi tìm chân dung đích thực của nàng thơ, mà muôn đời đó vẫn là một bí mật lớn không dễ gì hóa giải. Với Thanh Thảo, nói về thơ cũng là một cách để giãi bày nguồn năng lượng sáng tạo chưa kịp chuyển hóa thành thơ, là con đường để người nghệ sĩ tỏ bày những suy tư của mình lên trang giấy một cách trực diện nhất. Theo Thanh Thảo, thơ là một thế giới bí ẩn. Đó là “tiếng nói của tâm linh, tiếng nói của sự chiêm nghiệm nhiều khi là cả đời người, của nhiều đời người. […] là “kinh thánh của tâm hồn”, là thứ không thể mua và không thể bán.” Thơ là “tiếng gọi từ một thiên năng”, do đó không phải lúc nào cũng nằm trong tầm nắm bắt của con người: “Thơ vẫn là cái gì mờ mờ ảo ảo, vẫn là cái gì ta vừa bắt được đó lại vừa tuột đâu mất. Thơ vẫn là hình bóng, đôi khi là bóng của bóng nữa.” Trong ánh nhìn của Thanh Thảo, thơ có vẻ nghiêng về phía của vô thức, nó xuất phát từ nguồn nội lực sâu thẳm dồn nén tận sâu bên trong con người: “Thơ là tiếng thét trong im lặng, là những dồn nén đến tận cùng dưới một vẻ bình thản như đất.” Đến với thơ ca, con người đang làm một cuộc hành trình đi tìm mình, đi khám phá những bí mật vô tận ẩn náu trong những vùng tối tăm của tâm hồn mình, bởi thơ “buộc tiềm thức, vô thức của ta phải làm việc, buộc ta phải ngụp lặn xuống lòng nước tối, ngụp lặn vào chính những giấc mơ của ta.” Chính vì vậy, theo Thanh Thảo, thơ là tiếng nói bí mật dành cho từng cá nhân, là “thánh đường dành cho một người, cho từng người một”. Ông cho rằng “Thơ có thể cùng một lúc kích động được nhiều người, nhưng thơ lại chỉ dành cho từng con người riêng biệt, từng con người muốn qua cảm nhận thơ để cảm nhận chính con người mình, và qua chính con người mình mà cảm nhận thế giới.” Nói cách khác, thơ là con đường tương thông đi từ thế giới tinh thần của mỗi cá thể ra thế giới bao la của vũ trụ. Mỗi người thông qua thơ để khám phá chính mình, hiểu và sống trọn vẹn với mình, với đời. Thơ thì thầm với từng phận người, đồng cảm 10 với từng cá thể. Trong lãnh địa của thơ ca, mỗi cá nhân là một thế giới; mỗi con người mất đi là không sao bù đắp, không sao cứu chuộc. Bởi, “Thơ đọc giữa quảng trường thì cũng như thơ đọc trong xà-lim, cái chính là thơ chứ không phải nơi đọc thơ. Cái chính là từng người một tiếp nhận thơ, chứ không phải vạn người như một tiếp nhận thơ.” Thơ gắn liền với số phận cá nhân của con người. Dù viết về vấn đề gì, dù cách tân đến đâu, thơ muôn đời vẫn không đi ra khỏi tiếng nói của số phận. Thơ trước hết là những ký thác thầm kín của người nghệ sĩ, sau nữa là sự cộng hưởng của tâm hồn thi nhân với những thân phận khác trong cuộc đời. “…thơ từ xưa tới giờ luôn là kinh cầu nguyện cho tâm hồn con người, nơi con người có thể sám hối, có thể khắc khoải, có thể khao khát và công khai bày tỏ những khát khao thầm kín nhất, nơi bất cứ một ánh nhìn nào cũng đều được “trong trẻo hóa”, đều thăng hoa, hướng thượng”. Theo đó, thơ không chỉ giải tỏa mà còn phản ánh, không chỉ phản ánh mà còn thanh lọc. Thơ vừa mang hơi hướng độc thoại, vừa không ngừng đối thoại, nhưng trên hết, “Thơ không thể thiếu những số phận cá nhân, nhà thơ không thể “tự quên mình” để chỉ nâng cây đàn lyre của vô thức tập thể, dù giọng ca có bi hùng đến mấy thì người đọc vẫn thấy thiếu một cái gì có thể động đến những khoảng nhỏ rất riêng của tâm hồn mình. Sự đồng điệu không chỉ đến từ những bài ca tập thể, nó là của giai đoạn ngây thơ hồn nhiên ban đầu.” Thơ phản chiếu số phận, nhưng tuyệt nhiên không phải là sự sao chép. Vì “ đời là đời mà thơ là thơ. Bởi hơn ai hết, nhà thơ hiểu rằng mỗi khi đắm chìm vào những câu thơ là mình đang sống một cuộc đời khác, mơ những giấc mơ khác, thậm chí chu du vào một thế giới khác. Thơ có khả năng tạo ra những ảo giác - hiện thực như thế, trước hết là cho nhà thơ, sau đó có thể lan truyền tới người đọc thơ.” Mặt khác, thơ trong quan niệm của Thanh Thảo còn được nhấn mạnh ở khả năng thức tỉnh. Trước hết đó là sự thức tỉnh của bản thân người cầm bút trước một hình ảnh nào đó trong đời sống gọi dậy một tứ thơ đã ấp ủ. Sự thức tỉnh ấy không phải là một tình trạng, mà là một trạng thái tinh thần đột hiện có nguồn gốc sâu xa từ quá trình chiêm nghiệm lâu dài của nhà thơ về đời sống. Nói như Thanh Thảo: “Con đường tới với thơ không phải là con đường phân tích, mà là con đường cảm nhận, con đường của sự đột nhiên, của một thức tỉnh từ một hình ảnh ít gặp, hoặc chưa gặp nào đó”. Cái đột nhiên mà Thanh Thảo đề cập ở đây rất gần với sự bừng ngộ của thiền gia. Kinh nghiệm tâm linh mà con người tích lũy từ hành trình tu 11 chứng lâu dài đến khi chín muồi, chỉ cần bắt gặp một hình tượng ngẫu nhiên nào đó cũng đều có thể khơi dẫn đến cảnh giới giác ngộ. Tương tự, những suy tư chất chứa trong tâm tưởng nhà thơ bắt gặp một hình ảnh nào đưa đẩy, gợi nhắc, sẽ bùng phát thành cảm hứng sáng tạo. Điều này Chu Quang Tiềm từng gọi là “sự phát sinh của linh cảm”: “Linh cảm phát sinh do sự uẩn nhưỡng của tiềm thức nên nó xuất hiện bất thình lình, nhưng không phải là không có sự chuẩn bị […] Gọi là linh cảm, chính là tích lũy ẩn dấu cả một kho thưốc nổ để gặp có mồi lửa là nổ bùng” [1]. Như vậy, cái nhìn thức tỉnh theo quan niệm của Thanh Thảo thực ra là sự bừng tỉnh của tiềm thức, là cái đột khởi của tư tưởng đã được thai nghén lâu ngày. Bên cạnh đó, thức tỉnh không chỉ là đặc trưng của hành trình sáng tạo mà còn là chức năng của thơ ca. “Thơ có ích không phải vì thơ giáo huấn ai, giáo dục ai, cải tạo ai, mà vì thơ thức tỉnh con người trước cái “trăm năm”, thơ đặt con người đối diện với nghìn năm, thơ cho con người một thoáng nhìn lại chính mình một cách bình thản”. “Thơ luôn ở tầng ngầm, tầng sâu của dòng chảy cuộc sống. Nó chỉ chợt đến với từng người, rồi chợt đi. Nhưng mỗi khoảnh khắc tiếp xúc ấy, thơ có thể khiến con người bừng tỉnh, có thể khiến con người thay đổi […] Và cái đáng quý nhất ở thơ, là nó có khả năng khiến người đọc thơ, trong một chớp mắt, tự tách ra khỏi bản thân mình để nhìn lại chính mình, như mặt trăng nhìn trái đất bằng một ánh nhìn dịu dàng”. Nhưng thơ không phải chỉ là sự tỉnh táo. Thanh Thảo từng viết: “Có nhà thơ than rằng đời bây giờ tỉnh quá. Tôi, ngược lại, tôi thích: tỉnh táo, tỉnh khô, tỉnh bơ, tỉnh như sáo! Vì tôi biết, cái tỉnh đó chỉ là phía nhìn thấy đ

File đính kèm:

  • pdf1 Luanvan tuyet dinh ve tho ThanhThao.pdf
Giáo án liên quan