Đề tài Những biện pháp giúp học sinnh lớp tám giải tốt bài tập vật lý

Xã hội ngày nay cần những người vừa có trí thức , vừa phải biết hành động . Tính năng động nhạy bén trong tư duy là mẫu người mà nhà trường cần phải đặt biệt lưu ý tới trong đào tạo hiện nay. Vì vậy dạy học vật lý và phát triển tư duy phải được chú trọng hơn bao giờ hết. Điều này có nghĩa là chống lại thói quen dạy giáo điều , học thuộc lòng , tăng cường thói quen tư duy hữu dụng , tiến tới tư duy sáng tạo trong quá trình dạy học của chúng ta . Nói cách khác , nhiệm vụ của giáo viên vật lý không chỉ là dạy định lý , định luật , thuyết . mà hơn hết chúng ta cần phải giúp cho các em vận dụng những điều đã học và tiến tới vận dụng có sáng tạo .Tạo cho các em một thói quen , một phản xạ tốt khi gặp phải vấn đề này ở thực tế cuộc sống. để làm được những điều nầy người giáo viên cần có những bài tập thích hợp cho từng lớp ,tường đối tượng và giúp đỡ cho các em tìm ra phương pháp tốt nhất để giải các bài tập này .Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài này

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những biện pháp giúp học sinnh lớp tám giải tốt bài tập vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHƯƠNG THẠNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ TOÁN LÝ GIÁO VIÊN THỰC HIỆN HÀNG THỊ MAI PHƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ú‡ÚÚÚÚÚÚÚ NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINNH LỚP TÁM GIẢI TỐT BÀI TẬP VẬT LÝ I/ Lý do chọn đề tài : Xã hội ngày nay cần những người vừa có trí thức , vừa phải biết hành động . Tính năng động nhạy bén trong tư duy là mẫu người mà nhà trường cần phải đặt biệt lưu ý tới trong đào tạo hiện nay. Vì vậy dạy học vật lý và phát triển tư duy phải được chú trọng hơn bao giờ hết. Điều này có nghĩa là chống lại thói quen dạy giáo điều , học thuộc lòng , tăng cường thói quen tư duy hữu dụng , tiến tới tư duy sáng tạo trong quá trình dạy học của chúng ta . Nói cách khác , nhiệm vụ của giáo viên vật lý không chỉ là dạy định lý , định luật , thuyết .... mà hơn hết chúng ta cần phải giúp cho các em vận dụng những điều đã học và tiến tới vận dụng có sáng tạo .Tạo cho các em một thói quen , một phản xạ tốt khi gặp phải vấn đề này ở thực tế cuộc sống. để làm được những điều nầy người giáo viên cần có những bài tập thích hợp cho từng lớp ,tường đối tượng và giúp đỡ cho các em tìm ra phương pháp tốt nhất để giải các bài tập này .Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài này II. CƠ SỞ LÝ LUẬN : Bài tập vật lý giúp học sinh hiểu và khắc sâu thêm phần ký thuyết . Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập và những vấn đề thực tế của đời sống .Bài tập vật lý còn là thước đo mức độ hiểu biết , kỹ năng của mỗi học sinh. Muốn làm được bài tập vật lý học sinh phải biết vận dụng các thao tác tư duy, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa .... để xác định bản chất vật lý ,trên cơ sở chọn ra các công thức thích hợp cho từng bài tập cụ thể . Vì thế bài tập vật lý còn là phương tiện rất tốtđể phát triển tư duy, óc tưởng tượng, sáng tạo, tích cực trong suy luận . Khi làm bài tập học sinh phải nhớ lại kiến thức đã học và vận dụng , đào sâu kiến thức. Do vậy , đứng về mặt điều khiển hoạt động nhận thức thì đây là phương tiện tự kiểm tra kiến thức , kỹ năng cho học sinh. Trong việc giải bài tập, nếu học sinh tự giác say mê tìm tòi thì nó có tác dụng rèn luyện cho các em những đức tính tốt như : Tinh thần tự lập, vượt khó ,tính cẩn thận, tính kiên trì và đặt biệt tạo niềm vui trí tuệ trong học tập III THỰC TRẠNG trong qúa trình giải các bài tập vật lý 8 .học sinh có những thuận lợi sau : A.THUẬN LỢI : Kiến thức mà các em học sinh ở trình lớp 8 chỉ đòi hỏi học sinh quan sát các hiện tượng vật lý và rút ra nhận xét mà không yêu cầu học sinh giải thích bản chất vật lý của sự vât ,hiện tượng đó. Thuận lợi đa số các bài tập vật lý điều liên hệ thực tế nên hoc sinh dể hiểu được yêu cầu của đề và có thể vận dụng được vàothực tế cuộc sống. Bên cạnh những thuận lợi vừa nêu trên .Học sinh vẫn còn gặp không ít khó khăn trong vấn đề giải và sửa bài tập B KHÓ KHĂN: Khó khăn thứ nhất là học sinh không nắêm vững lý thuyết và kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý.vì vậy các em phải giải bài tập một cách mò mẩm ,không có định hướng rõ ràng ,áp dụng công thức máy móc mà nhiều khi không giải được Khó khăn thứ hai học sinh chưa có phương pháp khoa học để giải các bài tập vật lý khó khăn thứ ba học sinh chưa xác định được mục đích của việt giải bài tập là tìm ra từ câu hỏi ,điều kiện của bài tóan,xem xét các hiện tượng vật lý nêu trong đề bài tập từ đó nắm vững bản chất vật lý tiếp theo là nắm vững mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải thực hiện Khó khăn thứ tư đa số học sinh của trường ở vùng nông thôn sâu ,điều kiện sinh hoạt các em còn hạn chế nên đối vơi sự vật ,hiện tượng ở một số bài tập còn xa lạ ,chưa phù hợp vơi điều kiện thực tế của học sinh (ví dụ 1.5 1.6 trang 9 :bài 5.9 trang 10...)gây không ít khó khăn bài cho các em trong quá trình giải bài tập Dưới đây là kết qủa khảo sát chất lượng học kỳ I khối lớp 8 LỚP Tổng số HS 0----2 2,5----4,5 5----6,5 7----8,5 9----10 8A 30 3 10 10 6 1 8B 33 0 1 9 21 2 8C 30 1 3 15 10 1 8D 33 4 22 7 0 0 8E 29 0 10 9 10 0 Để khắc phục những khó khăn trên bản thân tôi thấy cần phải thực hiện những vấn đề sau: IV. Biện pháp: 1/ Hướng dẫn thật kỹ phần lý thuyết, nhấn mạnh trọng tâm của bài học . Tùy từng đối tượng học sinh của mỗi lớp mà giáo viên có những biện pháp cụ thể để giúp học sinh khắc sâu phần trọng tâm ngay tại lớp. 2/ Hạn chế những câu hỏi có nội dung không phù hợp với thực tế địa phương . Có thể thay đổi sự vật ở một vài bài tập cho gần gủi với học sinh hơn nhằm giúp các em dễ hiểu bài hơn. 3/ Hướng dẫn học sinh các bước cơ bản để giải bài toán nhằm giúp các em có định hướng rõ ràng hơn trong quá trình giải bài tập . Các bước cơ bản đó như sau : *Bước 1 : Tóm tắt dữ kiện: Đọc kỹ đề bài (Khác với đọc thuộc đề bài ) , tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ ,có thể phát biểu tóm tặt ngắn gọn ,chính xác . Dùng ký hiệu tóm tắt đề bài cho gì ?Hỏi gì ? Dùng hình vẽ để mô tả lại tình huống ,minh họa nếu cần ( trường hợp này dùng cho lớp có nhiều học sinh yếu như 8A, 8D ) *Bước 2 : Phân tích nội dung : Làm sáng tỏ bản chất vật lý , xác lập mối liên hệ của các dữ kiện có liên quan tới công thức nào của các dữ kiện xuất phát và rút ra cái cần tìm, xác dịnh phương hướng và vạch ra kế hoạch giải. * Bước 3 : Chọn công thức thích hợp, kế hoạch giải : Thành lập các phương trình (nếu cần ), chú ý có bao nhiêu ẩn số thì có bấy nhiêu phương trình( Thường hợp này dùng cho các lớp nâng cao) Đối với đa số bài tập trong sách bài tập, thông thường các em chỉ cần chọn công thức từ các công thức có sẵn. * Bước 4 : Lựa chọn cách giải cho phù hợp , tiến hành giải bài tập * Bước 5 : Kiểm tra xác nhận kết quả. Ví dụ : Đối với đề bài “ Người ta dùng bếp dầu hỏa để đun sôi hai lít nước ở 200C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5Kg. Tính lượng dầu hỏa cần thiết , biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu tỏa ra làm nóng nước và ấm . Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K ,của nhôm là 880J/Kg.K, năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 46.106J/Kg.“( Bài tập 26.3 trang 36 sách bài tập) Các bước giải được tiến hành như sau : + Bước 1: Cho biết : V= 2 l vậy m1= 2Kg m2= 0,5 Kg t1= 150 C t2=100 0 C c1= 4200 J/Kg.K c2= 880J/Kg.K H= 30% q=46.10 J/Kg + Bước 2: Các dữ kiện đã cho có liên quan tới công thức : Công thức tính nhiệt lượng : Q=mc t Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra : Q= q.m Công thức tính hiệu suất : H= Phương trình cân bằng nhiệt : QTỏa ra = Qthu vào + Bước 3 : Đối với đề bài trên chỉ cần sử dụng các công thức đã nêu ở bước 2 mà không cần lập phương trình . + Bước 4 : Tiến hành giải bài tập . Nhiệt lương cần cung cấp để đun nóng nước : Q1= m1.c1.( t2 – t1 )= 2.4200.( 100-20 )= 672000 J . Nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng ấm : Q2= m2.c2 .( t2 – t1 ) = 0,5.880. (100 – 20 ) = 35200 J . Nhiệt lượng do dầu tỏa ra để đun nóng nước và ấm : Q= Q1 + Q2 = 672000 + 35200 = 707200 J . Tổng nhiệt lượng do dầu tỏa ra : Q = . Q = . ( 707200 ) = 2357333 J Vì Q = q.m , nên : m = = = 0,051 Kg. + Bước 5 : Vậy khối lượng dầu cần thiết là 0,051Kg ( Chú ý : Bước 2 và bước 3 không ghi vào phần trình bày bài giải ) 4/ Hạn chế đưa ra những câu hỏi , bài tập có nội dung không phù hợp với điều kiện thực tế địa phương . Có thể thay đổi sự vật ở một số bài tập cho gần gũi với học sinh hơn nhằm giúp các em dễ hiểu bài hơn . Ví dụ :Bài tập 1.6 có thể thay chuyển động của con thoi trong rãnh khung cưỡi bằng chuyển động của giằng say bột hay chuyển động của hòn bi ( khi chơi bắn bi )..... V. Kết quả thực hiện : Sau khi áp dụng các biện pháp đã nêu trên vào thực tế khối lớp 8 của trường tôi nhận thấy rằng đã có một số chuyển biến tích cực ở chất lượng học sinh . Đa số học sinh đã nắm được các kiến thức cơ bản của chương trình và đã định hướng được phương pháp giải bài tập một cách hợp lý . Đa số học sinh đã biết vận dụng kiến thức đã học để giải được các bài tập đơn giản. Sau đây là kết quả kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II Lớp TSHS 0---2 2,5 --4,5 5 ---6,5 7 ---8,5 9 --- 10 8A 28 2 3 9 11 3 8B 30 1 2 8 15 4 8C 30 1 2 7 12 8 8D 30 2 8 8 11 1 8E 25 1 3 7 10 4 TS 143 7 18 39 59 20 VI . Bài học kinh nghiệm : Trong quá trình rèn luyện khả năng giải bài tập cho học sinh tôi nhận thấy ngoài áp dụng các biện pháp đã nêu trên thì nên thực hiện một số vấn đề sau : *Phải tìm hiểu tâm sinh lý từng học sinh để có biện pháp bồi dưỡng thích hợp với từng đối tượng. * Cần tạo không khí sinh động ,thoải mái cho lớp học để học sinh tiếp thu bài * Trước khi lên lớp giáo viên cần phải nghiên cưú kỹ nội dung bài ,xoáy sâu vào trọng tâm bài và đề ra những phương pháp cần thực hiện khi lên lớp . * Không nên giao quá nhiều bài tập về nhàcho học sinh . Vì làm như vậy các em sẽ có tâm lý “ ngán “ , không tích cực giải bài tập . * Nên giao bài tập từ dễ đến khó để khuyến khích học sinh , giúp các em tự tin hơn trong học tập * Nên dành bài tập, câu hỏi dễ cho học sinh yếu và khen ngợi các em nếu các em làm đúng để tạo sự tự tin và kích thích tinh thần học tập của các em . * Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để chăm sóc việc học cho các em . VII. Kết luận: Qua quá trình giúp học sinh giải tốt bài tập vật lý , phát huy óc tưởng tượng , sáng tạo , tính tích cực trong suy luận thì học sinh phải nắm được các kiến thức trọng tâm của bài, áp dụng tốt các bước cơ bản để giải một bài toán . Về phía giáo viên , để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thì đối với các dạng học sinh trung bình, yếu giáo viên cần đặt câu hỏi , bài tập gần gủi với điều kiện thực tế ở địa phương để giúp các em dễ hiểu hơn. Ngoài ra từ phía xã hội và gia đình của học sinh cũng nên tạo điều kiện thuận lợi để các em có nhiều thời gian học tập và rèn luyện ở nhà hơn Trên đây là một số ý kiến của tôi về những biện pháp giúp học sinh lớp 8 giải tốt bài tập vật lý . Kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn thiện hơn nhằm nâng cao chất lượng bộ môn . Xin cảm ơn và trân trọng kính chào Giáo viên thực hiện DUYỆT CỦA HĐKH TRƯỜNG HÀNG THỊ MAI PHƯƠNG

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem ly 8.doc
Giáo án liên quan